Thẩm Định Dự Án

Liên Hệ : 0909.399.961

Archives Tháng 10 7, 2023

Bộ Y tế trả lời về vướng mắc khi làm thủ tục đối với thiết bị y tế

(Chinhphu.vn) – Công ty CP Kỹ thuật Công nghệ cao Thái Bình Dương đã làm thủ tục công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế loại BCD và đã được cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Tuy nhiên, do sơ xuất, khi kê khai, Công ty đã nhập thiếu chữ “nghệ” trong tên Công ty.

21/10/2019 12:02

Công ty đã làm hồ sơ điều chỉnh, nhưng khi gửi đến Sở Y tế TPHCM thì được trả lời, không có thủ tục này ở trên mạng (trang web: //dmec.moh.gov.vn) nên không làm được.

Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn thủ tục điều chỉnh thông tin trong hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán thiết bị y tế của các doanh nghiệp nói chung, và có sự cải cách về công nghệ để trang web //dmec.moh.gov.vn phù hợp với yêu cầu thực tiễn của thời kỳ công nghệ 4.0 đối với thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến về quản lý trang thiết bị y tế.

Công ty cũng kiến nghị sửa đổi bổ sung Thông tư 278/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 liên quan đến việc nộp phí thẩm định khi làm thủ tục điều chỉnh thông tin.

Về vấn đề này, Bộ Y tế có ý kiến như sau:

Căn cứ Khoản 24, Điều 1 Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31/12/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế, các trường hợp được điều chỉnh thông tin trong hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế đã thực hiện công bố tại các Sở Y tế, bao gồm:

– Thay đổi nhân viên kỹ thuật của cơ sở mua bán;

– Thay đổi thông tin hành chính về địa chỉ, số điện thoại liên hệ.

Như vậy, nội dung liên quan đến đề nghị điều chỉnh tên công ty không thuộc 2 trường hợp trên.

Đề nghị Công ty CP Kỹ thuật Công nghệ cao Thái Bình Dương rút kinh nghiệm, lưu ý khi làm hồ sơ và thực hiện lại thủ tục công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế theo quy định.

Về nội dung kiến nghị sửa đổi bổ sung Thông tư số 278/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế, hiện nay Bộ Y tế đang đề xuất Bộ Tài chính không thực hiện thu phí đối với trường hợp điều chỉnh thông tin trong hồ sơ đã công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tể.

Chinhphu.vn

Dự án mua sắm trang thiết bị y tế thuộc loại dự án nào?

(Chinhphu.vn) – Theo Luật Đầu tư công, dự án đầu tư công được phân loại gồm dự án có cấu phần xây dựng và dự án không có cấu phần xây dựng.

23/03/2020 10:20

Ông Huỳnh Đức Đạt (Bạc Liêu) phản ánh, chủ đầu tư A đang lựa chọn nhà thầu tư vấn giám sát lắp đặt trang thiết bị y tế cho Dự án mua sắm trang thiết bị y tế (Dự án Nhóm B), với hình thức chỉ định thầu rút gọn; nhà thầu B có cung cấp hồ sơ năng lực để thực hiện gói thầu tư vấn giám sát nêu trên.

Theo Hồ sơ năng lực mà nhà thầu B cung cấp thì trong giấy phép đăng ký kinh doanh về hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan (mã ngành 7110), chi tiết không có giám sát công tác lắp đặt thiết bị y tế; Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng thì phạm vi hoạt động xây dựng chỉ có Giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp hạng III; có 3 cá nhân thực hiện công tác giám sát có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình hạng III.

Ông Đạt hỏi, theo quy định hiện hành thì nhà thầu B có đáp ứng điều kiện năng lực hoạt động xây dựng hay không? Theo quy định hiện hành thì Dự án mua sắm trang thiết bị y tế là thuộc loại, cấp công trình gì?

Về vấn đề này, Bộ Xây dựng trả lời như sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư công số 49/2014/QH14 thì dự án đầu tư công được phân loại gồm dự án có cấu phần xây dựng và dự án không có cấu phần xây dựng.

Trường hợp nếu dự án mua sắm, lắp đặt trang thiết bị y tế mà ông Huỳnh Đức Đạt nêu được xác định là dự án có cấu phần xây dựng, các thiết bị được lắp đặt đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 39 Điều 3 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 thì tổ chức thực hiện việc giám sát lắp đặt các thiết bị này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định tại khoản 33 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, cấp công trình trong trường hợp này được xác định là cấp công trình mà thiết bị được lắp đặt vào theo quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng và Thông tư số 07/2019/TT-BXD ngày 7/11/2019 về sửa đổi, bổ sung, thay thế một số quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.

Chinhphu.vn

Điều kiện với nhà thầu cung cấp trang thiết bị y tế

(Chinhphu.vn) – Nếu pháp luật chuyên ngành quy định việc mua bán trang thiết bị y tế là ngành kinh doanh có điều kiện thì trước khi thực hiện giao dịch mua bán thiết bị y tế, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định.

22/10/2018 14:02

Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hậu Giang đề nghị hướng dẫn trường hợp sau:

Gói thầu chào hàng cạnh tranh, trong hồ sơ yêu cầu có nêu xét tiêu chí hợp lệ của hồ sơ đề xuất có nêu như sau:

1. Nhà thầu phải bảo đảm tư cách hợp lệ và có tài liệu chứng minh cơ sở đủ điểu kiện mua bán trang thiết bị y tế theo Nghị định số 36/2016/ NĐ-CP của Chính phủ.

2. Thời gian mở thầu và đóng thầu như sau:

– Ngày 14/8/2018 đăng Báo Đấu thầu.

– Đến 8 giờ 30 ngày 21/8/2018 đóng thầu.

Đến thời điểm mở thầu có 4 nhà thầu tham dự. Khi xét thầu có 2 nhà thầu đủ điều kiện xét thầu là nhà thầu A và B. Nhà thầu A có giá thấp hơn nhà thầu B. Nhưng nhà thầu A đến ngày 29/8/2018 mới được Bộ Y tế công bố đủ điều kiện kinh doanh trang thiết bị y tế, nghĩa là sau thời gian đóng thầu 8 ngày. Còn nhà thầu B thì đã được Bộ Y tế công bố đủ điều kiện kinh doanh trang thiết bị y tế vào năm 2017 vẫn còn hiệu lực.

Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hậu Giang hỏi, nhà thầu A có được chấm về năng lực là đạt không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:

Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định việc đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào HSDT đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ HSDT của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Đối với trường hợp của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hậu Giang, nếu pháp luật chuyên ngành quy định việc mua bán trang thiết bị y tế là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì trước khi thực hiện giao dịch mua bán thiết bị y tế, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định.

Theo đó, trường hợp hồ sơ yêu cầu quy định nhà thầu phải đáp ứng điều kiện mua bán trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật hiện hành thì nhà thầu phải đáp ứng điều kiện này trước khi ký kết hợp đồng mua bán với chủ đầu tư. Do đó, nếu gói thầu đang trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất và nhà thầu được đánh giá là đáp ứng các điều kiện quy định về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật… nhưng chưa được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện về mua bán thiết bị y tế thì để tăng tính cạnh tranh cho gói thầu, chủ đầu tư, bên mời thầu cần tiếp tục xem xét, đánh giá hồ sơ đề xuất của nhà thầu. Nhà thầu chỉ được trao hợp đồng sau khi đã đáp ứng điều kiện kinh doanh về mua bán thiết bị y tế theo quy định.

Chinhphu.vn

Hướng dẫn xây dựng mức giá trang thiết bị y tế

Chinhphu.vn) – Bộ Y tế đang triển khai Cổng Thông tin công khai giá trang thiết bị y tế (địa chỉ congkhaigiadmec.moh.gov.vn) để cung cấp thông tin về giá trang thiết bị y tế kèm theo thông tin về cấu hình, tính năng kỹ thuật và các dịch vụ tương ứng đi kèm để giúp các đơn vị làm cơ sở tham khảo, tra cứu khi triển khai thực hiện.

12/03/2022 07:02

Theo phản ánh của bà Trần Thanh Thảo (Tiền Giang), ngày 31/5/2019, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 08/2019/TT-BYT hướng dẫn tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế, kèm theo các phụ lục hướng dẫn. Phụ lục 1 có 4 cột gồm STT, chủng loại, đơn vị tính và số lượng. Khi Sở Y tế đề nghị danh mục chuyển qua Sở Tài chính thẩm định thì Sở Tài chính yêu cầu phải bổ sung mức giá vào danh mục vì cho rằng Thông tư số 08/2019/TT-BYT tuy là hướng dẫn chuyên ngành (không yêu cầu áp giá) nhưng không cao hơn Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Bà Thảo hỏi, nếu phải áp giá thì phải áp giá nào, khi giá của thiết bị y tế phụ thuộc vào cấu hình, năm sản xuất, nơi sản xuất…?

Nếu áp giá thấp, vài năm sau mua không được thiết bị hiện đại, không đủ tính năng; nếu áp giá cao thì không được vì không có cơ sở pháp lý (chỉ dựa vào báo giá). Từ đó, rất khó cho đơn vị trình danh mục.

Nếu không bổ sung mức giá thì Sở Tài chính không thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt. Nếu phải bổ sung mức giá thì tốn rất nhiều thời gian (hàng ngàn thiết bị), mà lại sai mẫu theo hướng dẫn chuyên ngành tại Thông tư số 08/2019/TT-BYT. Vậy, việc áp dụng Thông tư số 08/2019/TT-BYT để xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế trên địa bàn (không có mức giá) là đúng hay sai?

Về vấn đề này, Bộ Y tế trả lời như sau:

Thực hiện nhiệm vụ được giao, trên cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ và ý kiến phối hợp góp ý của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp cùng các đơn vị liên quan, Bộ Y tế đã tổng hợp và ban hành Thông tư số 08/2019/TT-BYT ngày 31/5/2019 hướng dẫn tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế, kèm theo các phụ lục hướng dẫn. Nội dung Thông tư đã hướng dẫn chi tiết việc xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng về chủng loại, số lượng (máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế) đối với trang thiết bị y tế sử dụng tại cơ sở y tế công lập để các đơn vị, địa phương làm cơ sở triển khai thực hiện.

Đối với các địa phương, theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: “Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là các quy định về chủng loại, số lượng, mức giá, đối tượng được sử dụng do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành”.

Theo quy định của Khoản 3 Điều 10, Quyết định 50/2017/QĐ-TTg: “UBND cấp tỉnh ban hành hoặc phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng theo thẩm quyền quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều 8 Quyết định này bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với tính chất công việc, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình”.

Vì vậy, trong trường hợp cần quản lý, địa phương có thể quy định mức giá và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung này bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với tính chất công việc, phù hợp với khả năng của ngân sách.

Hiện tại, Bộ Y tế đang triển khai Cổng Thông tin công khai giá trang thiết bị y tế (địa chỉ congkhaigiadmec.moh.gov.vn) để cung cấp thông tin về giá trang thiết bị y tế kèm theo thông tin về cấu hình, tính năng kỹ thuật và các dịch vụ tương ứng đi kèm để giúp các đơn vị làm cơ sở tham khảo, tra cứu khi triển khai thực hiện.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã công khai kết quả đấu thầu trang thiết bị y tế tại địa chỉ: //congkhaiketquathau.moh.gov.vn/ để các đơn vị nghiên cứu, thực hiện.

Chinhphu.vn

Công ty chuyên thẩm định giá trang thiết bị y tế

Thấm định giá trang thiết bị y tế không phải là mới, vì vậy việc thẩm định giá qua một đơn vị uy tín là điều hết sức cần thiết giúp bạn tránh sai phạm trong mua bán. Lĩnh vực thiết bị y tế là một trong những lĩnh vực đặc thù về chuyên môn thẩm định giá, đòi hỏi thẩm định viên phải có hiểu biết sâu về: Giá cả các trang thiết bị y tế theo giá thị trường. Đối với trang thiết bị y tế, giá cả của các bệnh viện rất khác nhau, các trang thiết bị và các hãng cung cấp tương đối đặc thù. Do vậy, để xác định được nguyên giá mua mới và tỷ lệ chất lượng còn lại của tài sản không phải là chuyện đơn giản với bất cứ công ty thẩm định giá nào. Hà Thành là công ty thẩm định uy tín với nhiều nhân viên thẩm định giá lâu năm luôn giúp quý khách an tâm nhất.

Thẩm định giá trang thiết bị y tế hà thành group

Quy định về thẩm định giá thiết bị y tế

Tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế như sau:

Trang thiết bị y tế làcác loại thiết bị, dụng cụ, vật liệu, vật tư cấy ghép, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người

Ngày 29/3/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 58/2016/TT-BTC quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; trong đó, điểm d khoản 1 Điều 2 Thông tư số 58/2016/TT-BTC quy định nội dung mua sắm thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư bao gồm hóa chất, vật tư bảo đảm hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị. Theo quy định này, hóa chất (không phải là thuốc), vật tư y tế thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 58/2016/TT-BTC.

Tuy nhiên, khoản 3 Điều 104 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu quy định: “Sở Y tế chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua thuốc, vật tư y tế”.

Do vậy, đối với gói thầu vật tư y tế thì Sở Y tế chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu; các nội dung khác thực hiện theo quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC.

Quy trình thẩm định giá thiết bị y tế

  • Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
  • Lập kế hoạch thẩm định giá.
  • Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
  • Phân tích thông tin.
  • Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.
  • Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.

Tại sao cần thẩm định giá để mua sắm thiết bị y tế?

Nhìn chung, trang thiết bị y tế là loại máy móc giá trị cao, ngoài đặc điểm chung của loại hàng hóa thiết bị, nó còn mang những đặc điểm riêng của mình. Hiện nay ở Việt Nam, nguồn cung cấp máy móc thiết bị ngành này còn rất nhiều hạn chế vì trình độ phát triển KH – KT của nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu, tiêu chuẩn quốc tế đặt ra.

Vì vậy, phần lớn các trang thiết bị, máy móc ngành Y tế tại Việt Nam đều được nhập khẩu từ các nước phát triển như Mỹ, Đức, Nhật, Nga, Trung Quốc…để đảm bảo những điều kiến tốt nhất trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân.

Đối với các dự án đầu tư trang thiết bị máy móc mới hoặc các máy móc ngành y tế đã qua sử dụng thì việc đánh giá, xác định giá trị là điều tất yếu trong các dự án đấu thầu hoặc trong các giao dịch mua bán. Thông thường việc định giá trang thiết bị, máy móc ngành Y tế phục vụ các mục đích sau:

  • Mua bán, cho thuê, tính thuế, để bảo hiểm hay để đầu tư mới
  • Đấu thầu mua sắm
  • Thế chấp tài sản, bảo lãnh tín dụng
  • Hoạch toán kế toán, tính thuế
  • Chuyển nhượng, góp vốn liên doanh
  • Các mục đích khác…

Thẩm định giá thiết bị y tế nhanh chóng

Công ty TNHH Định giá Bến Thành – Hà Nội là đơn vị thẩm định giá đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá thiết bị y tế, luôn được các khách hàng và đối tác đánh giá là cung cấp dịch vụ thẩm định giá chuyên nghiệp, uy tín. Sau đây hãy cùng VIV tìm hiểu về hoạt động thẩm định giá thiết bị y tế:

TỔNG QUAN VỀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

1. KHÁI NIỆM TRANG THIẾT BỊ Y TẾ LÀ GÌ?

“Trang thiết bị y tế” là cụm từ có lẽ quá quen thuộc với tất cả chúng ta, tuy vậy nhưng không phải ai cũng có thể biết trang thiết bị y tế là gì và bao gồm những loại nào và đây là lời giải đáp

Trang thiết bị y tế được định nghĩa tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế như sau:

Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật liệu, vật tư cấy ghép, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế

Trang thiết bị y tế gồm 2 nhóm được phân làm 4 loại dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất ra thiết bị y tế đó:

Nhóm 1: gồm trang thiết bị y tế thuộc loại A là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp. Do mức độ rủi ro thấp nên thiết bị y tế loại này rất đơn giản chẳng hạn như: nhiệt kế, găng tay, bông, băng, giường điều trị bệnh thông thường……

Nhóm 2: gồm trang thiết bị y tế thuộc loại B,C,D trong đó:

  • Trang thiết bị y tế thuộc loại B là trang thiết bị có mức độ rủi ro trung bình thấp
  • Trang thiết bị y tế thuộc loại B là trang thiết bị có mức độ rủi ro trung bình cao
  • Trang thiết bị y tế thuộc loại B là trang thiết bị có mức độ rủi ro cao. Đây là loại thiết bị y tế phức tạp nhất chuyên để chữa trị những bệnh nguy hiểm và phức tạp của con người.

2. TÁC DỤNG CỦA TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

Trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau đây:

– Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương, chấn thương;

– Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý;

– Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;

– Kiểm soát sự thụ thai;

– Khử khuẩn trang thiết bị y tế, bao gồm cả hóa chất sử dụng trong quy trình xét nghiệm;

– Vận chuyển chuyên dụng hoặc sử dụng phục vụ cho hoạt động y tế;

– Cung cấp thông tin cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị thông qua biện pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người.

Có thể thấy trang thiết bị y tế đóng góp vô cùng quan trọng trong việc khám chữa bệnh ở các bệnh viện, phòng khám…Nhưng việc xác định giá trị, chất lượng của trang thiết bị y tế không hề dễ dàng do sự phát triển như vũ bão của ngành công nghiệp sản xuất trong và ngoài nước.

Tuy vậy, việc sử dụng thiết bị y tế cần được đặc biệt chú ý. Đối với các loại thiết bị y tế loại C, D khi sử dụng người vận hành phải cực kỳ cẩn thận vì những thiết bị này có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người. Và trong những năm tới đây khi sử dụng thiết bị y tế cần tuyệt đối cẩn trọng để tránh gây mất an toàn và nguy hiểm cho người bệnh.

TẠI SAO CẦN THẨM ĐỊNH GIÁ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ?

1. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

Trang thiết bị y tế là loại máy móc giá trị cao, ngoài đặc điểm chung của loại hàng hóa thiết bị, nó còn mang những đặc điểm riêng của mình. Nguồn cung cấp máy móc thiết bị còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu, tiêu chuẩn quốc tế đặt ra. Nên nhà nước từ lâu đã rất ưu tiên tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu máy móc thiết bị từ nước ngoài về thực hiện sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân.

2. MỤC ĐÍCH THẨM ĐỊNH GIÁ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

Thẩm định trang thiết bị y tếnhằm các mục đích sau:

– Làm cơ sở xét duyệt chi nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

– Lập dự toán, duyệt dự toán các dự án, công trình.

– Mua bán, trao đổi, hiến tặng, thế chấp, cho thuê, thanh lý….

– Góp vốn, liên doanh, chia tách sát nhập…..

BẠN CẦN THẨM ĐỊNH GIÁ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ?

Dịch vụ Thẩm định giá trang thiết bị y tế là một dịch vụ vô cùng cần thiết trong điều kiện nền kinh tế phát triển và thương mại hóa giúp cho bạn biết được đúng giá trị bằng tiền của một trang thiết bị y tế cho một mục đích và trong thời gian nhất định.

Công ty TNHH Định giá Bến Thành – Hà Nội với bề dày kinh nghiệp trong lĩnh vực thẩm định giá là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo nếu bạn đang có nhu cầu thẩm định giá trang thiết bị y tế.

CUNG CẤP DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ THIẾT BỊ Y TẾ UY TÍN, NHANH CHÓNG

Với đội ngũ nhân sự nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm Công ty TNHH Định giá Bến Thành – Hà Nộiluôn mang đến cho khách hàng và đối tác dịch vụ thẩm định giá thiết bị y tế uy tín, chất lượng, chi phí hợp lý. Sau đây là một trong số ít khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ thẩm định giá thiết bị y tế uy tín của Công ty TNHH Định giá Bến Thành – Hà Nội: