Thẩm Định Dự Án

Liên Hệ : 0909.399.961

Archives Tháng 4 2023

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ

Công ty TNHH Định giá Bến Thành – Hà Nội là một trong số ít công ty thẩm định giá đã hoạt động được gần 7 năm, công ty chúng tôi chuyên cung cấp các loại hình dịch vụ thẩm định giá: thẩm định giá nhà ở, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá đất, thẩm định giá phương tiện giao thông, thẩm định giá thiết bị giáo dục, thẩm định giá thiết bị y tế……trên tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Công ty TNHH Định giá Bến Thành – Hà Nội tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ thẩm định giá nhanh nhất, chuyên nghiệp nhất, uy tín nhất.

Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chi tiết về hợp đồng dịch vụ thẩm định giá tài sản để các bạn được biết và nắm rõ.

1. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA HỢP ĐỒNG THẨM ĐỊNH GIÁ

Hoạt động thẩm định giá là hoạt động của doanh nghiệp Thẩm định giá (thông qua hoạt động của các Thẩm định viên về giá). Khi Nhà nước (thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) hoặc các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá đều phải có thỏa thuận với doanh nghiệp Thẩm định để thực hiện dịch vụ thẩm định giá.

Pháp luật hiện hành quy định:

Hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp được thực hiện theo hợp đồng với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá.

Hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá được thực hiện theo hợp đồng cung cấp dịch vụ thẩm định giá bằng hình thức văn bản với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá

Hợp đồng thẩm định giálà sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thẩm định giá thực hiện công việc thẩm định giá cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ thẩm định giá.

Hợp đồng thẩm định giá có những đặc trưng cơ bản sau đây:

– Bên cung cấp dịch vụ thẩm định giá là doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Đối tượng của hợp đồng dịch vụ thẩm định giá là dịch vụ thẩm định giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp

– Hình thức hợp đồng dịch vụ thẩm định giá là văn bản.

2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

MẪU HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN CỦA Công ty TNHH Định giá Bến Thành – Hà Nội

Pháp luật vềthẩm định giáhiện hành không có quy định cụ thể về nội dung của hợp đồng dịch vụ thẩm định giá tài sản mà chỉ quy định ở một số nội dung về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Căn cứ vào những nguyên tắc cơ bản của hoạt động dịch vụ thẩm định giá, có thể xác định nội dung cơ bản của hợp đồng dịch vụ thẩm định giá thường bao gồm những nội dung sau đây:

– Căn cứ xác lập hợp đồng:

Căn cứ pháp lý là việc các bên viện dẫn những văn bản pháp luật để dựa vào đó, các bên thỏa thuận những nội dung trong hợp đồng. Những văn bản này thường là: Bộ luật Dân sự, Luật giá, Luật Thương mại, Nghị định quy định chi tiết về hoạt động thẩm định giá và một số văn bản khác mà các bên thấy có liên quan.

– Địa điểm, thời gian các bên giao kết hợp đồng:

Nội dung này cần đảm bảo trung thực, để nhằm xác định tính xác thực về hợp đồng đã được giao kết.

– Các bên của hợp đồng:

Là thông tin về các bên giao kết hợp đồng. Thông thường bao gồm bên thuê dịch vụ thẩm định giá (bên A) và Doanh nghiệp thẩm định giá (bên B). Các bên phải ghi rõ những thông tin như tên của các bên, người đại diện, mã số thuế, địa chỉ,….Đối với người đại diện theo ủy quyền thì cẩn phải ghi rõ văn bản ủy quyền được ký ngày nào, ai ký, số hiệu văn bản….

– Nội dung công việc thực hiện (Đối tượng hợp đồng)

Các bên ghi nhận rõ việc Bên A đồng ý để bên B thực hiện thẩm định giá một tài sản nhất định. Việc mô tả tài sản có thể nằm ở nội dung này hoặc mô tả bằng phụ lục (nếu việc mô tả là phức tạp).

– Mục đích thẩm định giá:

Các bên cần thỏa thuận rõmục đích thẩm định giáđể làm gì. Ví dụ: thẩm định để chuyển nhượng tài sản, để góp vốn đầu tư, để thế chấp vay ngân hàng,……

– Thời hạn thực hiện:

Các bên cần thỏa thuận rõ thời gian thực hiện hợp đồng nhắm đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.

– Mức giá và phương thức thanh toán:

Các bên thỏa thuận rõ mức giá dịch vụ thẩm định giá và phương thức thanh toán trong hợp đồng tùy thuộc vào tài sản thẩm định giá, quy trình thực hiện và những yêu cầu khác tuân theo Nghị định 89/2013/NĐ-CP.

Thanh toán có thể thực hiện thông qua chuyển khoản, tiền mặt hoặc phương thức thanh toán khác. Tuy nhiên, các bên cần lưu ý, đối với những khoản thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên thì phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng và xác định là chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Quyền và nghĩa vụ các bên:

Các bên thỏa thuận rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Những quyển và nghĩa vụ này đã được pháp luật về giá quy định rải rác ở những nội dung khác nhau.

Thông thường, quyền và nghĩa vụ của các bên thuê thẩm định giá được thỏa thuận như sau:

+ Cung cấp đầy đủ các thông tin, hồ sơ, giấy tờ liên quan tài sản thẩm định giá theo yêu cầu của doanh nghiệp thẩm định giá;

+ Tạo điều kiện để bên B tiến hành khảo sát và thu thập thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá;

+ Sử dụng kết quả thẩm định giá theo đúng mục đích được ghi rõ trong hợp đồng và chứng thư thẩm định giá;

+ Thanh toán phí thẩm định giá cho bên B đầy đủ, đúng thời hạn và phương thức thỏa thuận.

Quyền và nghĩa vụ của bên doanh nghiệp thẩm định giá (bên B) như sau:

+ Thực hiện các công việc đúng thời hạn thỏa thuận;

+ Thực hiện thẩm định giá trên cơ sở giá trị thị trường và theo đúng các quy định pháp luật về thẩm định giá và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định giá trước pháp luật;

+ Bảo mật các thông tin, hồ sơ tài liệu nhận được và kết quả thẩm định giá liên quan đến dịch vụ bên A yêu cầu;

+ Giao cho bên A chứng thư thẩm định giá theo đúng tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam;

+ Có trách nhiệm giải trình, bảo vệ kết quả thẩm định giá trước cơ quan có thẩm quyền theo yêu cầu của bên A;

+ Giao hóa đơn hợp pháp cho bên A khi nhận thanh toán giá dịch vụ thẩm định giá.

– Giải quyết tranh chấp

– Hiệu lực hợp đồng, số lượng bản hợp đồng

Các bên thống nhất thời điểm hợp đồng có hiệu lực từ một ngày cụ thể hoặc kể từ khi ký hợp đồng. Số lượng bản hợp đồng được thỏa thuận ít nhất là 02 bản, mỗi bên giữ ít nhất 01 bản.

– Các bên ký tên, đóng dấu (nếu có)

Nếu bạn đang cần tìm 1đơn vị thẩm định giá uy tín, chuyên nghiệpthì chúng tôi chính là câu trả lời cho bạn, hãy liên hệ ngay đến chúng tôi nếu bạn đang cần thẩm định giá.

Thẩm định giá

money-2724235_800

Hiểu rõ nguồn lực của bạn với dịch vụ Thẩm định giá của Công ty TNHH Định giá Bến Thành – Hà Nội, nền tảng cho những quyết định tối ưu trên con đường đạt tới thành công. Bất kể là tài sản bất động sản, tài sản cố định, tài sản lưu động, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, Công ty TNHH Định giá Bến Thành – Hà Nội sẵn sàng cung cấp những công cụ và phương pháp phù hợp nhất để đánh giá sức mạnh và nguồn lực bạn đang nắm giữ, trước từng quyết định mà bạn thực hiện.

Mọi tài sản bạn có đều có thể chuyển thành những cơ hội trong môi trường kinh doanh năng động ngày nay. Tài sản có thể là bất động sản, đất đai, nhà cửa, công trình xây dựng, máy móc thiết bị; động sản như máy bay, tàu thuyền, ô tô, phương tiện vận tải, thương phiếu, cổ phiếu; hoặc thậm chỉ những tài sản vô hình như giá trị doanh nghiệp, giá trị thương hiệu.

Đứng trước một quyết định bán, cho thuê, hợp tác, thu mua, sát nhập, cổ phần, nhượng quyền, chuyển giao tài sản, từng thông tin bạn có sẽ giữ bạn trong thế chủ động và là lời đảm bảo cho thành công. Khi đó, thẩm định giá là một công cụ hữu hiệu nhất để xác định giá trị và lợi ích mà tài sản có thể mang lại cho người sở hữu theo cách phù hợp nhất với mục đích sử dụng và sự điều chỉnh của thị trường.

Làm việc với các chuyên gia, thẩm định viên đã được cấp chứng chỉ bởi Bộ Tài chính của Vinacontrol để nhận được sự thẩm định với độ tin cậy cao nhất và công nhận rộng khắp bởi các cơ quan quản lý, nhà chức trách, thể chế tài chính, ngân hàng, cộng đồng doanh nghiệp.

Các loại tài sản và dịch vụ:

  • Thẩm định giá bất động sản
  • Thẩm định giá động sản
  • Thẩm định giá máy móc thiết bị
  • Thẩm định giá tài sản vô hình
  • Xác định giá trị doanh nghiệp

Liên hệ với chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất.

06 thay đổi DN thẩm định giá phải thông báo Bộ Tài chính

Ngày 24/02/2021, Bộ Tài Chính ban hành Nghị định 12/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 89/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giá về thẩm định giá.

Theo đó , doanh nghiệp thẩm định giá phải thông báo cho Bộ Tài chính khi có các thay đổi sau:

(1) Các trường hợp thay đổi dẫn đến:

+ Không bảo đảm đủ điều kiện cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá (GCN).

+ Cần được cấp lại GCN quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định 89/2013;

(2) Danh sách thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;

(3) Doanh nghiệp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu;

(4) Doanh nghiệp bị giải thể, phá sản, tạm ngừng kinh doanh; tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; thay đổi cổ đông/thành viên góp vốn là thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp;

(Hiện hành chỉ quy định trường hợp giải thể, phá sản, tạm ngừng, tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ thẩm định giá).

(5) Doanh nghiệp bị thu hồi GCN đăng ký kinh doanh, GCN đăng ký doanh nghiệp.

(6) Có thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp (Quy định mới):

+ Bị cấm hành nghề thẩm định giá;

+ Bị truy cứu TNHS;

+ Bị kết án một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, giá, thẩm định giá bị áp dụng biện pháp XPHC giáo dục tại xã, phường, thị trấn, bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

+ Bị kết án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên; có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính bị xử phạt VPHC.

Nghị định 12/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/5/2021.

Tăng cường hoạt động thẩm định giá nhà nước trên địa bàn thành phố

UBND thành phố vừa ban hành Công văn số 4671/UBND-STC ngày 24-8-2022 yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện theo chức năng, nhiệm vụ tăng cường hoạt động thẩm định giá nhà nước trên địa bàn thành phố theo Công văn số 462/BTC-QLG ngày 12-1-2022 của Bộ Tài chính về tăng cường hoạt động thẩm định giá của Nhà nước.

Theo đó, UBND thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện đầy đủ và đúng thẩm quyền phân công trong công tác quản lý nhà nước về thẩm định giá được quy định tại Điều 5 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 6-8-2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá và Điều 11, Điều 13 tại Quyết định 25/2018/QĐ-UBND ngày 12-7-2018 của UBND thành phố về Ban hành Quy định một số nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá trên địa bàn thành phố; và các văn bản liên quan khác. Đồng thời, tăng cường công tác kiêm tra, rà soát kỳ giá mua sắm đảm bảo phù hợp quy định của nhà nước và thực tế thị trường tại thời điểm mua sắm và chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc mua sắm.

UBND thành phố giao Sở Y tế tăng cường trách nhiệm kiểm tra giá mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm… đảm bảo theo quy định hiện hành và thực tế thị trường tại thời điểm mua sắm. Tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định của Luật Đấu thầu, các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26-6-2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và các văn bản hiện hành liên quan khác.

Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường trách nhiệm kiểm tra, rà soát trong tham mưu đề xuất xây dựng bảng giá đất và xác địnhgiá đất cụ thể các dự án đảm bảo theo đúng quy định hiện hành. Tăng cường công tác kiểm tra việc khai thác san lấp và báo giá vật liệu đất đắp cung cấp cho các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường trách nhiệm kiểm tra định giá tài nguyên rừng theo đúng quy định tại Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16-11-2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương pháp định giá rừng, khung giá rừng và quy định hiện hành khác.

UBND cũng giao Sở Tài chính tăng cường việc thẩm định giá của nhà nước đối với tài sản công thuộc danh mục mua sắm, thuê, cho thuê tài sản công đảm bảo quy định của Luật Quản lý sử dụng tài sản công và các văn bản liên quan theo phân cấp. Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về thẩm định giá để góp phần ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, kịp thời chấn chỉnh hoạt động thẩm định giá thuộc phạm vi quản lý của địa phương. Bên cạnh đó, chủ trì, phối họp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát lại Quyết định số 25/2018/QĐ-UBND ngày 12-7-2018 của UBND thành phố quy định một số nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá trên địa bàn thảnh phố Đà Nẵng để tham mưu UBND thành phố điều chỉnh, sửa đổi bổ sung phù hợp thực tế và quy định hiện hành.

Sở Xây dựng có trách nhiệm tăng cường theo dõi diễn biến giá vật liệu xây dựng kịp thời công bố giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công, chỉ số giá xây dựng và đơn giá xây dựng nhà, công trình. Trường hợp biến động giá quá lớn, Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp Sở Tài chính báo cáo UBND thành phố biện pháp bình ổn gỉá. Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác kiểm tra đối với giá mua sắm trang thiết bị dạy và học từ nguồn ngân sách cấp thành phố hoặc từ nguồn kinh phí hợp pháp khác của các đơn vị trực thuộc Sở. Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường công tác kiểm tra đối với giá mua sắm trang thiết bị liên quan lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm tăng cường việc kiểm tra, thẩm định giá mua sắm tài sản công, đi thuê, bán, thanh lý cho thuê theo phân cấp quy định tại Nghị quyết 150/2018/NQ-HĐND ngày 12-7-2018, Nghị quyết số 64/2021/NQ-HĐND ngày 17-12-2021 của HĐND thành phố, Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 11-3-2019 và Quyết định số 16/2022/QĐ-UBND ngày 18-8-2022 của UBND thành phố quy định về một số nội dung trong mua sắm, thuê tài sản, hàng hóa, dịch vụ tại các cơ quan, tổ chức, dơn vị thuộc phạm vi quản lý của thành phố Đà Nẵng và các văn bản liên quan khác. Đồng thời, rà soát lại Quyết định số 25/2018/QĐ-UBND ngày 12-7-2018 của UBND thành phố quy định về một số nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng gửi Sở Tài chính tổng hợp trình UBND thành phố điều chỉnh, sửa đổi bổ sung phù hợp thực tế và quy định hiện hành.

Trình tự, thủ tục thẩm định giá nhà nước được thực hiện theo Khoản 2, Điều 31 và Điều 44, Điều 45, 46 của Luật Giá và Điều 23 đến Điều 32 của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 6-8-2013 của Chính phủ và Điều 11, 12 Thông tư số 38/2014/TT-BTC ngày 28-3-2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 6-8-2013 của Chính phủ.

Hội đồng thẩm định bảng giá đất, Hội đồng thẩm định giá đất có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 87/2016/TTLT-BTC-BTNMT ngày 22-6-2016 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc thẩm định dự thảo bảng giá đất của Hội đồng thẩm định bảng giá đất, thẩm định phương án giá đất của Hội đồng thẩm định giá đất và các văn bản liên quan khác; Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ quy định tại Thông tư số 30/2020/TT-BTC ngày 17-4-2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 7-3-2018 của Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự và Nghị định số 97/2019/NĐ-CP ngày 23-12-2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 30/2018/NĐ-CP và UBND thành phố giao.

UBND thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường việc thành lập Hội động thẩm định giá tài sản của Nhà nước đối với các tài sản có giá trị lớn (trên 10 tỷ đồng) và có tính chất phức tạp cần thẩm định giá trên cơ sở giá trị đã được doanh nghiệp thẩm định giá thẩm định. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc thành lập Hội đồng thẩm định giá thực hiện theo quy định tại Điều 28, 29 và 30 Nghị định số 89/2013/NĐ- CP ngày 6-8-2013 của Chính phủ và các văn bản liên quan khác.

THÁI BÌNH

Việc định giá đất ở Việt Nam hiện nay – Bất cập và một số kiến nghị hoàn thiện

Tóm tắt:Bài viết tập trung phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng về định giá đất ở Việt Nam hiện nay cũng như chỉ ra một số bất cập của quy định pháp luật về vấn đề này, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.

Từ khóa:Định giá đất, pháp luật đất đai, bất cập và giải pháp hoàn thiện.

Abstract:The article focuses on analyzing and evaluating the current situation of land valuation in Vietnam as well as pointing out some inadequacies of legal regulations on this issue and thereby making some complete recommendations.

Keywords:Land valuation, land law, inadequacies and complete solutions.

Đặt vấn đề

Định giá đất là sự ước tính về giá trị của đất bằng hình thái tiền tệ cho một mục đích sử dụng đã được xác định, tại một thời điểm xác định. Định giá đất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế cũng như hoạt động quản lý của Nhà nước về đất đai. Kết quả định giá đất không chỉ là cơ sở để phục vụ cho hoạt động giao dịch quyền sử dụng đất, góp phần ổn định thị trường đất đai, là cơ sở để đền bù đất khi Nhà nước thu hồi đất mà còn góp phần nâng cao hiệu quả về sử dụng đất và đóng góp vào việc đảm bảo công bằng xã hội, đặc biệt là khi giải quyết tranh chấp đất đai cũng như xây dựng, thực hiện luật pháp về đất đai. Thông qua kết quả định giá đất sẽ giúp cho Nhà nước và người sử dụng đất có những quyết định đúng đắn trong quản lý, kinh doanh, sử dụng quyền sử dụng đất. Do vậy, các vấn đề pháp lý điều chỉnh về định giá đất cần phải chính xác và phù hợp với thực tiễn. Về cơ bản, hiện nay, các quy định về định giá đất đã được pháp luật đất đai quy định một cách rõ ràng, cụ thể; tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế nhất định cần phải được tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, làm rõ những hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật đất đai về định giá đất và từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện về vấn đề này trong bối cảnh sửa đổi Luật Đất đai hiện nay là điều rất quan trọng và cấp thiết.

1. Thực trạng định giá đất tại Việt Nam hiện nay

Thực tiễn hiện nay, việc xác định giá đất tại một số địa phương vẫn còn nhiều bất cập. Điển hình là hàng loạt các sai phạm liên quan đến giá đất và xác định giá đất. Trong năm 2019, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các sở, ngành đã có nhiều sai phạm khi triển khai dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm1. Theo đó, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt chi phí bình quân một mét vuông đất thương mại dịch vụ nhà ở là 26 triệu đồng và đã giảm khoảng 50% so với giá đất mà các sở, ngành đã đề xuất trước đó. Bên cạnh đó, khi Thành phố ký hợp đồng BT xây dựng bốn tuyến đường chính với nhà đầu tư khi chưa có chứng thư thẩm định giá, chưa có quyết định phê duyệt giá trị quyền sử dụng đất của UBND Thành phố và điều này là không đúng với quy định của Luật Giá năm 2012 và Luật Đất đai năm 2013. Vì vậy, thiệt hại xảy ra là vô cùng lớn khi tiền sử dụng đất giảm hơn 3.900 tỷ đồng so với giá trị đã được UBND Thành phố Hồ Chí Minh thẩm định, phê duyệt trước đó.

Còn tại Đà Nẵng, hàng loạt các sai phạm về định giá đất cũng đã được công bố liên quan đến 07 dự án mà Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng quản lý, sử dụng đất trước và sau cổ phần hóa. Cụ thể, đối với dự án chung cư 38 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, việc giao đất cho công ty trên không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất là không đúng quy định và việc Hội đồng thẩm định giá đất thành phố Đà Nẵng thực hiện phương pháp xác định giá đất không đúng quy định đã dẫn đến việc UBND thành phố Đà Nẵng quyết định giá đất giao cho công ty thấp hơn giá đất theo quy định của thành phố, giảm 10% tiền chuyển quyền sử dụng đất là không đúng đối tượng đã kéo theo hoạt động cấp giấy chứng nhận mục đích sử dụng đất ở đô thị, thời hạn sử dụng đất lâu dài là không đúng quy định. Cũng liên quan đến việc xác định giá đất, dự án Bắc nút giao thông Hòa Cầm quận Cẩm Lệ đã có sai phạm về việc Hội đồng thẩm định giá đất thành phố sử dụng phương pháp thặng dư để xác định giá đất trình UBND thành phố phê duyệt là không đúng quy định, dẫn đến việc ước tính doanh thu giảm và tăng chi phí đầu tư dự án, gây thất thoát ngân sách nhà nước2.
Vụ việc khác liên quan đến khu đất hơn 7.388 m2Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa cũ tại số 01 đường Trần Hưng Đạo được giao cho Công ty cổ phần Thanh Yến không qua đấu giá với giá rất rẻ, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng đối với Nhà nước. Điều đáng quan tâm là giá đất hầu như tách bạch ra khỏi giá cả của thị trường. Cụ thể, hơn 7.388m2đất trên chỉ được định giá gần 22,5 triệu đồng/m2đất ở, toàn bộ diện tích đất sản xuất, kinh doanh còn lại chỉ có giá 7,8 triệu đồng/m2và hơn 12.900m2đất của dự án Golden Gate chỉ là 75,9 tỷ đồng (khoảng 5,8 triệu đồng/m2) trong khi giá đất thị trường ở khu vực này lên tới khoảng 300 triệu đồng/m2tại thời điểm giao đất3. Có thể thấy rằng, trong trường hợp này, giá đất cụ thể thấp hơn rất nhiều so với giá đất trên thị trường cùng thời điểm. Điều này ảnh hưởng đến chính sách đất đai của Nhà nước và gây rối loạn thị trường bất động sản.
2. Bất cập về định giá đất trong pháp luật đất đai

Luật Đất đai 2013 ra đời đã có một sự thay đổi tích cực trong việc quy định về vấn đề định giá đất, trong đó nổi bật là quy định về giá đất cụ thể. Tuy nhiên, bên cạnh những dấu hiệu tích cực mà Luật Đất đai 2013 đã mang lại đối với vấn đề định giá đất thì vẫn còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc còn tồn tại. Điều này được thể hiện qua một số khía cạnh sau:

Thứ nhất,về nguyên tắc xác định giá đất. Căn cứ vào khoản 1 Điều 112 Luật Đất đai năm 2013, việc định giá đất sẽ phải tuân thủ bốn nguyên tắc gồm: (i) Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá; (ii) Theo thời hạn sử dụng đất; (iii) Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất; (iv) Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau. Tuy nhiên, hai nguyên tắc sau hiện vẫn còn hạn chế4:

Một là, nguyên tắc“Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu thập từ việc sử dụng đất”. Có thể thấy rằng, nguyên tắc này tập trung vào việc định giá đất sẽ dựa vào giá đất phổ biến. Giá đất phổ biến là loại giá xuất hiện nhiều trên thị trường trong quá trình giao dịch. Các chủ thể sẽ dựa vào mặt bằng chung các loại giá này để đưa ra loại giá phổ thông phù hợp nhất có thể. Tuy nhiên, thực tế, tại nhiều khu vực, thông tin về giá đất lại khó xác định hoặc có nhưng độ tin cậy không cao. Do vậy, việc xác định giá đất ở những khu vực này sẽ gặp nhiều khó khăn.

Hai là,nguyên tắc“Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau”. Tuy nhiên, hiện nay, nguyên tắc này đã không còn phù hợp nữa. Mức giá đất sẽ như nhau đối với hai mảnh đất liền kề, có cùng thời gian, cùng mục đích sử dụng nhưng có những trường hợp ngoại lệ, đối với những thửa đất liền kề nhau nơi giáp ranh địa giới hành chính thì giá đất của hai mảnh đất này sẽ là khác nhau, đôi khi có sự chênh lệch giá lớn.

Thứ hai, tính độc lập, khách quan trong quá trình xác định giá đất cụ thể chưa được đảm bảo5.

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất (Nghị định số 44) thì có năm phương pháp xác định giá đất gồm phương pháp so sánh trực tiếp, phương pháp chiết trừ, phương pháp thu nhập, phương pháp thặng dư và phương pháp hệ số điều chỉnh. Trong đó, phương pháp hệ số điều chỉnh khi xác định giá đất cụ thể chưa đảm bảo được tính độc lập, khách quan. Cụ thể, đối với trường hợp xác định giá đất cụ thể theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá quy định tại điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị định số 44 – trường hợp tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thì Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ chủ trì thực hiện xây dựng phương án hệ số điều chỉnh giá, sau đó tiếp tục thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả việc xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất và phương án hệ số điều chỉnh, xây dựng tờ trình về việc quyết định hệ số điều chỉnh giá đất để trình hội đồng thẩm định6. Đồng thời, đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường là thành viên hội đồng thẩm định cũng sẽ tham gia vào quá trình thẩm định phương án giá đất7. Khi kết thúc thẩm định thì Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ có trách nhiệm hoàn thiện phương án giá đất trình UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt.
Có thể thấy rằng, cả quá trình xác định giá đất cụ thể theo phương pháp hệ số điều chỉnh luôn có sự tham gia của Sở Tài nguyên và Môi trường. Điều này minh chứng rằng sự chi phối lớn bởi ý chí của cơ quan này, dẫn đến việc đưa ra kết quả về giá đất cụ thể dường như sẽ được xác lập ngay từ đầu. Việc xác định giá đất cụ thể theo phương pháp này chưa có sự độc lập hoàn toàn giữa chủ thể xây dựng phương án hệ số điều chỉnh giá đất với chủ thể thẩm định, đồng thời cũng không có sự tham gia của tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất.

Thứ ba,tổ chức tư vấn giá đất chưa thật sự độc lập trong việc thẩm định giá đất. Hiện nay, Luật Đất đai năm 2013 đã trao quyền khá lớn cho UBND cấp tỉnh trong việc quyết định giá đất cụ thể. Cụ thể, UBND cấp tỉnh sẽ quyết định giá đất cụ thể và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Trong quá trình này, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được quyền thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để hỗ trợ cho UBND cấp tỉnh trong việc thẩm định giá đất cụ thể. Mặc dù hiện nay có quy định như vậy nhưng tổ chức tư vấn xác định giá đất vẫn giữ vai trò hỗ trợ, chưa thực sự độc lập trong việc xác định giá đất.

Thứ tư,xác định quyền thuê tổ chức tư vấn xác định giá đất. Căn cứ vào khoản 3 Điều 114 Luật Đất đai năm 2013 thì Sở Tài nguyên và Môi trường được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể và việc có thuê tổ chức tư vấn trong trường hợp xác định giá đất cụ thể hay không là do Sở Tài nguyên và Môi trường quyết định đề xuất. Tuy nhiên, tại khoản 4 Điều 18 Nghị định số 44 thì trách nhiệm xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất lại có sự khác nhau. Cụ thể, trường hợp Sở Tài chính chủ trì thực hiện việc xác định hệ số được công bố hằng năm trong xác định giá đất cụ thể để tính nghĩa vụ tài chính trong giao đất, cho thuê đất và trường hợp Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng hệ số để trình UBND cấp tỉnh quyết định đối với từng loại đất theo dự án hoặc theo khu vực để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Vì vậy, trong trường hợp Sở Tài chính chủ trì thực hiện xác định hệ số thì Sở Tài chính có được thuê tổ chức tư vấn xác định giá đất hay không, hay là Sở Tài chính sẽ đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường thuê tổ chức tư vấn.

Thứ năm,trình tự điều chỉnh giá đất gặp khó khăn. Theo quy định tại Nghị định số 44, có hai trường hợp điều chỉnh bảng giá đất, đó là: (i) Khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất mà mức giá đất điều chỉnh tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối thiểu trong bảng giá đất của loại đất tương tự; (ii) Khi giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối thiểu trong bảng giá đất trong khoảng thời gian từ 180 ngày trở lên. Ngoài hai trường hợp này thì theo Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất có thêm một trường hợp điều chỉnh giá đất, cụ thể là khi thay đổi mục đích sử dụng đất và bổ sung các đường, phố chưa có tên trong bảng giá đất hiện hành. Cũng theo Thông tư này, quy định về trình tự điều chỉnh giá đất chỉ được điều chỉnh trong phạm vi của hai trường hợp (i) và (ii), còn trường hợp sau thì không quy định. Đây được được xem là một hạn chế đối với việc điều chỉnh giá đất khi trường hợp này trên thực tế cũng khá phổ biến.

Thứ sáu,quy định pháp luật và thực tế áp dụng là khác nhau đối với vấn đề về quyền quyết định giá đất cụ thể của UBND cấp tỉnh. Cụ thể, theo quy định tại Điều 114 Luật Đất đai năm 2013, cơ quan có thẩm quyền quyết định giá đất cụ thể sẽ là UBND cấp tỉnh và không quy định về vấn đề trao quyền cho cơ quan khác thực hiện việc định giá đất. Tuy nhiên, trên thực tế có trường hợp, UBND cấp tỉnh đã phân cấp cho UBND cấp huyện để thực hiện định giá đất. Cụ thể là Quyết định số 31/2019/QĐ-UBND ngày 23/8/2019 của UBND tỉnh Phú Yên sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện định giá đất cụ thể trên địa bàn tỉnh Phú Yên ban hành kèm theo Quyết định số 44/2016/QĐ-UBND ngày 29/8/2016 của UBND tỉnh. Theo đó, Quyết định này quy định rằng sẽ phân cấp cho UBND cấp huyện phê duyệt giá đất cụ thể để làm căn cứ tính tiền bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất; việc thành lập Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể cũng sẽ được diễn ra ở cấp huyện.

3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định về định giá đất

Như đã đề cập, pháp luật đất đai hiện hành vẫn còn tồn tại một số bất cập liên quan đến việc xác định giá đất. Điều này đã tác động không nhỏ đến hoạt động quản lý, điều phối đất đai của Nhà nước và thị trường bất động sản. Sau khi nghiên cứu, nhận diện một số bất cập trên, nhóm tác giả kiến nghị một số vấn đề sau:

Thứ nhất,sửa đổi, bổ sung nguyên tắc định giá đất. Hai nguyên tắc được đề cập ở mục bất cập đã cho thấy những hạn chế, do vậy, việc sửa đổi chúng là điều cần thiết. Theo đó:

Một là, sửa đổi nguyên tắc việc định giá đất“Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng” thành “Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, trường hợp không hoặc khó xác định được giá đất phổ biến thì cần căn cứ vào sự tương đối của giá đất các địa phương lân cận tại thời điểm định giá đất”. Lý do cho đề xuất này chính là căn cứ vào thực tiễn, xét thấy sẽ có những trường hợp việc xác định giá đất phổ biến là khó khăn khi bản thân khu vực này có thông tin về giá đất khó xác định hoặc việc xác định là không thật sự chính xác. Việc dựa vào giá đất của các địa phương lân cận của khu vực có đất đang định giá không phải là cơ sở sau cùng để đưa ra giá đất nhưng sẽ là căn cứ tương đối để cơ quan có thẩm quyền xem xét dựa trên sự tương quan của giá đất thời điểm chuyển nhượng.

Hai là, sửa đổi nguyên tắc việc định giá đất“Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau” thành “Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau, trừ trường hợp đối với các thừa đất liền kề giáp ranh địa giới hành chính hoặc thực tế tiếp giáp của thửa đất”. Như đã đề cập, mặc dù hai thửa đất liền kề có mục đích sử dụng đất là giống nhau và có các đặc điểm khác cùng giống nhau nhưng chưa chắc giá đất của hai thửa là giống nhau. Nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Do vậy, nguyên tắc này đúng nhưng chưa đủ, vì thực tế vẫn còn những lỗ hổng mà pháp luật chưa điều chỉnh kịp thời.

Thứ hai,tăng tính độc lập, khách quan trong quá trình xác định giá đất cụ thể đối với tổ chức tư vấn giá đất. Trong quá trình xác định giá đất, kết quả cuối cùng luôn chịu sự chi phối mạnh mẽ của Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp tỉnh. Trường hợp không có tổ chức tư vấn giá đất tham gia vào quá trình định giá thì kết quả cuối cùng hoàn toàn là quan điểm của hai chủ thể này. Trường hợp có sự tham gia của tổ chức tư vấn giá đất thì kết quả của tổ chức này vẫn sẽ phụ thuộc rất lớn vào Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh. Tổ chức tư vấn giá đất không có sự độc lập nào trong quá trình này. Vì vậy, việc tiếp tục điều chỉnh pháp luật đất đai theo hướng tăng tính độc lập, khách quan trong quá trình xác định giá đất cụ thể đối với tổ chức tư vấn giá đất là điều rất cần thiết.

Thứ ba,đối với trường hợp thuê tổ chức tư vấn xác định giá đất, Sở Tài chính cần đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường thuê tổ chức tư vấn. Đây là trường hợp mà Sở Tài chính chủ trì thực hiện việc xác định hệ số được công bố hằng năm trong xác định giá đất cụ thể để tính nghĩa vụ tài chính trong giao đất, cho thuê đất. Lý do cho đề xuất này mà không phải là trao quyền hoàn toàn việc thuê tổ chức tư vấn xác định giá đất cho Sở Tài chính là vì tính bổ trợ, tham gia của Sở Tài nguyên và Môi trường. Trong việc xác định giá đất, Sở Tài nguyên và Môi trường vẫn giữ một vai trò nhất định, có sức ảnh hưởng tương đối nên việc thuê tổ chức tư vấn xác định giá đất sẽ chuẩn xác hơn. Điều này không phủ nhận tính chuẩn xác khi Sở Tài chính trong việc thuê tổ chức tư vấn.

Thứ tư,bổ sung trình tự điều chỉnh giá đất đối với trường hợp bổ sung các đường, phố chưa có tên trong bảng giá đất hiện hành. Trình tự điều chỉnh này có thể dựa theo trình tự của việc điều chỉnh giá đất đối với trường hợp tại Nghị định số 44. Tuy nhiên, trình tự này cần có sự quy định phù hợp hơn vì đối tượng điều chỉnh là các đường, phố chưa có tên trong bảng giá đất hiện hành.

Thứ năm,quy định về vấn đề trao quyền trong việc quyết định giá đất cụ thể. Theo quy định pháp luật hiện hành thì chỉ có UBND cấp tỉnh mới có quyền quyết định giá đất cụ thể. Tuy nhiên, như đã đề cập, thực tế tại nhiều địa phương, UBND cấp tỉnh đã trao quyền quyết định này cho UBND cấp huyện. Theo quan điểm của nhóm tác giả, điều này là phù hợp bởi UBND cấp huyện là cơ quan nắm giữ và hiểu rõ được tổng quan, tình hình giá đất của địa phương nên việc xác định giá đất sẽ đúng đắn và chuẩn xác hơn. Do vậy, pháp luật đất đai cần bổ sung thêm điều khoản về việc UBND cấp tỉnh được phép trao quyền cho UBND cấp huyện thực hiện quyền quyết định giá đất cụ thể.

Kết luận

Có thể thấy rằng, sau gần 10 năm thi hành, Luật Đất đai năm 2013 đã giúp hoạt động quản lý nhà nước về đất đai được chặt chẽ hơn; công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được triển khai rộng rãi; thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai được rút gọn; bước đầu hình thành được thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất, giúp huy động được nguồn lực xã hội để phát triển sản xuất, kinh doanh8. Tuy nhiên, ở khía cạnh các quy định về định giá đất như đã phân tích thì vẫn tồn tại những vấn đề còn hạn chế, bất cập nhất định, điều này đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực thi, áp dụng pháp luật một cách hiệu quả trên thực tế liên quan đến hoạt động này. Vì vậy, việc nhận diện những bất cập trong quy định về định giá đất, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật đất đai hiện hành về vấn đề này trong bối cảnh sửa đổi Luật Đất đai hiện nay là cần thiết. Điều này sẽ đảm bảo sự phát triển của thị trường bất động sản nhằm tạo điều kiện thúc đẩy việc xác lập và thực hiện các giao dịch về bất động sản, đảm bảo quyền lợi và cân bằng lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.

1Hữu Nguyên, “Thành phố Hồ Chí Minh sai phạm hàng nghìn tỷ đồng vì áp giá đất Thủ Thiêm rẻ”, //vnexpress.net/tp-hcm-sai-pham-hang-nghin-ty-dong-vi-ap-gia-dat-thu-thiem-re-3944142.html, truy cập ngày 01/08/2022.
2Hoàng Vũ, “Thanh tra công bố thêm loạt sai phạm tại 7 dự án của Nhà Đà Nẵng”, //baophapluat.vn/bds/thanh-tra-cong-bo-them-loat-sai-pham-tai-7-du-an-cua-nha-da-nang-post425740.html, truy cập ngày 01/08/2022.
3Xuân Trường, Bùi Lộc, “Từ những điểm chung trong các vụ án sai phạm đất đai: Kiến nghị bịt các lỗ hỏng trong cơ chế giao đất và giá đất”, //phaply.net.vn/tu-nhung-diem-chung-trong-cac-vu-an-sai-pham-dat-dai-kien-nghi-bit-cac-lo-hong-trong-co-che-giao-dat-va-gia-dat-a251148.html, truy cập ngày 01/08/2022.
4Trần Thúy Phượng, “Bất cập trong pháp luật đất đai về quy trình xác định giá đất nhìn từ góc độ quản lý”, //tapchicongthuong.vn/bai-viet/bat-cap-trong-phap-luat-dat-dai-ve-quy-trinh-xac-dinh-gia-dat-nhin-tu-goc-do-quan-ly-84405.htm, truy cập ngày 01/08/2022.
5Châu Hoàng Thân, “Hoàn thiện quy định của pháp luật về quy trình xác định giá đất cụ thể”, //www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/210565/Hoan-thien-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-quy-trinh-xac-dinh-gia-dat-cu-the.html, truy cập ngày 01/08/2022.
6Khoản 4 Điều 33 Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất.
7Điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất.
8Hoàng Quang Huy, “Dự án Luật Đất đai sửa đổi dự kiến được Quốc hội thảo luận lần 2 trong năm 2022”,//vov.vn/chinh-tri/du-an-luat-dat-dai-sua-doi-du-kien-duoc-quoc-hoi-thao-luan-2-lan-trong-nam-2022-post922352.vov, truy cập ngày 27/03/2022.


Tài liệu tham khảo

1. Luật Đất đai năm 2013.
2. Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất.
3. Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất.
4. Hoàng Quang Huy, “Dự án Luật Đất đai sửa đổi dự kiến được Quốc hội thảo luận lần 2 trong năm 2022”,//vov.vn/chinh-tri/du-an-luat-dat-dai-sua-doi-du-kien-duoc-quoc-hoi-thao-luan-2-lan-trong-nam-2022-post922352.vov, truy cập ngày 01/8/2022.
5. Xuân Trường, Bùi Lộc, “Từ những điểm chung trong các vụ án sai phạm đất đai: Kiến nghị bịt các lỗ hổng trong cơ chế giao đất và giá đất”, //phaply.net.vn/tu-nhung-diem-chung-trong-cac-vu-an-sai-pham-dat-dai-kien-nghi-bit-cac-lo-hong-trong-co-che-giao-dat-va-gia-dat-a251148.html, truy cập ngày 01/8/2022.
6. Hữu Nguyên, “Thành phố Hồ Chí Minh sai phạm hàng nghìn tỷ đồng vì áp giá đất Thủ Thiêm rẻ”, //vnexpress.net/tp-hcm-sai-pham-hang-nghin-ty-dong-vi-ap-gia-dat-thu-thiem-re-3944142.html, truy cập ngày 01/8/2022.
7. Trần Thúy Phượng, “Bất cập trong pháp luật đất đai về quy trình xác định giá đất nhìn từ góc độ quản lý”, //tapchicongthuong.vn/bai-viet/bat-cap-trong-phap-luat-dat-dai-ve-quy-trinh-xac-dinh-gia-dat-nhin-tu-goc-do-quan-ly-84405.htm, truy cập ngày 01/8/2022.
8. Châu Hoàng Thân, “Hoàn thiện quy định của pháp luật về quy trình xác định giá đất cụ thể”, //www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/210565/Hoan-thien-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-quy-trinh-xac-dinh-gia-dat-cu-the.html, truy cập ngày 01/8/2022.
9. Hoàng Vũ, “Thanh tra công bố thêm loạt sai phạm tại 7 dự án của Nhà Đà Nẵng”, //baophapluat.vn/bds/thanh-tra-cong-bo-them-loat-sai-pham-tai-7-du-an-cua-nha-da-nang-post425740.html, truy cập ngày 01/8/2022.

ThS. Trần Linh Huân, Nguyễn Phạm Thanh Hoa

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

BỘ TÀI CHÍNH ĐIỀU CHỈNH THÔNG TIN THẨM ĐỊNH VIÊN ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ NĂM 2023

Mới đây, Bộ Tài chính đã công bố văn bản 286/TB-BTC về việc điều chỉnh thông tin về thẩm định viên đăng ký hành nghề năm 2023.

Trên cơ sở đề nghị của các doanh nghiệp thẩm định giá và việc rà soát điều chỉnh danh sách thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp, mới đây, Bộ Tài chính đã thông báo về thông tin thẩm định viên đăng ký hành nghề năm 2023 tại các doanh nghiệp thẩm định giá được cấp phép Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của Bộ.

Trong văn bản, Bộ Tài chính cũng yêu cầu các doanh nghiệp thẩm định giá và các thẩm định viên về giá trong quá trình hoạt động thẩm định giá cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện đúng những quy định tại Luật giá, các văn bản hướng dẫn có liên quan và các nội dung ghi trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.

Điều 34. Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá
1. Có năng lực hành vi dân sự

2. Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan

3. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá

4. Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 tháng trở lên sau khi có bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành quy định tại Khoản 3 Điều này.

5. Có chứng chỉ đã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Tiêu chuẩn của thẩm định viên về giá theo Điều 34 của Luật giá.

Nguồn: markettimes.vn