Thẩm Định Dự Án

Liên Hệ : 0909.399.961

Archives Tháng 2 2023

Không thể vừa đá bóng vừa thổi còi trong thẩm định giá

Việc “vừa đá bóng vừa thổi còi” trong thẩm định giá sẽ làm mất lòng tin của người dân vào hoạt động này

Theo ông Tuấn, các ng
Theo ông Tuấn, các ngân hàng cần phải thành lập hoặc thuê những công ty thẩm định giá độc lập để đánh giá giá trị tài sản thế chấp.
ân hàng cần phải thành lập hoặc thuê những công ty thẩm định giá độc lập để đánh giá giá trị tài sản thế chấp.
Việc “vừa đá bóng vừa thổi còi” trong thẩm định giá sẽ làm mất lòng tin của người dân vào hoạt động này.

Đó là quan điểm của TS. Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, trong cuộc trao đổi với chúng tôi.

Không có thẩm định chính xác giá thì rất dễ sinh tiêu cực

Xin ông cho biết thực trạng của hoạt động thẩm định giá hiện nay?

Công tác thẩm định giá bao gồm có thẩm định giá tài sản, trong đó có bất động sản và động sản, trong bất động sản thì chủ yếu là đất đai, nhà cửa và các công trình.

Thẩm định giá ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là thẩm định giá bất động sản, còn thẩm định giá động sản, các máy móc thiết bị và những tài sản mua sắm của cả tư nhân, các hình thức sở hữu nhà nước và đặc biệt là mua sắm thuộc nguồn vốn ngân sách của Nhà nước thì chưa nhiều.

Ở nhiều nước có kinh tế thị trường phát triển, thẩm định giá phát triển từ hàng trăm năm nay, còn ở nước ta, thẩm định giá mới ra đời khoảng 10 năm nay và cũng chỉ có trên 100 công ty thẩm định giá với gần 200 thẩm định viên nên nhân lực là rất thiếu.

Tuy nhiên, một điều khá bất cập là hiện nay, nhà nước vừa là người mua, đồng thời cũng là người bán lớn nhất trong xã hội, và mặc dù chúng ta không quyết định giá nhưng nếu buông lỏng, không có thẩm định chính xác giá thì rất dễ sinh tiêu cực. Sẽ có hiện tượng đẩy giá mua lên, hoặc hạ giá bán tài sản của Nhà nước xuống để kiếm lời.

Thưa ông, hiện nay nhiều ý kiến cho rằng, thẩm định giá bất động sản tại Việt Nam vẫn chưa được khách quan dẫn đến làm sai lệch giá trị tài sản?

Về nguyên tắc thì các văn bản pháp luật hiện nay đều “quản” kết quả thẩm định giá phải chính xác, công tâm, khách quan. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vẫn có hiện tượng các công ty thẩm định giá làm ăn không đảm bảo, vẫn theo lợi ích cá nhân.

Nhiều người đã gõ cửa Hội chúng tôi phản ánh về việc có nhiều công ty thẩm định giá đưa ra những mức giá mà ngay bản thân họ cũng không thể nào tin được, nhưng không hiểu cơ sở nào mà họ lại làm như thế.

Hiện có rất nhiều công ty thẩm định giá hoạt động không theo phương châm cạnh tranh bằng chất lượng, dịch vụ mà hoạt động theo hướng làm sao kéo được nhiều khách hàng về phía mình là đạt yêu cầu.

Chính vì vậy, Hội chúng tôi cũng đang cố gắng, tiến tới việc thanh tra, kiểm tra. Những đơn vị nào làm không đúng, không cạnh tranh bằng chất lượng, dịch vụ dứt khoát phải có cam kết để chấp hành tốt.

Vậy theo ông, giá nhà đất quá cao trong thời gian qua có quan hệ gì với việc các doanh nghiệp bất động sản nhờ tổ chức thẩm định giá để tăng giá cao hơn giá thực?

Thực tế là có chuyện đó, nhưng người ta thường lợi dụng việc tăng giá để thực hiện mua bán bằng vốn ngân sách nhà nước, còn nếu là cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân mà đưa giá lên cao chắc chắn không mua bán được. Trong Pháp lệnh Giá có quy định, kết quả định giá là bắt buộc phải chấp hành, nhưng kết quả thẩm định giá chỉ có giá trị tư vấn tham khảo.

Nhưng tại sao giá bán các căn hộ chung cư cao cấp của nhà nước thì nhà nước lại không định giá mà chủ đầu tư vẫn thường tự quyết định mức giá, thưa ông?

Đây đúng là một điều bất hợp lý.

Do vậy, theo tôi Bộ Xây dựng nên sử dụng các công cụ thẩm định giá một cách trung thực, khách quan thì mới có thể xác định giá trị thị trường. Còn nếu để cho các chủ đầu tư tự định giá thì sẽ dẫn đến thiệt thòi cho người mua.

Không thể “vừa đá bóng, vừa thổi còi”

Vậy còn tình trạng khi người dân vay vốn ngân hàng thì ngân hàng thường thẩm định giá bất động sản, tài sản thấp hơn giá trị thực thì liệu có hợp lý không, thưa ông?

Theo tôi, một khi Việt Nam đã hội nhập quốc tế và trở thành thành viên của WTO, thì một trong những điều chúng ta phải làm trong thẩm định giá là sớm xoá bỏ cơ chế vừa “đá bóng vừa thổi còi” thì mới làm cho người dân tin vào hoạt động và kết quả thẩm đinh giá.

Chính vì vậy, tôi cho rằng nếu để ngân hàng tự thẩm định và đánh giá tài sản thế chấp thì sẽ không khách quan, mà ngân hàng cần phải thành lập hoặc thuê những công ty thẩm định giá độc lập để đánh giá giá trị tài sản thế chấp.

Một tài sản giá trị đáng lẽ giá trị thực là 10 mà đánh giá giá trị là 6 hoặc 7 như vậy sẽ thiệt thòi cho khách hàng.

Cơ chế “vừa đá bóng vừa thổi còi” không chỉ xảy ra trong lĩnh vực tài sản thế chấp mà ngay cả lĩnh vực mua bán bảo hiểm cũng có. Tự công ty bảo hiểm đẻ ra thẩm định giá của mình, đánh giá tài sản của người đi mua bảo hiểm. Cái đó thể hiện sự độc quyền, gây thiệt thòi cho khách hàng.

Nhưng các ngân hàng lại cho rằng, việc định giá thấp như thế là để chống rủi ro, và đảm bảo an toàn , thưa ông?

Theo tôi, việc ngân hàng cho vay bao nhiêu phần trăm là việc của ngân hàng. Nhưng tài sản thế chấp của người đi vay có giá trị thị trường tại thời điểm đó nếu có giá là 10 phải đánh giá là 10, không thể vì việc ngân hàng cho vay nên chỉ nói là 6,7. Việc thẩm định giá của ngân hàng hay cơ quan bảo hiểm phải là một tổ chức độc lập…

Vậy theo ông, với những kết quả thiếu chính xác và khách quan như vậy thì liệu hoạt động thẩm định giá có bị người dân tẩy chay hay không và có phát triển được không?

Nếu thực hiện một cách khách quan, trung thực, thì hoạt động thẩm định giá ở Việt Nam sẽ ngày càng phát triển. Đó là yêu cầu tất yếu khách quan của kinh tế thị trường, tự do hóa giá cả. Việc mua bán tài sản, hàng hóa phải được thẩm định giá, nhất là tài sản, hàng hóa thuộc sở hữu của nhà nước, mua sắm bằng nguồn vốn ngân sách cần phải được thẩm định giá để hạn chế thất thoát, tiêu cực.

Bên cạnh đó, các nhu cầu thẩm định giá phục vụ cho định giá tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng, để bán bảo hiểm, để đánh thuế đất đai, tài sản, phục vụ quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, thẩm định giá giá trị sở hữu trí tuệ, giá trị thương hiệu, tư vấn và đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư… sẽ ngày càng phát triển, nhưng với điều kiện là phải trung thực và khách quan.

Nhức nhối “vấn nạn” thẩm định giá tiếp tay sai phạm

Trong tháng 4/2022, Bộ Tài chính đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá gần 30 doanh nghiệp và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của 5 doanh nghiệp. Trước đó, 11 vụ án có liên quan đến hoạt động thẩm định giá bị khởi tố. Tội phạm trong lĩnh vực thẩm định giá đã đến mức báo động?…

Dư luận đặt câu hỏi về chất lượng hoạt động thẩm định giá và nghi hoặc về đạo đức thẩm định viên khi số lượng doanh nghiệp vi phạm có dấu hiệu tăng dần với mức độ vi phạm trầm trọng hơn.
Dư luận đặt câu hỏi về chất lượng hoạt động thẩm định giá và nghi hoặc về đạo đức thẩm định viên khi số lượng doanh nghiệp vi phạm có dấu hiệu tăng dần với mức độ vi phạm trầm trọng hơn.

Sau khi áp dụng nhiều quy định mới trong năm 2021, đặc biệt là Nghị định số 12/2021/NĐ-CP ban hành ngày 24/2/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 6/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá và có hiệu lực từ ngày 1/5/2021 đã cho thấy, trong khi số lượng doanh nghiệp được cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá giảm đáng kể thì số lượng doanh nghiệp bị Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh có dấu hiệu tăng “nóng”.

HÀNG LOẠT DOANH NGHIỆP BỊ ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG, TƯỚC GIẤY CHỨNG NHẬN

Tính riêng tháng 4/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính ký quyết định đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá gần 30 doanh nghiệp và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của 5 doanh nghiệp.

Nhức nhối "vấn nạn" thẩm định giá tiếp tay sai phạm - Ảnh 1

Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết: qua rà soát điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp thẩm định giá trong năm 2022 theo quy định tại Nghị định số 12/2021/NĐ-CP, kết quả chỉ có 279 doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động từ ngày 1/1/2022 (tạiThông báo số 1045/TB-BTCngày 30/12/2021) so với tổng số 364 doanh nghiệp hoạt động trong năm 2021 (chiếm tỷ lệ 77%, giảm 23% doanh nghiệp); đồng thời cũng chỉ bằng 84% so với số doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động được công bố vào đầu năm 2021 (tại Thông báo số 1079/TB-BTC ngày 31/12/2020 có 333 doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động từ ngày 01/01/2021).

Đối với thẩm định viên về giá thì sao? Bộ Tài chính cho biết: sau khi rà soát điều kiện hành nghề của các thẩm định viên về giá tại các doanh nghiệp thẩm định giá đối với năm 2022 theo quy định tại Nghị định số 12 cũng cho kết quả sụt giảm tương ứng.

Theo kết quả trên, kể từ ngày 1/1/2022, cả nước chỉ có 1.460 thẩm định viên về giá được phép hành nghề trên tổng số 1.828 thẩm định viên hành nghề trong năm 2021, giảm 21% thẩm định viên về giá hành nghề và chỉ bằng 85% so với số thẩm định viên về giá đủ điều kiện hành nghề được công bố vào đầu năm 2021.

Trong Thông báo số 1045, Bộ Tài chính cũng công khai danh sách 65 doanh nghiệp thẩm định giá đã được cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá nhưng chưa đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá tài sản năm 2022.

Thông báo số 1045, Bộ Tài chính.
Thông báo số 1045, Bộ Tài chính.

Điều đáng nói, từ cuối tháng 11 Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã có công văn đốc thúc, giục giã các doanh nghiệp thực hiện đăng ký danh sách thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp cho năm 2022 và đề nghị nộp bộ hồ sơ gửi về Cục Quản lý giá trước ngày 20/12/2021.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy, đại diện Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết trong 65 doanh nghiệp (theo Thông báo số 1045 nói trên), có đơn vị nộp hồ sơ nhưng đối chiếu quy định vẫn chưa đủ điều kiện; cá biệt có những doanh nghiệp dù biết hạn nhưng không nộp hồ sơ, nghĩa là không đăng ký hành nghề trong năm 2022, trong đó có Công ty TNHH Tư vấn thuế Kế toán & Kiểm toán AVINA-IAFC có trụ sở chính đặt tại Hà Nội.

“Trường hợp các doanh nghiệp không đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 39 Luật Giá, Điều 1 Nghị định số 12/2021 và khoản 3 Điều 26 Thông tư số 204/2014/TT-BTC ngày 23/12/2014 của Bộ Tài chính trong 3 tháng liên tục kể từ ngày 1/1/2022, sẽ bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Giá hoặc đến khi có thông báo khác”, đại diện Cục Quản lý giá nhấn mạnh.

Theo đó, những trường hợp tương tự Công ty AVINA-IAFC không nộp hồ sơ đăng ký nên không đủ điều kiện hành nghề trong năm liền kề tiếp theo, cũng như không chứng minh được những thông tin, điều kiện hoạt động của doanh nghiệp, thì sau 3 tháng sẽ bị đình chỉ và không được kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.

Thực chất từ đầu năm nay, doanh nghiệp này không được kinh doanh và không đủ điều kiện ký hợp đồng dịch vụ thẩm định giá. “Đến cuối tháng 5, nếu doanh nghiệp vẫn không nộp hồ sơ và không đủ điều kiện thì sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ thẩm định giá vĩnh viễn vào đầu tháng 6”, đại diện Cục Quản lý giá khẳng định.

Cũng theo đại diện Cục Quản lý giá, nếu muốn đăng ký lại kinh doanh dịch vụ thẩm định giá thì doanh nghiệp phải làm thủ tục từ đầu và sẽ được cấp một mã giấy mới. Về mặt nguyên tắc là phải xóa sổ tên doanh nghiệp gắn với mã doanh nghiệp thẩm định giá cũ.

Trong khi đó, những tháng đầu năm, hàng chục doanh nghiệp gấp rút nộp hoặc hoàn thiện những nội dung để được công bố vào danh sách đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá năm 2022. Khi đó, quyết định đình chỉ sẽ được tự chấm dứt và doanh nghiệp được công bố là đủ điều kiện kinh doanh, bắt đầu có quyền ký các hợp đồng thẩm định giá.

CHẤN CHỈNH CÁC HÀNH VI “THỔI GIÁ”, HẠ GIÁ ĐỂ TRỤC LỢI

Thời gian qua, theo giới chuyên môn, các quy định hiện hành về điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đang quá “mở”, khiến cho việc thành lập và cấp phép hoạt động của các doanh nghiệp thẩm định giá trở nên dễ dàng.

Nhức nhối "vấn nạn" thẩm định giá tiếp tay sai phạm - Ảnh 2

Số lượng doanh nghiệp thẩm định giá phát triển “nóng”, phá vỡ định hướng phát triển nghề trong giai đoạn 2013 – 2020.

Số lượng doanh nghiệp phát triển nhanh cũng dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh bằng cách hạ thấp giá, cắt bớt quy trình thẩm định giá, dẫn đến giảm chất lượng dịch vụ, đồng thời là nguyên nhân của nhiều vụ việc thẩm định giá gây bức xúc trong dư luận và xã hội.

Đáng quan ngại, hàng loạt vi phạm ẩn khuất bóng dáng của những công ty thẩm định giá trong các vụ việc mua bán tài sản của Nhà nước như dìm giá đất hoặc thổi giá kit xét nghiệm vừa qua đã bị bóc trần.

Trong cuộc cạnh tranh “xuống đáy”, bên cạnh sụt giảm chất lượng doanh nghiệp thẩm định giá, nhức nhối hơn, theo đại diện Cục Quản lý giá, thời gian gần đây, cơ quan tố tụng khởi tố 11 vụ án có liên quan đến hoạt động thẩm định giá. Trong đó, 8/11 vụ án thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định bị kết tội đồng phạm, với tội danh vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài ra, các vụ án đều được truy tố tội danh khác như vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, từng nhìn nhận thẩm định giá với mục đích bán tài sản nhà nước với giá thấp, mua sắm tài sản nhà nước với giá cao hơn giá thị trường, tạo điều kiện cho nhiều đối tượng tha hóa tham nhũng, tiêu cực, gây thất thoát tài sản nhà nước.

Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi về chất lượng hoạt động thẩm định giá và nghi hoặc về đạo đức thẩm định viên khi số lượng doanh nghiệp vi phạm có dấu hiệu tăng dần với mức độ vi phạm trầm trọng hơn.

Lý giải về điều này, ông Phạm Văn Bình, Trưởng phòng Quản lý thẩm định giá, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), cho rằng dù quy trình về pháp luật khá rõ ràng nhưng xảy ra nhiều vụ việc thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá thông đồng cấu kết với chủ tài sản, khách hàng thẩm định giá, làm sai lệch, thao túng kết quả thẩm định giá.

Cơ quan quản lý nhà nước dùng nhiều quy định, thanh tra giám sát, tuyên truyền tuy nhiên, tình trạng thông đồng, móc ngoặc vẫn chưa được ngăn chặn triệt để.

SIẾT CHẶT QUẢN LÝ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

Để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với chất lượng hoạt động thẩm định giá, ông Phạm Thanh Bình cho rằng, việc áp dụng quy định mới tại Nghị định số 12 có hiệu lực từ tháng 5/2021 đã và sẽ góp phần siết chặt quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm định giá, hướng tới nâng cao chất lượng trong bối cảnh điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá hiện được đánh giá là còn quá mở, dẫn đến số lượng các doanh nghiệp thẩm định giá phát triển nóng vượt quá định hướng phát triển nghề giai đoạn 2013 – 2020.

Mặt khác, nhờ đó để khắc phục được tình trạng một số cá nhân là người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá do làm ăn yếu kém, chất lượng dịch vụ thẩm định giá thấp hoặc bị khiếu nại, tố cáo, đã cố tình giải thể doanh nghiệp cũ để trốn tránh trách nhiệm và ngay sau đó thành lập doanh nghiệp mới.

Ông Phạm Văn Bình, Trưởng phòng Quản lý thẩm định giá, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính).
Ông Phạm Văn Bình, Trưởng phòng Quản lý thẩm định giá, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính).

“Phương pháp thẩm định giá tài sản chủ yếu dựa trên đầu vào là sử dụng số liệu, thông tin nhưng các đối tượng này cố tình thông đồng, móc ngoặc sẽ dẫn đến sai lệch kết quả.

Về mặt chủ quan, những vụ khởi tố thời gian qua chủ yếu thiên về đạo đức của thẩm định viên”, ông Bình phân tích.

Việc quy định thời gian tối thiểu 1 năm để được tiếp tục là người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá khác, phần nào khắc phục được tình trạng trên.

Đồng thời, yêu cầu cao hơn đối với người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá phải có ít nhất 3 năm (36 tháng) là thẩm định viên về giá hành nghề trước khi trở thành người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá.

Bên cạnh đó, Nghị định 12/2021 cũng quy định về nghĩa vụ ký Báo cáo kết quả thẩm định giá, Chứng thư thẩm định giá của thẩm định viên về giá hành nghề. Theo đó, thẩm định viên về giá hành nghề phải ký ít nhất 10 bộ Chứng thư và Báo cáo kết quả thẩm định giá trong năm được thông báo hành nghề.

Ngoài ra, công tác kiểm tra, thanh tra giá và xử lý vi phạm pháp luật về giá cũng là một nội dung được chú trọng trong thời gian triển khai Luật Giá và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bộ Tài chính cũng chủ động tiến hành kiểm tra đột xuất hoặc đưa vào danh sách kiểm tra trong năm kế tiếp đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm.

Cuối mỗi năm, trên cơ sở kết quả kiểm tra, Bộ Tài chính đều có Công văn nhắc nhở các doanh nghiệp thẩm định giá về việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thẩm định giá, trong đó có những nội dung đánh giá chung về tình hình hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp, chỉ ra những tồn tại của các doanh nghiệp trong kỳ kiểm tra, đặc biệt đưa ra những yêu cầu chấn chỉnh đối với các doanh nghiệp thẩm định giá nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Luật Giá, các văn bản hướng dẫn Luật và tuân thủ Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

Ngoài ra, theo nhìn nhận của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chất lượng của hoạt động thẩm định giá phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của thẩm định viên về giá. Do đó, cần phải điều chỉnh chính sách về thẩm định viên về giá để đảm bảo năng lực của đội ngũ này; từ đó, sẽ nâng cao chất lượng của báo cáo kết quả thẩm định giá cũng như chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp thẩm định giá.

Đồng thời, cũng theo cơ quan này, hoàn thiện về cơ chế thẩm định giá nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra trong thực tiễn hiện nay, thúc đẩy kiện toàn cơ chế kiểm soát, chế tài đối với các doanh nghiệp thẩm định giá. Thông qua đó, loại trừ các đơn vị yếu về chuyên môn, có tư tưởng chộp giật, ảnh hưởng chung đến cả ngành dịch vụ…

Thẩm định giá (Price appraisal) là gì? Qui định chung về thẩm định giá

Thẩm định giá (tiếng Anh: Price appraisal) là việc đánh giá hay đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định.

book-on-wooden-table

Hình minh họa (Nguồn: Appraisal Buzz)

Thẩm định giá (Price appraisal)

Thẩm định giá– danh từ, trong tiếng Anh được gọi làPrice appraisal.

TheoLuật giá năm 2012: “Thẩm định giálà việc cơ quan, tổ chức có chức năngthẩm định giáxác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo qui định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩnthẩm định giá.”

Qui định chung về thẩm định giá

Hoạt động thẩm định giá

– Tổ chức đáp ứng đủ điều kiện theo qui định pháp luật được hoạt độngthẩm định giá.

– Cá nhân không được hoạt độngthẩm định giáđộc lập.

– Hoạt độngthẩm định giáphải tuân thủ qui định vềthẩm định giácủa pháp luật.

Nguyên tắc hoạt động thẩm định giá

– Tuân thủ pháp luật, tiêu chuẩnthẩm định giáViệt Nam.

– Chịu trách nhiệm về hoạt độngthẩm định giátheo qui định của pháp luật.

– Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, tính trung thực, khách quan của hoạt độngthẩm định giávà kết quảthẩm định giá.

– Bảo mật thông tin theo qui định của pháp luật.

Qui trình thẩm định giá tài sản

– Xác định tổng quát về tài sản cầnthẩm định giávà xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sởthẩm định giá.

– Lập kế hoạchthẩm định giá.

– Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.

– Phân tích thông tin.

– Xác định giá trị tài sản cầnthẩm định giá.

– Lập báo cáo kết quảthẩm định giá, chứng thưthẩm định giávà gửi cho khách hàng, các bên liên quan.

Tài sản thẩm định giá

– Tài sản của tổ chức, cá nhân có nhu cầuthẩm định giá.

– Tài sản mà Nhà nước phảithẩm định giátheo qui định của pháp luật về quản lí, sử dụng tài sản nhà nước và qui định khác của pháp luật có liên quan.

Kết quả thẩm định giá

– Kết quảthẩm định giáđược sử dụng làm một trong những căn cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản theo qui định của pháp luật và các bên liên quan xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá đối với tài sản.

– Việc sử dụng kết quảthẩm định giáphải đúng mục đích ghi trong hợp đồngthẩm định giáhoặc văn bản yêu cầuthẩm định giácủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Kết quảthẩm định giáchỉ được sử dụng trong thời hạn có hiệu lực được ghi trong báo cáo kết quảthẩm định giávà chứng thưthẩm định giá.

Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá

– Tổ chức nghề nghiệp vềthẩm định giáđược thành lập và hoạt động theo qui định của pháp luật về hội và qui định của pháp luật vềthẩm định giá.

– Tổ chức nghề nghiệp vềthẩm định giáđược tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ vềthẩm định giávà thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hoạt độngthẩm định giátheo qui định của pháp luật. (TheoLuật giá năm 2012)

Thẩm định giá doanh nghiệp, một số vấn đề lưu ý

Với sự phát triển của thị trường kinh tế tài chính, thẩm định giá doanh nghiệp và các lợi ích của nó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Nó cung cấp bức tranh tổng quát về giá trị của một doanh nghiệp, là cơ sở quan trọng phục vụ cho đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá đưa ra quyết định hợp lý trong các vấn đề.

Thẩm định giá doanh nghiệp, một số vấn đề lưu ý
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực được nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 0909399961

Thế nào là thẩm định giá doanh nghiệp?

Căn cứ Tiêu chuẩn Thẩm định giá Quốc tế 2005: “Doanh nghiệp là một tổ chức thương mại, công nghiệp, dịch vụ hay đầu tư đang theo đuổi một hoạt động kinh tế”.
Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế gồm các phương tiện tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm / dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu khác.
Thẩm định giá doanh nghiệp là quá trình đánh giá hay ước lượng giá trị thị trường của các quyền và lợi ích xuất phát từ quyền sở hữu doanh nghiệp cho chủ doanh nghiệp. Quá trình này do tổ chức hành nghề hoặc thẩm định viên chuyên nghiệp tiến hành. Việc thẩm định giá doanh nghiệp đem lại nhiều lợi ích cho chủ doanh nghiệp như: bảo vệ doanh nghiệp; biết được quy mô, năng lực của doanh nghiệp để điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và sản xuất… Đặc biệt, việc thẩm định giá doanh nghiệp là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp thu hút vốn từ các nhà đầu tư tài chính.

Khi nào cần thẩm định giá doanh nghiệp

Thẩm định giá doanh nghiệp thường nhằm phục vụ cho các mục đích chủ yếu sau đây:

  • Thương vụ M&A, giải thể, phá sản doanh nghiệp
  • Góp vốn, mua bán, chuyển nhượng cổ phần của doanh nghiệp
  • Niêm yết trên sàn chứng khoán
  • Cấp tín dụng đầu tư kinh doanh
  • Các vấn đề liên quan tới thuế
  • Giải quyết, xử lý tranh chấp, các nghĩa vụ tài chính
  • Chuẩn bị cho việc phát hành trái phiếu ra công chúng lần đầu (IPO)

Các tiêu chí để thẩm định giá doanh nghiệp

Thẩm định giá trị doanh nghiệp được các thẩm định viên dựa vào Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 “Thẩm định giá doanh nghiệp” được ban hành kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BTC ngày 27 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính bao gồm 3 cách tiếp cận cơ bản gồm: Cách tiếp cận từ thị trường; Cách tiếp cận từ chi phí; Cách tiếp cận từ thu nhập.
Doanh nghiệp như là một tài sản đầu tư, do vậy giá trị doanh nghiệp phụ thuộc vào lợi nhuận mang lại cho nhà đầu tư. Giá trị doanh nghiệp là tổng hiện giá của tất cả lợi nhuận có khả năng mang lại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các tiêu chí để thẩm định giá doanh nghiệp gồm:
– Giá chuẩn của tài sản được pháp luật quy định và áp dụng trong những trường hợp giao dịch, mua bán nhất định, cụ thể
– Giá thị trường: tức là giá trị tài sản được đặt trong giả thiết sẽ được trao đổi, mua bán giữa một bên là người mua sẵn sàng mua với một bên là người bán sẵn sàng bán trong một giao dịch mua bán trên thị trường công khai, minh bạch. Đây là tiêu chí quan trọng nhất trong thẩm định giá doanh nghiệp.
– Giá trị đầu tư: là giá trị của một tài sản đối với một hoặc một nhóm nhà đầu tư nào đó theo những mục tiêu đầu tư đã xác định.
– Giá trị hoạt động kinh doanh: Là giá trị doanh nghiệp kỳ vọng tiếp tục kinh doanh trong tương lai.
– Giá trị thanh lý: ngược lại với giá trị đầu tư, giá trị thanh lý là giá trị ước tính khi bán doanh nghiệp không còn tiếp tục hoạt động. Trong thanh lý, giá trị của phần lớn tài sản vô hình (ví dụ bí mật kinh doanh, danh tiếng, độ nhận diện thương mại) có chiều hướng bằng không. Các chi phí đi kèm với việc thanh lý cũng được tính và khấu trừ vào giá trị doanh nghiệp ước tính.

Hồ sơ thẩm định giá doanh nghiệp

Hồ sơ thẩm định giá bao gồm toàn bộ những thông tin, tài liệu cần thiết, phục vụ cho quá trình thẩm định giá tài sản để hình thành kết quả thẩm định giá cuối cùng và sát với giá chuẩn của tài sản. Thành phần của từng hồ sơ thẩm định giá có thể khác biệt căn cứ vào mục đích thẩm định giá và loại tài sản cần thẩm định giá. Hồ sơ thẩm định giá doanh nghiệp thường gồm một số tài liệu sau:
– Quyết định thành lập doanh nghiệp
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Giấy chứng nhận cấp mã số thuế
– Quyết định thành lập đơn vị trực thuộc
– Biên bản góp vốn
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
– Các quyết định đổi tên khác, bổ sung chức năng….

Thẩm định giá doanh nghiệp còn chỉ ra những thay đổi cần thiết về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp. Việc thẩm định giá doanh nghiệp hỗ trợ Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc đưa ra những quyết định quan trọng với đường hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Đồng thời cũng cung cấp những đánh giá về năng lực đối với một số các vị trí nhân lực chủ chốt

Làm thế nào để thẩm định giá nhà đất online?

Thẩm định giá nhà đất online là dịch vụ đã xuất hiện trong vài năm trở lại đây và ngày càng trở nên thiết yếu để đáp ứng nhu cầu thời đại công nghệ số 4.0 cũng như hoàn cảnh dịch bệnh hiện nay. Nhà đất luôn là những tài sản có giá trị cao. Vậy nên, trước khi thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, đền bù, phân chia,… cần tìm hiểu và xác định chính xác giá trị ngôi nhà, mảnh đất của mình.

thẩm định giá nhà đất online
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực được nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 0909399961

Khi nào cần thẩm định giá nhà đất online?

Theo khoản 15 Điều 4 Luật giá năm 2012 số 11/2012/QH13, Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

Thẩm định giá nhà đất (hay còn gọi là thẩm định giá bất động sản) là số tiền ước tính về giá trị của quyền sở hữu bất động sản: quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình vật kiến trúc gắn liền với nhà đất đang được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá và cho một mục đích đã được xác định rõ trong những điều kiện của một thị trường nhất định với những phương pháp phù hợp được quy định trong các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế.

Việc thẩm định giá nhà đất cũng giống như việc thẩm định giá các tài sản khác thường được thực hiện để đáp ứng nhu cầu ước tính giá trị tài sản với các mục đích như:

  • Thế chấp tài sản, bảo lãnh tín dụng với các tổ chức tín dụng;
  • Giao dịch mua bán, chuyển nhượng và góp vốn thành lập doanh nghiệp;
  • Thủ tục mua bán và sáp nhập doanh nghiệp;
  • Xử lý nợ, giải thể, phá sản doanh nghiệp;
  • Đền bù, mua bảo hiểm tài sản;
  • Phân chia, thừa kế tài sản;
  • Và các mục đích tùy thuộc vào nhu cầu của cá nhân sở hữu nhà đất.

Tham khảo thêm về:Thẩm định là gì

Thẩm định giá nhà đất online như thế nào?

Bước 1: Cung cấp các thông tin, tài liệu về nhà đất mà đơn vị cung cấp dịch vụ định giá nhà đất online yêu cầu.
Bước 2: Sau đó, bộ phận tiếp nhận hồ sơ yêu cầu thẩm định giá và tiến hành thẩm định dựa trên các phân tích của thẩm định viên / chuyên gia như: đặc điểm, tình trạng của nhà đất, bảng giá nhà đất tại địa phương, giá bán của các nhà đất lân cận,…
Bước 3: Sau khi tổng hợp dữ liệu, Website đưa ra báo cáo đánh giá cuối cùng về giá trị sơ bộ ước tính của nhà đất dựa trên các thông tin được cung cấp. Vậy nên thông tin, dữ liệu về nhà đất nhập vào càng chi tiết và cụ thể, khả năng website đưa ra giá trị chính xác lại càng cao.

Hồ sơ cần chuẩn bị để định giá nhà đất online?

Bạn có thể tham khảo các website có tên tuổi trong lĩnh vực bất động sản như: dinhgianhadat.vn, Bandogiadat.com, mogi.vn, batdongsan.com.vn, homedy.com, cafeland.vn,…
Để tự động phân tích, thống kê để ra kết quả chính xác và khách quan nhất các website này thường yêu cầu những nội dung sau để định giá như sau
(i) Về loại hình nhà đất:
– Loại nhà: nhà phố, biệt thự, kho xưởng, cao ốc văn phòng, căn hộ chung cư,…
– Loại đất: đất thổ cư, đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp khác, đất lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy hải sản, đất chuyên dụng, đất hỗn hợp,…
(ii) Thông tin địa chỉ, vị trí nhà đất
– Tỉnh, thành phố
– Quận / huyện
– Phường, xã
– Đường phố
– Số nhà cụ thể
– Vị trí: mặt tiền, trong ngõ, trong hẻm,…
(iii) Thông tin diện tích nhà đất
– Diện tích đất xây dựng
– Số tầng
– Số lượng phòng
(iv) Thông tin về chất lượng nhà đất: loại đất, kết cấu, độ dày tường,…
(v) Đặc điểm của nhà đất
– Đặc điểm tốt: mặt đường chính, thuận tiện di chuyển tới các địa điểm du lịch, gần chợ / siêu thị, có cổng bảo vệ, an ninh khu vực,…
– Đặc điểm xấu: trong ngõ ngách, có cột điện trước nhà, bị quy hoạch treo, gần khu xử lý rác thải,…

Những đơn vị nào có thể tiến hành thẩm định giá nhà đất online?

Bạn có thể sử dụng những công cụ, dịch vụ định giá nhà đất trực tuyến trên các nền tảng trực tuyến được cung cấp miễn phí với sự hỗ trợ của những người có nhiều tư vấn viên, chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, thẩm định giá.

Ngoài ra, bạn có thể truy cập vào các trang lớn của các công ty uy tín về thẩm định bất động sản để tham khảo thông tin về giá nhà đất và yêu cầu các dịch vụ, cách thức thẩm định thích hợp như: CPA Valuation, Davi valuation, Thẩm định giá Thành Đô,…
Hoặc bạn có thể lên các trang mạng xã hội và tham khảo ý kiến của những chuyên gia có chứng chỉ hành nghề định giá bất động sản với nhiều năm kinh nghiệm về bất động sản để thẩm định giá nhà đất cho bạn.

Thẩm định đúng giá trị nhà đất – một trong các nguồn vốn tài sản vào các hoạt động kinh tế, qua đó thúc đẩy các bất động sản tham gia vào các giao dịch kinh tế. Đồng thời, có khả năng tháo gỡ những mâu thuẫn về giá giữa các bên tham gia giao dịch mua bán, trao đổi, chuyển nhượng trên thị trường, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường và giảm thiểu các rủi ro cho các bên tham gia giao dịch. Từ đó hướng tới xây dựng và phát triển nền kinh tế phát triển bền vững. Đặc biệt, việc thẩm định giá nhà đất chính xác và gần với giá thị trường nhất mang lại lợi ích cho cả bên bán và bên mua, bên bán sẽ không bị bán rẻ bán hớ, người mua không bị mua quá đắt với giá trên trời.

Thẩm định là gì

Bạn đang thắc mắc những vấn đề liên quan đến thẩm định ư? Vậy đừng bỏ lỡ bài viết này nhé! Đọc ngay để biết thẩm định là gì? Quy trình thẩm định được thực hiện như thế nào? Sự khác biệt của thẩm định và thẩm tra?

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 0909399961

Thẩm định là gì?

Thẩm định là gì?Hiện nay, quy định pháp luật chưa cụ thể hóa khái niệm thẩm định, vì tùy thuộc vào lĩnh vực chuyên ngành thẩm định sẽ hiểu theo cách khác nhau. Tuy nhiên, mọi ý nghĩa củathẩm định đều có nghĩa làmột sự xem xét, đánh giá vấn đề và đưa ra kết luận mang tính pháp lý thể hiện dưới dạng văn bản. Người thực hiện thẩm định phải là người có lĩnh vực nghiệp vụ chuyên môn nhất định về vấn đề mà mình xem xét, đánh giá.

Mục đích của thẩm định là một trong những hoạt động được tiến hành có tiêu chí, đánh giá nhất định nhằm đánh giá vấn đề pháp lý một cách chính xác, đầy đủ nhất. Mỗi lĩnh vực khác nhau định nghĩa của thẩm định sẽ được thay đổi ít nhiều về nội dung của thẩm định phù hợp với vấn đề cần đánh giá. Trường hợp theo quy định tại khoản 15, Điều 14, Luật giá 2012Thẩm định là gì? Thẩm định theo luật giáđược định nghĩa là việc cơ quan/tổ chức có chức năng thực hiện việc thẩm định giá, nhằm mục đích xác định giá trị bằng tiền của một hoặc nhiều loại tài sản theo quy định của pháp luật phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm cụ thể, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

Thẩm định là gì theo cách hiểu của Luật xây dựngquy định tại khoản 36, Điều 3 Luật Xây dựng 2020 sửa đổi bổ sung Luật xây dựng 2014 thìThẩm địnhđược hiểu là việc người quyết định đầu tư/chủ đầu tư/những người thuộc lĩnh vực chuyên môn xây dựng sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật. Cụ thể bao gồm việc thẩm định của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư để quyết định đầu tư xây dựng và phê duyệt thiết kế xây dựng; việc thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng để kiểm soát việc tuân thủ quy định pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng.

Mặc dù thẩm định có nhiều định nghĩa khác nhau trong nhiều lĩnh vực thì chung quy lại thẩm định là việc chủ thể có chuyên môn, nghiệp vụ đưa ra những đánh giá dựa trên những tiêu chí nhất định của từng lĩnh vực.

Quy trình thẩm định

Quy tình thẩm định là gì?Tùy thuộc vào lĩnh vực cần thực hiện thẩm định, pháp luật quy định quy trình tương ứng với lĩnh vực đó. Ví dụquy trình thẩm định giáđược tiến hành như sau:

Bước 1. Xác định tổng quát những vấn đề về tài sản cần thẩm định

Người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể tiến hành xác nhận những thông tin, vấn đề về tài sản cần thẩm định. Xác định giá trị thị trường/phi thị trường để làm cơ sở thẩm định giá của tài sản đó.

Bước 2.Lập kế hoạch thẩm định giá cụ thể

Việc lập kế hoạch thẩm định giá sẽ giúp chủ thể thực hiện xác định rõ về phạm vi, nội dung công việc thẩm định, tiến độ thực hiện từng giai đoạn thẩm định và đánh giá tổng quát tiến độ thực hiện của toàn bộ cuộc thẩm định giá.

Bước 3.Khảo sát thực tế để thu thập thông tin

Việc thẩm định giá dựa trên thị trường, thực tế. Vì vậy việc khảo sát thị trường thực tế nhằm mục đích đưa đến thông tin xác thực để làm cơ sở thẩm định giá chính xác.

Bước 4. Phân tích thông tin đã thu thập

Sau khi đã có đầy đủ cơ sở để thẩm định, thì chủ thể thực hiện sẽ tiến hành phân tích thông tin dựa trên những cơ sở đã thu thập. So sánh các yếu tố và đưa ra kết luận thẩm định giá cả cụ thể.

Bước 5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.

Căn cứ các cách tiếp cận thẩm định giá quy định tại những Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam do BTC đã ban hành, thẩm định viên sẽ phân tích và quyết định phương pháp thẩm định giá phù hợp với mục đích thẩm định giá, cơ sở giá trị của tài sản, mức độ sẵn có của các dữ liệu, thông tin để áp dụng các phương pháp thẩm định giá và phù hợp với các quy định của pháp luật liên quan (nếu có).

Bước 6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá/chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng/các bên liên quan.

Báo cáo kết quả thẩm định giá/chứng thư thẩm định giá được lập tuân thủ quy định tạiTiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 06.

Phân biệt thẩm định và thẩm tra

Thẩm định là gì? Thẩm tra là gì?Nhiều người nhầm tưởng thẩm định và thẩm tra là một. Nhưng thực tế, đây là hai khái niệm khác nhau. Theo cách hiểu thông thường thẩm tra chính là việc điều tra, tìm hiểu để xem xét lại những vấn đề đã kết luận lúc trước đúng hay sai, vấn đề kết luận có chính xác hay không? Theo cách hiểu pháp lý việc thẩm tra thường đi với việc kiểm tra, đánh giá vấn đề một cách kỹ lưỡng về nội dung, đối tượng, phạm vi, tính khả thi của vấn đề…

Về bản chấtthì thẩm định là việc xem xét, phân tích để đánh giá một vấn đề, còn thẩm tra mang tính xem xét lại một vấn đề cụ thể kiểm tra tính chính xác, đúng sai của vấn đề đó. Tóm lại, thẩm định và thẩm tra đều là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể để xem xét, đánh giá về vấn đề nào đó dựa trên các tiêu chí về nội dung hình thức để đưa ra những kết luận, giải pháp, kiến nghị hợp lý nhất.