Thẩm Định Dự Án

Liên Hệ : 0909.399.961

Archives 2015

Chú ý phong thủy cầu thang giúp gia đình “tụ khí”

Cầu thang là một phần không thể thiếu trong các ngôi nhà cao tầng, không chỉ giúp việc đi lại dễ dàng hơn mà còn thúc đẩy sinh khí lưu thông trong nhà.


Hình dạng:

Cầu thang là con đường mà không khí di chuyển nhanh, có thể khiến cho không khí từ tầng một mà căn nhà sẵn có di chuyển lên các tầng khác. Khi người men theo bậc thang để lên xuống, sẽ khuấy động không khí, khiến cho không khí di chuyển nhanh hơn. Để đạt được mục đích tích gió tụ khí, khí lưu cần quay vòng, kị xung trực tiếp, do vậy cầu thang càng dốc, tác dụng phụ về mặt phong thủy lại càng mạnh. Cầu thang nên thiết kế vòng xoắn ốc ở đầu và bậc lớn để vòng, ngoài ra, nên dùng gỗ hơn là đá và kim loại.


Bố trí:

Cầu thang kị nhất là thiết kế ở trung tâm của nhà, vì như vậy sẽ khiến “cái phụ lấn át cái chính”. Cầu thang để di chuyển, người lên lên xuống xuống khiến nơi này náo nhiệt không yên, làm lãng phí nơi quan trọng nhất của ngôi nhà. Hơn nữa việc “giẫm đạp” cũng sẽ khiến cho vận thế của gia chủ sa sút.

Cầu thang không được xung với cửa chính, xung ở đây không chỉ là đối diện trực tiếp với cửa mà còn cả hướng đi. Ví dụ như cửa chính hướng đông, lối đi cầu thang tốt nhất nên quay về hướng Nam, Bắc. Nếu như không thể thay đổi, có thể dùng bình phong, giá đựng đồ, tủ để ngăn cách, nếu không sẽ không thể tụ khí, tiền đến rồi đi, không thể giữ được.

Cầu thang không nên đặt ở phương Sát, nếu không sẽ dễ gặp tai họa hoặc tranh chấp. Cầu thang của một số nhà đặt ở phương Hổ, tức là bên phải từ trong nhà ra ngoài cửa, loại nhà này đa số là phụ nữ làm chủ, nam giới sống trong nhà không quá 3 năm sẽ gặp nạn, hoặc sẽ có người phải tái hôn.

Cầu thang tốt nhất nên đặt ở vị trí tài. Cầu thang là nhân tố ảnh hưởng đến tài quan trọng và rõ ràng nhất, nếu như cầu thang đặt ở vị trí tài sẽ có hiệu quả thúc đẩy tài vận rất tốt. Dù cầu thang cao hay thấp, lớn hay nhỏ, đều xem như Thủy, nhìn từ góc độ huyền không, nên đặt ở vị trí Thành Môn, Long Thần, từ góc độ Trạch Giáp nên đặt ở vị trí Sinh Khí, Diên Niên, Thiên Y.

Chú ý phong thủy cầu thang giúp gia đình “tụ khí”

Cầu thang là một phần không thể thiếu trong các ngôi nhà cao tầng, không chỉ giúp việc đi lại dễ dàng hơn mà còn thúc đẩy sinh khí lưu thông trong nhà.

Hình dạng:
Cầu thang là con đường mà không khí di chuyển nhanh, có thể khiến cho không khí từ tầng một mà căn nhà sẵn có di chuyển lên các tầng khác. Khi người men theo bậc thang để lên xuống, sẽ khuấy động không khí, khiến cho không khí di chuyển nhanh hơn. Để đạt được mục đích tích gió tụ khí, khí lưu cần quay vòng, kị xung trực tiếp, do vậy cầu thang càng dốc, tác dụng phụ về mặt phong thủy lại càng mạnh. Cầu thang nên thiết kế vòng xoắn ốc ở đầu và bậc lớn để vòng, ngoài ra, nên dùng gỗ hơn là đá và kim loại.

Bố trí:
Cầu thang kị nhất là thiết kế ở trung tâm của nhà, vì như vậy sẽ khiến “cái phụ lấn át cái chính”. Cầu thang để di chuyển, người lên lên xuống xuống khiến nơi này náo nhiệt không yên, làm lãng phí nơi quan trọng nhất của ngôi nhà. Hơn nữa việc “giẫm đạp” cũng sẽ khiến cho vận thế của gia chủ sa sút.
Cầu thang không được xung với cửa chính, xung ở đây không chỉ là đối diện trực tiếp với cửa mà còn cả hướng đi. Ví dụ như cửa chính hướng đông, lối đi cầu thang tốt nhất nên quay về hướng Nam, Bắc. Nếu như không thể thay đổi, có thể dùng bình phong, giá đựng đồ, tủ để ngăn cách, nếu không sẽ không thể tụ khí, tiền đến rồi đi, không thể giữ được.
Cầu thang không nên đặt ở phương Sát, nếu không sẽ dễ gặp tai họa hoặc tranh chấp. Cầu thang của một số nhà đặt ở phương Hổ, tức là bên phải từ trong nhà ra ngoài cửa, loại nhà này đa số là phụ nữ làm chủ, nam giới sống trong nhà không quá 3 năm sẽ gặp nạn, hoặc sẽ có người phải tái hôn.
Cầu thang tốt nhất nên đặt ở vị trí tài. Cầu thang là nhân tố ảnh hưởng đến tài quan trọng và rõ ràng nhất, nếu như cầu thang đặt ở vị trí tài sẽ có hiệu quả thúc đẩy tài vận rất tốt. Dù cầu thang cao hay thấp, lớn hay nhỏ, đều xem như Thủy, nhìn từ góc độ huyền không, nên đặt ở vị trí Thành Môn, Long Thần, từ góc độ Trạch Giáp nên đặt ở vị trí Sinh Khí, Diên Niên, Thiên Y.

Những vị trí ngôi nhà mặt tiền phạm phong thủy

Nói về sự ảnh hưởng trong xem phong thuy với trường hợp những con đường tiếp cận với ngôi nhà rất lớn so với tưởng tượng của bạn. 

 

Những vị trí ngôi nhà mặt tiền phạm phong thủy

Trong phong thủy, những con đường có sức mạnh tương tự như dòng chảy của các con sông. Nếu con đường có tốc độ lưu thông nhanh thì cũng giống như một dòng sông nước chảy xiết. Con đường lúc này sẽ mang năng lượng có hại. Những tuyến đường cao tốc vì thế thường mang những năng lượng phong thủy không mấy tốt lành. Còn những con đường vắng thì lại giống như một dòng sông êm đềm, bình yên. Dưới đây là những vị trí tiếp cận xấu mà các ngôi nhà mặt tiền dễ gặp phải:

1. Con đường đâm thẳng vào cửa chính

Trong phong thuy nha o thì con đường được ví giống như dòng nước chảy – mà “thủy” lại quản về tài lộc, những nơi có thủy tụ được cho là sẽ hưởng tài lộc. Tuy nhiên, chỉ những dòng nước đến và tụ lại mới tốt còn nước xung thẳng lại rất xấu.

Con đường đâm thẳng vào cửa chính

Những ngôi nhà nằm ở vị trí cuối con đường cụt có đường đâm thẳng vào cửa chính thì nằm ở thế đất xấu. Những người sống trong ngôi nhà này có thể bị tai nạn xe cộ, thương tật hoặc mắc các bệnh phải mổ xẻ.

Với những ngôi nhà phạm phải thế đất này, có thể dùng gương bát quái treo ở trước cửa nhà để phản chiếu lại những luồng sát khí, hóa giải thế nhà xấu. Một cách nữa là trồng một số loại cây bụi phía trước nhà cũng giúp hấp thu các năng lượng xấu.

2. Đường chiếu tới từ cả hai phía

Phong thủy cho rằng con đường quanh co mang năng lượng tốt hơn so với những con đường thẳng tắp. Nếu những con đường thẳng lại thêm lưu thông trên đường như mắc cửi thì những người sống trong các ngôi nhà ở hai bên đường cũng khó có được một cuộc sống bình lặng. Tuy nhiên, những con đường có hình thế uốn cong như ‘ôm’ lấy ngôi nhà thì lại có phong thủy tốt. Nó được hiểu với nghĩa là tiền được đổ vào dễ dàng nhưng ít khi bị thất thoái.

Đường chiếu tới từ cả hai phía

Ngược lại, thế đất mà cả hai phía đều có con đường chiếu thẳng tới mặt tiền ngôi nhà sẽ khiến gia chủ rất dễ gặp phải biến cố, lắm tai họa, dù có xem ngày tốt xấu và áp dụng các cách hóa giải thì cũng không mấy hiệu quả.

3. Đường chạy cả đằng trước và sau ngôi nhà

Nhiều người lầm tưởng nhà có hai mặt đường là thuận lợi nhưng thực chất lại bị coi là xấu. Sách Hoàng đế trạch kinh có ghi rằng “hai bên nhà mà đều có đường dễ gặp họa diệt vong, vạn sự cũng khó thành, lại hay mắc tai ương, tài sản dễ bị trộm cắp, có thể tán gia bại sản hoặc luôn bị những kẻ quyền chức quấy nhiễu”.

4. Ngôi nhà bị kẹp giữa hai con đường giao nhau

Những ngôi nhà mặt tiền nằm tại ngã tư có giao thông thuận tiện thông thường cũng rất thuận lợi cho việc buôn bán, kinh doanh. Thế nhưng những ngôi nhà này lại không thích hợp để ở. Phong thủy cho rằng, không phải ai cũng có thể ở nhà nơi ngã tư đường. Chỉ những ai thuộc nhóm bát tự thích hợp mới có thể làm ăn phát đạt ở nhà ngã tư, với đa số còn lại, ở ngã tư đều lợi bất cập hại. Những ngã tư đường thường tạo thành thế đất có hình như hai lưỡi kéo, thế đất này có nhiều sát khí có thể làm cho người trong nhà dễ gặp tai nạn, bệnh tật.

Vì sao nhà ở thường thiết kế tọa bắc hướng Nam

Vì sao nhà ở thường thiết kế tọa bắc hướng Nam

Nhà ở thường thiết kế tọa bắc hướng Nam

 Nhà ở tọa bắc hướng Nam, đó là một trong những nguyên tắc trong lý luận xem phong thuy truyền thống. Trong “Dịch chiêm học” nói, phương nam thảo mộc
sinh sôi nhiều, dương khí đầy đủ, hướng nam được xem là hướng thịnh
vượng nhất.

1. Tại sao lại phải chọn nhà hướng Nam

Người xưa cho rằng hướng Bắc là âm, Nam là dương, mảnh đất theo phong thủy thấy tốt là phải âm dương hài hòa. Trên thực tế, phương vị HƯỚNG NAM không dễ tìm, vì vậy dùng hướng chính Nam làm nguyên tắc, hơi nghiêng về Đông hoặc Tây cũng không trở ngại gì. Nếu không có cách nào xây dựng nhà ở theo hướng Nam, thì cần mở nhiều cửa sổ ở hướng Nam hoặc xây giếng trời, tăng thêm ánh sáng, khí ấm, hoặc trồng nhiều cây ở hướng Bắc để bù đắp.

Nếu gia chủ thuộc nhóm tuổi hợp “Đông tứ trạch” và có được nhà hướng Nam, vừa hợp hướng vừa hợp môi trường nhà ở, thì thật sự là lý tưởng.

Trước hết, do vị trí địa lý và đặc thù khí hậu của Việt Nam (khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, gió mùa) nên đối với hầu hết các vùng, miền, hướng Nam là hướng thuận lợi nhất để xây dựng nhà cửa, có thể đón được đầy đủ ánh sáng và gió mát hơn hẳn các hướng khác.

Theo phong thuy nha o ngôi nhà xây hướng Nam có thể tránh được ánh nắng chói từ phía Đông vào buổi sáng, buổi chiều lại không bị nắng từ phía Tây chiếu gay gắt vào, đồng thời cũng tránh được gió nóng từ phía Tây thổi tới, không bị ảnh hưởng bởi gió lạnh từ phương Bắc tràn về. Trong khi đó, vào mùa hè lại có thể đón được những ngọn gió mát từ hướng Đông Nam và hướng chính Nam.

Từ thời xa xưa, con người đã biết tận dụng hướng Nam để được ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè, tăng sức đề kháng của cơ thể, tránh sự ảnh hưởng, xâm hại của tự nhiên đối với sức khỏe.

Mặt khác, hướng Nam cũng là hướng mặt trời lên cao, tượng trưng cho lửa, dương lực, tượng trưng cho mùa hạ, sự ấm áp…, cũng chính là hướng tượng trưng cho thời kỳ mạnh mẽ nhất của cuộc đời mỗi con người, có thể phát huy khả năng, sức mạnh của bản thân mỗi người. Hướng Nam có liên quan đến địa vị xã hội, tiền tài, năng lực lãnh đạo, trí tuệ, tài năng của con người.

Theo Tiên Thiên Bát Quái, phía Nam có tượng là quẻ Càn (trời, vua…), do vậy phía Nam được coi là hướng của bậc đế vương. Còn theo Hậu Thiên Bát Quái, hướng Nam có tượng là quẻ Ly, biểu tượng của ánh sáng và lửa. Do đó, các bậc vua chúa thường tọa Bắc hướng Nam để hướng về lẽ sáng mà xử lý công việc, cai quản thiên hạ; cung điện, thành quách cũng được xây theo hướng này nhằm bảo vệ vị trí chí cao vô thượng.

Lý luận phong thuỷ phái Bát trạch cho rằng, hướng Nam chỉ thích hợp với người mệnh Đông tứ. Tuy vậy, những người mệnh Tây tứ không nên bỏ qua hướng nhà này.

Nếu nhà hướng Nam nhưng không hợp mệnh với chủ nhà, có thể xem ngay tot xau dùng gương bát quái để hóa giải điều này, đồng thời có thể dùng các hình thức bài trí nội thất, đặc biệt là vị trí bếp và phòng ngủ để tạo sự tương tác tốt, dung hòa hướng xấu đó.

Ngoài ra, có thể sử dụng các pháp khí trong phong thủy để kích hoạt khí trường của ngôi nhà, tạo cho ngôi nhà một trạch vận tốt đẹp.

2. Lý do nên chọn nhà hướng Nam

– Tránh gió Bắc: Nhà tọa tại bắc hướng Nam không chỉ vì ánh sáng, thông gió mà là còn để tránh gió Bắc. 

– Thông gió tốt: Tọa tại bắc hướng Nam sẽ khiển không khí trong nhà ở được lưu thông một cách đầy đủ.

– Có ánh sáng tốt: “Trạch kinh” nói, phàm cửa sổ hướng Nam, Đông Nam hoặc Tây Nam, ánh sáng trong nhà sẽ tốt.

Ngôi nhà tọa ở bắc hướng Nam sẽ lợi dụng được triệt để ánh sáng mặt trời, giữ không khí ấm vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè.

Chọn hướng nhà theo phong thủy ngũ hành

1. Hướng cổng nhà kỵ theo Ngũ hành

Người mệnh Hỏa không nên mở cổng hướng Bắc. Theo phong thủy, hướng Bắc thuộc hành Thủy, Thủy khắc Hỏa, gây nhiều bất lợi cho người trong nhà.

Người mệnh Kim không nên mở cổng hướng Nam. Vì phong thủy quan niệm hướng Nam thuộc Hỏa, Hỏa khắc Kim, gây nhiều bất lợi cho người trong nhà.

Người mệnh Thủy không nên mở cổng hướng Đông Bắc, Tây Nam vì hai hướng này thuộc Thổ. Thổ khắc Thủy cũng rất xấu nếu mở 2 hướng này.

Người mệnh Mộc không nên mở cổng về phía Tây Bắc, Tây. Hai hướng này thuộc Kim, Kim khắc Mộc cũng rất xấu nếu mở 2 hướng này.

Người mệnh Thổ không nên mở cổng hướng Đông Nam, Đông. Hai hướng này trong thuật phong thủy, xem tử vi thuộc Mộc, Mộc khắc Thổ cũng không nên.

Theo quan niệm của phong thuy nha o, cổng nên mở để đón dòng nước đến bởi nước được coi như tài vận đến.

Vì thế, bạn hãy xem xét hình dáng đường xung quanh nhà. Nếu đường bên trái nhà dài hơn đường bên phải thì mở cổng bên phải, “Bạch Hổ nghênh thủy” sẽ gặp nhiều tài lộc.

2. Hướng cổng nhà theo mệnh Đông tứ trạch hay Tây tứ trạch

1. Chấn trạch toạ phía Đông, cổng phía Tây.

2. Tốn trạch toạ phía Đông Nam, cổng phía Tây Bắc.

3. Ly trạch toạ phía Nam, cổng phía Bắc.

4. Khôn trạch toạ phía Tây Nam, cổng phía Đông Bắc.

5. Đoài trạch toạ phía Tây, cổng phía Đông.

6. Càn trạch toạ phía Tây Bắc, cổng phía Đông Nam.

7. Khảm trạch toạ phía Bắc, cổng phía Nam.

8. Cấn trạch toạ phía Đông Bắc, cổng phía Tây Nam.

Trong đó: Chấn, Ly, Tốn, Khảm là Đông tứ trạch. Càn, Đoài, cấn, Khôn là Tây tứ trạch.

3. Mở cổng nhà đón vượng khí cho gia đình

Việc chọn hình dáng, màu sắc và vật liệu làm cổng cũng cần xem xét sao cho hợp với ngũ hành, cung mệnh của gia chủ. Nếu đường bên phải nhà dài hơn đường bên trái thì bên phải là hướng thủy đến, bên trái là hướng thủy đi, nên mở cổng bên trái, “Thanh long nghênh thủy” sẽ giúp ngôi nhà có nhiều vận khí tốt.

Nếu trước nhà có bãi đất rộng gọi là minh đường thì bạn nên mở cổng ở giữa. Nếu phía trước không có minh đường thì mở cổng bên trái, vì bên trái là vị trí của Thanh long, Thanh long là cát. Còn bên phải là Bạch hổ, Bạch hổ thường ở vị trí hung, do đó cho rằng mở cổng bên phải là không tốt.

Mở cổng Bắc là cổng Huyền vũ lại càng không tốt, ở nước ngoài gọi đó là cửa quỷ, nghĩa là “thua trận”, do vậy khi mở cửa Bắc phải hết sức cẩn thận, tuy nhiên cũng tuỳ theo tình hình thực tế mà luận bàn.

Có nhiều người quan niệm chỉ cần xem ngày chọn hướng nhà còn hướng cửa thì không quan trọng. Đây là quan niệm không đúng. Bởi vì trong phong thủy mỗi chi tiết của ngôi nhà đều mang một yếu tố riêng của nó.

Cách bố trí cổng của ngôi nhà cũng rất quan trọng vì nó giúp che chắn bảo vệ ngôi nhà với các trường khí xấu bên ngoài. Hướng cổng cũng cần bố trí đúng hướng của gia chủ. Việc bố trí cổng tránh ngã ba đường, tránh dẫn lỗi trục xung với cửa chính.

Việc chọn hình dáng, màu sắc và vật liệu làm cổng cũng cần xem xét sao cho hợp với ngũ hành, cung mệnh của gia chủ.

Các thế sát trong phong thủy nhà

Các thế sát trong phong thủy nhà
Thế Thủy Tinh Sát

Theo thuật xem phong thuy thì những trường hợp nhà đang nằm ở dưới thung lũng hay
phía sau có con suối, ao hồ tù hãm. Nhà ở vùng đất thấp ẩm ướt quanh năm
suốt tháng hay nhà có đất nền cửa cao hơn thế đất bên trong. Các căn
nhà bị ngập lụt hoặc đọng nước khi có mưa lớn, tuy vượng thủy nhưng
không thể hấp thụ được vượng khí nên bị liệt vô thế Thủy Tinh Sát.

Các thế sát trong phong thủy nhà

Thêm chú thích

* Nhà đất đang nằm ở dưới thung lũng hay phía sau có con suối, ao hồ tù hãm.

– Làm hàng rào màu xanh lá cây lợt (mộc) cao 1m8.
– Sơn vách và mái nhà màu xanh lá cây (mộc) nếu được.
– Theo phong thủy nhà ở cần treo một cây quạt xếp trong phòng khách (khi cuốn quạt lại, chiếu dài từ 76cm đến 80cm) dùng biểu tượng quạt trấn bại khí.

* Nhà đất nằm ở vùng đất thấp, ẩm ướt quanh năm suốt tháng.

– Chọn xem ngày và treo hai thủy tinh cầu bên trong nhà, cách cửa chính và cửa sau 4m.
– Trồng bốn gốc nhà bốn cây, loại lớn cần hút và tiêu thụ nhiều nước.
– Đổ ngoài sân hoặc lót gạch màu vàng thổ.

* Nhà đất có nền ngạch cửa cao hơn thế đất bên trong.


Nếu trời mưa, nước không bị ngập bên trong thì không bị ảnh hưởng.
Nhưng nếu bị ngập nước, phải đổ nền lên ngang bằng ngạch cửa.
– Lót gạch bông màu vàng kem bên ngoài và bên trong nhà (thổ khắc thủy).
– Treo quả thủy tinh cầu loại lớn chính giữa nhà để thấy ấm cúng và thông vượng khí.

Thế Thiên Trảm Sát
Các thế sát trong phong thủy

Khoảng giữa hai dãy nhà, có một con đường chính giữa chĩa thẳng vào nhà đang ở, gió thổi tới rất mạnh làm khí không thể tụ trong xem phong thủy nhà đất gọi là Thiên Trảm Sát. Sát khí này từ khoảng trống xông tới nên nó là hư sát.

Cách hóa giải:

– Trồng hàng cây tùng hoặc bách để ngăn chặn ác khí này.
– Làm bồn phun nước nổi, hình tròn (cao 80cm, đường kính rộng 4m), có hòn non bộ (giữ sinh khí), chung quanh bên trong vòng tròn có trồng cây kiểng.
– Treo phong linh ở giữa mái nhà phía trước, khi nào nghe phát ra âm thanh liên tục, nên đóng cửa chính lại.
 

Thế Thích Diện Sát

Đối diện trước cửa nhà có vách đá dốc thẳng hoặc đứng trước cửa nhìn thấy một ngọn núi cao là căn nhà bị trúng thế Thích Diện Sát trong phong thủy nhà ở.

Cách hóa giải:

* Đối diện trước nhà đất có vách đá dốc thẳng

– Chọn xem ngày tốt xấu trồng hàng cây để che chắn, để người ngồi trong nhà hay đứng ngay cửa không trông thấy vách đá đó.
– Treo hai phong linh bên dưới mái nhà phía trước.

* Đứng trước cửa nhà nhìn thấy một ngọn núi cao

– Đặt hai con Kỳ Lân màu vàng (Thổ) trên trụ gạch hai bên cổng vào, nhìn về hướng ngọn núi cô độc.
– Treo gương lồi nhỏ, có đường kính 6cm trên khung cửa đối diện.
– Bên trong nhà nên treo quả thủy tinh cầu màu xanh nước biển lợt.
 

Thế Thương Sát

Đối diện phía trước nhà đất là con đường cụt, nhà này bị kẹt vào thế Thương Sát.

Cách hóa giải:

– Làm bồn phun nước nổi, hình tròn (cao 80cm, đường kính rộng 4m), có hòn non bộ (giữ sinh khí), chung quanh bên trong vòng tròn có trồng cây kiểng (hút ác khí).
– Hoặc trồng giàn bông giấy màu đỏ che chắn trước cửa chính, giàn bông này phải cách cửa chính hơn 5m.
– Hay làm hàng rào cao 1m8 ở phía trước để ngăn chận ác khí, đồng thời dán loại vinyl reflextive vào phần trên của kiếng các cửa sổ để phản chiếu ánh đèn xe vào ban đêm.