Hôn lễ xưa và nay

Hôn lễ xưa và nay

1.Tìm hiểu về hôn nhân

Xưa việc dựng vợ gả chồng là việc của ông bà, cha mẹ. Làm con nhất là con gái thì chỉ biết vâng lời, hẳn bạn đã từng nghe câu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Sự định đoạt duyên phận cho con cháu được ông bà, cha mẹ tiến hành từ rất sớm. Phương ngôn có câu: “nữ thập tam, nam thập lục.

Tục lệ cưới xin của Việt Nam xưa nhiều phần bị ảnh hương rất nhiều theo phong tục Trung Quốc và rất cẩn trọng trong vấn đề giá thú. Nói đến những tục lệ về hôn lễ, trước hết xin định nghĩa hai chữ Giá Thú. Giá là gả chồng, thú là cưới vợ. Giá thú nói chung là sự dựng vợ gả chồng.

Theo ông Thân Trọng Huề trong Học luật lệ An Nam, giá thú là một cái lễ mà người đàn bà rời bỏ nhà mình để về nhà chồng. Khi đôi trai gái kết duyên trăm năm bảo hợp, gọi là hôn nhân. Theo sách “Thuyết văn”, thì hôn là nhà của người vợ. Sách “Lễ Ký” nói: cưới vợ thường đi đón dâu về buổi chiều, cho nên gọi là hôn, vì hôn có nghĩa là buổi chiều. Nhân là nhà của người chồng (chú rể), người vợ vì việc cưới mà về ở nhà chồng nên gọi là nhân.

2. Lục lễ

Xưa trong việc giá thú có sáu lễ (lục lễ): lễ nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tế, thỉnh kỳ và thân nghinh.

2.1- Lễ nạp thái: là một lễ đến nhà gái để ngỏ ý về việc đã chọn một người con gái gia đình ấy.

2.2- Vấn danh: theo đúng nghĩa chữ vấn danh, lễ này cốt để nhà trai hỏi rõ tên, tuổi người con gái và mẹ đẻ người ấy, để biết rõ hơn về thân thế cũng như sự giáo dục của người này.

2.3- Nạp cát: lễ này có nghĩa là nhà trai đã bói được quẻ tốt về hôn nhân giữa đôi trai gái.

2.4- Thỉnh kỳ (đám hỏi- xin cưới): lễ này có mục đích xin nhà gái ấn định ngày làm lễ cưới dựa theo ngày tháng tốt xấu.

2.5- Nạp tế (nạp tài): đưa sính lễ tới nhà gái.

2.6- Thân nghinh: là lễ đón dâu về nhà trai.

3. Ý nghĩa của lục lễ

3.1- Lễ chạm ngõ (nạp thái):

Sau khi đôi bên trai gái đã được thỏa thuận việc cưới gả, người mối (hoặc nhà trai) sẽ hẹn ngày với bên nhà gái để đưa người chủ hôn (cha mẹ) bên nhà trai và chú rể, đem lễ vật trầu cau đến nhà gái xin đính ước. Lễ này gọi là lễ chạm ngõ, lễ dạm hay nạp thái. Theo lệ xưa, lễ nạp thái có đưa một tờ hoa tiên, ghi tên tuổi và ngày sinh tháng đẻ của người con trai để nhà gái xem xét và chấp nhận cho việc đính hôn ấy. Theo tục cổ, sau lễ chạm ngõ cả hai bền trai gái đều phải làm lễ cáo từ đường (tổ tiên, gia tiên) để trình với tổ tiên về việc tạm đính ước này. Lễ nạp thái mới chỉ là một chuyện đính ước lúc ban đầu thôi, từ đó bên nhà trai có thể thường đi lại với bên nhà gái, để tỏ tình thân mật cho sự thông gia và bàn tính đến lễ vấn danh sau này. Nếu vì lý do gì đôi bên không muốn cưới gả nữa, cũng không có vấn đề trách nhiệm nếu chưa chính thức ăn hỏi.

3.2- Lễ ăn hỏi (vấn danh):

Lễ này là một lễ trọng thể có tính cách chính thức trước khi cưới. Người mối đưa cha mẹ đàng trai, chú rể và mấy người họ hàng thân thuộc đem lễ vật như: cau, trầu, chè mứt hay bánh đến nhà gái để nhà gái làm lễ cáo gia tiên. Sau đó, nhà gái đem các phẩm vật này ra chia phần cho các bạn hữu và họ hàng thân thuộc để rõ là mình đã quyết định gả con gái rồi, không thay đổi gì nữa.

3.3- Lễ xin cưới:

Xin cưới là lễ đính ước mang tính quyết định của lễ cưới, bố mẹ chàng trai và các bậc trưởng bối của họ nhà trai sẽ đem lễ vật trầu cau rượu và bánh kẹo một phần để họ hàng hai bên nói chuyện hiểu rõ về hai gia đình hơn mặt khác cũng để hai bên gia đình đàm phán về các bước lễ cưới, cũng như việc định ngày giờ toàn vẹn cho các bước lễ được tiến hanh trôi chảy, thuận lợi.

3.4- Lễ nạp tế (nạp tài):

Tùy theo yêu cầu của nhà gái và tục lệ thách cưới của mỗi vùng mà trong lễ nạp tế (nạp tài) nhà trai gồm bố mẹ và trưởng bối của họ nhà trai sẽ mang lễ vật tới nhà gái. Thông thường là cái thủ lợn hoặc một con lợn quay bầy trên chõa xôi gấc cùng một con gà luộc, chè, rượu. thuốc lá, bánh kẹo dùng cho ngày cưới. 

3.5- Lễ cưới (thân nghinh):

Thời xưa tại miền quê ở cùng làng xóm với nhau, người ta thường hay đi đón dâu vào ban đêm. Lúc đi phải chọn giờ tốt, nhất là được giờ hoàng đạo. Vào ngày đó, nhà trai nhờ một cụ già vui tính phải có đủ vợ chồng song toàn, nhiều con cháu, thay mặt họ đi đón dâu. Cụ già tay cầm nhang theo sau cụ là người dẫn lễ với đầy đủ lễ vật và kế là chú rể cùng với số người tùy tùng khác. Vào nhà, chú rể phải làm lễ gia tiên rồi mới được rước vợ về. Ra khỏi nhà, cô dâu phải bước qua một bếp lò đang cháy, kể như là xả xui. Trong nhiều trường hợp, cô dâu chú rể còn làm lễ tơ hồng. Đây là lễ tạ ơn ông tơ, bà nguyệt đã xe duyên phận họ lại với nhau, khiến cho họ nên vợ nên chồng và ăn đời ở kiếp bên nhau. Sau tiệc cưới là hợp cẩn. Lễ này dành riêng cho đôi tân hôn. Họ sẽ uống chung một ly rượu, sau đó người vợ đi trải chiếu và lạy chồng ba lạy, người chồng xá lại vợ ba xá. Sau hôn lễ hai hoặc bốn ngày vợ chồng mang một cân gạo nếp, một con gà,chai rượu, trầu cau về gia đình nhà vợ, gọi là nhị hỷ hay tứ hỷ hay (lễ lại mặt). Ngoài ra hôn lễ ngày xưa còn có vài tục lệ khác như: siêu, lệ nộp cheo, lệ thách cưới.

Đó là sáu lễ của người xưa, theo “Chu Công Lục Lễ”, nhưng trên thực tế do quá trình phát triển ngày nay bây giờ ở các đám cưới chủ yếu chỉ còn thấy được thực hiện vào ba ngày chính thu gọn vào làm ba lễ:

– Lễ chạm ngõ hay dạm.

– Lễ ăn hỏi (vấn danh).Lễ nạp tế (nạp tài).. Lễ định giờ.

– Lễ cưới.

4. Kết luận

Trên đây là những nghi thức thông thường của một đám cưới thời xưa. Trong thời gian gần đây vì hoàn cảnh sinh hoạt biến đổi, nên việc cưới hỏi đã giảm bớt đi nhiều tục lệ xưa. Ngày nay việc hôn nhân không do sự định đoạt, ép buộc của cha mẹ, mà do đôi nam nữ tìm hiểu quen biết và đi đến quyết định trình với cha mẹ cho phép tiến hành hôn lễ. Do đó hôn lễ ngày nay chỉ còn giữ lại hai lễ: ăn hỏi (đính hôn) và lễ cưới (thân nghinh). Lễ chạm ngõ cũng đơn giản hơn. Hoặc có nhiều vùng vẫn giữ được tương đối các lễ đó nhưng họ gộm lại đi trong vòng hai ba ngày chứ không rườm ra như xưa nữa. Ngày xưa người ta mời khách bằng trầu cau, có thiếp báo hỷ những bạn hữu thì ngày nay mời ăn người ta dùng thiếp mời đính kèm thiếp báo hỷ. Nhân trong bữa ăn này, chú rể cô dâu được dẫn ra chào khách bạn bè của hai họ.

Các bài viết trên blog được mình sưu tầm, tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều bài viết không tìm lại được tác giả, nếu có bất cứ thắc mắc, khiếu lại về bản quyền bài viết vui lòng liên hệ với mình theo số ĐT: 0909399961 , mình rất vui được tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các bạn

Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: 0909399961Email: [email protected].
Website: //thamdinh.com.vn

Dịch Vụ của chúng tôi:
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học