Giải đáp tất tần tật những thắc mắc về phong thủy nhà ở

Giải đáp tất tần tật những thắc mắc về phong thủy nhà ở

Trong ngôi nhà của bạn, có nhiều yếu tố có công dụng tuy nhỏ nhưng lại khiến nhiều người băn khoăn giá trị của nó về mặt phong thủy. Bài viết dưới đây của RETI sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những băn khoăn về yếu tố phong thủy của những vị trí khác nhau trong ngôi nhà của bạn và đưa ra những cách bố trí hợp phong thủy giúp cho gia chủ nhận được vận khí tốt, tránh xa vận khí xấu.

Có nên giật cấp nền nhà

Sở dĩ có nhiều người băn khoăn về nền tầng 1 hoặc nền tầng trệt có nên làm bậc chênh cốt nền bởi hiện còn có nhiều lý giải khác nhau, trong đó có quan điểm cho rằng làm như vậy sẽ khiến cho ngôi nhà bị xấu về mặt phong thủy, cũng có quan điểm khác cho rằng việc giật cấp không làm ảnh hưởng đến phong thủy của ngôi nhà. Những câu trả lời không có sự thống nhất đã khiến cho mọi người không biết nên ứng dụng ra sao cho đúng.

Theo như nhận xét của Kiến trúc sư, chuyên gia phong thủy Hoàng Trà, Phó viện trưởng Viện Lý học phương Đông, nếu nói rằng vì giật cấp mà nền tầng 1 của nhà chênh một hay hai cấp mà xấu theo phong thủy là không đúng.

Hiện nay, có nhiều người cho rằng giật cấp là xấu bởi quan điểm: “Với những ngôi nhà tính từ tầng 1 lên tầng 2 người ta thường làm 21 hoặc 22 bậc hoặc đối với biệt thự có chiều cao nhà lớn thì nên làm 25 hoặc 26 bậc. Nếu cộng thêm 2 bậc nữa do chênh cốt thì tổng số bậc cầu thang tầng 1 sẽ ứng với số xấu”. Ví dụ như nhà tầng 1 có 21 bậc, cộng thêm 2 bậc chênh thành 23 bậc – vào chữ bệnh. Còn nếu tầng 1 có 22 bậc, cộng thêm với 2 bậc chênh thành 24 bậc – thành chữ tử. Cách tính bậc này dựa theo quan niệm lấy số bậc chia cho 4, hoặc trừ cho 4, dư 1 là sinh, dư 2 là lão, dư 3 là bệnh, dư 4 là tử.

Chênh cốt phân chia không gian

Theo kiến trúc sư phong thủy Hoàng Trà, có nhiều gia đình sẽ dành không gian ở tầng 1 làm chỗ để ô tô và xe máy, thường thì ngôi nhà của họ sẽ làm chênh cốt để phân chia không gian, vừa làm ngôi nhà đẹp hơn và sang trọng hơn, vừa đem lại những hữu dụng về thực tế nhất định. Khi làm chênh cốt, nền thấp sẽ là nơi để giày dép và xe ra vào, nền thấp hơn nền nhà chính nên sẽ không dây bẩn sang khu khác. Ngoài ra còn có tác dụng khác là khi có gió mạnh thì bụi bẩn sẽ không bị thổi sâu vào trong nhà. Như vậy, làm nền cốt về mặt kiến trúc và công năng sẽ là hữu ích.

Để thuận lợi cả về mặt công năng sử dụng và phong thủy, với nhà làm chênh cốt chỉ nên chênh 1 bậc thì sẽ tiện dụng cho việc đi lại trong nhà. Khi tính số bậc cầu thang từ tầng 1 lên tầng 2 thì người ta chia số bậc là 21 hoặc 25, nếu có tính tổng số bậc từ tầng trệt đến tầng 2 sẽ là 22 hoặc 26, như vậy sẽ không rơi vào số xấu khi tính bậc theo quy tắc “sinh-lão-bệnh-tử”.

Hiện nay có nhiều người còn băn khoăn số bậc từng tầng nhà tốt xấu theo phong thủy, vậy tổng số bậc cầu thang cả nhà có tính hay không. Về nguyên lý tính bậc cầu thang là tính từ nền của tầng này lên tầng kia phải nằm vào chữ sinh hoặc chữ lão, không nằm vào chữ bệnh và chữ tử. Do đó, khi thiết kế kiến trúc phong thủy, phải tính số bậc tốt cho từng tầng và tổng số bậc thang của cả nhà cũng phải là số tốt. Khi tính tổng cũng phải tính cả bậc chênh cốt ở tầng trệt, sao cho không bị xấu. Khi tính toán phong thủy bậc chuẩn thì không ai có thể nói gì được. Như vậy, việc làm nền chênh cốt ở tầng 1 không ảnh hưởng đến sự tốt xấu của phong thủy.

Nguyên lý tính số bậc tốt xuất phát từ đâu thì không có sách phong thủy nào đề cập, chẳng qua đó là ứng dụng theo nguyên lý vô thường của nhà Phật gồm “sinh trụ, hoại, diệt”, nhưng cũng không mấy người có thể giải thích được tại sao các cụ ngày xưa làm nhà thường xây bậc tam cấp (3 bậc ứng với chữ bệnh).

Khi đối chiếu với khoa học phương Đông thì nói đến quy luật của số học, thì có bộ khớp nhất là bộ Kinh dịch. Và khi lập quẻ ứng với tổng con số là 3 hoặc bằng 5 thì lập ra quẻ rất tốt. Có thể, đây cũng là một trong nhiều lý do để ngày xưa các cụ dùng bậc tam cấp.

Kiến trúc sư phong thủy Hoàng Trà còn cho biết thêm, số bậc cầu thang khi tính phong thủy không có sách hay trường phái phong thủy nào lý giải khoa học, mọi người thì cứ áp dụng theo nguyên lý “sinh-lão-bệnh-tử” nhưng nói đến con số 13 là số sinh thì mọi người lại kiêng kỵ theo quan niệm của phương tây, thành ra là chắp vá kiến thức. Nhưng khi số bậc từng tầng hay tổng số bậc của cả ngôi nhà không được số đẹp thì người ta vẫn có hình thức hóa giải khác là làm bậc giả.

Cầu thang và nhà vệ sinh

Cũng liên quan đến cầu thang, hiện nay cũng có không ít người băn khoăn rằng cầu thang đặt ở giữa nhà có xấu không? Đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang là không tốt, liệu có phạm vào trung cung của ngôi nhà hay không?

Theo ông Hoàng Trà, với những ngôi nhà mà tầng 1 có diện tích phù hợp, đặt được nhà vệ sinh ở cuối nhà thì đương nhiên tốt hơn về mặt phong thủy. Nhưng cũng phải tính phong thủy theo 24 sơn và 72 long để biết đặt ở cuối, nhưng là bên trái hay bên phải.

Trong thực tế, ở các đô thị lớn, diện tích đất không đủ lớn nên 1 tầng chỉ có thể đặt cầu thang ở giữa nhà và vệ sinh ở gầm cầu thang thì mới đảm bảo sự hợp lý cho không gian sử dụng thì cũng không phải băn khoăn về phong thủy. Những yếu tố ảnh hưởng đến phong thủy của một ngôi nhà gồm: Cửa chính, ban thờ, bếp, giường ngủ. Khi sắp đặt những yếu tố chính theo phong thủy thì thiết kế cầu thang phải tuân theo cho nên cầu thang ở giữa nhà là không tránh khỏi đối với những nhà ở mặt phố có diện tích nhỏ và cầu thang cũng không phải yếu tố quyết định lớn đến phong thủy của ngôi nhà. Cho nên cầu thang đặt ở giữa nhà không có gì phải băn khoăn.

Phòng vệ sinh đặt ở gầm cầu thang tầng 1 cũng không bị phạm vào trung cung, bởi tính theo bề ngang của ngôi nhà thì phòng vệ sinh cũng chỉ rộng bằng khoảng 1/4 chiều rộng ngôi nhà vì vậy không thể nói phòng vệ sinh nằm ở trung cung được.

Nhà vệ sinh đặt dưới gâm cầu thang

Tuy nhiên, phòng vệ sinh khi nằm ở gầm cầu thang được coi là tốt hay xấu cũng nằm trong phép tính phong thủy tổng thể toàn nhà và kèm theo phong thủy của cầu thang. Do khu vệ sinh là nơi hàng ngày dùng đến nước, cho nên khi tính toán cầu thang có phòng vệ sinh ở dưới, phải tính đặt bên phải hay đặt bên trái ngôi nhà là phải căn theo 24 sơn của ngôi nhà và 72 long của hướng nhà. Đó cũng là một trong những tiêu chí khi tính toán cầu thang ở bên Thanh Long hay bên Bạch Hổ.

Phòng thờ tầng thượng

Hiện nay, nhiều nhà có diện tích không đủ lớn khi làm phòng thờ trên tầng thượng và đôi khi phòng thờ lại nằm phía trên nhà vệ sinh ở tầng bên dưới, từ đó có rất nhiều gia chủ băn khoăn như vậy có xấu về mặt phong thuỷ không.

Về vấn đề này, chuyên gia phong thuỷ Hoàng Trà khẳng định, không phải băn khoăn vì nhà vệ sinh có trần trụ và cách ra một khoảng không như một tầng. Hơn nữa, nhà vệ sinh ở dưới nên không phải lo phạm hay không phạm. Dĩ nhiên, nếu ngôi nhà của bạn có diện tích đủ lớn để có thể đặt phòng thờ không bị chồng lên phòng vệ sinh là tốt nhất. Không gian thẳng nhà vệ sinh có thể làm kho, nơi rửa đồ.

Ban thờ

Cũng liên quan đến không gian thờ tự, khi phòng thờ đặt trên tầng thượng, nhiều người muốn có sân thoáng phía trước và đặt phòng thờ ở đằng sau, nhưng theo chuyên gia Hoàng Trà, như vậy về phong thuỷ không phải là đẹp. Bởi đằng trước thoáng, đẹp làm sân thoáng và làm chỗ phơi, khi đó đặt ban thờ hướng ra sân phơi là không tốt.

Nên thông thường người ta bố trí ban thờ ở mặt tiền, là không gian trang trọng và đẹp, còn khu phơi đồ hay sân trồng rau thì nên cho ra sau.

Có nên đặt phòng vệ sinh trong phòng ngủ?

Nhiều người cho rằng, đặt phòng về sinh trong phòng ngủ là không tốt. Về vấn đề này, chuyên gia phong thuỷ Hoàng Trà cho biết, đối với những căn biệt thự, việc không làm phòng vệ sinh khép kín thì là vô lý, vì đó là nhu cầu thiết yếu phục vụ cuộc sống của con người.

Tuy nhiên, khi tính toán phong thuỷ, thì vị trí giường ngủ phải chọn vào cung tốt để có được sức khoẻ tốt, còn vị trí phòng vệ sinh khép kín trong phòng ngủ thì phải đặt để vừa hợp lý về kiến trúc và không nằm ở phương vị không tốt, làm hao tổn hoặc phá về tài vận. Lý do có nhiều người nói phòng về sinh ảnh hưởng không tốt là vì khu vệ sinh là nơi liên quan đến thuỷ động rất nhiều, dễ ảnh hưởng đến tài vận.

Vì vậy, khi thiết kế kiến trúc kèm theo yếu tố phong thuỷ, sẽ đảm bảo giường ngủ đặt vào cung tốt và phòng vệ sinh đặt vào phương vị không ảnh hưởng xấu, góp phần làm cho phong thuỷ nhà vượng lên.

Đảm bảo giường ngủ đặt vào cung tốt và phòng vệ sinh đặt vào phương vị không ảnh hưởng xấu, góp phần làm cho phong thuỷ nhà vượng lên

Chiều rộng và cao, kích thước thông thuỷ phòng

Khi tính phong thuỷ, mọi người thường hay để ý tới những tiều tiết, nhưng có nhiều vấn đề chẳng có tác dụng gì và cũng chẳng thay đổi được là chiều rộng, chiều cao của ngôi nhà và kích thước thông thuỷ từng phòng có tính theo thước Lỗ Ban hay không?

Về nguyên tắc nếu tính theo thước Lỗ Ban thì yên tâm, chứ thực tế không phải lúc nào cũng tính được. Bởi với nhà ở đô thị thường xây hết diện tích và khó có sự lựa chọn kích thước chiều rộng ngôi nhà theo thước Lỗ Ban vì những nhà này thường xây theo diện tích cố định theo lô đất.

Khi chiều rộng nhà cố định, nhà ở phố thì phải xây diện tích rộng tối đa, lại đi tính thước Lỗ Ban mà nhỏ đi 20cm thì chắc chẳng ai làm theo. Hơn nữa kích thước thông thuỷ trong lòng nhà không ảnh hưởng xấu tốt, cho nên mọi người khỏi phải băn khoăn.

Như vậy chiều cao thông thuỷ và chiều rộng thông thuỷ của các phòng khách hay phòng ngủ cũng không cần làm theo thước Lỗ Ban làm gì.

Còn chiều cao khó có thể điều tiết chính xác theo khoảng giao động trong vài cm. Ngoài ra, do thước Lỗ Ban có nhiều loại khác nhau: Thước 39 cm, 42,9 cm va 52 cm là phổ biến hơn cả, nhiều người băn khoăn không biết loại nào đúng. Vấn đề này, kiến trúc sư phong thuỷ Hoàng Trà đưa ra giải pháp đơn giản là cứ thoả mãn đồng thời cả các loại thước ở cung đẹp là tốt nhất.

Chiều rộng, chiều cao, kích thước thông thuỷ phòng (Ảnh minh hoạ)

Vị trí đặt bể phốt và bể nước

Với một số người chỉ ứng dụng phong thuỷ Bát trạch, họ thường đặt bể phốt vào cung xấu. Khi nhà ở hướng tuyệt mệnh – ngũ quỷ – hoạ hại, có trường hợp thầy xem theo Bát trạch chỉ định đặt luôn ở cửa chính. Như vậy sẽ không đúng về phong thuỷ bởi nhửng thứ ô uế lại đưa ra phía trước nhà.

Ở trường hợp khác, trên tầng 2 hoặc 3 nhiều người cũng chỉ định đặt phòng vệ sinh ra phía mặt tiền, vì đó là cung xấu. Điều này cũng bị phạm về phong thuỷ bởi đi vào nhà là phải đi qua phòng vệ sinh.

Nguyên tắc đặt vị trí bể phốt thường đặt vào nửa cuối của phần đất, theo phương vị phù hợp với phong thuỷ của 24 sơn và 72 long.

Ngoài bể phốt, thì bể nước đặt đâu cũng khiến nhiều người thắc mắc. Thông thường, với những nhà đất có diện tích nhỏ, khoảng 40 – 50m2 thì người ta cũng đặt bể nước ở phía phòng ngoài là phòng khách. Nhưng liên quan đến kiến trúc và công năng, xe ô tô để trong nhà, vậy nên bể phốt và bể nước tuyệt đối không được để bên ngoài bởi xe ô tô đi ra đi vào dễ gây nứt bể.

Nếu xảy ra nứt bể, thì với bể nước sẽ bị ngấm nước bẩn vào, còn bể phốt mà nứt thì nước bẩn sẽ ngấm ra đất, thành ra đất bị uế tạp. Vì vậy, đặt vị trí bể nước và bể phốt là phải gắn liền với công năng kiến trúc và cấu tạo phần móng. Đó cũng là giá trị của việc thiết kế kiến trúc phong thuỷ.

Các bài viết trên blog được mình sưu tầm, tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều bài viết không tìm lại được tác giả, nếu có bất cứ thắc mắc, khiếu lại về bản quyền bài viết vui lòng liên hệ với mình theo số ĐT: 0909399961 , mình rất vui được tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các bạn

Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: 0909399961Email: [email protected].
Website: //thamdinh.com.vn

Dịch Vụ của chúng tôi:
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học