Thời gian gần đây nghề thẩm định giá lâu lâu lại được lên sóng, hết truyền hình đến các báo đài nhưng theo chiều hướng tiêu cực là chủ yếu. Chắc hẳn ngoài những người trong nghề ra thì cũng hiếm khi nào được truyền thông hiểu vai trò và tác dụng của thẩm định giá. Còn đa số những lần xuất hiện là những lần liên quan đến các vụ tiêu cực, từ AVG xôn xao dư luận 1 thời thì lại đến thiết bị phòng chống Covid, Covid chưa xong thì lại đến đấu thầu trang thiết bị ý tế, rồi đến đấu thầu thiết bị giáo dục….không biết rồi còn có những ngành nào liên quan. Và giờ đây các thẩm định viên được ví như những nhà ảo thuật tài ba, hoặc là các phù thủy bậc thầy, có tài phù phép hô biến gấp 5, 10, chậm chí 3 con số. Và rồi một sự thật đáng buồn, số lượng công ty thẩm định giá và thẩm định viên gia nhập Fan câu lạc bộ Juventus ngày cao đông đảo.
Vậy có phải là nghề thẩm định giá là một nghề “nguy hiểm” hay không?
Vâng, nghề thẩm định giá đúng là nghề nguy hiểm, chẳng thế mà Nhà nước đã có quy định các Công ty thẩm định giá phải mua bảo hiểm nghề nghiệp hoặc trích lập dự phòng rủi ro cho hoạt động thẩm định giá. Nhưng nguy hiểm như vậy thì chắc là làm thẩm định giá phải lắm tiền lắm, vì không lắm tiền thì ai dại gì mà làm. Nhưng sự thật qua tìm hiểu thì không phải như vậy, thu nhập bình quân của thẩm định viên (đã có thẻ) cũng chỉ khoảng 15-25 triệu/tháng – đây cũng chỉ coi là mức trung bình khá so với 01 nhân sự mất tối thiểu 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, trải qua kỳ thi hết sức khốc liệt mới được cấp thẻ hành nghề.
Ta cùng đi phân tích những yếu tố làm cho nghề thẩm định giá là nghề “nguy hiểm”
– Thứ nhất: là do bản chất của nghề thẩm định giá.
Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá
Do vậy kết quả đưa là là 1 ước tính bị thay đổi, tác động bởi vô vàn biến số không cố định như thời gian, địa điểm, mục đích, đặc điểm tài sản…..do vậy dù cho nhiều thẩm định viên độc lập cùng thẩm định giá cùng 1 tài sản cũng có thể ra các kết quả khác nhau.
– Thứ hai: do đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ
Hiện tại trên thị trường, các đối tượng sử dụng dịch vụ thẩm định giá thường là những hoạt động bắt buộc theo quy định của Nhà nước như: thẩm định giá tài sản trong quá trình đầu tư, mua sắm tài sản công; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, bán đấu giá các tài sản/thoái vốn nhà nước….Còn các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện thẩm định giá phục vụ cho hoạt động kinh doanh thì rất hạn chế. Chính việc thực hiện dịch vụ mua bán tài sản công cũng chưa đựng nhiều rủi ro do phải tuân thủ nhiều quy định liên quan quản lý vốn và sử dụng ngân sách nhà nước. Nói thế không có nghĩa cứ thực hiện dịch vụ với Nhà nước là “nguy hiểm”, sẽ không có gì nguy hiểm nếu thực hiện theo đúng quy định, đúng tiêu chuẩn, mà trái lại có nguồn khách hàng khai thác để cung cấp dịch vụ.
– Thứ ba: do rủi ro trong hoạt động kinh doanh
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá cũng thực hiện hoạt động kinh doanh, cũng có chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận…cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt trong ngành. Và thực tế rất nhiều doanh nghiệp thẩm định giá đang thực hiện chiến lược cạnh tranh bằng giá. Khi giá giảm mà doanh nghiệp vẫn giữ mức lợi nhuận thì sẽ phải giảm chi phí. Mà chi phí trong hoạt động thẩm định giá chủ yếu là chi phí của nhân sự, giảm chi phí nhân sự nhưng không thể giảm lương của các nhân sự thực hiện, do vậy chỉ còn cách giảm thời gian thực hiện khi thẩm định giá 1 tài sản. Khi năng suất lao động không tăng hoặc ở ngưỡng tối đa thì sẽ cắt giảm thủ tục, quy trình thẩm định giá và có thể ảnh hưởng chất lượng của các báo cáo/chứng thư thẩm định giá. Và đó chính là rủi ro không tuân thủ quy trình, không đảm bảo chất lượng theo các quy định của pháp luật.
– Thứ 4: do chính các doanh nghiệp thẩm định giá và các thẩm định viên
Rất nhiều doanh nghiệp chạy theo chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuân, các thẩm định viên chạy theo thu nhập đã không chống lại được những lợi ích cán dỗ, cố tình thực hiện sai các quy định, bắt tay với khách hàng để làm sai lệch kết quả thẩm định giá, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trong xã hội.
Trong 4 nguyên nhân trên thì dù có nhiều rủi ro do bản chất nghề nghiệp nhưng hệ quả những vụ việc tác giá đưa ra ngay từ phần mở đầu chủ yếu là do nguyên nhân thứ 4, điều này cũng dẫn đến những hệ lụy không những cho những người sai phạm mà còn ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, hình ảnh của người tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá. Do vậy các cơ quan quản lý nhà nước cần có nhiều biện pháp mạnh tay hơn nữa để làm trong sạch môi trường hoạt động nghề thẩm định giá, để nghề ngày càng mở rộng phát triển, khẳng định được vai trò vị trí, xứng đáng với kỳ vọng của xã hội đối với thẩm định giá.
Các bài viết trên blog được mình sưu tầm, tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều bài viết không tìm lại được tác giả, nếu có bất cứ thắc mắc, khiếu lại về bản quyền bài viết vui lòng liên hệ với mình theo số ĐT: 0909399961 , mình rất vui được tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các bạn
Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: 0909399961Email: [email protected].
Website: //thamdinh.com.vn
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học