Mỗi năm một lần, các công ty, tập đoàn sẽ tiến hành định giá doanh nghiệp. Việc làm này có nhiều lợi ích như: giúp doanh nghiệp nắm giữ giá trị của công ty mình theo từng giai đoạn, tận dụng thời cơ bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp một cách nhanh chóng; tạo uy tín cho doanh nghiệp, giúp ngân hàng nhanh chóng quyết định cho doanh nghiệp vay tiền hay không… Vậy, công thức định giá doanh nghiệp cụ thể như thế nào, mời bạn tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây của thamdinhduan.com để tìm ra lời giải cho câu hỏi này nhé!
Công thức định giá doanh nghiệp
Giá trị doanh nghiệp là gì?
Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (số 02), giá trị doanh nghiệp (Enterprise Value – EV) là giá trị toàn bộ tài sản của một doanh nghiệp. Giá trị của mỗi tài sản tạo thành tổng tài sản doanh nghiệp không thể tách rời, cũng không thể thẩm định dựa vào giá trị thị trường.
Giá trị doanh nghiệp phải được xem xét trên tổng tài sản, không phải là giá trị của từng tài sản riêng lẻ, bao gồm tài sản hữu hình và tài sản sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp
Yếu tố nội tại
Theo Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (NXB Tài chính), có 5 yếu tố tác động đến giá trị của một doanh nghiệp:
- Tình trạng tài sản hiện có của doanh nghiệp.
- Loại hình kinh doanh.
- Uy tín của doanh nghiệp trong kinh doanh.
- Năng lực quản trị doanh nghiệp trong kinh doanh.
- Trình độ công nghệ kỹ thuật, tay nghề nhân viên.
Yếu tố môi trường kinh doanh
- Môi trường kinh tế – xã hội, văn hóa – chính trị
- Môi trường khoa học công nghệ
- Môi trường kinh doanh đặc thù
- Nhà cung ứng vật tư, tiền vốn
- Các khách hàng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ…
- Vị trí địa lý
Các phương pháp định giá doanh nghiệp
Định giá tài sản
Đây là phương pháp mà giá trị doanh nghiệp được gắn cho một tài sản cụ thể, bao gồm cổ phiếu, quyền chọn, trái phiếu, tòa nhà, máy móc, đất, … Phương pháp này thường được tiến hành khi một công ty hoặc tài sản được rao bán, bảo hiểm hoặc được mua lại.
Dòng tiền chiết khấu
Đây là phương pháp định giá được sử dụng để ước tính giá trị của khoản đầu tư dựa trên dòng tiền trong tương lai của nó.
Bội số
Đây là phương pháp xác định giá trị tối đa của công ty. Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng bội số của doanh thu hiện hành để xác định “mức trần” (hoặc giá trị tối đa) cho một doanh nghiệp. Kết quả phản ánh giá trị có thể thấp hơn so với doanh thu.
Công thức DCF định giá doanh nghiệp
Mỗi phương pháp mà thamdinhduan.com vừa trình bày ở trên sẽ có những công thức định giá doanh nghiệp khác nhau. Sau đây, để giúp bạn chọn cho mình một công thức định giá doanh nghiệp đơn giản nhất, thamdinhduan.com sẽ giới thiệu đến bạn công thức DCFthuộc phương pháp “Dòng tiền chiết khấu”.
Công thức DCF
DCF bằng tổng dòng tiền trong mỗi thời kỳ chia cho tất cả 1 cộng với tỷ lệ chiết khấu được tăng lên theo cấp lũy thừa của số thời kỳ.
DCF = (CF/(1+r)^1) + (CF/(1+r)^2) + (CF/(1+r)^3) + … + (CF/(1+r)^n)
Trong đó:
- CF: Dòng tiền trong kỳ
Là các khoản thanh toán tiền mặt miễn phí mà nhà đầu tư nhận được trong khoảng thời gian nhất định (trái phiếu, cổ phiếu…).
- r: Lãi suất/ lãi suất bảo đảm (tỷ lệ chiết khấu)
Thường là chi phí sử dụng vốn bình quân của một công ty.
- n: số kỳ
Mỗi dòng tiền lưu chuyển trong một khoảng thời gian, gọi là kỳ. Đơn vị của kỳ thường là năm, quý hoặc tháng.
Ví dụ về giá trị doanh nghiệp
Ví dụ về giá trị doanh nghiệp được tính theo công thức DCF
Theo Giáo trình Chương 9 Bộ môn Tài chính doanh nghiệp của Học viện tài chính, có 2 biện pháp giúp tăng giá trị doanh nghiệp: Biện pháp nội lực và biện pháp ngoại lực.
Biện pháp nội lực
Nguồn lực giúp gia tăng giá trị của doanh nghiệp từ nội lực chính là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh, là lợi nhuận sau thuế thu nhập. Các biện pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp là:
- Phải tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp tiết kiệm và hiệu quả.
- Tổ chức khai thác, huy động vốn kinh doanh cho doanh nghiệp một cách tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với nhu cầu vốn và điều kiện của doanh nghiệp.
- Đảm bảo phân bổ, sử dụng hợp lý, có hiệu quả lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
- Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính.
Biện pháp ngoại lực
Các giải pháp làm tăng giá trị doanh nghiệp từ các nguồn lực bên ngoài chủ yếu là thông qua các hoạt động mua bán, sáp nhập.
Lợi ích: Gia tăng giá trị của doanh nghiệp nhanh chóng, tận dụng cơ sở vật chất hay mạng lưới kinh doanh hiện có.
Lợi thế cạnh tranh nhờ quy mô lớn sẽ đem lại khả năng tăng trưởng lâu dài cho doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất trong tương lai.
Mỗi công ty cần tiến hành định giá doanh nghiệp của mình hàng năm để nắm được giá trị tải sản của mình và chuẩn bị tinh thần cho những cơ hội biến đổi, chuyển mình tốt hơn. Hy vọng chia sẻ của thamdinhduan.com về công thức định giá doanh nghiệp kèm ví dụ minh họa có thể giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về giá trị doanh nghiệp và những vấn đề liên quan.
Các câu hỏi thường gặp
Lợi ích của việc định giá doanh nghiệp là gì?
– Giúp các công ty xác định được mức độ, quy mô và năng lực tài chính của mình.
– Giúp chủ doanh nghiệp quyết định bán hoặc giải thể công ty nhanh hơn khi có bất cứ vụ việc bất ngờ xảy ra.
– Việc định giá doanh nghiệp theo thời gian giúp chủ doanh nghiệp tận dụng cơ hội bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp một cách nhanh chóng.
– Tạo uy tín cho doanh nghiệp, giúp ngân hàng nhanh chóng quyết định cho doanh nghiệp vay tiền hay không.
Các tiêu chuẩn về giá trị của doanh nghiệp là gì?
– Giá trị hoạt động và thanh lý.
– Giá trị sổ sách thị trường.
– Giá trị thị trường và lý thuyết.
Có cần thiết xác định giá trị doanh nghiệp hay không?
Việc xác định giá trị doanh nghiệp là cần thiết vì đây là mối quan tâm của 3 chủ thể: Nhà nước, nhà đầu tư và nhà quản trị doanh nghiệp:
– Là cơ sở để thực hiện hoạt động: mua bán, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hóa hoặc chia nhỏ doanh nghiệp.
– Là cơ sở đưa ra các quyết định quản trị kinh doanh, quản trị tài chính hiệu quả.
– Là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư, cấp vốn và hợp tác liên kết đầu tư.
– Giá trị doanh nghiệp là thông tin quan trong trong quản lý kinh tế vĩ mô.
Giá trị doanh nghiệp có phải là giá trị cốt lõi không?
Không. Giá trị doanh nghiệp và giá trị cốt lõi là khái niệm hoàn toàn khác nhau.
– Giá trị doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tài sản của một doanh nghiệp.
– Giá trị cốt lõi doanh nghiệp định hình văn hóa và phản ánh các giá trị của doanh nghiệp. Chúng bao gồm: những tinh hoa bản sắc doanh nghiệp, các nguyên tắc, niềm tin và các triết lý về giá trị mà doanh nghiệp đang theo đuổi.
Các bài viết trên blog được mình sưu tầm, tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều bài viết không tìm lại được tác giả, nếu có bất cứ thắc mắc, khiếu lại về bản quyền bài viết vui lòng liên hệ với mình theo số ĐT: 0909399961 , mình rất vui được tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các bạn
Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: 0909399961Email: [email protected].
Website: //thamdinh.com.vn
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học