Thẩm định mua sắm tài sản là việc cần thiết

Thẩm định mua sắm tài sản là việc cần thiết nhưng không phải bất kỳ lúc nào cũng thực hiện việc thẩm định mua sắm tài sản.

Để hiểu rõ hơn về các trường hợp thực hiện việc thẩm định mua sắm tài sản, trong quy định tại Điều 15 Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá thì Tài sản của nhà nước phải thẩm định giá được quy định trong những trường hợp sau:

Thẩm định mua sắm tài sản được thực hiện đối với các loại tài sản:

1) Tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước;

2) Tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác;

3) Tài sản của doanh nghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hóa, giải thể và các hình thức chuyển đổi khác;

4) Tài sản khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật phải thẩm định giá.

Thẩm định mua sắm tài sản – Đối với giá trị tài sản

Những Tài sản của Nhà nước nêu trên có giá trị dưới đây phải thẩm định giá:

1) Có giá trị đơn chiếc từ 100 triệu đồng trở lên hoặc mua một lần cùng một loại tài sản với số lượng lớn có tổng giá trị từ 100 triệu đồng trở lên đối với tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước;

2) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác;

3) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với tài sản của doanh nghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hoá, giải thể và các hình thức chuyển đổi khác;

4) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với các tài sản khác của Nhà nước.

Thẩm định mua sắm tài sản – Đối tượng mua sắm:

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng nguồn ngân sách nhà nước mua sắm tài nêu trên (nguồn ngân sách nhà nước mua sắm tài sản của Nhà nước bao gồm: vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn vay tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn khác thuộc nguồn ngân sách) nếu không qua đấu thầu và qua Hội đồng xác định giá thì phải thực hiện thẩm định mua sắm tài sản.

Tài sản của nhà nước phải thẩm định quy định tại Điều 13 Pháp lệnh Giá đã qua đấu thầu hoặc qua Hội đồng xác định giá được thành lập theo quy định của pháp luật thì không nhất thiết phải thẩm định; việc thẩm định mua sắm tài sản hình thành từ nguồn vốn khác thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá.

Văn bản có liên quan đến việc thẩm định mua sắm tài sản:

– Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá

– Pháp lệnh giá số 40/2002/PL- UBTVQH10 ngày 10/5/2002.

Các bài viết trên blog được mình sưu tầm, tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều bài viết không tìm lại được tác giả, nếu có bất cứ thắc mắc, khiếu lại về bản quyền bài viết vui lòng liên hệ với mình theo số ĐT: 0909399961 , mình rất vui được tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các bạn

Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: 0909399961Email: [email protected].
Website: //thamdinh.com.vn

Dịch Vụ của chúng tôi:
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học