THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Tình hình kinh tế thế giới thời hậu covid đang chuyển biến mạnh mẽ, trong đó việc chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc, Ấn Độ…sang các nước như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia…diễn ra khá mạnh mẽ.Việt Nam đang trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay các nguồn lực kinh tế thì nhỏ lẻ chưa phát triển. Vì vậy, việc huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của đất nước.

Tại sao doanh nghiệp gọi vốn FDI cần thẩm định giá?

Để thành công trong việc gọi vốn FDI hiệu quả, các doanh nghiệp trong nước cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng và khoa học để hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại, một trong những bước quan trọng nhất là xác định chính xác giá trị hiện có của doanh nghiệp đó. Cụ thể việc thẩm định giá doanh nghiệp có ý nghĩa như sau:

  • Xác định tính hợp pháp của doanh nghiệp đó
  • Là cơ sở để đánh giá quy mô, khả năng tài chính, kế hoạch kinh doanh, độ phủ thương hiệu, vị thế…của doanh nghiệp đó trên thị trường.
  • Cơ sở để nhà đầu tư lựa chọn được lĩnh vực tiềm năng phát triển để đầu tư cũng như độ khả thi của khoản đầu tư, lợi tức từ khoản đầu tư đó.
  • Là cơ sở khách quan để so sánh giữa các Doanh nghiệp kêu gọi đầu tư FDI

Quy trình thẩm định giá Doanh nghiệp FDI

1. Xác định vấn đề

  • Thiết lập mục đích thẩm định giá
  • Phân loại doanh nghiệp, từ đó xác định hồ sơ cần cung cấp cho việc định giá doanh nghiệp đó.

2. Lập kế hoạch thẩm định giá

Xác định các bước thực hiện, nhân lực, thời gian thực hiện các bước hoặc toàn bộ quá trình thẩm định giá. Nội dung của kế hoạch thẩm định giá phải làm rõ được các tài liệu cần có để thu thập thông tin thị trường, các đặc điểm có liên quan tới hình thành giá trị doanh nghiệp, tiến độ nghiên cứu, đề cương báo cáo kết quả thẩm định…

3. Tìm hiểu thực tế doanh nghiệp và thu thập tài liệu

Khảo sát thực tế tại doanh nghiệp: kiểm kê tài sản, khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.

Thu thập thông tin, tư liệu từ nội bộ doanh nghiệp: Báo cáo sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính – kế toán – kiểm toán, Marketing, hệ thống đơn vị sản xuất và đại lý, đặc điểm của đội ngũ quản lý điều hành, nhân viên, công nhân,… Ngoài ra còn chú ý thu thập thông tin bên ngoài doanh nghiệp đặc biệt là thị trường sản phẩm của doanh nghiệp, môi trường kinh doanh, ngành kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh, chủ trương của Nhà nước,…

4. Đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kêu gọi vốn FDI nói riêng thì việc đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp là khâu rất quan trọng. Các mặt cần tập trung đánh giá bao gồm: sản xuất – kinh doanh, công nghệ – máy móc, trình độ nhân sự, bộ máy quản lý và năng lực quản lý, vốn nợ, các chỉ tiêu tài chính, thị trường, môi trường kinh doanh…

5. Xác định phương pháp thẩm định giá, ước tính giá trị doanh nghiệp.

Thẩm định viên sẽ dựa vào các thông tin đã thu thập được của Doanh nghiệp để xác định phương pháp thẩm định giá phù hợp nhất.

6. Phần chuẩn bị báo cáo và lập báo cáo thẩm định giá

Phần chuẩn bị báo cáo và lập báo cáo thẩm định giá doanh nghiệp tương tự như các tài sản khác. Báo cáo kết quả thẩm định giá doanh nghiệp phải nêu rõ:

– Đối tượng thẩm định giá phải được mô tả rõ. Cần phải nêu rõ đối tượng thẩm định giá là toàn bộ doanh nghiệp, lợi ích doanh nghiệp hay một phần lợi ích doanh nghiệp, lợi ích đó thuộc về toàn bộ doanh nghiệp hay nằm trong tài sản cá biệt do doanh nghiệp sở hữu. Mô tả doanh nghiệp thẩm định giá, bao gồm những nội dung sau: Loại hình tổ chức doanh nghiệp; Lịch sử doanh nghiệp; Triển vọng đối với nền kinh tế và của ngành; Sản phẩm/dịch vụ; Thị trường và khách hàng; Biện pháp khắc phục rủi ro; Sự cạnh tranh; Nhà cung cấp; Tài sản gồm tài sản hữu hình và vô hình; Nhân lực; Quản lý sở hữu; Triển vọng đối với doanh nghiệp…

– Cơ sở giá trị của thẩm định giá: định nghĩa giá trị phải được nêu và xác định.

– Phương pháp thẩm định giá

– Những giả thiết và những điều kiện hạn chế khi thẩm định giá, những tiền đề và giả thiết quan trọng đối với giá trị phải được nêu rõ.

– Phân tích tài chính

– Kết quả thẩm định giá.

– Phạm vi và thời hạn thẩm định giá

Các bài viết trên blog được mình sưu tầm, tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều bài viết không tìm lại được tác giả, nếu có bất cứ thắc mắc, khiếu lại về bản quyền bài viết vui lòng liên hệ với mình theo số ĐT: 0909399961 , mình rất vui được tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các bạn

Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: 0909399961Email: [email protected].
Website: //thamdinh.com.vn

Dịch Vụ của chúng tôi:
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học