(TĐGTS Sổ đỏ khác sổ hồng như thế nào?) – Trong hoạt động giao dịch mua bán đất đai, nhà ở trên thị trường, người dân thường hay nhắc đến sổ đỏ, sổ hồng đây là cách gọi thông thường dựa vào màu sắc trên giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu của từng loại sổ. Vậy thực tế sổ đỏ khác sổ hồng như thế nào? Thẩm định giá tài sản xin chia sẻ một số đặc điểm như sau:
1. Khái niệm sổ đỏ
Sổ đỏ hay bìa đỏ là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” được cấp cho các khu vực ngoài đô thị (nông thôn), được quy định tại nghị định số 60-CP của Chính phủ và Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của tổng cục địa chính. Sổ đỏ có trang bìa màu đỏ đối tượng được cấp giấy chủ yếu là hộ gia đình do chủ hộ đứng tên.
Các loại đất được cấp sổ đỏ: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối, đất làm nhà ở thuộc nông thôn… Hình thức bên ngoài sổ có màu đỏ đậm, do UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp cho chủ sử dụng.
Ngoài ra, đa phẩn sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình, nên khi chuyển nhượng hoặc thực hiện các giao dịch dân sự nói chung liên quan đến quyền sử dụng đất thì phải có chữ ký của tất cả các thành viên đủ 18 tuổi trở lên có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình. Trong khi đó, đối với sổ hồng thì chuyển nhượng, giao dịch chỉ cần chữ ký của người hoặc những người đúng tên trên giấy chứng nhận.
2. Khái niệm sổ hồng
Sổ hồng là tên gọi dựa trên màu sắc của Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở do Bộ Xây dựng ban hành. Bên trong sổ đỏ ghi rõ các nội dung sau: Sở hữu nhà ở như thế nào, sử dụng đất ở thuộc sử dụng riêng hay chung: Cấp cho nhà riêng đất hoặc nhà chung đất như nhà chung cư.
3. Sổ đỏ khác sổ hồng như thế nào?
3.1. Màu sắc
Sổ đỏ: Sổ đỏ ngoài bìa có màu đỏ ghi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, thông tin người sử dụng đất được ghi bên trong.
Sổ hồng: Sổ hồng ngoài bìa có màu hồng ghi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất” thông tin người sử dụng được ghi bên ngoài.
3.2.Cơ quan có thẩm quyền cấp
Sổ đỏ: Sổ đỏ là giấy chứng nhận do Bộ tài nguyên và môi trường ban hành để ghi nhận quyền sử dụng đất.
Sổ hồng: Sổ hồng là giấy chứng nhận do Bộ Xây dựng ban hành trong đó ghi rõ: Sở hữu nhà ở như thế nào, sử dụng đất ở thuộc sử dụng riêng hay chung
3.3. Nội dung cơ bản
Sổ đỏ: Tên người sử dụng đất; thửa đất được quyền sử dụng (tên thửa đất, địa chỉ, diện tích, hình thức, mục đích, thời hạn và nguồn gốc sử dụng); và tài sản gắn liền với đất.
- Các loại đất được ghi trong Sổ đỏ: Đất ở, đất thuê, đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng, đất giao thông, đất phi nông nghiệp….. khi được cấp cho đất ở và có nhà ở trên đất, thì phần nhà ở sẽ được ghi là Tài sản gắn liền trên đất.
Sổ hồng: Thể hiện đầy đủ thông tin về quyền sử dụng đất ở (số thửa, số tờ bản đồ, diên tích, loại đất, thời hạn sử dụng…) và quyền sở hữu nhà ở (diện tích xây dựng, số tầng, kết cấu nhà, diện tích sử dụng chung, riêng…).
- Nếu chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, hay Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Đối với trường hợp này thì chúng ta có thể gọi chung là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
- Nếu chủ sở hữu nhà ở cũng đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp sẽ được cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
3.4. Khu vực áp dụng
Sổ đỏ: Khu vực ngoài đô thị, áp dụng đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất ở nông thôn…
Sổ hồng: Khu vực đô thị, áp dụng với nhà ở, đất ở đô thị
4. Sổ đỏ và Sổ hồng, sổ nào có giá trị hơn?
4.1. Giá trị pháp lý
Hiện nay, Sổ hồng và Sổ đỏ đều có giá trị pháp lý (không phân biệt giá trị của từng loại). Giá trị thể hiện ở tài sản được ghi nhận quyền (quyền sử dụng đối với đất), quyền sở hữu đối với nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất). Còn sổ chỉ là “tờ giấy” ghi nhận quyền chứ bản thân sổ đó không giá trị.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10.12.2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
4.2. Giá trị thực tế
Giá trị thực tế của Sổ đỏ và Sổ hồng phụ thuộc vào giá trị thực tế của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như: Vị trí thửa đất, diện tích, tình trạng mới hay cũ của nhà ở và số lượng tài sản khác gắn liền với đất (cây trồng…). Do vậy, giá trị của từng loại sổ gắn với từng thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Các bài viết trên blog được mình sưu tầm, tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều bài viết không tìm lại được tác giả, nếu có bất cứ thắc mắc, khiếu lại về bản quyền bài viết vui lòng liên hệ với mình theo số ĐT: 0909399961 , mình rất vui được tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các bạn
Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: 0909399961Email: [email protected].
Website: //thamdinh.com.vn
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học