Thẩm Định Giá Dự Án

Liên Hệ : 0909.399.961

Quy định rõ về thẩm định giá để sử dụng nguồn lực nhà nước hiệu quả

(TBTCO) –Tại dự thảo Luật Giá (sửa đổi) đã quy định các trường hợp phải thẩm định giá nhà nước nhằm kiện toàn hoạt động này cho phù hợp với tình hình thực tiễn quản lý nhà nước về giá hiện nay, đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản công, sử dụng ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả.

Tiết kiệm cho ngân sách hàng nghìn tỷ đồng

Những năm qua, nhiều bộ, ngành ở trung ương, cũng như địa phương đã chủ động trong việc thành lập các Hội đồng thẩm định giá nhà nước để thực hiện việc thẩm định giá tài sản phục vụ cho mục đích mua, bán, chuyển nhượng… thuộc thẩm quyền của đơn vị mình. Hoạt động thẩm định giá nhà nước đã góp phần quan trọng giúp các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra các quyết định liên quan đến mua, bán tài sản; đảm bảo sử dụng các nguồn lực của Nhà nước một cách hiệu quả.

Tại trung ương, khi Nghị định số 89/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giá về thẩm định giá có hiệu lực, một số bộ, ngành tại trung ương đã thành lập các Hội đồng thẩm định giá nhà nước thực hiện việc thẩm định giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện thẩm định giá các tài sản có giá trị lớn, các tài sản đặc thù, các tài sản có yếu tố bí mật Nhà nước (Hội đồng thẩm định giá nhà nước của Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an…).

Hoạt động thẩm định giá nhà nước đã góp phần quan trọng trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản công.
Hoạt động thẩm định giá nhà nước đã góp phần quan trọng trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản công.

Bên cạnh đó, một số bộ, ngành cũng đã chủ động trong việc thành lập các Hội đồng thẩm định giá nhà nước để thực hiện việc thẩm định giá tài sản phục vụ cho mục đích mua, bán, chuyển nhượng… thuộc phạm vi của đơn vị mình, qua đó góp phần kiểm soát công tác chi tiêu ngân sách nhà nước (tiêu biểu như Bộ Quốc phòng, từ năm 2013 đến nay, thông qua hoạt động thẩm định giá đã tiết kiệm cho ngân sách nhà nước gần 2.200 tỷ đồng).

Tại địa phương, đã thực hiện việc phân công và tổ chức thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước thuộc địa phương quản lý theo quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan. Đồng thời, một số địa phương cũng đã ban hành quy trình trong việc thẩm định giá tài sản nhà nước tại địa phương mình để làm cơ sở cho các hoạt động thẩm định giá nhà nước và thực hiện nhiều cuộc thẩm định giá thông qua các Hội đồng thẩm định giá thường xuyên, cũng như Hội đồng thẩm định giá theo vụ việc và thông báo kết quả thẩm định giá tài sản mua sắm từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, góp phần tiết kiệm chi ngân sách.

Làm căn cứ để quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản công

Nhìn chung, hoạt động thẩm định giá nhà nước đã góp phần quan trọng giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra các quyết định liên quan đến mua, bán tài sản; đảm bảo sử dụng các nguồn lực của nhà nước một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, thực tế hoạt động thẩm định giá nhà nước tại một số địa phương vẫn còn một số vấn đề, như: kiến thức chuyên sâu về thẩm định giá của một số thành viên hội đồng thẩm định giá hạn chế; việc phân cấp thực hiện thẩm định giá nhà nước tại các địa phương đôi khi chưa hợp lý; chưa có hướng dẫn mức chi cụ thể đối với công tác thẩm định giá nhà nước…

Do đó, tại dự thảo Luật Giá (sửa đổi), quy định về thẩm định giá nhà nước đã được xây dựng trên cơ sở bổ sung các quy định để rõ hơn về phạm vi áp dụng thực hiện thẩm định giá nhà nước; đồng thời, củng cố cơ chế triển khai thẩm định giá của nhà nước theo phương thức Hội đồng nhằm tạo thuận lợi cho tổ chức thực hiện.

Phạm vi hoạt động thẩm định giá nhà nước còn khá rộng

Trên thực tế, phạm vi hoạt động thẩm định giá của nhà nước hiện nay là khá rộng và chưa rõ phạm vi áp dụng. Điều 44 Luật Giá quy định 4 trường hợp: Thứ nhất, mua, bán, thanh lý, cho thuê tài sản nhà nước hoặc đi thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Thứ hai, không thuê được doanh nghiệp thẩm định giá. Thứ ba, mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước. Thứ tư, mua, bán tài sản nhà nước có giá trị lớn mà sau khi đã thuê doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan hoặc người có thẩm quyền phê duyệt thấy cần thiết phải có ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Về phạm vi thẩm định giá nhà nước, tại dự thảo Luật quy định các trường hợp phải thẩm định giá nhà nước nhằm kiện toàn hoạt động này cho phù hợp với tình hình thực tiễn quản lý nhà nước về giá hiện nay, đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản công, sử dụng ngân sách nhà nước tiết kiệm hiệu quả. Về phương thức thực hiện, tại dự thảo Luật thống nhất phương thức thực hiện Hội đồng nhằm tăng cường tính pháp lý cho việc triển khai cũng như kết quả thẩm định giá nhà nước.

Trên cơ đó, đã quy định rõ về kết quả thẩm định giá nhà nước được sử dụng là một trong những căn cứ để tổ chức, cá nhân quyết định về giá tài sản để phục vụ việc quản lý, sử dụng tài sản; các hoạt động bán, cho thuê, liên doanh, liên kết, mua, đi thuê theo quy định của pháp luật. Kết quả thẩm định giá chỉ có giá trị sử dụng trong thời gian hiệu lực theo đúng mục đích thẩm định giá gắn với đúng tài sản, số lượng tài sản tại văn bản yêu cầu thẩm định giá.

Theo ông Trần Văn Truyền – Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), việc sửa các quy định, nhằm khắc phục những tồn tại và yêu cầu đặt ra phù hợp với tình hình mới. Theo đó, việc phát triển dịch vụ thẩm định giá tài sản ở Việt Nam đảm bảo tuân thủ quy định của hệ thống pháp luật của Nhà nước, tạo môi trường pháp lý ổn định và thuận lợi để đưa nghề thẩm định giá tài sản thành một nghề có tính chuyên nghiệp cao. Đồng thời, tăng cường vai trò quản lý nhà nước; sự quản lý, giám sát thống nhất của Bộ Tài chính trong lĩnh vực dịch vụ thẩm định giá tài sản; nâng cao vai trò của tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá; tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, tôn trọng nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực trong hành nghề của thẩm định viên.

Kiểm soát hàng chục nghìn tỷ đồng giá trị tài sản công

Tăng cường công cụ quản lý giá của nhà nước, góp phần tham gia vào hoạt động kiểm soát, sử dụng tài sản công, cũng như hoạt động chi sử dụng ngân sách nhà nước, tiết kiệm và hiệu quả. Vấn đề này đã được kiểm chứng trên thực tiễn thời gian qua, tại báo cáo hoạt động thẩm định giá nhà nước của các địa phương cho thấy: năm 2019, các cơ quan quản lý nhà nước về thẩm định giá nhà nước ở Đắk Lắk đã ban hành 234 kết luận thẩm định giá tài sản với tổng giá trị tài sản khoảng 713,4 tỷ đồng, tiết kiệm và tăng thu cho ngân sách nhà nước khoảng 11,3 tỷ đồng.

Tại TP. Hồ Chí Minh, từ năm 2013 đến hết năm 2020 đã thành lập được 664 Hội đồng thẩm định giá đất, tổng giá trị ước tính khoảng 53.720 tỷ đồng. Từ năm 2013 đến hết ngày 20/11/2020, tại Sơn La đã thành lập tổng số 829 Hội đồng thẩm định giá, đã ban hành 1.010 kết luận thẩm định giá, tổng giá trị tài sản thẩm định giá là 944,65 tỷ đồng.

Theo Điều 68 dự thảo Luật Giá (sửa đổi), kết quả thẩm định giá của Hội đồng thẩm định giá nhà nước được thể hiện bằng hình thức Kết luận của Hội đồng thẩm định giá nhà nước. Hội đồng thẩm định giá nhà nước có trách nhiệm xác định thời gian hiệu lực của kết quả thẩm định giá phù hợp với đặc điểm của tài sản, mục đích, yêu cầu thẩm định giá nhưng tối đa không quá 6 tháng.

Kết quả thẩm định giá của Nhà nước được sử dụng là một trong những căn cứ để tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 67 quyết định về giá tài sản để phục vụ việc quản lý, sử dụng tài sản; các hoạt động bán, cho thuê, liên doanh, liên kết, mua, đi thuê theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, kết quả thẩm định giá phải được cập nhật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá, trừ trường hợp tài sản thuộc danh mục tài sản bí mật nhà nước.

Thực tế, Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, trong đó thuật ngữ “tài sản nhà nước” đã được thay thế bằng thuật ngữ “tài sản công”. Nếu chỉ thay thuật ngữ “tài sản nhà nước” bằng thuật ngữ “tài sản công” trong phạm vi hoạt động thẩm định giá của nhà nước tại Luật Giá, thì phạm vi hoạt động thẩm định giá của nhà nước sẽ được giới hạn lại, nhưng không áp dụng được với các trường hợp khác như việc các cơ quan nhà nước sử dụng ngân sách nhà nước để mua sắm, thuê tài sản, liên doanh, liên kết với các đơn vị ngoài nhà nước thì cũng cần thực hiện hoạt động thẩm định giá của nhà nước theo thẩm quyền. Những bất cập này sẽ được sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật Giá (sửa đổi).

Các bài viết trên blog được mình sưu tầm, tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều bài viết không tìm lại được tác giả, nếu có bất cứ thắc mắc, khiếu lại về bản quyền bài viết vui lòng liên hệ với mình theo số ĐT: 0909399961 , mình rất vui được tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các bạn

Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: 0909399961Email: [email protected].
Website: //thamdinh.com.vn

Dịch Vụ của chúng tôi:
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học