Thẩm Định Giá Dự Án

Liên Hệ : 0909.399.961

Nội dung cơ bản của báo cáo thẩm định giá từ ngày 1/7/2024 tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam ra sao?

Nội dung cơ bản của báo cáo thẩm định giá từ ngày 1/7/2024 tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam ra sao?

Nội dung cơ bản của báo cáo thẩm định giá từ 1/7/2024 tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam ra sao?

Nội dung cơ bản của báo cáo thẩm định giá từ 1/7/2024 tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam ra sao?

Căn cứ Điều 4 Chương II Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về hồ sơ thẩm định giá ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BTC Báo cáo thẩm định giá bao gồm các nội dung cơ bản sau:

*Thông tin cơ bản về cá nhân, tổ chức lập báo cáo thẩm định giá

(1) Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá:

– Tên và địa chỉ của doanh nghiệp thẩm định giá hoặc chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá;

– Mã số giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, số thông báo của Bộ Tài chính về việc doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;

– Tên thẩm định viên thực hiện hoạt động thẩm định giá và số thẻ thẩm định viên về giá;

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá, hoặc người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá, hoặc người quản lý doanh nghiệp được ủy quyền ký chứng thư thẩm định giá và xem xét, phê duyệt báo cáo thẩm định giá.

(2) Hoạt động thẩm định giá của Nhà nước:

– Tên và địa chỉ của đơn vị thành lập hội đồng thẩm định giá;

– Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của thành viên hội đồng thẩm định giá.

*Các thông tin cơ bản về phạm vi của cuộc thẩm định giá:

(1) Thông tin về tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá;

(2) Tên tài sản thẩm định giá;

(3) Mục đích thẩm định giá;

(4) Cơ sở giá trị thẩm định giá:

(5) Thời điểm thẩm định giá;

(6) Địa điểm của tài sản thẩm định giá;

(7) Thời điểm và/hoặc giai đoạn tiến hành khảo sát tài sản thẩm định giá;

(8) Các nguồn thông tin được sử dụng trong quá trình thẩm định giá và việc xem xét, đánh giá các thông tin thu thập;

(9) Các căn cứ pháp lý của cuộc thẩm định giá và của tài sản thẩm định giá để thực hiện cuộc thẩm định giá (nếu có) như hợp đồng thẩm định giá, văn bản yêu cầu thẩm định giá;

(10) Ngày của báo cáo thẩm định giá.

*Thông tin về tài sản thẩm định giá theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá.

*Thông tin tổng quan về thị trường giao dịch của nhóm (loại) tài sản thẩm định giá.

* Giả thiết và giả thiết đặc biệt (nếu có).Trong trường hợp cần phải đưa ra giả thiết và giả thiết đặc biệt, người thực hiện hoạt động thẩm định giá cần thuyết minh rõ nội dung này tại báo cáo thẩm định giá.

*Việc áp dụng cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá.

*Giá trị tài sản thẩm định giá.

*Thời hạn có hiệu lực của báo cáo thẩm định giá: Được xác định theo thời hạn có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá.

*Những điều khoản loại trừ và hạn chế:

(1) Người thực hiện hoạt động thẩm định giá căn cứ vào hợp đồng thẩm định giá hoặc văn bản yêu cầu/đề nghị thẩm định giá, đặc điểm của tài sản thẩm định giá, bối cảnh tiến hành hoạt động thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá để cân nhắc đưa ra điều khoản loại trừ và hạn chế cho phù hợp;

(2) Các điều khoản loại trừ và hạn chế có thể bao gồm điều kiện ràng buộc về công việc, giới hạn về phạm vi công việc và các điều kiện hạn chế khác, ví dụ: sự không rõ ràng về tình trạng pháp lý của tài sản, hạn chế về thông tin, dữ liệu liên quan cần thu thập;

(3) Người thực hiện hoạt động thẩm định giá cần có đánh giá về ảnh hưởng của các hạn chế; đồng thời, đưa ra cách thức xử lý (nếu có) đối với các hạn chế đó trong quá trình thẩm định giá.

*Chữ ký trên báo cáo thẩm định giá:

(1) Đối với báo cáo thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá, cần có:

– Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá và chữ ký của thẩm định viên dược giao chịu trách nhiệm thực hiện cuộc thẩm định giá;

– Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá, hoặc người quản lý doanh nghiệp được ủy quyền ký chứng thư thẩm định giá và xem xét, phê duyệt báo cáo thẩm định giá.

– Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá và chữ ký của người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá đối với trường hợp phát hành chứng thư thẩm định giá tại chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá.

(2) Đối với báo cáo thẩm định giá do hội đồng thẩm định giá thực hiện hoạt động thẩm định giá của Nhà nước theo quy định của Luật Giá thì cần có họ tên và chữ ký của thành viên hội đồng thẩm định giá tham gia lập báo cáo thẩm định giá.

*Các phụ lục kèm theo (nếu có).

Nội dung cơ bản của báo cáo thẩm định giá từ ngày 1/7/2024 tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam ra sao?

Nội dung cơ bản của báo cáo thẩm định giá từ ngày 1/7/2024 tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam ra sao?

Sử dụng báo cáo tài chính trong thẩm định giá doanh nghiệp theo chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam ra sao?

Căn cứ Điều 6 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BTC quy định về sử dụng báo cáo tài chính trong thẩm định giá doanh nghiệp như sau:

– Việc sử dụng báo cáo tài chính trong thẩm định giá doanh nghiệp căn cứ vào cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp được lựa chọn, thời điểm thẩm định giá và đặc điểm của doanh nghiệp cần thẩm định giá, đồng thời ưu tiên sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán, soát xét bởi đơn vị kiểm toán độc lập.

– Đối chiếu, kiểm tra tính hợp lý của báo cáo tài chính để bảo đảm độ tin cậy; trường hợp cần thiết, đề nghị doanh nghiệp được thẩm định giá điều chỉnh lại số liệu tài chính có trên báo cáo tài chính trước khi đưa số liệu tài chính này vào phân tích thông tin, áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá để phục vụ thẩm định giá doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp cần thẩm định giá không điều chỉnh thì xác định chênh lệch và có phân tích rõ nội dung, căn cứ điều chỉnh và ghi rõ trong báo cáo thẩm định giá.

– Trường hợp sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính chưa được kiểm toán, soát xét, hoặc báo cáo tài chính được kiểm toán, soát xét nhưng có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần thì phải nêu rõ hạn chế này trong phần hạn chế tại báo cáo thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá hoặc thông báo kết quả thẩm định giá để tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá và người sử dụng kết quả thẩm định giá được biết.

– Đối với các phương pháp thẩm định giá trong cách tiếp cận từ thị trường: khi sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần thẩm định giá, doanh nghiệp so sánh để tính toán các chỉ tiêu: thu nhập trên một cổ phiếu (EPS), lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) trong tính toán các tỷ số thị trường nhằm mục đích thẩm định giá, cần điều chỉnh để loại trừ thu nhập và chi phí của các tài sản phi hoạt động, các khoản chi phí, thu nhập bất thường, không mang tính thường xuyên.

– Đối với các phương pháp thẩm định giá trong cách tiếp cận từ thu nhập: khi sử dụng số liệu về lợi nhuận từ báo cáo tài chính trong các năm gần nhất của doanh nghiệp cần thẩm định giá nhằm mục đích dự báo dòng thu nhập hàng năm trong tương lai của doanh nghiệp cần thẩm định giá, cần loại trừ các khoản chi phí, thu nhập bất thường, không mang tính thường xuyên; loại trừ thu nhập và chi phí của các tài sản phi hoạt động.

– Các khoản chi phí, lợi nhuận không mang tính thường xuyên bao gồm: các khoản chi phí liên quan đến việc tái cấu trúc doanh nghiệp; các khoản tăng, giảm ghi nhận khi bán tài sản; thay đổi các ước tính kế toán; ghi nhận giảm giá hàng tồn kho; suy giảm lợi thế thương mại; xóa sổ nợ; tổn thất hoặc lợi ích từ các quyết định của tòa án và các khoản lợi nhuận, chi phí không thường xuyên khác.

Các khoản mục này khi điều chỉnh phải xem xét đến tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có).

Thông tư 36/2024/TT-BTC có hiệu lực khi nào?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 36/2024/TT-BTC quy định như sau:

Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

2. Thông tư số 28/2021/TT-BTC ngày 27/04/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Vậy, Thông tư 36/2024/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2024.

Thông tư 30/2024/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2024.

Phan Thị Phương Hồng

Các bài viết trên blog được mình sưu tầm, tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều bài viết không tìm lại được tác giả, nếu có bất cứ thắc mắc, khiếu lại về bản quyền bài viết vui lòng liên hệ với mình theo số ĐT: 0909399961 , mình rất vui được tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các bạn

Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: 0909399961Email: [email protected].
Website: //thamdinh.com.vn

Dịch Vụ của chúng tôi:
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học