1. Mẫu chứng thư thẩm định giá
Ngày ….tháng…..năm…….. CHỨNG THƯ THẨM ĐỊNH GIÁ Kính gửi:……………………………………………… Theo đề nghị của ông/bà/ doanh nghiệp … tại văn bản số…. ngày…. về việc thẩm định giá …….. 1. Mục đích thẩm định giá:…………………………………………. Xác định giá tài sản phục vụ mục đích……………………….. 2. Thời điểm thẩm định giá:………………………………………. Tại thời điểm thẩm định giá (ngày … tháng …. năm….) 3. Cơ sở thẩm định giá (nêu rõ những căn cứ chủ yếu để thẩm định giá): ……… – Căn cứ hồ sơ, giấy tờ pháp lý do ông/bà/ doanh nghiệp… cung cấp (kèm theo công văn đề nghị số….). – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ngày… tháng… năm … của Uỷ ban Nhân dân tỉnh ….. cấp cho … – Giấy phép xây dựng số … ngày ….(nếu có) – Bản vẽ hoàn công…. (nếu có) – Hồ sơ quyết toán công trình……(nếu có) – Những căn cứ pháp lý khác 4. Thực trạng đất, nhà, …………………………………….. 4.1 Đất: Vị trí: mô tả cụ thể vị trí địa giới hành chính, vị trí địa lý, hướng …………. – Diện tích: tổng diện tích, diện tích từng phần, kích thước các chiều ……. – Tình trạng pháp lý …………………………………………………………………………. 4.2 Nhà: – Mô tả chung: loại nhà, cấp nhà, diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, số tầng, số phòng …… – Kết cấu: kết cấu tổng thể toàn bộ nhà và từng bộ phận (móng, tường, mái…) – Thực trạng: mô tả chi tiết từng bộ phận cấu thành ngôi nhà (nền, tường, mái, cửa, công trình phụ, ban công…): loại vật liệu, thiết bị được sử dụng, tình trạng thực tế từng bộ phận. 4.3 Tài sản: – Các thống số kỹ thuật, thực trạng của tài sản …………………………… – Tính pháp lý của tài sản …………………………………………………………. 5. Phương pháp thẩm định giá: Sử dụng phương pháp ……………………………………………………………… 6. Kết quả thẩm định giá: Trên cơ sở các tài liệu do ông/bà/ công ty…. cung cấp, qua khảo sát thực tế tại hiện trường; với phương pháp thẩm định giá….. được áp dụng trong tính toán, doanh nghiệp thẩm định giá (ghi rõ tên doanh nghiệp) thông báo kết quả thẩm định giá tài sản….. tại thời điểm ….. như sau: Giá đất: …………………………………………………………………….. Giá nhà: ……………………………………………………………………. Tổng giá trị đất và nhà: ………………………………………………… Làm tròn: …………………………………………………………………… (viết bằng chữ: …… đồng) Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá trả lời để ông/ bà/ quý đơn vị có cơ sở….. theo quy định của pháp luật hiện hành. Thẩm định viên về giá Giám đốc (Ký tên) (Ký tên, đóng dấu)
|
2. Thẩm quyền quản lý nhà nước về thẩm định giá
Điều 5 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quản lý nhà nước về thẩm định giá, cụ thể như sau:
“Điều 5. Thẩm quyền quản lý nhà nước về thẩm định giá
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thẩm định giá.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thẩm định giá có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng, trình Chính phủ quyết định chiến lược và kế hoạch phát triển nghề thẩm định giá ở Việt Nam;
b) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá, Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam;
c) Tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển nghề thẩm định giá, các văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá, Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam;
d) Quy định điều kiện dự thi, việc tổ chức thi và điều kiện để cấp Thẻ thẩm định viên về giá; quản lý, cấp và thu hồi Thẻ thẩm định viên về giá;
đ) Quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá; bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá cho thẩm định viên về giá hành nghề;
e) Quy định về tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức về thẩm định giá;
g) Quy định mẫu, cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; quy định về đăng ký và quản lý hành nghề thẩm định giá; công khai danh sách thẩm định viên về giá hành nghề và danh sách các doanh nghiệp thẩm định giá trong cả nước;
h) Quy định về mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp đối với doanh nghiệp thẩm định giá;
i) Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá, tổ chức nghề nghiệp thẩm định giá theo quy định của pháp luật;
k) Thực hiện hợp tác quốc tế về thẩm định giá;
l) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thẩm định giá;
m) Tổng kết, đánh giá về hoạt động thẩm định giá; quy định về kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về thẩm định giá;
n) Thực hiện việc thẩm định giá hoặc chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
o) Quy định chế độ báo cáo, thu thập, tổng hợp thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cung cấp thông tin và quản lý nhà nước về thẩm định giá.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thẩm định giá thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
b) Phân công và tổ chức thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước quy định tại Khoản 2 Điều 31 và Điều 44 của Luật giá thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý theo quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; quy định về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan;
c) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thẩm định giá thuộc phạm vi quản lý.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thẩm định giá thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
b) Phân công và tổ chức thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước quy định tại Khoản 2 Điều 31 và Điều 44 của Luật giá thuộc địa phương quản lý theo quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan;
c) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thẩm định giá thuộc phạm vi quản lý của địa phương”.
3. Thẩm định viên về giá phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì ?
Điều 7 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 6 tháng 8 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật giá về thẩm định giá quy định về tiêu chuẩn thẩm định viên về giá, cụ thể như sau:
– Có năng lực hành vi dân sự.
– Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan.
– Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá và các ngành gồm: Kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
– Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 (ba mươi sáu) tháng trở lên tính từ ngày có bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành quy định tại Khoản 3 Điều này.
– Có Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá do cơ quan, tổ chức có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp theo quy định của Bộ Tài chính, trừ các trường hợp sau:
- Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành vật giá, thẩm định giá;
- Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ngành kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá và đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thẩm định giá.
– Có Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp.
4. Các trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá không được thực hiện thẩm định giá
Doanh nghiệp thẩm định giá không được thực hiện việc thẩm định giá khi thuộc các trường hợp như sau:
– Thực hiện thẩm định giá không đảm bảo tuân thủ các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
– Mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về danh mục bí mật nhà nước.
– Có thẩm định viên tham gia thẩm định giá, người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp thẩm định giá là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào tổ chức là khách hàng thẩm định giá.
– Có thẩm định viên tham gia thẩm định giá, người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp thẩm định giá mà có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột là:
- Thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào tổ chức là khách hàng thẩm định giá;
- Người có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành, là kế toán trưởng, thành viên Ban kiểm soát, kiểm soát viên của tổ chức là khách hàng thẩm định giá.
– Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát, kiểm soát viên của đơn vị được thẩm định giá đồng thời là người mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp thẩm định giá.
– Doanh nghiệp thẩm định giá và khách hàng thẩm định giá có các mối quan hệ sau:
- Có cùng một cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức thành lập hoặc tham gia thành lập; hoặc hoạt động trong cùng một tập đoàn, tổng công ty, tổ hợp công ty mẹ – công ty con;
- Có mối quan hệ điều hành, kiểm soát, góp vốn dưới mọi hình thức giữa hai đơn vị;
- Cùng trực tiếp hay gián tiếp chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn dưới mọi hình thức của một bên khác;
- Có thỏa thuận hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng.
– Doanh nghiệp thẩm định giá đang trong thời gian bị đình chỉ hoặc tạm ngừng hoạt động thẩm định giá.
5. Về quy trình thẩm định giá
Quá trình thẩm định giá được tiến hành theo quy trình quy định tại Điều 30 Luật giá năm 2012, cụ thể như sau:
– Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
– Lập kế hoạch thẩm định giá.
– Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
– Phân tích thông tin.
– Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.
– Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.
Các bài viết trên blog được mình sưu tầm, tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều bài viết không tìm lại được tác giả, nếu có bất cứ thắc mắc, khiếu lại về bản quyền bài viết vui lòng liên hệ với mình theo số ĐT: 0909399961 , mình rất vui được tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các bạn
Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: 0909399961Email: [email protected].
Website: //thamdinh.com.vn
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học