Ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính: Bạn đã hiểu rõ chưa?

Bản đồ địa chính là công cụ chuyên dụng trong lĩnh vực quản lý đất đai, dùng để biểu diễn diện tích và ranh giới của từng khu vực đất, mẫu đất. Bảng mãký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chínhgiúp thể hiện các yếu tố địa lý quan trọng tại các đơn vị xã, phường và các vùng lãnh thổ khác. Hãy cùngthamdinhduan.comtìm hiểu bài viết dưới đây!

1. Ý nghĩa của việc phân loại đất

Bản đồ địa chính, hay còn gọi là bản đồ Cadastral trong tiếng Anh, là một loại bản đồ biểu diễn đầy đủ thông tin đồ họa về các thửa đất như vị trí, ý nghĩa và tính pháp lý. Ngoài ra, bản đồ địa chính còn giúp nhận biết các loại đất, tên gọi cụ thể và thông tin liên quan đến hệ thống địa chính quốc gia.

Các ký hiệu địa chính cho các loại đất trên bản đồ đã được thống nhất trong toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và tuân thủ rõ ràng theo quy định của pháp luật đất đai. Chi tiết có thể được tìm hiểu ở phần dưới đây.

2. Bảng Ký Hiệu Các Loại Đất trên bản đồ địa chính

Các ký hiệu đất trên bản đồ quy hoạch, bản đồ địa chính, sổ đỏ, sổ hồng được mã hóa bởi các cơ quan Nhà nước để quản lý đất đai. Tổng số loại đất và các ký hiệu cụ thể được giải thích dưới đây.

2.1 Ký Hiệu Các Loại Đất Nông Nghiệp

Các đất nông nghiệp được phân loại và ký hiệu như sau:

Loại đấtKý hiệu
Đất chuyên trồng lúa nướcLUC
Đất trồng lúa nước còn lạiLUK
Đất lúa nươngLUN
Đất bằng trồng cây hàng năm khácBHK
Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khácNHK
Đất trồng cây lâu nămCLN
Đất rừng sản xuấtRSX
Đất rừng phòng hộRPH
Đất rừng chuyên dụngRDD
Đất nuôi trồng thuỷ sảnNTS
Đất làm muốiLMU
Đất nông nghiệp khácNKH

2.2 Ký Hiệu Các Loại Đất Phi Nông Nghiệp

Loại đấtKý hiệu
Đất ở nông thônONT
Đất ở đô thịODT
Đất xây dựng trụ sở cơ quanTSC
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệpDTS
Đất xây dựng cơ sở văn hoáDVH
Đất xây dựng cơ sở y tếDYT
Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạoDGD
Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thaoDTT
Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệDKH
Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hộiDXH
Đất xây dựng cơ sở ngoại giaoDNG
Đất xây dựng công trình sự nghiệp khácDSK
Đất quốc phòng`CQP
Đất an ninhCAN
Đất khu công nghiệpSKK
Đất khu chế xuấtSKT
Đất cụm công nghiệpSKN
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệpSKC
Đất thương mại và dịch vụTMD
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sảnSKS
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốmSKX
Đất giao thôngDGT
Đất thuỷ lợiDTL
Đất công trình năng lượngDNL
Đất công trình bưu chính viễn thôngDBV
Đất sinh hoạt công cộngDSH
Đất khu vui chơi, giải trí công cộngDKV
Đất chợDCH
Đất có di tích lịch sử – văn hoáDDT
Đất danh lam thắng cảnhDDL
Đất bãi thải, xử lý chất thảiDRA
Đất công trình công cộng khácDCK
Đất cơ sở tôn giáoTON
Đất cơ sở tín ngưỡngTIN
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa tángNTD
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suốiSON
Đất cơ mặt nước chuyên dùngMNC
Đất phi nông nghiệp khác`PNK

2.3 Ký Hiệu Các Loại Đất Chưa Sử Dụng

Loại đấtKý hiệu
Đất bằng chưa sử dụngBCS
Đất đồi núi chưa sử dụngDCS
Núi đá không có rừng câyNCS

2. Mục Đích Của Phân Loại Và Ký Hiệu Các Loại Đất Trên Bản Bản Đồ Địa Chính

Việc phân loại và ký hiệu các loại đất trên sổ đỏ, bản đồ quy hoạch và bản đồ địa chính có mục đích chính là:

  • Xác định và tính toán thuế nhà đất mà người sử dụng đất cần nộp theo quy định của Nhà nước.
  • Đơn giản hóa việc quản lý, kiểm kê và thống kê diện tích đất của cơ quan Nhà nước.
  • Giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai.
  • Cơ sở để cấp quyền sử dụng đất hoặc thu hồi đất.
  • Xác định giá trị và bồi thường khi có kế hoạch thu hồi hoặc quy hoạch đất.
  • Hỗ trợ trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Tóm lại, việc phân loại và ký hiệu các loại đất ở Việt Nam nhằm bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất và tuân thủ các quy định pháp luật.

3. Phân Nhóm Ký Hiệu Các Loại Đất Trên Bản Đồ Quy Hoạch

Theo quy định của Nhà nước tại Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 và hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 1 Thông tư 55/2013/TT-BTNMT, dựa vào mục đích sử dụng, đất ở Việt Nam được phân loại thành ba nhóm chính bao gồm:

  • Đất nông nghiệp
  • Đất phi nông nghiệp
  • Đất chưa sử dụng

Mỗi loại đất sẽ có những đặc thù và mục đích sử dụng riêng. Cụ thể như sau:

3.1 Đất Nông Nghiệp

Đất nông nghiệp, hay còn được gọi là đất canh tác, là loại đất do cơ quan Nhà nước giao cho người dân sử dụng để phục vụ cho mục đích sản xuất, nghiên cứu và thí nghiệm trong lĩnh vực lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, làm muối, bảo vệ và phát triển rừng. Nhóm đất nông nghiệp được phân chia thành tám nhóm nhỏ bao gồm:

  • Đất trồng cây hàng năm, bao gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng cho chăn nuôi và các loại đất trồng cây hàng năm khác.
  • Đất trồng cây lâu năm.
  • Đất rừng sản xuất.
  • Đất rừng phòng hộ.
  • Đất rừng đặc dụng.
  • Đất nuôi trồng thủy sản.
  • Đất làm muối.
  • Đất nông nghiệp khác.

Đối với nhóm đất nông nghiệp khác, bao gồm các loại đất sau:

  • Đất dùng để xây nhà kính hoặc các loại nhà khác để trồng trọt và các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất.
  • Đất dùng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép.
  • Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để phục vụ mục đích học tập, nghiên cứu và thí nghiệm.
  • Đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

3.2 Đất Phi Nông Nghiệp

Theo Khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, đất phi nông nghiệp là loại đất không được sử dụng cho mục đích nông nghiệp và không thuộc các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. Các loại đất thuộc nhóm phi nông nghiệp bao gồm:

  • Đất ở, bao gồm đất ở nông thôn và đô thị.
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp.
  • Đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.
  • Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.
  • Đất sử dụng cho mục đích công cộng.
  • Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng.
  • Đất có công trình như đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
  • Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
  • Đất thuộc các dòng sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt đất có mục đích chuyên dùng.
  • Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.

3.3 Nhóm Đất Chưa Sử Dụng

Nhóm đất chưa sử dụng là những đất chưa đủ điều kiện hoặc chưa được quyết định sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp. Đây chưa được xác định là đất khu dân cư nông thôn, đô thị hoặc đất chuyên dùng, và chưa được Nhà nước giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng ổn định lâu dài. Nhóm đất này bao gồm ba loại chính là đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá không trồng cây.

thamdinhduan.comđã cập nhật bảng tra cứuký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chínhtheo Luật đất đai mới nhất tại Việt Nam. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích để bạn có thể nhận diện các loại đất trong các thủ tục hành chính, đặc biệt là tra cứu mã đất trên bản đồ quy hoạch để tránh sai sót khi thực hiện các giao dịch mua bán, đầu tư bất động sản. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin tương tự, đừng ngần ngại truy cập thamdinhduan.com hoặc liên hệ trực tiếp để được hỗ trợ qua các cách thức liên lạc sau:

Các bài viết trên blog được mình sưu tầm, tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều bài viết không tìm lại được tác giả, nếu có bất cứ thắc mắc, khiếu lại về bản quyền bài viết vui lòng liên hệ với mình theo số ĐT: 0909399961 , mình rất vui được tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các bạn

Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: 0909399961Email: [email protected].
Website: //thamdinh.com.vn

Dịch Vụ của chúng tôi:
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học