Lợi nhuận là mục tiêu của doanh nghiệp và đồng thời cũng là kết quả của việc quản lý, nó thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những người sử dụng các số liệu kế toán bên trong và cả bên ngoài doanh nghiệp đều rất quan tâm đến các tỷ số này để ra quyết định đầu tư, cho vay hay cho doanh nghiệp thuê tài sản,…
1. Tỷ số lợi nhuận ròng /doanh thu:
Tỷ số này phản ánh một đồng doanh thu thuần tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Công thức tính:
Tỷ số lợi nhuận ròng /doanh thu = Lợi nhuận thuần/Doanh thu thuần
Trong đó:
Lợi nhuận ròng là khoản lãi sau khi đã trừ các chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ý nghĩa:
- Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả tăng giảm giá thành hay ảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Nếu tỷ số này càng cao và doanh thu của doanh nghiệp càng lớn thì tiềm năng lợi nhuận cũng càng lớn.
2. Tỷ số lợi nhuận thuần/Tổng tài sản (ROI):
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên 1 đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
Công thức tính:
ROI = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản bình quân
Trong đó:
Tổng tài sản bình quân = (Giá trị tài sản đầu năm + Giá trị tài sản cuối năm)/2
Ý nghĩa:
- Thẩm định viên sử dụng giá trị của ROI để so sánh với mức trung bình ngành nhằm so sánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác.
Ứng dụng quan trọng nhất của tỷ số này là sự so sánh giá trị của nó với chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền (WACC) của doanh nghiệp.
- Nếu ROI>WACC: kinh doanh có lãi
- Nếu ROI = WACC: hòa vốn
- Nếu ROI < WACC: thua lỗ
3. Tỷ số lợi nhuận/Vốn cổ phần thường (ROE):
Tỷ số này đo lường mức lợi nhuận trên vốn đầu tư của các chủ sở hữu. Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm, vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của 1 đồng vốn mà họ bỏ ra đầu tư vào doanh nghiệp.
Công thức tính:
ROE = Lợi nhuận thuần/Vốn cổ phần thường
Ý nghĩa:
- Tỷ số này rất có ý nghĩa đối với các chủ sở hữu hiện tại và tiềm tàng của doanh nghiệp, vì nó cho biết khả năng thu nhập có thể nhận được nếu họ quyết định đầu tư vốn vào công ty.
- Đối với doanh nghiệp, tỷ số này cho biết sức hấp dẫn của nó đối với các nhà đầu tư tiềm tàng trên thị trường tài chính.
Thẩm định viên sử dụng tỷ số này để so sánh với tỷ lệ sinh lời cần thiết trên thị trường (k):
- Nếu ROE>k: doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao và có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư.
- Nếu ROE=k: doanh nghiệp đạt mức hiệu quả có thể chấp nhận được
- Nếu ROE<k: doanh nghiệp đạt mức hiệu quả thấp và không tạo ra sức hấp dẫn với các nhà đầu tư.
Các bài viết trên blog được mình sưu tầm, tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều bài viết không tìm lại được tác giả, nếu có bất cứ thắc mắc, khiếu lại về bản quyền bài viết vui lòng liên hệ với mình theo số ĐT: 0909399961 , mình rất vui được tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các bạn
Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: 0909399961Email: [email protected].
Website: //thamdinh.com.vn
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học