Bài 39- Phần cao cấp ( Tiếp huyền không )

I.                    DỰ ĐOÁN KHÍ SỐ
Sau khi nhận thức được mệnh số, đại, tiểu vận và mối quan hệ giữa chúng với nhau, ta có thể tiến hành dự đoán khí số. Gọi là dự đoán tức là suy đoán, căn cứ vào mệnh số của con người, lợi dụng sự biến hóa của cửu tinh đại vận và tiểu vận để suy đoán ra cát hung, trong đó bao gồm cả suy đoán nguyệt vận, niên vận, tiểu vận, cả đời người. Kết quả suy đoán là cát hung đó chính là khí số, hay gọi là “mệnh vận”.
  1. Dự đoán nguyệt vận
Dự đoán nguyệt vận lấy tiết, khí tạo thành tháng làm chuẩn.
Tháng giêng: Lập xuân – Vũ thủy;
Tháng 2: Kinh trập – Xuân phân;
Tháng 3: Thanh minh – Cốc vũ;
Tháng 4: Lập hạ – Tiểu mạn;
Tháng 5: Mang chủng – Hạ chí;
Tháng 6: Tiểu thử – đại thử;
Tháng 7: Lập thu – Xử thử;
Tháng 8: Bạch lộ – Thu phân;
Tháng 9: hàn lộ – Sương giáng;
Tháng 10: Lập đông – Tiểu tuyết;
Tháng 11: Đại tuyết – Đông chí;
Tháng 12: Tiểu hàn – Đại hàn;
Sau khi đã xác định được tháng thì tìm tinh bàn cần thiết, tức là trong 9 tinh bàn, tinh bàn tháng đó ở đâu. Phương pháp tìm tinh bàn là căn cứ bảng các tháng sao nhập giữa trong mục II bàn về mệnh số với niên vân và nguyệt vận. Sau khi tra được sao nhập giữa ta có thể xác định được tinh bàn tháng đó.
Ví dụ: Tháng giêng 1995. Năm 1995 âm lịch là năm Ất Hợi. Tra bảng “ Dần thân tị hợi”, tháng giêng, nam giới sao nhập giữa là Nhị (tức Nhị hắc thổ tinh), nữ sao nhập giữa là Tứ ( Tứ lục mộc tinh). Sau khi biết được sao nhập giữa là có thể sắp xếp tinh bàn. Nhị là dương phải xếp thuận, Tứ là âm phải xếp ngược.
Hình trang 102
Có được tinh bàn rồi, tra “ Bảng phối số âm dương’ dưới đây.
Bảng phối số âm dương
Số dương
Cửu
Bát
Thất
Lục
Ngũ
Tứ
Tam
Nhị
Nhất
Số âm
Lục
Thất
Bát
Cửu
Nhất
Nhị
Tam
Tứ
Ngũ
Trong bảng chỉ có số của sao nhập giữa, không có số của tinh bàn. Điều đó không hề gì, vì tra bàn cửu tinh thì sẽ biết được.Đối chiếu hình vẽ trên đây với bảng sẽ biết được các kết quả sau.
Nam: tháng giêng năm 1995, dương là Nhị, âm là Tứ, hợp hai số lại là dương Nhị âm Tứ.
Nữ: tháng giêng 1995, âm là Tứ, dương là Nhị, hợp lại thành âm Tứ dương Nhị.
Ta xác định được nam dùng “Nhị, Tứ”, nữ dùng “Tứ, Nhị”, lấy mệnh tinh của nam và nữ tương ứng với “Nhị, Tứ” hoặc “Tứ, Nhị” đeể bàn về ngũ hành sinh khắc thì sẽ biết được tháng giêng 1995 người đó gặp cát, hung ra sao.
Ví dụ 1: Nữ sinh năm 1964, muốn dự đoán vận số tháng giêng năm 1995. Năm 1964 mệnh nữ thuộc Lục bạch kim. Tháng giêng 1995 tương ứng với “ Tứ, Nhị”. Âm kim khắc âm mộc và còn khắc ngược thổ, vì đồng âm tương khắc nên hung. Qua đó ta biết được người ấy có cuộc đời gian khó, bôn ba, vì thế mà dễ bị bệnh. Vì bôn ba mưa gió nên có thể bị các bệnh đau đầu, cảm mạo, viêm bụng, cơ bắp đau mỏi.
Ví dụ 2: nam sinh năm 1938, muốn tính vận tháng giêng 1995.
Namsinh năm 1938 là mệnh bát bạch thổ. Tháng giêng 1995 tương ứng với “ Nhị, Tứ”. Bát thổ và Nhị thổ ngang hòa, Bát bạch thực chất là thiếu dương, tuy bị Tứ mộc khắc nhưng thổ mạnh mộc yếu, cho nên ta biết được người đó có sự việc phát sinh đột ngột, có nỗi vất vả vì sương gió, mẹ bị bệnh hoặc em gái, chị dâu bất hòa, nhưng cày cấy được mùa.
  1. Dự đoán niên vận
Dự đoán niên vận đại thể giống như dự đoán nguyệt vận. Trước tiên phải tra “Bảng cửu khí nam nữ” để tìm ra mệnh tinh của người đó và sao năm đó, cần phân biệt nam, nữ, ghi lên giấy, sau đó vẽ ra hình niên tinh của nam hoặc nữ. Đối với nam thì vẽ tinh bàn phi tinh cửu cung bay thuận, đối với nữ thì bay ngược ( tham khảo tinh bàn ở mục thiên tâm). Ở đây xin đọc giả nhớ rõ tinh bàn của nam nhất thiết là bay thuận, của nữ là bay ngược. Tuyết đối không được nhầm lẫn nam với nữ. Vì nhầm lẫn thì dự đoán sẽ không chính xác. Sau khi vẽ được hình sẽ tìm ra “số phối của âm dương”. Xác định tổ hợp 2 sao âm dương, bước cuối cùng là liên kết tổ hợp sao âm dương của mệnh tinh với tinh bàn của người đó để dự đoán.
Ví dụ 1: Namsinh năm 1967, muốn đoán niên vận 1994.
Ngũ
Nhất
Nhất
Ngũ
Tam
Tam
Tứ
Nhị
Dương lục
Âm cửu
Bát
Thất
Cửu
Lục
Nhị
Tứ
Thất
Bát
Năm 1994 dương Lục âm Cửu nhập giữa, dương bố trí thuận, âm bố trí ngược, hai sao giữa hợp thành “ Lục, Cửu”, thuộc thiên phối chính, có tượng tiểu hung nhẹ. Namsinh năm 1967 thuộc mệnh Lục bạch kim, gặp dương Lục là phục ngâm, là hung, vừa bị âm hỏa khắc nên là tiểu hung. Tổng hợp lại thì năm đó hành vận tiểu hung, ta biết được người ấy không có hy vọng thăng tiến mà ngược lại còn bị giáng cấp, bất hòa với cấp trên, sự nghiệp gặp nhiều khó khăn, hoàn cảnh không thuận lợi. Sức khỏe không tốt, thường bị chứng đau đầu.
Ví dụ 2: Nữ sinh năm 1964, muốn đoán vận năm 1994
Thất
Bát
Nhị
Tứ
Cửu
Lục
Bát
Thất
Âm lục
Dương cửu
Tứ
Nhị
Tam
Tam
Nhất
Ngũ
Ngũ
Nhất
Năm 1994 âm Lục, dương Cửu nhập giữa, âm Lục bố trí ngược , dương Cửu bố trí thuận. Hai sao giữa hợp lại thành “ Lục, Cửu” thuộc thiên phối đảo, là tượng tiểu hung. Nữ sinh năm 1964 thuộc mệnh Lục bạch kim, âm tính. Âm Lục gặp âm Lục là phục ngâm, là hung. Cửu hỏa danh nghĩa là dương nhưng thực chất là âm hỏa, thịnh dương mà thực âm. Mệnh nữ là âm, Lục kim thực là âm kim, âm hỏa khắc âm kim là tượng đại hung. Tóm lại toàn năm hành vận đại hung. Qua đó ta biết được năm đó người này gặp nhiều việc kiện tụng có thể mất quyến mất chức hoặc sự nghiệp khó khăn, quan hệ với cấp trên căng thẳng, tình cản bất lợi. Sức khỏe không tốt, thường có bệnh đau đầu, đau xương, hoặc bệnh tim, thậm chí lạc huyết.
  1. Dự đoán tiểu vận (20 năm)
Cách dự đoán tiểu vận giống như cách dự đoán niên vận, then chốt là phải biết được quỹ tích tương ứng của hai loại vận trình âm dương. Xin xem bảng dưới đây.

Hành dương
Đại vận
1
2
3
Tiểu vận
1,2,3
4,5,6
7,8,9
Niên vận bắt đầu
Nhất, Bát, Lục
Tứ,Nhị,Cửu
Thất,Ngũ,Tam
Hành      âm
Đại vận
5
4
3
Tiểu vận
5,4,3
2,1,9
8,7,6
Niên vận bắt đầu
Ngũ,Thất,Cửu
Nhị,Tứ,Lục
Bát,Nhất,Tam
Thứ nhất, bảng này ghi rõ dù là đại vận, tiểu vận hay niên vận đều là âm dương tương ứng, có hành dương và có hành âm.
Thứ hai, bảng ghi rõ âm dương có thuận, nghịch, dương thuận âm nghịch, âm thuận dương nghịch.
Thứ ba, hai loại chữ số âm dương là căn cứ vào số tương ứng của bảng “ Phối số âm dương”
Thứ tư, các đại vận trong bảng là tính từ Hoàng đế nguyên niên đến nay. Mỗi đại vận là 60 năm. Tiểu vận cũng như thế, nhưng một đại nguyên (180 năm) đều sắp xếp theo thứ tự từ 1 đến 9, chẳng qua thứ tự của âm dương khác nhau mà thôi. Ví dụ: từ năm 1984 đến 2003 trong 20 năm này dương hành theo đại vận 3, tiểu vận 7, năm bắt đầu là Thất nhập giữa, tiếp sau đó là đếm ngược theo thứ tự Lục, Ngũ, Tứ, Tam, Nhị… mỗi tiểu vận 20 năm. Còn hành âm là đại vận 3, tiểu vận 8, năm bắt đầu là Bát nhập giữa, tiếp theo là đếm thuận Cửu, Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ… từng tiểu vận 20 năm.
Sau khi biết được mối quan hệ của các số này ta có thể theo phương pháp dự đoán niên vận để đoán tiểu vận cho nam hoặc nữ.
  1. Dự đoán hỗn hợp
Dự đoán hỗn hợp bao gồm giữa đại vận và tiểu vận, giữa tiểu vận và niên vận, giữa niên vận và nguyệt vận, hoặc là hỗn hợp giữa đại vận, tiểu vận, niên vận, hỗn hợp giữa tiểu vận, niên vận, nguyệt vận. Sau khi chọn xong phương thức hỗn hợp thì lần lượt dự đoán từ lớn đến nhỏ, cuối cùng lập bảng.
Ví dụ: Muốn dự đoán vận trình 20 năm của hạ nguyên vận 7 thì trước hết phải đoán vận trình vận 7 để nói rõ 20 năm đó vận trình của người ấy là cát hay hung, sau đó lần lượt dự đoán từng năm, cuối cùng có thể sắp xếp thành bảng cát hung để biết được tình hình dao động lên xuống của vận trình 20 năm này. Nhưng khi dự đoán cho từng năm thì phải tính thêm yếu tố của tiểu vận vào. Yếu tố này chỉ đóng vai trò ảnh hưởng, không phải là điều kiện chủ yếu, nếu không sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả dự đoán niên vận.
II.                  MỆNH QUẺ ÂM DƯƠNG KẾT HỢP
Trong mục “ Mệnh số với khí âm, dương” đã bàn đến phối số âm dương là cửu khí hành thuận, hành ngược trên bàn hậu thiên bát quái, do chúng giao nhau trên các cung mà hình thành. Trên một bàn hậu thiên bát quái có hai bàn âm và dương, vì vậy phối số của âm dương sẽ có 18 cặp ( xem hình vẽ)
Hình trang 106
Trên bàn dương Ngũ nhập giữa bố trí thuận và Nhất nhập giữa bố trí ngược . Thiên tâm là ngũ, Nhất còn tây bắc là Lục, Cửu, chính tây là Thất, bát, đông bắc là Bát, Thất, chính nam là Cửu, Lục, chính bắc là Nhất, Ngũ; tây nam là Nhị, Tứ; chính đông là Tam, Tam; đông nam là Tứ, Nhị. Chín cặp này lấy số dương làm chủ, số âm là khách. Ngược lại, nếu thiên tâm là Nhất, Ngũ thì đông nam là Nhị, Tứ; chính đông là Tam, Tam; tây nam là Tứ, Nhị; chính bắc là Ngũ, Nhất; chính nam là Lục, Cửu; đông bắc là Thất, Bát; chính tây là Bát, Thất, tây bắc là Cửu, Lục. Chín cặp này lấy số âm làm chủ, số dương là khách. Như vậy sẽ hình thành 2 hình bát quái âm dương ngược nhau.
Hai hình này nói lên điều gì? Nó chứng tỏ vạn sự, vạn vật trong thế gian này là do âm dương tương phản nhau, phương vị giống nhau, vận hành trên những quỹ tích ngược nhau, nhưng là trạng thái âm dương tương thành (tức tương phối với nhau). Tất cả mọi sự vật vừa là âm dương tương phản lại là âm dương tương thành. Trong hình bát quái âm dương, mỗi phương vị hình thành một quẻ chồng, do hai khí âm dương vận hành kết hợp trên những phương vị khác nhau, quẻ dương có 9 điểm giao nhau, quẻ âm cũng có 9 điểm giao nhau, âm dương hợp lại gồm có 18 điểm giao nhau. Dùng số để biểu thị 18 cặp giao nhau là.
Quẻ dương: Lục, Cửu giao nhau ở Tây bắc;
                    Thất, Bát giao nhau ở chính tây;
                    Bát, Thất giao nhau ở đông bắc;
  Cửu, Lục giao nhau ở chính nam;
  Nhất, Ngũ giao nhau ở chính bắc;
  Nhị, Tứ giao nhau ở tây nam;
  Tam, Tam giao nhau ở chính đông;
  Tứ, Nhị giao nhau ở đông nam;
  Ngũ, Nhất giao nhau ở thiên tâm.
Quẻ âm: Cửu, Lục giao nhau ở tây bắc;
               Bát, Thất giao nhau ở chính tây;
Thất, Bát giao nhau ở đông bắc;
Lục, Cửu giao nhau ở chính nam;
Ngũ, Nhất giao nhau ở chính bắc;
Tứ, Nhị giao nhau ở tây nam;
Tam, Tam giao nhau ở chính đông;
Nhị, Tứ giao nhau ở đông nam;
Nhất, Ngũ giao nhau ở thiên tâm.
Qua đó thấy rõ: cùng là hai số kết hợp với nhau nhưng vì âm dương ngược nhau nên địa vị chủ, khách cũng đảo ngược nhau. Ví dụ Cửu, Lục của quẻ dương thì Cửu là chủ, là dương khí, Lục là khách, là âm khí, thuộc quẻ nam, dùng cho nam. Còn Lục, Cửu của quẻ âm, Lục là chủ âm khí, Cửu là khách, là dương khí thuộc quẻ nữ, dùng thích hợp cho nữ. Tuy sự việc phát sinh trên cùng một phương vị ( phương chính nam) nhưng mệnh số của nam, nữ và các thời vận hoàn toàn khác biệt nhau. Namthuộc mệnh Cửu tử hỏa lấy âm Lục làm bạn, còn mệnh nữ thuộc Lục bạch kim lấy dương Cửu làm bạn.Về thời vận mà nói dương thuộc Cửu, âm thuộc Lục, nam vận số 9, nữ vận số 6. Cho nên khi sử dụng hai quẻ âm dương tuyệt đối không được lẫn lộn. Dưới đây phân biệt bàn về các số kết hợp của hai quẻ âm và dương, cát hung của vấn đề nhân sự.
1. Quẻ dương
Lục – Cửu: là quẻ Thiên hỏa đồng nhân, phương vi Tây bắc, cung Càn, là lão nam phối với trung nữ, thuộc thiên phối chính. Lục là chủ, là dương, Cửu là khách là âm.
Theo mệnh số mà nói, nam mệnh Lục bạch kim, là người có lòng tự tôn, lòng tự tin mạnh, có ý chí vươn lên mạnh mẽ và sẽ được một số người ủng hộ. Mặc dù làm việc dưới tay người khác nhưng vẫn giữ được vị trí độc lập. Vì trong cuộc đời có âm Cửu làm bạn nên bị âm Cửu khắc chế, thể hiện thường vì theo ý của nữ hoặc lời dèm pha của họ mà chịu tổn thất, thiệt thòi. Lục và Cửu thuộc loại phối hợp âm dương nhưng trong hợp có sự chênh lệch, nên chỉ gặp vận tiểu cát.Nếu gặp thời sinh vượng thì có thể hành cát vận. Nếu gặp hỏa khắc hoặc bị thủy khắc ngược thì sẽ gặp hung kiếp.
Theo các vận mà nói, khi Lục bạch nhập giữa thì sẽ có âm Cửu cùng làm bạn, người có mệnh số khác nhau gặp phải sẽ xuất hiện hung cát khác nhau.
Nam mệnh thuộc Nhất bạch thủy gặp phải vừa được Lục kim sinh cho, lại khắc âm hỏa nên có thể hành cát vận. Lục và Nhất hợp thành tiên thiên thủy, chủ về tài vận tốt, bẩm tính thông minh tháo vát. Vì làm bạn với Ngũ hoàng âm khí, Ngũ hoàng sinh Lục kim nên có lúc bị bện đau đầu, đau cổ, đau xương hoặc viêm thận.
Nam mệnh thuộc Nhị hắc thổ gặp phải vì bị Lục kim cướp đoạt, may nhờ âm Cửu sinh cho, nên chỉ gặp vận tốt một nửa, xấu một nửa. Cuộc sống thành đạt được bao nhiêu là do mình trả giá bao nhiêu quyết định. Trong hai số Lục và Nhị tuy có lộc của cha mẹ nhưng vì cùng dương đạo nên không được cha mẹ cùng phối hợp giúp đỡ, do đó cuộc sống vất vả bận bịu. Nhị hắc tuy được âm hỏa sinh cho, nhưng cùng âm khí nên âm khí quá nặng, do đó e rằng phải xuất gia làm tăng lữ hoặc cuộc sống cô độc. Sức khỏe có thể bị bệnh đường ruột, dạ dày, đau lưng.
Nam mệnh thuộc Tam mộc gặp phải vừa bị Lục kim khắc, lại vừa bị âm Cửu cướp đoạt nên hành vận đại hung. Không những luôn bị đè nén mà còn bị bức vào cảnh khốc cùng, phá tài, thương tật, thậm chí tàn phế. Lại còn vì Tam mộc sinh âm hỏa nên mẹ con tương hợp với nhau, bất hòa với bố tạo nên gia đình kém hòa thuận. Tam mộc lấy Tam mộc làm bạn nên phẩm chất mạnh mẽ. Trng giao tiếp xã hội và trong công tác thường mâu thuẫn, căng thẳng, khó hòa hợp; về sức khỏe ngoài dễ bị tai nạn ra, có lúc còn mức chứng đau đầu, chóng mặt.
Nam mệnh thuộc Tứ mộc gặp phải vừa bị Lục kim khắc lại bị âm Cửu cướp đoạt. Tứ mộc thuộc âm, thường mâu thuẫn với người trên hoặc cấp trên, tuy không sâu sắc mà chỉ là những cọ xát nhỏ, cho nên hành vận tiểu hung. Vì bản thân có âm Nhị là bạn cho nên dễ bị người trên lợi dụng, không dễ thăng chức mà chỉ làm cán bộ cấp dưới. Về tính cách, tính tình hòa nhã, ngại đấu tranh. Về sức khỏe thường có bệnh ở sườn và bắp đùi hoặc viêm ruột, dạ dày.
– Nam mệnh thuộc Ngũ hoàng gặp phải, vừa bị Lục kim cướp đoạt nhưng lại được âm Cửa sinh cho, nên có lúc được bố mẹ hoặc cấp trên yêu chiều, nhưng cũng có lúc bị bỏ rơi, vận số lức tốt, lúc xấu. Vì bản thân có bạn là âm thủy, nên âm dương tương khắc, do đó mệnh vận thăng trầm khá lớn. Về sức khỏe thường mắc bệnh đau mắt hoặc bệnh sỏi thận.
Nam mệnh thuộc Lục kim gặp phải Lục kim là phục ngâm, lại bị âm Cửu khắc. Lục kim gặp Lục kim đáng lẽ là vượng, nhưng vì gặp thái tuế là càn nên tốt chuyển thành xấu. Khi hưng vượng thì tài vận và sự nghiệp đều tốt. Khi gặp hung thường bị kiện tụng hoặc bị tai nạn giao thông, quan hệ với cấp trên không thuận, thường chuốc lấy nhiều phiền phức. Âm cửu và Lục kim là thiên phối chính, cho nên không vì tương khắc mà bất lợi.
Nam mệnh thuộc Thất kim gặp phải, ngang hòa với Lục kim, nhưng lại cạnh tranh nhau nên gọi là “trâu bò đấu nhau”. Thất kim bị âm Cửu khắc. Thất kim vốn là tính âm, hiện hành dương đạo nên biến thành dương, gặp phải dương tính Lục kim tất sẽ dẫn đến đấu tranh lẫn nhau cho nên không mà là xấu, tạo nên quan hệ căng thẳng, đấu đá ngầm, hai bên đều bị tổn thương. Âm cửu tương hợp với Thất kim hình thành hậu thiên hỏa nên việc đấu tranh càng kịch liệt. Thất kim làm bạn với Bát thổ, tuy có thể cướp đoạt được hỏa nhưng tác dụng không nhiều. Về sức khỏe thường mắc bệnh ở đầu và miệng.
Nam mệnh thuộc Bát thổ gặp phải, tuy bị Lục kim cướp đoạt nhưng lại được âm cửu sinh cho nên không lợi mà cũng không thiệt, vận nệnh bình thường. Đối với đại vận mà nói phải lấy lưu niên để dự đoán cát hung. Đối với niên vận mà nói, phải lấy nguyệt vận để đoán cát hung. Tuy quan vận có, nhưng kiện tụng cũng có. Là quan cính trực nhưng thường bị tiểu nhân làm hại, cho nên làm người bình thường vẫn tốt hơn. Bát thổ lấy âm Thất làm bạn. Vì âm Cửu và âm Thất tương khắc nên đó là nguồn gốc được tiểu nhân sùng bái. Về sức khỏe thường bị bệnh răng miệng, viêm khớp vai và khí quản.
Nam mệnh thuộc Cửu tử gặp phải, vừa bị hỏa khắc Lục kim, lại bị âm hỏa phục ngâm. Cuộc đời vừa có quan vận vừa có tài vận, là vận tốt vừa phải. Vì có Cửu tử tương phục nên gặp nhiều phiền phức do phụ nữ sùng bái mà gây nên. Cửu tử lấy Lục kim làm bạn, Lục kim bị âm hỏa khắc nên mất đi vai trò bảo hộ, do đó rất hung. Về sức khỏe thường có bệnh đau đầu hoặc bệnh trầm cảm.
Ngũ – Nhất: Ngũ là trung thổ, hành dương đạo, bản thân là dương. Nhất hành âm đạo, bản thân là âm. Số năm ở đây là dương đạo, nên gọi là dương Ngũ. Dương Ngũ là Bát, quẻ trùng là quẻ Sơn thủy mông, ngôi ở thiên tâm, thuộc hư phối. Ngũ là chủ, là dương, Nhất là khách, là âm.
Theo mệnh số mà nói, nam mệnh thuộc Ngũ thổ thì tính cách rất tự trọng, cố chấp, người tính cách cứng thì rất cứng, mền thì rất mềm. Ý đã quyết thì khó mà thay đổi. Ít nói, nhưng đã nói là làm, làm không bỏ dở, khi nào thấy sai mới sửa, thường người khác phụ mình, mình không phụ người khác.Trong cuộc đời lấy âm Nhất thủy làm bạn, Nhất thủy nương tựa vào Ngũ thổ, sống chết vì Ngũ thổ. Nếu được sinh vượng có thể hành cát vận; nếu bị mộc khắc thì thủy sẽ làm cho chết nhanh hơn; nếu bị kim cướp đoạt thì bị thủy làm cho yếu đi.
Theo thời vận mà nói, khi Ngũ hoàng thổ nhập vào giữa sẽ gặp âm Nhất làm bạn. Những người mệnh số khác nhau gặp phải thời vận này thì sẽ gặp phải cát hung khác nhau.
Nam mệnh thuộc Nhất bạch thủy gặp phải, tuy bị Ngũ thổ khắc nhưng lại được hai âm thủy hợp, nên hành vận đại hung, không những sự nghiệp thất bại mà còn hao tổn tiền tài. Về sức khỏe phần nhiều mắc bệnh viêm thận, đau tai, hoặc ngộ độc thức ăn.
Nam mệnh thuộc Nhị hắc thổ gặp phải, vừa hợp với Ngũ hoàng thổ nhưng lại khắc âm Nhất thủy, nên có thể hành cát vận. Về sự nghiệp, nếu kinh doanh địa sản hoặc những ngành liên quan tới thủy thổ thì có thể phát đạt, lợi to. Nếu kinh doanh những mặt hàng có liên quan tới hỏa cũng có thể hưng vượng. Người Nhị hắc cà đời lấy âm Tứ làm bạn, âm Nhất sinh cho âm Tứ, khắc dương Nhị nên thường bị người khác ngầm hại. Về sức khỏe thường đau ruột, dạ dày, bệnh lâu khó khỏi.
Nam mệnh thuộc Tam mộc gặp phải, có thể khắc Ngũ thổ lại được âm Nhất sinh cho nên hành cát vận. Làm nghề kinh doanh về địa ốc, đồ gỗ, chất đốt, điện tử thì được lợi nhiều. Người này cuộc đời lấy âm Tam làm bạn, bản mệnh âm dương nên lực khắc thổ rất mạnh, lực sinh hỏa cũng mạnh, nếu hành thổ vận thì sẽ đạt được thành tựu nổi bật. Về sức khỏe chú ý đề phòng tứ chi bị thương.
Nam mệnh thuộc Tứ lục mộc gặp phải, vừa có thể khắc được Ngũ thổ, lại được âm Nhất sinh cho, nên hành cát vận. Nếu kinh doanh các nghề địa ốc, trồng trọt, chất đốt, điện tử thì thu lợi rất nhiều. Người thuộc mệnh này cuộc đời làm bạn với Nhị hắc âm khí, là thủy phá vỡ thổ, khắc âm Nhất, được tình cảm của trung nữ, nhưng phải đề phòng ngộ độc. Về sức khỏe thường mắc bệnh ngoài da hoặc vùng bụng.
Nam mệnh thuộc Ngũ thổ gặp phải, là cùng Ngũ thổ phục ngâm, nhưng cũng có thể khắc thủy của âm Nhất, nên hành cát vận. Người này nếu kinh doanh địa sản, dược liệu, ngũ kim sẽ thu được nhiều lợi. Nếu làm các nghề liên quan đến chất đốt, điện tử cũng có thể phát tài. Mệnh này cuộc đời làm bạn với âm thủy, có thể khắc âm thủy. Nếu dùng thủy cướp đoạt kim thì phát tài thành giàu. Về sức khỏe cần phải chú ý các bệnh ngoài da và bệnh tiêu hóa.
Nam mệnh thuộc Lục kim gặp phải, được Ngũ thổ sinh cho nhưng lại bị âm Nhất cướp đoạt nên hành vận tiểu cát. Nếu theo các nghề về địa sản, ngũ kim hoặc vật liệu xây dựng thì rất có lợi. Mệnh này cuộc đời lấy âm hỏa làm bạn. Âm Nhất và âm Cửu là đối địch, cho nên phải tránh xa phụ nữ và tiểu nhân vì dễ bị hại ngầm, chuốc lấy phiền phức. Về sức khỏe dễ mắc bệnh ở đầu, cổ, bệnh ho hoặc bệnh lao.
Nam mệnh thuộc Thất kim gặp phải, được Ngũ thổ sinh ccho tuy bị âm Nhất cướp đoạt, có thể hành cát vận. Nếu làm nghề kinh doanh địa sản, tiền tệ, ngũ kim hoặc vật kiệu xây dựng thì sẽ thu được lợi lớn. Mệnh này suốt đời làm bạn với âm khí Bát thổ, đó là cát khí, có tác dụng hỗ trợ cho mệnh này. Gặp vận Ngũ thổ thì âm Bát thổ khắc âm Nhất thủy khiến cho Thất kim không bị “tiểu nhân” cướp đoạt. Về sức khỏe phải chú ý đề phòng ngộ độc thức ăn hoặc bị thương vì đất đá.
Nam mệnh thuộc Bát bạch thổ gặp phải, ngang hòa với Ngũ thổ nhưng lại khắc âm Nhất thủy, ccho nên hành cát vận. Nếu làm các nghề kinh doanh địa sản, thủy thổ, kiến trúc hoặc nghệ thuật thì đều có thành tích. Mệnh này cả đời lấy âm Thất làm bạn, âm Thất bị âm Nhất cướp đoạt, nên bất lợi, do đó có lúc bị tiểu nhân làm hại, tuy không đến nỗi tổn thất nhưng cũng bị mất danh dự. Về sức khỏe phải chú ý vệ sinh thực phẩm để đề phòng ngộ độc.
Nam mệnh thuộc Cửu tử hỏa gặp phải, bị Ngũ thổ cướp đoạt, lại còn bị âm Nhất khắc nên vô cùng khó khăn, hành hung vận. Sự nghiệp dễ thất bại, của cải dễ tổn thất, tinh thần không phấn khởi, nhiều chuyện rắc rối. Nếu có thể chọn làm nghề về nhả cửa, lâm nghiệp, bồi dượng đào tạo thì còn có cơ hội phát triển. Mệnh này cuộc đời lấy Lục bạch âm khí làm bạn, nhưng vì âm Lục bị âm Nhất cướp đoạt, nên thường bị tiểu nhân làm hại. Về sức khỏe phải chú ý đề phòng bị thương chảy máu.
Tứ – Nhị: Thuộc quẻ Phong địa quan, phương vị Đông nam, cung Tốn, trưởng nữ phối với lão nữ là hư phối. Tứ là chủ, là dương, Nhị là khách, là âm.
Về mệnh số mà nói, Tam thuộc Tứ lục mộc là bên ngoài nhu, bên trong nhiều mưu lược, được nhân tâm, dễ được người khác tiếp thu. Nhưng vì nhiều mưu lược nên thường nghi ngờ, quyết sách do dự. Nếu làm bạn thì thường không gây trở ngại cho người khác, làm cấp trên thì thường không hợp lâu với người khác. Chính vì vậy rất khó được nhiều người đồng tâm hiệp lực giúp làm nên việc lớn. Cuộc đời người ấy lấy âm Nhị làm bạn, có tượng em gái và chị dâu bất hòa ngầm ngầm, quan hệ trên dưới không thuận, nội bộ tổn thất, nhân tâm ly tán, nên khó thành sự nghiệp. Tứ và Nhị thuộc âm dương hư phối. Đó là sự phối hợp hung tướng, nếu gặp sinh vượng cũng có thể hành cát vận, nếu bị khắc thì dễ bị bỏ rơi, bị vứt bỏ.
Theo thời vận mà nói, khi Tứ mộc nhập giữa, thương làm bạn với âm Nhị. Người mệnh số khác gặp phải sẽ xuất hiện những cát hung khác nhau.
– Nam mệnh thuộc Nhất bạch thủy gặp phải vừa bị Tứ mộc cướp đoạt, vừa bị âm Nhị khắc, nên tài vận không tốt, kinh doanh bất lợi, khó tránh khỏi thất bại. Nhưng vì Nhất, Tứ gặp nhau nên có lợi về văn chương, thi cử. Nhất thủy lại gặp âm Nhị khắc, Nhị là nan thần của Nhất, cho nên rất xấu, có thể khiến cho Nhất bạch vì nữ sắc mà gặp nạn. Nhất bạch thủy lấy Ngũ hoàng thổ làm bạn. Ngũ hoàng thổ bạo ngược nên gây tác hại cho Nhất bạch thủy. Về sức khỏe thường bị bệnh thận hư, thậm chí viêm thận, cũng có thể bị bệnh đường ruột, dạ dày, bệnh âu khó khỏi, hoặc vì thông minh mà chết yểu.
Nam mệnh thuộc Nhị hắc thổ gặp phải, vừa bị Tứ mộc khắc, lại vừa ngang hòa với âm Nhị nên mệnh thuộc hung tướng. Trong cuộc sống xã hội thường bị lừa gạt hoặc bị đè nén, tự mình cũng cảm thấy bị chung quanh lừa dối, nhưng rất khó sống thẳng thắn. Nếu kinh doanh hoặc làm những nghề liên quan tới hỏa thì có thể thu được lợi nhiều. Nhị thổ cuộc đời lấy âm Tứ làm bạn, nên thường gây ra gia đình bất hòa. Về sức khỏe thường gặp bệnh đường ruột, dạ dày, hoặc bắp đùi.
Nam mệnh thuộc Tam mộc gặp phải, ngang hòa với Tứ mộc, lại khắc âm Nhị thổ nên hành cát vận. Tam mộc và Tứ mộc thuộc âm dương chính phối, là đại hỉ, đại cát, làm việc gì cũng thuận lợi, có người giúp đỡ. Về nghề nghiệp làm các nghề như giáo dục, địa ốc, xây dựng, chất đốt, điện khí rất có thành tích và phát tài. Tam mộc bản thân âm dương đều có, cứng rắn khó cản trở, nếu được sự giúp đỡ của thời vận Tứ mộc thì có thể tài quý song toàn. Về sức khỏe phải chú ý bệnh đường ruột, dạ dày hoặc tứ chi bị thương.
Nam mệnh thuộc Tứ mộc gặp phải, Tứ và Tứ là phục ngâm, lại thêm âm Nhị cũng là phục ngâm, cho nên mệnh hành cát vận. Tứ là sao Văn khúc, Tứ – Tứ tương hợp với nhau là đại lợi về văn chương, thi cử. Nếu làm nghề giáo dục, văn thư thì tài học hơn người, kỹ thuật nhất đẳng. Nếu làm nghề trồng trọt, lâm nghiệp cũng có thành tựu. Tứ mộc suốt đời lấy âm Nhị làm bạn, cho nên quan hệ trên dưới bất hòa, ngoài hợp nhưng bên trong đấu ngấm, làm cho nhân tâm phân tán, nếu có chức vụ thì cũng khó thành nghiệp lớn. Về sức khỏe dễ mắc bệnh đường ruột, dạ dày hoặc phầm mông đùi.
Nam mệnh thuộc Ngũ hoàng thổ gặp phải, vừa bị Tứ mộc khắc, lại ngang hòa với âm Nhị, nên mệnh thuộc hung vận. Trong các ngàng nghề vừa kể trên, gặp khó khăn trùng trùng vì sự đố kị của quân sư mà chuốc lấy thất bại hoặc phá sản. Làm những nghề có liên quan tới hỏa thì có thể thành công hoặc được nhiều lợi. Ngũ thổ cuộc đời lấy âm thủy làm bạn, cho nên cần lợi dụng đấy đủ vai trò của âm thủy để phát triển mình, tránh tổn thất. Về sức khỏe phải chú ý các bệnh ngoài da, bệnh phong, bệnh viêm thận.
– Nam mệnh thuộc Lục kim gặp phải, có thể khắc Tứ mộc, lại còn được âm Nhị sinh cho, nên hành vân tốt vừa. Nếu làm các nghề về trồng trọt, lâm nghiệp hoặc quản lý giao thông thì tương đối thuận lợi, cũng có thể thu lãi nhiều tiền. Phải chú ý sử dụng nhân tài, ra sức phát huy vai trò của các người làm kỹ thuật, lợi dụng tài trí của họ để giúp mình thì cả danh và lợi đều được. Mệnh này được âm Nhị ngầm trợ giúp, vì dương Lục và âm Nhị là âm dương chính phối, nên đại cát, đại hỉ, sự nghiệp thành công. Nhưng vì vợ chồng dễ bất hòa nên cần ứng xử tế nhị. Lục kim suốt đời làm bạn với âm Cửu. Âm Cửu vá âm Nhị thường đấu tranh ngầm với nhau, nên dễ dẫn đến những phiền phức không đáng có. Về sức khỏe dễ bị mắc bệnh đau đầu.
Nam mệnh thuộc Thất kim gặp phải, có thể khắc Tứ mộc lại được âm Nhị sinh cho, nên hành vận tiểu cát. Nếu ở vận này mà làm các nghề về trồng trọt, lâm nghiệp hoặc quản lý giao thông thì tương đối thuận lợi, cũng thu được lãi. Cần rộng tay sử dụng nhân tài để phục vụ cho mình thì sẽ được lợi nhiều hơn. Mệnh này được âm Nhị ngầm yêu. Dương Thất và âm Nhị là hư phối, vốn là xấu nhưng Thất và Nhị là cặp số sinh thành, hợp thành hỏa tiên thiên, ại được Tứ mộc sinh cho, nên là cát tướng. Người mệnh Thất kim cả đời lấy Bát thổ làm bạn. Bát thổ cướp mất hỏa tiên thiên, làm yếu cát tướng, cho nên chỉ gặp được vận tiểu cát. Về sức khỏe phải chú ý các bệnh về răng miệng, bắp đùi.
Nam mệnh thuộc Bát bạch thổ gặp phải, bị Tứ mộc khắc, lại ngang hòa với âm Nhị, cho nên hành vận tiểu hung. Ở thời vận đó không lợi cho các ngành nghề kinh doanh về địa sản, thủy thổ. Nếu làm các nghề có liên quan với hỏa thì tương đối có lợi. Trong quan hệ giao tiếp xã hội, người này dễ bị lừa đảo, không được cấp trên ưa thích, trong quan trường thường bị thất bại. Cuộc đời mệnh này lấy Thất kim làm bạn. Nửa đầu cuộc đời mệnh vận chưa tốt, nửa sau tốt dần, nếu theo những nghề về học thuật hoặc nghiên cứu sẽ có thành tích. Trong sức khỏe chú ý đề phòng các bệnh về mũi, về vai.
Nam mệnh thuộc Cửu tử hỏa gặp phải, được Tứ mộc sinh cho nhưng lại bị âm Nhị cướp mất. Tứ và Cửu là cặp số sinh thành, cho nên hành cát vận. Gặp thời vận sinh vượng thì học hành, chức tước đều thăng tiến từng bước. Nếu làm những nghề về văn thư hành chính, quân đội, hay liên quan với chất đốt, điện tử đều rất thành đạt. Nếu biết coi trọng nhân tài, phát huy những người có kỹ thuật và văn chương thì thành tích càng tốt hơn. Mệnh này lấy Lục kim làm bạn. Âm nhị sinh Lục kim, cho nên cuộc đời tiền tài không thiếu,cuộc sống dư dật. Về sức khỏe phải chú ý các bệnh về tim, phổi, huyết áp và đau đầu.
Tam – Tam: Thuộc quẻ Chấn, phương vị chính Đông, cung Chấn, trưởng nam phối với trưởng nam, tức là hư phối. Dương Tam là chủ, âm Tam là khách, thực tế là bản thân âm dương đều có.
Theo mệnh số mà nói, nam mệnh thuộc Tam mộc thì trong ngoài cương trực, người đã yêu thì rất yêu, người đã ghét thì rất ghét, tính cách cực đoan, lòng tự tin cực mạnh, ngang tàng, nếu không làm vua thì làm giặc. Nếu cuộc đời không để lại tiếng thơm muôn đời thì để tiếng xấu mãi về sau, cho nên nếu không làm danh sĩ thì làm đầu đảng. Về mặt quan hệ, tốt với người thuận, khinh người phản nghịch, cho nên gặp phải vận sinh vượng thì dũng mãnh tiến lên, không ai cản trở nổi, gặp phải vận xấu thì thất bại nặng nề, trờ thành giặc cướp. Loại người này thường không cầu toàn, không do dự, vì bản thân đủ cả 2 phía âm dương nên có ý chí tự mình làm lấy.
Theo thời vận mà nói khi Tam bích mộc nhập giữa là tự đủ âm dương, người có những mệnh số khác nhau gặp phải sẽ xuất hiện cát hung khác nhau.
Nam mệnh thuộc Nhất bạch thủy gặp phải, thì bị cướp đoạt nặng nề, làm nghề gì cũng thất bại, ngày càng suy kiệt. nếu làm nghề ngũ kim, kim loại thì còn tạm sống qua ngày. Mệnh này cuộc đời lấy âm Ngũ làm bạn, thất bại càng nhanh. Về sức khỏe dễ bị thương, bị ngộ độc, viêm thận hoặc tứ chi bị thương bất ngờ, cuộc đời thường gặp hung vận.
Nam mệnh thuộc Nhị hắc thổ, Ngũ hoàng thổ, Bát bạch thổ gặp phải thì bị khắc nghiêm trọng, hành vận đại hung. Làm các nghề đều gặp khó khăn, thậm chí vì thất bại mà bỏ. Nếu làm nghề có liên quan đến hỏa, ví dụ nhiên liệu, điện tử thì còn có đất sống và thu lợi ít nhiều. Trong ba thổ, nếu gặp phải Nhị thổ thì thiệt hại nhiều nhất, tiếp đến là Ngũ thổ, nhẹ nhất là Bát thổ. Về sức khỏe người mệnh Nhị thổ dễ khắc vợ, khắc mẹ chuốc lấy tai họa vì sắc đẹp hoặc gặp tai họa bất ngờ do đi thuyền bè. Người mệnh Ngũ thổ dễ bị ngộ độc thức ăn hoặc con cái phản lại. Người thuộc mệnh Bát thổ tứ chi dễ bị thương hoặc đau sống lưng, xương vai.
Nam mệnh thuộc Tam thổ gặp phải, là tự mình phục ngâm, hành vận hưng vượng, có thể dũng mãnh tiến lên, không ai cản nổi. Làm những nghề có liên quan với mộc, thổ, thủy thì danh lợi đều hưng vượng. Nhưng vì được âm Tam tôn sùng nên có thể gặp nạn bị cướp. Về sức khỏe phải đặc biệt chú ý đề phòng chân tay bị thương.
Nam mệnh thuộc Tứ mộc gặp phải, so với Tam mộc còn thuộc về cát vận. Làm những nghề liên quan với mộc, thổ, thủy thì danh lợi đều được, đặc biệt có lợi cho thi cử, như tuổi trẻ đi học thì thành tích ưu việt. Tứ mộc cuộc đời lấy Nhị hắc làm bạn. Nhị hắc bị âm mộc khắc tạo thành gia đình bất hòa, thường cãi nhau liên miên. Về sức khỏe phải chú ý đề phòng bệnh dạ dày, đường ruột và ai nạn tàu xe.
Nam mệnh thuộc Lục kim, Thất kim gặp phải, vừa có thể khắc Tam mộc lại khắc khí âm Tam, nên hành vận tiểu cát. Nếu làm các nghề về kinh doanh địa ốc, xây dựng, lâm nghiệp thì phát tài giàu có, nếu làm các nghề khai hoang ruộng đất hoặc ngũ kim, kết quả đạt được cũng rất lớn. Người thuộc mệnh Lục kim còn tốt hơn người thuộc mệnh Thất kim, đó là vì được vợ con giúp đỡ. Người thuộc mệnh Thất kim nếu không hành nghề chính đáng thì có thể trở thành giặc cướp. Về sức khỏe phần nhiều bị gãy chân hoặc bị thương và tàn phế.
Nam mệnh thuộc Cửu tử hỏa gặp phải, được Tam mộc sinh cho nên có thể hành vận đại cát. Làm nghề gì cũng thuận lợi, danh lợi đều có, cửa nhà hưng vượng. Về quan trường từng bước thăng cấp, quyền hành thuận lợi. Mệnh này lấy âm Lục làm bạn và được âm Lục trợ giúp, bản thân có lợi. Về sức khỏe hải đề phòng vì hỏa khí quá thịnh mà ảnh hưởng đến tim, hoặc chân tay bị thương, bị bỏng, dễ bị bệnh về mắt.
Nhị – Tứ: Thuộc quẻ Thăng. Phương vị Tây nam, cung Khôn, là lão nữ phối với trưởng nữ, thuộc hư phối. Nhị là dương, là chủ, Tứ là âm, là khách.
Theo mệnh số mà nói, nam mệnh Nhị hắc thổ bẩm tính thông minh, có tài văn chương, nhưng vì bên ngoài nhút nhát rụt rè, bên trong lại muốn tranh đấu, cho nên làm quân sư, tham mưu, cố vấn, trợ lý, để giúp người khác thì thành công, nhưng cuối cùng thường bị lừa gạt, khó đạt được kết quả tốt. Mệnh lý này cuộc đời lấy âm Tứ làm bạn, Tứ là Văn khúc, chủ về tài văn chương, nhưng vì khách khắc chủ cho nên dễ mang họa tranh đấu nội bộ, trong nhà anh em cũng bất hòa, chị dâu em gái tranh giành nhau, mẹ già dễ bị bệnh.
Theo thời vận mà nói, khi Nhị hắc nhập giữa, tất có âm Tứ làm bạn. Đối với nam giới có mệnh số khác nhau sẽ tạo nên hung cát khác nhau.
 rụt rè, bên trong lại muốn tranh đấu, cho nên làm quân sư, tham mưu, cố vấn, trợ lý, để giúp người khác thì thành công, nhưng cuối cùng thường bị lừa gạt, khó đạt được kết quả tốt. Mệnh lý này cuộc đời lấy âm Tứ làm bạn, Tứ là Văn khúc, chủ về tài văn chương, nhưng vì khách khắc chủ cho nên dễ mang họa tranh đấu nội bộ, trong nhà anh em cũng bất hòa, chị dâu em gái tranh giành nhau, mẹ già dễ bị bệnh.
Theo thời vận mà nói, khi Nhị hắc nhập giữa, tất có âm Tứ làm bạn. Đối với nam giới có mệnh số khác nhau sẽ tạo nên hung cát khác nhau.
Nam mệnh thuộc Nhất bạch thủy gặp phải, vừa bị Nhị khắc lại bị âm Tứ cướp đoạt, mệnh gặp hung kiếp. Nhị là kiêu thần của Nhất khiến cho người có mệnh Nhất bạch thủy  thất bại về sự nghiệp, tiền tài hao tốn. Nếu gặp tửu sắc, thì khó tránh được tai họa. Mệnh này bị âm Tứ cướp đoạt, tuy có thể một thời thông minh, danh truyền bốn phương, được cấp trên coi trọng, nhưng vì đam mê tửu sắc nên tuổi thọ không cao. Mệnh này cuộc đời lấy âm Ngũ làm bạn, nên phải đề phòng tửu sắc, nhận thức đầy đủ mệnh mình yếu kém, chú ý tìm cách kéo dài tuổi thọ. Về sức khỏe dễ mắc bệnh hư thận, sỏi thận, đau tay.
Nam mệnh thuộc Nhị hắc thổ gặp phải, dương khí phục ngâm, âm khí cũng phục ngâm, nhưng gặp được Nhị hắc vượng nên vẫn hành cát vận. Làm nghề gì cũng có thành tích , đặc biệt là các nghề thiết kế, luật sư, cố vấn thì biểu hiện càng xuất sắc, nhưng vì bị âm Tứ khắc nên dễ tạo thành quan hệ bất hòa với đồng nghiệp, phụ nữ trong nhà hay đấu tranh lẫn nhau. Về sức khỏe dễ mắc bệnh đường ruột, dạ dáy và bệnh ở bắp đùi.
Nam mệnh thuộc Tam mộc, Tứ mộc gặp phải, có thể khắc Nhị thổ và ngang hòa với âm Tứ, cho nên hành vận tiểu cát. Nếu gặp được thời vận thì làm các nghề về địa sản, nhà cửa, chất đốt đều phát đạt. Trong đó người mệnh Tam mộc tốt hơn người mệnh Tứ. Người mệnh Tam mộc bản thân đã đủ âm dương, người mệnh Tứ mộc có âm Nhị làm bạn, tương khắc với Tứ – Nhị, vì là hư phồi nên cuộc đời không bằng người mệnh Tam mộc. Về sức khỏe phải chú ý bệnh đường ruột, dạ dày, đau các chi.
Nam mệnh thuộc Ngũ hoàng thổ, Bát bạch thổ, ngang hòa với Nhị thổ và bị âm Tứ khắc, co nên hành vận tốt vừa. Nếu làm các nghề có liên quan với thổ, hỏa, thủy thì đều thu được thành tích, đặc biệt là làm các nghề về địa sản, chất đốt, điện tử thì thành tích nổi bật hơn. Trong đó người mệnh Bát thổ tốt hơn người mệnh Ngũ thổ, vì mệnh bát thổ được vợ trợ giúp, còn người mệnh Ngũ thổ vợ con thích chơi bời, háo sắc, có thể gây nên phiền phức. Về sức khỏe thường bị bệnh đường ruột, dạ dày hoặc đau tứ chi.
Nam mệnh thuộc Lục kim, Thất kim đã được Nhị thổ sinh cho, lại còn khắc âm tứ nên hành cát vận. Người mệnh Lục kim có cơ hội thăng quan tiến chức; người mệnh Thất kim nhờ được Thất, Nhị tương hợp thành hỏa tiên thiên nên sẽ được phú quý. Hai loại người này cửa nhà hưng vượng, nghề nghiệp vững chắc, danh lợi đều nổi bật. Người mệnh Lục kim lấy âm Cửu lam bạn, người mệnh Thất kim lấy bát thổ làm bạn, được vợ trợ giúp nhiều, nhưng vì âm khí nặng quá nên dễ đam mê tửu sắc. Về sức khỏe dễ bị thương tật phần mềm hoặc bị bệnh ở đầu, ở miệng.
Nam mệnh thuộc Cửu tử hỏa, bị Nhị thổ cướp đoạt, nhưng có âm Tứ sinh cho nên hành vận lúc tốt, lúc xấu. Tốt là nhờ âm Tứ sinh cho, xấu là vì bị Nhị thổ cướp đoạt. Vận thế thăng trầm do âm khí quá nặng, thường bịn rịn trong quan hệ nam  nữ. Gặp được người vợ tháo vát mới không bị rơi vào vòng tửu sắc. Người mệnh Cửu tử lấy âm Lục làm bạn, khi gặp thời vận Nhị hắc thì uy thế nâng cao, gia đình thịnh vượng. Về thân thể phải chú ý các bệnh ở đấu và phổi.
Nhất – Ngũ: Ngũ hành âm đạo, là âm Ngũ. Âm Ngũ là 2, thuộc Khôn thổ. Quẻ chồng là quẻ Thủy địa tỉ. Nhất thủy ở cung Khảm, trung nam phối với lão nữ, tức là thiên phối. Nhất là chủ, là dương, Ngũ là khách, là âm.
Theo mệnh số mà nói: nam mệnh Nhất bạch thủy bẩm tính thông minh, năng lực tiếp thu mạnh, nhưng vì tính cách hướng nội, nhút nhát, rụt rè, đó là vì trong xã hội người thuộc thổ khá nhiều, người mệnh thủy thường cảm thấy áp lực xã hội rất lớn, nên hành động khó khăn, không dám mạnh dạn tiến lên. Trong giao tiếp xã hội thường hẹp, quan hệ dễ cò kè, không mạnh dạn. Cuộc đời của họ lấy âm Ngũ làm bạn, bị thổ của âm Ngũ khắc nên thiếu dũng khí tiến lên. Trong quan trường khó có chỗ đứng, về lĩnh vực kỹ thuật, ngược lại có khả năng sáng tạo, thường dựa vào sở trường kỹ thuật để sống, cuộc sống của họ thường ở mức trung lưu. Vì sinh mệnh mỏng yếu nên khó chịu được sự va chạm và cọ xát của xã hội.
Theo thời vận mà nói, khi Nhất thủy nhập vào cung giữa sẽ có âm Ngũ làm bạn. Người mệnh khác nhau gặp phải sẽ có mệnh vận hung cát khác nhau.
Nam mệnh thuộc Nhất bạch thủy gặp phải, vừa đúng Nhất bạch phục ngâm, âm Ngũ cũng phục ngâm. Nhất bạch thủy đương vượng nên hành cát vận. Đối với người làm nghề kỹ thuật thì tương đối thành đạt. Nếu làm các nghề buôn bán, dịch vụ, vận tải đường thủy, ngũ kim, tiền tệ thì sự thành đạt càng lớn, nghề ngiệp ổn định, cuộc sống dồi dào. Nhưng vì bị âm Ngũ khắc nên chuyển đổi thời vận thì khó tránh khỏi tai ách. Nếu làm những nghề có liên qan đến thủy và kim thì còn giữ được lâu dài. Về thân thể, phần nhiều có các bệnh ở tai và bụng dưới.
Nam mệnh thuộc Nhị thổ, Ngụ thổ, Bát thổ gặp phải có thể khắc Nhất thủy, lại ngang hòa với âm Ngũ nên hành vận tiểu cát. Nếu làm nghề có liên quan đến tài vận thì rất thành đạt. Người mệnh Ngũ thổ có kém hơn, người mệnh Bát thổ tốt hơn. Khí Ngũ âm hung, vì vậy đối với người mệnh Ngũ thổ, Bát thổ thường nhiều bệnh tật, phải chú ý đề phòng các bệnh về đường ruột, dạ dày, ngộ độc thức ăn và bệnh do tửu sắc.
 – Nam mệnh thuộc Lục kim, Thất kim bị Nhất thủy cướp đoạt, nhưng có âm Ngũ sinh cho nên hành vận nửa cát, nửa hung. Đối với người Lục kim mà nói, dễ mắc nạn vì tửu sắc, cần đặc biệt chú ý đề phòng. Nhưng nhờ Nhất và Lục hợp thành thủy tiên thiên nên tài vận tương đối tốt. Đối với người mệnh Thất kim dễ gặp nạn trộm cướp, hoặc cãi vã, nhưng cũng có được ít của cải, gặp vận đào hoa. Về thân thể dễ bị gươm đao đổ máu hoặc bệnh đau đầu.
Nam mệnh thuộc Cửu tử hỏa gặp phải, bị thủy khắc lại còn bị âm Ngũ cướp đoạt nên hành hung vận. Trên quan trường thì thất thế, buôn bán thất bại, tình trường khó khăn. Tuy có cục Thủy hỏa cứu tế nhưng không bình thường. Vì mệnh Cửu hỏa có âm Lục làm bạn nên dễ mắc tai họa về sông nước. Về sức khỏe dễ mắc các bệnh đau mắt, đau tai, đau đầu.
Cửu – Lục: Là quẻ Hỏa thiên đại hữu. Phương vị chính Nam, cung Ly, trung nữ phối với lão nam là thuộc thiên phối đảo. Âm Cửu là chủ, âm Lục là khách.
Về mệnh số mà nói, người Cửu hỏa khí huyết thịnh vượng, đầu óc thông minh, sức lực dồi dào, tính cách nhiệt tình; hiếu động, hào phóng. Vì làm bạn với âm Lục nên được cấp trên hiểu rõ và nâng đỡ. Gặp thời sinh vượng thì bau nhảy nhẹ nhàng, liên tục thăng tiến. Nếu bị khắc chế thì dễ bị tai họa trong quan trường. Loại người này làm việc hào phóng, không sâu sắc, nên dễ bị tiểu nhân làm hại. Vì thuộc loại thiên phối đảo, nên thường gặp phiền phức trong quan hệ nam nữ. Nhưng trong gia đình vợ làm chủ, chế ngự được hỏa, nên gia đình vẫn giữ được trọn vẹn không đến nỗi bị tổn thất. Trong quan hệ xã hội vì nhiệt tình và không tự phụ, nên được đồng nghiệp tín nhiêm và ủng hộ.
Về thời vận mà nói, khi Cửu hỏa nhập giữa có âm Lục làm bạn, đối với những người mệnh số khác nhau mà nói sẽ gặp cát, hung khác nhau.
Nam mệnh thuộc Nhất bạch thủy gặp phải có thể khắc Cửu hỏa, lại có âm Lục sinh cho nên hành cát vận. Nếu làm các nghề như vận tải, thủy điện, buôn bán, dịch vụ, chất đốt có liên quan tới thủy và hỏa thì rất thành đạt. Lại nhờ có thủy hỏa ký tế nên thường có hỉ sự. Trong quan hệ xã hội, làm việc thuận lợi, đúng sở trường, được của cải, lại được Nhất và Lục sinh thành trợ giúp. Về thân thể phải chú ý đề phòng các bệnh đau đầu, bệnh về tai, mắt và bệnh do tửu sắc.
Nam mệnh thuộc Nhị thổ, Ngũ thổ, Bát thổ gặp phải, được hỏa sinh cho nhưng lại bị âm Lục cướp mất nên chỉ hành vận tiểu cát. Nếu làm các nghề về địa sản, gốm sứ, chất đốt, điện tử thì khá phát đạt. Trong đó mệnh Nhị thổ kém hơn, mệnh Ngũ thổ và bát thổ khá hơn, đó là vì được âm Lục hiệp lực. Về thân thể phần nhiều bị bệnh mắt hoặc bị bỏng.
Nam mệnh thuộc Tam mộc, Tứ mộc gặp phải, bị Cửu hỏa cướp mất, lại bị âm Lục khắc nên hành hung vận. Làm việc phần nhiều không thuận, bị khổ vì tá phong quan liêu, không những hao của, tốn sức mà rất khó thành công. Trong đó người mệnh Tam mộc kém nhất, mệnh Tứ mộc khá hơn. Nhờ có Tứ, Cửu là các số sinh thành hợp thành kim, nhưng chỉ có lợi cho Cửu tử hỏa, không lợi cho Tứ mộc. Nếu làm các nghề về văn thư, nghệ thuật, trợ lý thì thành đạt. Về thân thể dễ bị bệnh hỏa xông đau mắt hoặc tứ chi bị bỏng.
Nam mệnh thuộc Lục kim, Thất kim gặp phải, đều bị Cửu hỏa khắc, lại ngang hòa với âm Lục nên hành vận tiểu hung. Nếu làm các nghề có liên quan với kim loại thì thất bại nặng nề, tổn hao tài sản. Nếu làm các nghề có liên quan vớ với địa sản thì hưng vượng nhiều tiền. Người mệnh Lục kim trong quan trường hay gặp trắc trở,gia đình bất hòa. Người mệnh Thất kim trên thương trường hay bị thất bại, phiền phức, hao của và có thể gặp họa nữ sắc. Về thân thể dễ bị bỏng hoặc mắc các bệnh về mắt, huyết, phổi.
Nam mệnh thuộc Cửu tử hỏa gặp phải, vì mệnh số và thời vận hợp nhau, tuy thuộc phục ngâm nhưng gặp đương vượng thì tốt . Nếu làm những nghề về tiền tệ, ngũ kim thường gặp tài vận. Nếu làm những nghề về địa sản, đất đá thì thuận lợi, làm những nghề về lâm nghiệp dễ thăng tiến. Trong quan trường thường hay tranh quyến đoạt lợi, luôn bất hòa nhưng luôn thắng lợi. Trong gia đình vợ làm chủ. Về thân thể phần nhiều có bệnh ở đầu, ngực nôn nao hoặc bị bỏng.
Bát – Thất: Thuộc quẻ Sơn trạch tổn. Phương vị Đông bắc, cung Cấn. Thiếu nam phối với thiếu nữ, là chính phối. Bát là dương, là chủ, Thất là âm là khách.
Theo mệnh số mà nói, người này tính cách ôn hòa, nặng về tình cảm, thường vì thế mà thua thiệt. Tính tình rộng rãi, không kỳ kèo, trong nhà do vợ làm chủ. Trong uan hệ xã hội coi trọng danh dự, có chí tiến thủ, muốn làm ăn to, nhưng thường bị tiểu nhân ám hại nên việc ít thành. Trong mệnh lấy thua thiệt làm chính cho nên ít giàu sang.Cuộc đời phần nhiều trợ giúp người khác, là quý nhên của người khác. Mệnh tinh là cát tinh, tấm lòng từ thiện, ít thành công trong việc lớn. Cuộc đời được báo đáp muộn.
Về thời vận mà nói, khi Bát nhập giữa tất sẽ lậy âm Thất làm bạn. Người có mệnh số khác nhau gặp phải sẽ gặp cát, hung khác nhau.
– nam mệnh thuộc Nhất bạch thủy gặp phải, bị Bát thổ khắc, nhưng được âm Thất sinh cho, nên hành vận tiểu cát. Bát bạch thổ là cát tinh, tuy bị nó khắc nhưng không xấu lắm. Thêm vào đó là được âm Thất sinh cho, nên hành vận tiểu cát. Khi gặp thời vận thì có của, có ruộng, quan vận tốt. Làm các nghề về lỹ thuật, văn thư cũng rất thành đạt. Về thân thể phải chú ý đề phòng các bệnh về tai và bụng.
Nam mệnh thuộc Nhị thổ, Ngũ thổ gặp phải, với Bát thổ ngang hòa nhưng bị âm Thất cướp đoạt nên hành vận tiểu cát. Trong đó mệnh Nhị thổ tốt hơn mệnh Ngụ thổ. Trong thời vận này làm việc tương đối thuận lợi. Nếu làm các nghề về địa sản, đất đá, ngũ kim thì tương đối thành đạt. Trong quan hệ xã hội cũng hòa thuận và được cấp trên tín nhiệm. Về thân thể cần chú ý đề phòng các bệnh về đường ruột và dạ dày.
– Nam mệnh thuộc Tam mộc, Tứ mộc gặp phải, có thể khắc Bát thổ, nhưng lại bị âm Thất khắc, nên hành vân nửa cát, nửa hung. Tam và Bát hợp lại sinh thành mộc, do đó có lợi cho Tam mộc, có thể gặp tài vận. Tứ mộc cũng có chỗ tốt là có tể phát triển về các nghề văn chương, kỹ nghệ. Còn về mặt xấu là bị âm Thất khắc, nên dễ gặp nạn tửu sắc. Đối với mệnh Tam mộc dễ bị trộm cướp ví có của cải, hoặc bản thân trở thành trộm cướp. Đối với Tứ mộc thì dễ chuốc lấy cãi vã vì nữ sắc. Về thân thể phải chú ý đề phòng bị thương tứ chi do đất đá hoặc tai nạn giao thông.
Nam nệnh tuộc Cửu tử hỏa gặp phải, vì bị Bát thổ cướp đoạt, nhưng có thể khắc được âm Thất nên hành vận tiểu cát. Cửu hỏa tuy bị bát thổ cướp đoạt nhưng không đến nỗi hung vì Bát thổ là cát tinh, hơn nữa vì Cửu hỏa khắc Thất kim cho nên mất rồi lại được, được cát khí cho nên không gọi là hung. Trong quan trường còn có dịp thăng tiến. Về của cải thì dư dật. Nếu làm nghề về tiện tệ, ngũ kim thì có dịp phát đạt. Về thân thể phải chú ý đề phòng các bệnh ở răng, miệng, tim.
Thất – Bát: Là quẻ Trạch sơn hàm. Phương vị chính Tây, cung Đoài. Thiếu nữ phối với thiếu nam, là đảo phối. Thất là dương, là chủ, Bát là âm là khách.
Về mệnh số mà nói, người mệnh Thất kim là quý mệnh, sống yên vui, là người có mệnh tốt nhất trong nhân gian. Nếu sinh phùng thời, sống gặp vận thì đại phú, đại quý, danh lợi lẫy lừng. Nếu sinh không phùng thờ, sống không gặp vân thì cuộc sống vẫn thanh nhàn không đến nỗi phiêu bạt, nghèo hèn. Nguyên nhân là vì Bát thổ cát tinh sinh cho, cuộc đời được các thần chiếu ứng. Loại người này nói chung không thạo ăn nói, không biết nịnh bợ, ton hót, chỉ dựa vào nỗ lực bản thân mà giành được sự tín nhiệm của mọi người. Ngoài sợ bị hỏa khắc thì tất cả tiểu nhân đều không thể làm hại được họ. Trong gia đình được vợ hiền giúp đỡ, nên không lo cuộc sống về sau. Nếu gặp phải việc phiền phức thì cũng chỉ là tạm thời, sau đó sẽ tự nó tiêu tan.
Theo thời vận mà nói, khi Thất kim nhập giữa tất sẽ làm bạn với âm Bát. Người có mệnh số khác nhau gặp phải sẽ có cát, hung khác nhau.
Nam mệnh thuộc Nhất bạch thủy gặp phải, được Thất kim sinh cho nhưng lại bị âm Bát khắc, tuy vậy vẫn hành cát vận. Được Thất kim sinh cho là tốt, nhưng tại sao bị âm Bát khắc cũng nói là tốt? Vì âm Bát là cát tinh, bị cát tinh khắc vẫn là tốt. Người này nếu làm các nghề có liên quan với thủy, như thủy lợi, giao thông, dịch vụ, buôn bán thì đều có lợi. Trong quan hệ xã hội cũng thường gặp thuận lợi, nhưng phải kiêng kị tửu sắc để đề phòng bị tiểu nhân làm hại. Về thân thể dễ mắc bệnh ở miệng, tai.
Nam mệnh thuộc Nhị thổ, Ngũ thổ, Bát thổ gặp phải, vừa bị Thất kim cướp mất lại ngang hòa với âm bát nên hành vận tiểu hung. Trong đó người mệnh Ngũ thổ hơi kém, người mệnh Bát thổ bình thường, nguyên nhân là vì các mệnh thổ khác nhau có bạn khác nhau. Mệnh thổ bị Thất kim cướp đoạt nên hành sự thường gặp phiền phức, bị giáng chức, của cải bị tổ thất. Muốn sáng lập nghề nghiệp thì phần nhiều khó thành công, cho dù làm được cũng khó phát triển, về  tinh thần hay gặp chuyện đau đầu. Trong quan hệ thường gặp cãi vã. Về thân thể thường mắc bệnh đường ruột, dạ dày, ở miệng và bắp đùi.
Nam mệnh thuộc Lục kim gặp phải, ngang hòa với Thất kim nhưng được Bát sinh cho nên hành vận thứ cát. Thất và Lục ngang hòa, hợp thành “ đao kiếm sát”, Tuy có thể cùng vượng nhưng đấu tranh lẫn nhau. Tuy việc lớn có thể thành nhưng gặp nhiều phiền phức, nguyên nhân là vì bị âm Cửu tác động. Âm Cửu khắc kim tạo thành Lục kim nên không thuận lợi. Nhưng chỉ cần kiên nhẫn hành động thì có thể thành công. Về thân thể phải chú ý đề phòng bệnh đau đầu hoặc bị thương vì đao kiếm.
Nam mệnh thuộc Thất kim gặp phải, là gặp đương vượng, tuy là phục ngâm cũng có thể hành vận đại cát. Nếu làm các nghề về tiền tệ, ngũ kim thì thành đạt nổi bật. Trong quan trường từng bước được lên cao. Tuy hay gặp thị phi, cãi vã, nhưng không đến nỗi cản trở danh lợi. Điều quý nhất là có vợ tận tình hỗ trợ, thúc đẩy sự nghiệp thành công. Nhưng phải đề phòng vì nữ sắc và tiểu nhân mà tổn thất hoặc gặp phải trộm cướp mà mất của. Về thân thể phải chú ý các bệnh về răng miệng và bị thương vì kim loại.
Nam mệnh thuộc Cửu tử hỏa gặp phải, có thể khắc Thất kim, nhưng bị âm Bát cướp mất cho nên hành vận tiểu cát. Làm các nghề về kinh doanh nhiên liệu, kim loại thì phát đạt giàu có. Trên quan trường cũng có dịp thăng quan tiến chức. Nhưng phải chú ý đề phòng nữ sắc, rượu thịt để tránh tai họa, cũng phải chú ý phòng hỏa, phòng cướp để tránh tổn thất của cải. Về thân thể thường có bệnh đau đầu, bệnh tim hoặc bị bỏng.
2. Quẻ Âm
Cửu – Lục: Thuộc quẻ Hỏa thiên đại hữu. Phương vị Tây Bắc, cung Càn. Trung nữ phối lão nam, thuộc thiên phối đảo. Âm Cửu là chủ, dương Lục là khách. Quẻ này so với quẻ dương, Cửu – Lục, ngoài phương vị khác nhau thì các nội dung về mệnh số và thời vận đại thể giống nhau. Độc giả có thể tự mình vận dụng.
Nhất – Ngũ: Ngũ ở đây hành dương đạo, là dương Ngũ. Dương Ngũ là 8, thuộc Cấn thổ, quẻ trùng là quẻ Hỏa trạch khuê. Nhất thủy đóng ở cung giữa, là trung nam phối với thiếu nam, thuộc hư phối. Nhất là chủ, là âm; Ngũ là khách, là dương. Phối số này tương đối đặc biệt, khác với quẻ dương Nhất – Ngũ. Không những phương vị khác nhau, mà mệnh số của nam cũng khác. Nhất – Ngũ của nam là thuộc thiên ( lệch) phối ( trung nam phối với lão nữ). Còn Nhất – Ngũ của nữ ngược lại là hư phối. Về tính cách thì nam là hướng nội, nhát gan, thiếu dũng khí, còn nữ khá hướng ngoại, táo bạo và dũng mãnh, không cam tâm phục tùng, bị động người khác mà tiếp xúc rộng rãi, nổ lực để thay đổi cục diện cuộc đời. Về mặt thời vận so với Nhất – Ngũ của quẻ dương không khác biệt gì mấy.
Nhị – Tứ: Thuộc quẻ Địa phong thăng. Phương vị Đông nam, cung Tốn. Lão nữ phối với trưởng nữ, thuộc hư phối. Nhị là âm, là chủ; Tứ là dương, là khách. Về mệnh số và thời vận đại thể tương tự Nhị – Tứ của quẻ dương.
Tam – Tam: Thuộc quẻ Chấn. Phương vị chính Đông, cung Chấn. Trưởng nam phối với trưởng nam, thuộc hư phối. Tự thân có đủ âm và dương. Về mệnh số và thời vận đại thể tương tự Tam – Tam của quẻ dương.
Tứ – Nhị: Thuộc quẻ Phong địa quan. Phương vị Tây Nam, cung Khôn. Trưởng nữ phối với lão nữ, thuộc hư phối. Tứ là chủ, là âm; Nhị là khách, là dương. Về mệnh số và thời vận tương tự Tứ – Nhị của quẻ dương.
Ngũ – Nhất: Ngũ hành âm đạo, là âm Ngũ. Âm Ngũ là 2, thuộc Khôn thổ. Quẻ trùng là Địa thủy sư. Ngũ đóng ở chính Bắc, cung Khảm. Lão nữ phối với trung nam, thuộc thiên phối đảo. Ngũ là chủ, là âm; Nhất là khách, là dương. Phối số này không khác mấy với phối số Ngũ – Nhất của quẻ dương. Ngũ – Nhất của quẻ dương là hư phối, ở đây ngược lại là thiên phối, tức là âm dương tương hợp, chẳng qua chỉ lệch về tuổi tác mà thôi. Ngũ – Nhất của quẻ âm so với Ngũ – Nhất của quẻ dương, ngoài phương vị khác nhau ra, mệnh số cũng có khác biệt. Tính cách của nam là tự trọng, cố chấp, còn tính của nữ là cao ngạo, kiêu kỳ. Ý chí của nam là kiên định, không hối hận thì không thay đổi; còn nữ giới muốn người khác phải khuất phục mình, độc đoán trong gia đình. Nam ít nói, đã quyết là làm, còn nữ đã nói là phải có mưu kế, chiếm thế thượng phong. Có thể thấy nữ so với nam càng đòi hỏi được tôn trọng, muốn nắm gia quyền, cho nên luôn dẫn đến vợ chồng chia rẽ, đa số là phân ly. Về mặt thời vận, đại thể không khác biệt nhiều với Ngũ – Nhất của quẻ dương.
Lục – Cửu: Thuộc quẻ Thiên hỏa đồng nhân. Phương vị chính Nam, cung Ly. Lão nam phối trung nữ, thuộc thiên phối chính. Lục là chủ, là âm; Cửu là khách, là dương. Về mệnh số và thời vận đại thể giống với Lục – Cửu của quẻ dương.
Thất – Bát: Thuộc quẻ Trạch sơn hàm. Phương vị Đông Bắc, cung Cấn. Thiếu nữ phối với thiếu nam, thuộc chính phối. Thất là chủ, là âm; Bát là khách, là dương. Về mệnh số và thời vận đại thể giống với Thất – Bát của quẻ dương.
Bát – Thất: Thuộc quẻ Tốn. Phương vị chính Tây, cung Đoài. Thiếu nam phối với thiếu nữ, thuộc đảo phối. Bát là chủ, là âm; Thất là khách, là dương. Về mệnh số và thời vận đại thể tương tự Bát – Thất của quẻ dương.
Chương 5
CÁC PHÁI HUYỀN KHÔNG HỌC
I. GIỚI THIỆU “ QUẺ DỊCH KHAM DỰ”
“ Quẻ dịch kham dự” tức là phái “ Kam dự bát trạch” lưu truyền trong dân gian. Tương truyền phái này do Tăng Nhất Hành đời Đường sáng lập ra, nó được miêu tả trong sách “ Diệt man kinh”. Sách này đã thất truyền, nhưng thuật phong thủy của nó vẫn còn lưu truyền trong dân gian.
Không ít nhà phong thủy có kỹ thuật bậc thầy đã quan sát nhà ở trong dân gian và họ khái quát phân nhà ở thành 8 phương vị là: phục vị, sinh khí, diên niên, thiên y, lục sát, họa hại, ngũ quỷ và tuyệt mệnh, trong đó 4 phương vị đầu là cát vị, 4 phương vị sau là hung vị.
Gọi là “ phục vị” tức chỉ đó là cửa chính, là cửa nạp khí của nhà ở. Cũng có một số nhà phong thủy gọi  phục vị là “ tọa vị”, tức là lưng nhà ở. Nhà tọa ngôi Chấn gọi là Chấn trạch. Nhà tọa ngôi Tốn là Tốn trạch, tọa ngôi Ly là Ly trạch, tọa Khôn là Khôn trạch, tọa Đoài là Đoài trạch, tọa Càn là Càn trạch, tọa Khảm là Khảm trạch, tọa Cấn là Cấn trạch. Gọi chung là Bát trạch. Cho nên các thầy phong thủy phái này gọi là phong thủy sư phái Bát trạch.
Gọi là “ sinh khí” tức là ngôi sinh khí cho nhà ở, là phương vị tốt nhất, cát vị thứ nhất, là ngôi nhà sinh tài, thêm đinh. “ Sinh” tức là tương sinh, là ngang hòa. Kim sinh thủy ( là thiếu nữ phối với trung nam), thủy sinh mộc ( là trung nam phối với trưởng nữ), mộc sinh hỏa ( là trưởng nam phối với trung nữ), hỏa sinh thổ ( là trung nữ phối với thiếu nam), thổ sinh kim ( là thiếu nam phối với thiếu nữ), kim – kim kết hợp ( là lão nam phối với thiếu nữ), mộc – mộc kết hợp ( là trưởng nam phối với trưởng nữ), thổ – thổ kết hợp ( là thiếu nam phối với lão nữ). Cho dù là chính phối hay thiên phối đều là âm dương phối hợp. Âm dương phối hợp gọi là sinh, trong đó nói lão nam, lão nữ, trưởng nam, trưởng nữ, trung nam, trung nữ, thiếu nam, thiếu nữ là chỉ thuộc tính ngũ hành của: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ chứ không phải là chỉ nam, nữ trong cuộc sống thực tế. Lão nam là chỉ Lục bạch Kim, lão nữ là chỉ Nhị hắc thổ, trưởng nam là Tam bích mộc, trưởng nữ là Tứ lục mộc, trung nam là Nhất bạch thủy, trung nữ là Cửu tử hỏa, thiếu nam là Bát bạch thổ, thiếu nữa là Thất xích kim. Sự tương phối nam, nữ thuộc những mệnh này là chỗ sinh khí tồn tại. Sinh khí là nói sinh tài, tức hướng sinh khí là hướng tài. Ở hướng sinh khí đặt thần tài hoặc đặt bể cá cảnh thì có thể sinh tài.
Gọi là “ diên niên” tức là nhà ở theo hướng đó sẽ tăng thêm trường thọ, là hướng tốt của nhà ở, là cát vị thứ hai. Diên niên thịnh vượng mới trường thọ, nhiều phúc. Hướng này cũng là âm dương tương phối, thổ sinh kim ( lão nữ phối lão nam, thiếu nam phối thiếu nữ). Mộc – mộc hòa hợp ( là trung nam phối trung nữ), thủy hỏa ký tế ( là trung nam phối trung nữ), đó đều là phu thê chính phối. Chỉ có chính phối mới trường thọ nhiều phúc , bách niên giai lão.
Gọi là “ thiên y” tức là hướng của nhà có lợi cho sức khỏe, không có bệnh tật ( hoặc ít bệnh, nếu có bệnh thì mau khỏi), là cát vị thứ ba. Y là người thầy trừ bệnh tật, không có bệnh là khỏe mạnh, đuổi được bệnh tật cũng sẽ khỏe mạnh. Y ở đây không hoàn toàn chỉ nói về sức khỏe mà cũng nói đến tâm lý lành mạnh, đạo đức lành mạnh.
Gọi là “ lục sát”, tức là hướng nhà tồn tại nhiều ác sát, là hướng suy, là hung vị thứ tư, cũng gọi là sát hoặc sát khí, trong đó có “ lục xung”, tức các địa chi xung nhau, như: tí ngọ tương xung, mão dậu tương xung, thìn tuất tương xung, sửu mùi tương xung, tị hợi tương xung. Xung cũng là khắc, tị ngọ là thủy hỏa khắc nhau, mão dậu là kim mộc khắc nhau, thìn tuất là kim mộc khắc nhau, sửu mùi là dương thổ và âm mộc, dần thân là mộc kim, là sáu loại xung khắc, sáu loại xung sát. Ngoài ra còn có loại “ tam hình”, “ lục hại”. Nhà ở có sát thì nam nữ, già trẻ không được yên ổn, làm việc khó thành công.
Gọi là “ họa hại” tức là phương vị nhà ở tồn tài, dễ mắc bệnh tật, là hung vị thứ ba. Hướng này chủ yếu là âm hoặc dương đồng phối, dương đối với dương, âm đối với âm, trưởng nữ phối với trung nữ, trung nữ phối với thiếu nữ, trưởng nam phối với trung nam, trung nam phối với thiếu nam, lão nữ phối với nữ nhi, lão nam phối với nam nhi. Đồng tính tương phối thì tai họa vô cùng. Trưởng nữ phối với trung nữ dễ gặp bệnh đau mắt hoặc khó đẻ, nữ thì dâm, nam thì tửu sắc. Trung nữ phối với thiếu nữ dễ gặp lao tù, kiện tụng, đi theo bọn cướp, gặp thiên tai hỏa hoạn. Trưởng nam phối với trung nam dễ gặp cưới lâu không sinh đẻ, hình khắc vợ con. Trung nam phối với thiếu nam dễ gặp cãi vã, quả phụ hoặc ôn dịch. Lão nữ phối với trưởng nữ dễ gặp chị em dâu và em gái bất hòa. Lão nữ phối với thiếu nữ thường bị tiểu nhân làm hại, tranh vợ cướp chồng, bị trộm cướp hoặc hỏa hoạn. Lão nam phối với nam nhi thì cha con bất hòa. Những tai nạn này đều xuất hiện ở ngôi họa hại.
Gọi là “ ngũ quỷ” , tức là phương vị nhà ở xuất hiện nhiều ám ảnh, là hung vị thứ hai. Ở phương này chủ yếu do âm, dương sai lệnh nhau gây nên, trong đó bao gồm Ngũ hoàng đại sát, không vong v.v… Phương vị đáo Ngũ hoàng thường xẩy ra tai nạn, phạm phải thì hao người, tốn của. Nếu phạm không vong thì nhiều kiếp sát.
Gọi là “ tuyệt mệnh” tức là phương nhà ở không có con thừa tự, là hung vị số một. Người xưa quan niệm không có con nối dõi là điều kiêng kị lớn nhất của đời người.
Tám phương vị trên đây là căn cứ vào đâu để sắp xếp? Căn cứ là bài “ đại du niên ca”, còn gọi là “ Bát phương cửu tinh quyết”. Bài thơ này như sau:
Ngôi chấn: diên, sinh, họa, tuyệt, ngũ, thiên, lục.
Ngôi tốn: thiên, ngũ, lục, họa, sinh, tuyệt, diên.
Ngôi ly: lục, ngũ, tuyệ, diên, họa, sinh, thiên.
Ngôi khôn: thiên, diên, tuyệt, sinh, họa, ngũ, lục.
Ngôi đoài: sinh, họa, diên, tuyệt, lục, ngũ, thiên.
Ngôi càn: lục, thiên, ngũ, họa, tuyệt, diên, sinh.
Ngôi khảm: ngũ, thiên, sinh, diên, tuyệt, họa, lục.
Ngôi cấn: lục, tuyệt, họa, sinh, diên, thiên, ngũ.
Các ngôi trong bài ca này là chỉ “ phục vị”. Mỗi câu có 7 ngôi là chỉ 7 phương vị. “ Sinh” là sinh khí, “ diên” là diên niên, “ thiên” là thiên y, “ lục” là lục sát, “họa” là họa họa, “ ngũ” là ngũ quỷ, “ tuyệt” Là tuyệt mệnh.
Căn cứ bài ca này ta có thể sắp xếp được hình vẽ có 8 phương . Phương pháp sắp xếp là lấy “ phục vị” làm khởi điểm, sau đó thuận chiều kim đồng hồ lần lượt sắp xếp theo thứ tự 7 chữ của mỗi câu. Độc giả xem các hình vẽ dưới đây sẽ hiểu. Hình thứ nhất là phương vị Bát quái, tám phương vị này cố định, phục vị được xác định theo các ngôi: chấn, tốn, ly, khôn, đoài, càn, khảm, cấn. Tám hình tiếp theo là trạch vận của những phương vị khác nhau.
Hình trang 129 – 131
Tên gọi của 8 phương trên đây căn cứ vào cái gì để xác định? Tương truyền căn cứ vào ảnh hưởng của “ thất tinh Bắc đẩu” đối với quả đất để xác định. Dùng cách nói hiện đại là sao Bắc đẩu phát ra năng lượng bức xạ gây nên sự biến đổi khí trường của quả đất, có thể ví như 7 nhà khí công đồng thời phát ra 7 loại khí khác nhau tác động vào quả đất, tạo nên sự cát hung của khí trường quả đất.
Thất tinh Bắc đẩu hình giống cái muôi. Bắt đầu tính từ sao thứ nhất của đầu muôi lần lượt là Thiên khu, Thiên triền, Thiên cơ, Thiên quyền, Ngọc hàng, Khai dương, Dao quang. Hai bên trái, phải của sao Dao quang có hai ngôi sao mờ là Tả Bật và Hữu Bật. Quan hệ của 7 sao và 7 khí như sau:
Thiên khu còn gọi là Tham lang, thuộc mộc, là sinh khí.
Thiên toàn gọi là Cự môn, thuộc thổ, là thiên y.
Thiên cơ gọi là Lộc tồn, thuộc thổ, là họa hại.
Thiên quyền gọi là Văn khúc, thuộc thủy, là lục sát.
Ngọc hàng gọi là Liêm trinh, thuộc hỏa, là ngũ quỷ.
Khai dương gọi là Vũ khúc, thuộc kim, là diên niên.
Dao quang gọi là Phá quân, thuộc kim, là tuyệt mệnh.
Tả bổ, Hữu bật là phục vị.
Hình trang 132
Thất tinh Bắc đẩu
Tám phương vị của khí trường quả đất căn cứ vào ngũ hành của mệnh người mà chia thành hai nhóm. Một nhóm gồm: phục vị chấn, phục vị tốn, phục vị ly, phục vị khảm cấu thành, thuộc khí trường mộc ( chấn mộc, tốn mộc), khí trường hỏa, khí trường thủy, gọi là “ Đông khí trường”. Nhà ở tương ứng gọi là “ Đông tứ trạch”. Nhóm khác gồm: phục vị cấn, phục vị khôn, phục vị đoài, phục vị càn cấu thành , thuộc khí trường thổ ( cấn thổ, khôn thổ), khí trường kim ( đoài kim, càn kim), gọi là “ Tây khí trường”. Nhà ở tương ứng gọi là “ Tây tú trạch”.
“ Đông tứ trạch”  – chấn trạch, tốn trạch, ly trạch, khảm trạch.
“ Tây tứ trạch” – cấn trạch, khôn trạch, đoài trạch, càn trạch.
Đương nhiên nhà ở cũng phân thành: “ Đông tứ trạch” và “ Tây tứ trạch”. Vậy người thích hợp với chúng cũng phải căn cứ theo mệnh thuộc Ngũ hành nào để phân thành “ Đông tứ mệnh” và “ Tây tứ mệnh”. Người thuộc “ Đông tứ mệnh” là người mệnh thuộc ngũ hành mộc, hỏa, thủy. Người thuộc “ Tây tứ mệnh” là người mệnh thuộc các ngũ hành: thổ, kim. Như vậy sẽ hình thành hai loại cách cục mệnh trạch tương phối với nhau là “ người Đông tứ mệnh ở nhà Đông tứ trạch”, “ người Tây tứ mệnh ở nhà Tây tứ trạch”. Theo mệnh cục này để chọn nhà ở sẽ được trạch, mệnh đều tốt, vạn sự thuận lợi, nếu không chọn nhà ở theo cách cục thì trạch, mệnh tương phản, vạn sự đều hung.
Mỗi người làm thế nào để biết được mệnh mình thuộc “ Đông tứ mệnh” hay “ Tây tứ mệnh”? Có tể căn cứ vào năm sinh của mình để tra “ Bảng nam nữ cửu khí” trong mục “ Khí số cuộc đời” đã nói ở phần trên. Phàm người thuộc một trong 4 loại khí : Nhất bạch thủy, Tam bích mộc, Tứ lục mộc và Cửu tử hỏa đều thuộc người “ Đông tứ mệnh”. Người thuộc 1 trong 5 loại khí: Nhị hắc thổ, Ngũ hoàng thổ, Bát bạch thổ, Lục bạch kim, Thất xích kim đều là người thuộc “ Tây tứ mệnh”. Trong nhà vừa có người thuộc Đông tứ mệnh, lại vừa có người thuộc Tây tứ mệnh thì làm thế nào? Biện pháp là: Thứ nhất, lấy mệnh của chủ nhà để xác định là nhà Đông tứ trạch hay Tây tứ trạch. Thứ hai, những người khác trong nhà thì chọn ở phòng phía đông hay phòng phía tây theo mệnh của mình. Thú ba, nếu hai vợ chồng mệnh khác nhau thì căn cứ tình hình sức khỏe hoặc mệnh của người đó để ngủ phía đông giường hay phía tây giường.
Còn có một vấn đề cần phải nói rõ với độc giả, đó là “ phục vị” là chỉ hướng cửa chính hay là chỉ lưng của ngôi nhà? Nếu theo phương của hướng cửa chính để phân thành Đông tứ trạch và Tây tứ trạch thì sẽ khác với phương pháp xác định ngôi trạch theo truyền thống. Phương pháp xác định ngôi trạch theo truyền thống là lấy lưng ngôi nhà để xác định tính chất của ngôi nhà. Lưng nhà phía bắc, hướng nhà phía nam là Khảm trạch; nhà lưng phía nam, hướng nhà phía bắc là Ly trạch; nhà từ đông nhìn sang tây là Chấn trạch, từ Tây nhìn sang Đông là Đoài trạch; lưng đông nam, hướng tây bắc là Tốn trạch; lưng tây bắc, hướng đông nam là Càn trạch; lưng đông bắc hướng tây nam là Cấn trạch; lưng tây nam hướng đống bắc là Khôn trạch. Theo phương pháp xác định truyền thống này thì “ phục vị” nên là lưng nhà chứ không phải là hướng cửa. Gọi là lưng nhà tức là tường sau của nhà, hướng nhà là hướng trước của nhà. Giống như một mũi tên, phần đuôi là sau nhà, phần mũi là hướng nhà. Còn về cửa chính có thể đặt ở hướng trước, cũng có thể đặt ở hai bên, cũng có thể hướng sang hai bên, chỉ cần ngôi cát là được. Trên đây là nội dung khái quát của quẻ dịch phong thủy.
II. BÌNH LUẬN “ QUẺ DỊCH KHAM DỰ”
Ở đây bàn hai vấn đề.
1. Dịch lý của quẻ dịch kham dự là gì?
2. Cát hung bát khí của quẻ dịch kham dự có đạo lý hay không?
Như trên đã nói “ Quẻ dịch kham dự” còn gọi là “ Bát trạch kham dự”. Gọi là Bát trạch tức là chỉ: cấn trạch, tốn trạch, ly trạch, khôn trạch, càn trạch, khảm trạch, chấn trạch, đoài trạch. Tức là lấy 8 phương của hậu thiên bát quái để xác định 8 loại trạch. Mỗi loại trạch lại bao gồm 8 loại khí là: sinh khí, diên niên, thiên y, lục sát, họa hại, ngũ quỷ, tuyệt mệnh và phục vị, 8 loại khí này chia thành 2 bộ phận là cát khí và hung khí. Mỗi người căn cứ theo mệnh của mình thuộc ngũ hành gì để chọn nhà ở theo bát trạch thích hợp, từ đó tránh được điều hung, tìm được điều cát. Theo lý luận này, các địa sư đã quan sát phong thủy nhà ở của nhân gian, gọi là “ phái bát trạch kham dự”.
Căn cứ của lý luận phái Bát trạch kham dự là gì? Thực ra không phải là họ căn cứ vào thất tinh Bắc đẩu phát khí cho quả đất để gây nên vòng tròn bát khí đối với nhà ở dân gian đâu. Thất tinh Bắc đẩu có ảnh hưởng đến quả đất, đó là điều không thể phủ nhận. Nhưng có phải nó quyết định cát hung nhà ở của dân gian hay không? Điều đó không hoàn toàn như thế. Nhân tố quyết định ảnh hưởng đến sự biến đổi khí trường của quả đất là sự vận hành của toàn bộ vũ trụ, đặc biệt là sự vận hành của mặt trời, của ngôi sao, mặt trăng và bản thân quả đất. Nói thất tinh Bắc đẩu tạo thành bát khí của nhà ở là cách nói rất khiên cưỡng, vì vậy không thể tin được. Thực ra căn cứ lý luận của Bát trạch phong thủy là “ dịch biến”, tức là sự biến đổi các hào của 8 quẻ.
Vì sao lại nói thế?
Thứ tự tiên thiên bát quái là: Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Nếu đem toàn bộ các hào trên của 8 quẻ này biến đổi đi, hào dương biến thành hào âm, hào âm biến thành hào dương thì sẽ xuất hiện một loạt quẻ mới là: Đoài, Càn, Chấn, Ly, Khảm, Tốn, Khôn, Cấn.
Hình trang 135-136
Bảy bảng trên đều là do biến đổi hào của mỗi quẻ tiên thiên bát quái mà thành.
                    Biến hào trên sinh ra 8 sinh khí.
                    Biến hai hào dưới sinh ra 8 thiên y.
                    Biến cả ba hào sinh ra 8 diên niên.
                    Biến hào dưới sinh ra 8 họa hại.
                    Biến hào trên và hào dưới sinh ra 8 lục sát.
                    Biến hai hào trên sinh ra 8 ngũ quỷ.
                    Biến hào giữa sinh ra 8 tuyệt mệnh.
Nếu tổng hợp cả bảy bảng thành một bảng thì sẽ thấy được phương vị của 8 loại khí là: phục vị, sinh khí, thiên y, diên niên, họa hại, lục sát, ngũ quỷ và tuyệt mệnh ( xem bảng dưới đây)
Phục vị
Sinh
khí
Thiên
y
Diên
niên
Họa
hại
Lục
sát
Ngũ
quỹ
Tuyệt
mệnh
Càn trạch
Đoài
Cấn
Khôn
Tốn
Khảm
Chấn
Ly
Đoài trạch
Càn
Khôn
Cấn
Khảm
Tốn
Ly
Chấn
Ly trạch
Chấn
Tốn
Khảm
Cấn
Khôn
Đoài
Càn
Chấn trạch
Ly
Khảm
Tốn
Khôn
Cấn
Càn
Đoài
Tốn trạch
Khảm
Ly
Chấn
Càn
Đoài
Khôn
Cấn
Khảm trạch
Tốn
Chấn
Ly
Đoài
Càn
Cấn
Khôn
Cấn trạch
Khôn
Càn
Đoài
Ly
Chấn
Khảm
Tốn
Khôn trạch
Cấn
Đoài
Càn
Chấn
Ly
Tốn
Khảm
Lấy Càn trạch làm ví dụ, ngôi càn là phục vị, tiếp theo sau là phương vị của hậu thiên bát quái, tức sinh khí ở đoài, thiên y ở cấn, diên niên ở khôn, họa hại ở tốn, lục sát ở khảm, ngũ quỉ ở chấn, tuyệt mệnh ở ly. Sau khi hiểu được cách sắp xếp của bảng này thì không cần nhớ “ đại du niên ca” cũng có thể sắp xếp được phương vị trạch khí của 8 loại trạch. Xin độc giả chú ý sự sắp xếp trạch vị được tiến hành theo thú tự các ngôi quẻ của tiên thiên bát quái, hào của các ngôi quẻ biến động cũng là thứ tự sắp xếp theo các ngôi quẻ của tiên thiên bát quái. Sau khi biến các hào sẽ hình thành quẻ mới sắp xếp theo phương vị của hậu thiên bát quái. Ở đây có một quá trình chuyển đổi từ ngôi của tiên thiên bát quái sang phương vị hậu thiên bát quái. Vì sao cần chuyển đổi như thế? Đó là vì tiên thiên bát quái chỉ có ngôi quẻ và thứ tự quẻ, không có phương vị, còn hậu thiên bát quái mới có phương vị. Xin độc giả phải phân biệt rõ ràng không được nhầm lẫn vấn đề này.
Dưới đây bàn đến vấn đề thứ hai, tức là sự cát hung bát khí của “ quẻ dịch phong thủy” có đạo lý hay không? Trước hết chúng ta hãy xem sự sắp xếp các khí 8 phương của càn trạch.
BẢNG TRANG 138
Quẻ Càn biểu thị thuận hòa, kiên trinh nên gọi là cát, là phục vị.
Quẻ Quải là âm dương phối hợp, kim – kim thiên phối, lão nam hợp với thiếu nữ nên gọi là đại cát, có tiền đồ, là sinh khí.
Quẻ Đại súc là dương – dương hư phối, thiếu nam sinh lão nam không hợp với lẽ thường, nhưng có thể tương sinh nên gọi là tiểu cát, là thiên y.
Quẻ Thái là âm – dương tương phối, lão nữ phối lão nam, gọi là chính phối, nhưng không có tiền đồ, chỉ mong trường thọ nên gọi là thứ cát, là diên niên.
Quẻ Tiểu súc, âm – dương tương phối, nhưng vì lão nam khắc trung nữ nên là tiểu hung, là họa hại.
Quẻ Nhu là dương – dương hư phối, không hợp lẽ thường, nhưng là lão nam sinh trung nam nên gọi là thứ hung, là lục sát.
Quẻ Đại tráng là dương – dương hư phối, không hợp lẽ thường, lại là lão nam khắc trưởng nam nên gọi là hung, là ngũ quỉ.
Quẻ Đại hữu, âm – dương tương phối, trung nữ khắc lão nam, nên gọi là đại hung, là tuyệt mệnh.
Từ trạng thái sắp xếp khí 8 phương vị của càn trạch, ta thấy rõ cát hung của các loại khí là căn cứ theo mối quan hệ âm dương và mức độ lợi, hại của quan hệ lục thân. Cái có lợi nhất là sinh khí, phục vị, cái lợi vừa là diên niên, cái lợi ít là thiên y. Cái có hại nhất là tuyệt mệnh, ngũ quỷ, có hại vừa là lục sát, có hại ít là họa hại.
Thứ hai là sự sắp xếp khí của 8 phương vị Đoài trạch:
( hình trng 139)
Quẻ Đoài biểu thị sự vui mừng, là cát, là phục vị.
Quẻ Lý là kim – kim thiên phối, âm dương sánh vai, thiếu nữ hợp với lão nam, là vui mừng, rất có tiền đồ cho nên là đại cát, là sinh khí.
Quẻ Lâm là âm – âm hư phối, lão nữ sinh thiếu nữ là hư phối, không hợp lẽ thường, nhưng già và trẻ là thân thích nên gọi là tiểu cát, là thiên y.
Quẻ Tổn là âm – dương tương phối, thiếu nữ sinh thiếu nam, là chính phối, nhưng hơi trẻ, cho nên là thứ cát, là diên niên.
Quẻ Tiết là âm – dương tương phối, thiếu nữ sinh trung nam, là thiên phối, không hợp lẽ thường, nên là tiểu hung, là họa hại.
Quẻ Trung phù là âm – âm hư phối, thiếu nữ khắc trưởng nữ, không hợp lẽ thường, nên là thứ hung, là lục sát.
Quẻ Khuê là âm – âm hư phối, trung nữ khắc thiếu nữ, nên là hung, là ngũ quỷ.
Quẻ Quy muội, âm – dương tương phối, thiếu nữ khắc trưởng nam, ngược với lẽ thường, trưởng nam bị khắc nên là đại hung, là tuyệt mệnh.
Từ tình trạng sắp xếp khí 8 phương vị của Đoài trạch ta thấy rõ các loại cát hung của khí, cũng là căn cứ theo quan hệ âm dương và mức độ lợi hại của quan hệ lục thân để sắp xếp. Cái có lợi nhất là sinh khí, phục vị, cái có hại nhất là tuyệt mệnh.
Thứ ba, xem sự sắp xếp khí 8 phương vị của Ly trạch:
( hình trg 139)
Quẻ Ly biểu thị sự thuận theo, đi lên, sáng sủa nên là cát, là phục vị.
Quẻ Phong, âm – dương tương phối, thuộc thiên phối, trưởng nam sinh trung nữ, hợp với lẽ thường nên gọi là đại cát, là sinh khí.
Quẻ Gia nhân, âm – âm không phối, thuộc hư phối, trưởng nữ sinh trung nữ, không hợp lẽ thường, nhưng là tương sinh nên gọi là tiểu cát, là thiên y.
Quẻ Ký tế, âm – dương tương phối, thuộc chính phối, là thủy hỏa ký tế, trung nam khắc trung nữ, tuy khắc nhưng là trợ giúp, nên gọi là thứ cát, là diên niên.
Quẻ Bôn, âm – dương tương phối, thuộc thiên phối, trung nữ sinh thiếu nam, âm sinh dương, không hợp lễ nghĩa nên gọi là họa hại, là tiểu hung.
Quẻ Minh di, âm – âm không phối, thuộc hư phối, trung nữ sinh lão nữ, ngược với lẽ thường nên gọi là thứ hung, là lục sát.
Quẻ Cách, âm – âm không phối, thuộc hư phối, trung nữ khắc thiếu nữ, khắc hung ở sinh, nên gọi là hung, là ngũ quỷ.
Quẻ Đồng nhân, âm – dương tương phối, thuộc thiên phối, trung nữ khắc lão nam, hoàn toàn ngược với đạo lý nên gọi là tuyệt mệnh, là đại hung.
Thú tư, xem sự sắp xếp khí 8 phương vị của quẻ Chấn.
( hình trg 140)
Quẻ Chấn biểu thị chấn động, uy hiếp nên gọi là cát, là phục vị.
Quẻ Phệ hạp, âm – dương tương phối, thuộc thiên phối, trưởng nam sinh trung nữ, hợp với lẽ thường nên gọi là cát, là sinh khí.
Quẻ Truân, dương- dương không phối, thuộc hư phối, trung nam sinh trưởng nam, không hợp với lẽ thường, vì tương sinh nên gọi là tiểu cát, là thiên y.
Quẻ Ích, âm – dương sánh hợp, thuộc trưởng nữ hợp trưởng nam, mỗi bên đều được lợi nên gọi là thú cát, là diên niên.
Quẻ Phục, âm – dương tương phối, thuộc thiên phối, trưởng nam khắc lão nữ, không hợp lễ nghĩa nên gọi là tiểu hung, là họa hại.
Quẻ Di, dương – dương không phối, thuộc hư phối, trưởng nam khắc thiếu nam, khắc đồng tính là thù, cho nên gọi là thứ hung, hoặc là lục sát.
Quẻ Vô vọng, dương – dương không phối, thuộc hư phối, lão nam khắc trưởng nam, già khắc trẻ là thô bạo, nên là hung, là ngũ quỷ.
Quẻ Tùy, âm – dương tương phối, thuộc thiên phối, thiếu nữ khắc trưởng nam, là kim khắc mộc, không chết thì cũng tàn phế nên là đại hung, là tuyệt mệnh.
Thứ năm, xem sự sắp xếp khí 8 phương vị của Tốn trạch:
( HÌNH trang 141)
Quẻ Tốn biểu thị tiến vào, khiêm tốn nên gọi là cát, là phục vị.
Quẻ Tỉnh, âm – dương tương phối, thuộc thiên phối, trung nam sinh trưởng nữ, hợp với lẽ thường nên là cát, là sinh khí.
Quẻ Đỉnh, âm – âm không phối, thuộc hư phối, trưởng nữ sinh trung nữ, không hợp với lẽ thường, nhưng vì tương sinh nên là tiểu cát, là thiên y.
Quẻ Hằng, âm – dương sánh hợp, thuộc chính phối, trưởng nam hợp với trưởng nữ, hợp và lại là chính phối cho nên gọi là thứ cát, là diên niên.
Quẻ Cấu, âm – dương tương phối, thuộc thiên phối, lão nam khắc trưởng nữ, khắc là khổ nên gọi là tiểu hung, là họa hại.
Quẻ Đại quá, âm – âm không phối, là hư phối, thiếu nữ khắc trưởng nữ, nhỏ khác lớn không hợp với lẽ thường, nên gọi là thứ hung, là lục sát.
Quẻ Thăng, âm – âm không phối, thuộc hư phối, trưởng nữ khắc lão nữ, ngược với lẽ cương thường, nên gọi là hung, là ngũ quỷ.
Quẻ Cổ, âm – dương tương phối, là thiên phối, trưởng nữ khắc thiếu nam tức là cường âm khắc nhược dương, cho nên đại hung, là tuyệt mệnh.
Thứ sáu, xem sự sắp xếp khí 8 phương vị của Khảm trạch:
( hình trang 142)
Quẻ Khảm biểu thị sa vào, khó khăn trùng trùng, vốn không phải là cát, nhưng là phục vị.
Quẻ Hoán, âm – dương tương phối, thuộc thiên phối, trung nam sinh trưởng nữ, hợp với lẽ thường nên là cát, là sinh khí.
Quẻ Giải, dương – dương không phối, thuộc hư phối, trung nam sinh thiếu nam, không hợp lẽ thường, nhưng vì tương sinh nên là tiểu cát, là thiên y.
Quẻ Vị tế, âm – dương tương phối, thuộc chính hư, trung nam khắc trung nữ, hỏa thủy vị tế, cho nên là thứ cát, là diên niên.
Quẻ Khốn, âm – dương tương phối, thuộc thiên phối, thiếu nữ sinh trung nam, không hợp lẽ thường, âm cường dương nhược nên là tiểu hung, là họa hại.
Quẻ Tụng, dương – dương không phối, thuộc hư phối, lão nam sinh trung nam, không hợp với lý âm dương, cho nên là thứ hung, là lục sát.
Quẻ Mông, dương – dương không phối, thuộc hư phối, thiếu nam khắc trung nam, ngược lại với đạo đức bình thường, nên là hung, là ngũ quỷ.
Quẻ Sư, âm – dương tương phối, thuộc thiên phối, lão nữ khắc trung nam, trung nam gặp nguy tất đại hung, là tuyệt mệnh
Thứ bảy, xem sự sắp xếp khí 8 phương vị của Cấn trạch.
( hình trang 142)
Quẻ Cấn biểu thị đình chỉ, gò núi, vốn không phải là cát, cũng không phải là hung, nên là phục vị.
Quẻ Khiêm, âm dương sánh hợp, thổ thổ thiên phối, lão nữ hợp thiếu nam là điều mừng nên là cát, là sinh khí.
Quẻ Độn, dương – dương không phối, thuộc hư phối, thiếu nam sinh lão nam, không hợp lẽ thường, nhưng vì tương sinh nên là tiểu cát, là thiên y.
Quẻ Hàm, âm – dương tương phối, là chính phối, thiếu nam sinh thiếu nữ, tuổi hãy còn trẻ nên là thứ cát, là diên niên.
Quẻ Lữ, âm – dương tương phối, là thiên phối, trung nữ sinh thiếu nam, âm nhiều dương ít nên là tiểu hung, là họa hại.
Quẻ Tiểu quá, dương – dương không phối, thuộc hư phối, trưởng nam khắc thiếu nam, anh em thù địch nên là thứ hung, là lục sát.
Quẻ Kiển, dương – dương không phối, thuộc hư phối thiếu nam khắc trung nam, không hợp với lẽ thường, là hung, là ngũ quỷ.
Quẻ Tiệm, âm – dương tương phối, là thiên phối, trưởng nữ khắc thiếu nam, tuyệt nam là hại, là đại hung, là tuyệt mệnh.
Thứ tám, xem sự sắp xếp khí 8 phương vị của Khôn trạch:
( hình trang 143)
Quẻ Khôn biểu thị sự ôn thuận, nhu hòa nên là cát, là phục vị.
Quẻ Bóc là âm – dương sánh hợp, thuộc thiên phối, thổ thổ tương hòa, thiếu nam hợp lão nữ, hợp với lẽ thường, nên là cát, là sinh khí.
Quẻ Tụy, âm – âm không phối, thuộc hư phối, lão nữ sinh thiếu nữ, hợp với lẽ thường, lại là tương sinh nên là tiểu cát, là thiên y.
Quẻ Phủ, âm – dương tương phối, là chính phối, lão nữ sinh lão nam, vừa sinh vừa tương hợp nên là thứ cát, là diên niên.
Quẻ Dự, âm – dương tương phối, thuộc thiên phối, trưởng nam khắc lão nữ, không hợp với luân lý nên là tiểu hung, là họa hại.
Quẻ Tấn, âm – âm không phối, thuộc hư phối, trung nữ sinh lão nữ, là trẻ sinh già, không hợp với lẽ thường, nên là thứ hung, là lục sát.
Quẻ Quan, âm – âm không phối, thuộc hư phối, trưởng nữ khắc lão nữ, ngược lại luân lý nên là hung, là ngũ quỷ.
Quẻ Tỷ, âm – dương tương phối, thuộc hư phối, lão nữ khác trung nam, khắc mà tuyệt tử, là tuyệt mệnh, đại hung.
Từ sự sắp xếp khí của 8 trạch ở trên mà nói thì 7 khí của quẻ dịch phong thủy nói đến là căn cứ vào mối quan hệ âm dương của 64 quẻ tiên thiên và mức độ lợi hại của quan hệ lục thân để sắp xếp, phù hợp với dịch lý.
Phàm thuộc về sinh khí tất yếu phải là âm dương tương phối, ngũ hành tương sinh hoặc ngũ hành ngang hòa. Phàm thuộc ngũ quỷ tất yếu phải là âm hoặc dương không phối, âm đối với âm, dương đối với dương, hoặc ngũ hành tương khắc.
Nhưng 8 trạch vị của hậu thiên bát quái có tương ứng với 8 quẻ chồng của mỗi cung tiên thiên bát quái hay không? Ví dụ, mối quan hệ “ Càn trạch” hậu thiên và “Càn trạch” tiên thiên, Càn trạch là phục vị thì Đoài ở tây, Chấn ở đông, Ly ở nam, Khảm ở bắc, Cấn ở đông bắc, Tốn ở đông nam, Khôn ở tây nam. Còn cung Càn bao gồn 8 quẻ chồng là: Càn, Quải, Đại súc, Tháu, Tiểu súc, Nhu, Đại tráng và Đại hữu, tất cả đều ở trong cung Càn, không có ý nghĩa về phương vị. Vì nguyên nhân gì mà đem quẻ Quải dời vào Đoài ( phương Tây)của hậu tiên bát quái? Lại vì nguyên nhân gì mà đưa quẻ Thái vào Khôn ( tây nam) của hậu thiên bát quái? Tương tự vì nguyên nhân gì mà dời quẻ Đại hữu đến Ly ( phương nam), dời quẻ Tiểu súc đến Tốn ( đông nam), dời quẻ Tráng đến Chấn ( phương đông), dời quẻ Đại súc đến Cấn ( đông bắc), dời quẻ Nhu đến Khảm ( phương bắc)? Xem ra như là không đạo lý gì. Nếu lấy quẻ thượng của các quẻ chồng làm phương vị, sau đó tương ứng với phương vị của hậu thiên bát quái để dời vào thì vô cùng khiên cưỡng. Vì quẻ Quải vị tất đã thuộc ngôi Đoài của hậu thiên bát quái, những quẻ trùng khác cũng thế.
Đã đành là không có lý do gì để xác định phương vị 8 quẻ trùng của cung Càn, vậy thì sự sắp xếp “ bát phương thất khí” cũng không còn đạo lý nữa. Do đó căn cứ theo phương pháp “ Bát trạch phong thủy” để xác định phương vị cát hung cũng rất khó thuyết phục được mọi người.
III. GIỚI THIỆU “ PHI TINH KHAM DỰ”
Các nhà kham dự nghiên cứu dịch lý phát hiện thấy “ Quẻ dịch” có một mâu thuẫn lớn. Đó là 8 quẻ trùng của cung Càn không tương ứng với 8 phương của hậu thiên bát quái. Do đó họ đưa ra lý luận “ Phi tinh” để giải quyết vấn đề.
Lý luận phi tinh, tức là lý luận “ cửu cung phi tinh” của hậu thiên bát quái. Khi một phi tinh bay vào cung giữa thì 8 tinh còn lại căn cứ theo quỹ tích “ 81 bước lường thiên xích” phân biệt bay vào 8 cung. Ví dụ khi Nhất bạch thủy tinh nhập vào giữa thì Nhị hắc thổ nhập vào cung Càn, Tam bích mộc tinh nhập cung Đoài, Tứ lục mộc tinh nhập cung Cấn, Ngũ hoàng thổ tinh nhập cung Ly, Lục bạch kim tinh nhập cung khảm, thất xích kim tinh nhập cung Khôn, Bát bạch thổ tinh nhập cung Chấn, Cửu tử hỏa tinh nhập cung Tốn. Như vậy cả 9 sao đều đã nhập vào các cung, hỉnh thành 9 “ hình cửu cung phi tinh”. Độc giả xem ở mục II “ quỹ tích cửu cung phi tinh” với “ bay thuận và bay ngược” sẽ rõ.
Sau khi đưa vào lý luận “ cửu cung phi tinh”, thì 9 quẻ chồng của tiên thiên bát quái đã có thể định hình.
1. Chín quẻ chồng của cung Càn ( 8 quẻ chồng và 1 quẻ thuần) định vị ở các quẻ hậu thiên khi Lục bạch kim tinh nhập vào giữa ( xem hình vẽ sau).
Theo lý luận “ phi tinh”, hai tinh này có ba ý nghĩa sau:
– Thứ nhất, Lục là Càn. Nhà mà Lục bạch nhập vào giữa là Càn trạch. Trạch tọa là Thất, trạch hướng là Ngũ, tức tọa Càn hướng Tốn, tọa là sinh khí, hướng là thoái khí.
Hình trang 145
– Thứ hai, Lục là vận 6. Càn trạch xây dựng ở vận 6 là vượng trạch, tốt nhất
– Thứ ba, theo thứ tự sắp xếp của tinh vận, thì Càn trạch xây dựng ở vận 6, sự cát hung của các phương vị như sau:
Ngôi Lục ở cung giữa, vượng nhất, là đại cát. Quẻ chồng là quẻ càn thuần, tức là trên trời quang minh chính đại, là đại cát. Khí Lục bạch kim có cát, hung giống với khí của quẻ càn thuần.
Ngôi Thất đóng ở cung càn, là lưng của Càn trạch, là sinh khí, là thứ cát. Quẻ chồng là quẻ Quải, tức âm dương ngang hòa, ngang hòa là tốt. Khí Thất xích kim có cát hung giống với khí quẻ Quải. Quải là quyết đoán, là có ý vui mừng, có ý tiểu nhân lừa quân tử, quân tử quyết đoán tiểu nhân là điều mừng.
Ngôi Bát đóng ở cung Đoài, là thứ sinh khí, là tiểu cát. Quẻ chồng là quẻ Đại súc, tức dương dương hư phối, thiếu nam sinh lão nam, không hợp với lẽ tương phối âm dương, nhưng nhờ tương sinh, lại gặp cát tinh nên là tiểu cát. Đại súc có nghĩa là tích lũy, là ngừng hành động. Âm ở ngôi tôn quý, tức là tiểu nhân nắm quyền, nhưng xã tắc còn yên ổn. Quân tử phải tích lũy lực lượng, không nên hành động khinh suất mới bài trừ được tiểu nhân, cướp lại ngôi tôn quý.
Ngôi Cửu đóng ở cung Cấn là sát khí, là tiểu hung. Quẻ chồng là quẻ Đại hữu, tức âm dương thiên phối, trung nữ khắc lão nam, không hợp với cương thường, vốn là quẻ hung, nhưng vì nó ở cung Cấn, được đất hòa hoãn, cho nên chuyển thành tiểu hành. Quẻ Đại hữu có ý là tiểu nhân nắm quyền nhưng rơi vào thế cô lập, có tượng sẽ bị tiêu diệt, quân tử thế lớn, có sức bài trừ tiểu nhân, chỉ chờ thời cơ mà thôi. Trước mắt mà nói thế cục vẫn còn hiểm ác.
Ngôi Nhất đóng cung Ly, là tử khí, là hung. Quẻ chồng là quẻ Nhu, tức dương dương hư phối, lão nam sinh trung nam, không hợp âm dương, nên là quẻ hung. Quẻ Nhu có nghĩa là trù trừ, chờ đợi, vua bị tiểu nhân bao vây, quân tử bất đắc chí nên đành chờ đợi thời cơ, không thể manh động.
Ngôi Nhị đóng cung Khảm, là tử khí, là đại hung. Quẻ chồng là quẻ Thái, tức là âm dương chính phối, lão nữ giao kết với lão nam, hợp với lẽ trời nên là quẻ đại cát, nhưng theo thời vận mà nói là đang đi vào điểm chết, nên là đại hung.
Ngôi Tam đóng cung Khôn, là sát khí, là hung. Quẻ chồng là quẻ Đại tráng, là dương dương hư phối, lão nam khắc trưởng nam, phụ tử tương tàn, nên là hung. Quẻ Đại tráng có tượng tiểu nhân đoạt ngôi, bá chiếm xã tắc, hư trương thanh thế. Những kẻ sĩ thức thời còn chờ sự tỉnh ngộ chung và có ý chờ sực tỉnh ngộ chung và có ý chờ thời hành động.
Ngôi Tứ đóng cung Chấn, là sát khí, là tiểu hung. Quẻ chồng là quẻ Tiểu súc, là âm dương thiên phối, lão nam khắc trưởng nữ, hãy còn hợp với cương thường. Quẻ Tiểu súc có nghĩa là tiểu nhân hại quân tử, nhưng không đến nỗi gây tổn thương nhiều, chỉ cần tập trung được lực lượng, chờ thời cơ là có thể bài trừ nguy hiểm.
Ngôi Ngũ đóng cung Cấn, là thoái khí, là bình thường. Ngũ là ngôi hư, làm hướng nhà. Hướng nhà không có nghĩa là hướng cửa, chỉ căn cứ vào thời vận mà xác định.
2. Dưới đây giới thiệu hình 9 quẻ chồng của cung Đoài định vị ở các quẻ hậu thiên khi Thất xích kim nhập vào giữa.
Hình trang 147
Theo lý luận “ phi tinh”, hai hình này có ba ý nghĩa sau:
– Thứ nhất, Thất là Đoài. Nhà mà Thất xích kim nhập vào giữa gọi là Đoài trạch. Trạch tọa là Cửu, trạch hướng là Ngũ, tức là tọa Đoài hướng Chấn, tọa là thứ sinh khí, hướng là sát khí.
– Thứ hai, Thất là vận 7. Đoài trạch xây dựng ở vận 7 là vượng trạch, là tốt nhất.
– Thứ ba, theo thứ tự sắp xếp tinh vận thì Đoài trạch xây dựng ở vận 7, cát hung của các phương vị như sau:
Ngôi thất đóng cung giữa, vượng nhất, là đại cát. Quẻ chồng là quẻ Đoài thuần, tức phấn khởi, vui vẻ, thoải mái, là đại cát.
Ngôi Bát đóng cung Càn là sinh khí, là thứ cát. Quẻ chồng là quẻ Tổn, tức âm dương chính phối, thiếu nam phối với thiếu nữ, hợp với lẽ thường. Quẻ Tổn có nghĩa là bị giảm bớt,bị tổn thất.
Ngôi Cửu đóng cung Đoài, là tọa của Đoài trạch, là tiểu cát. Quẻ chồng là quẻ Khuê, âm dương hư phối, tức trung nữ khắc thiếu nữ, không hợp lẽ âm dương, toàn khí âm. Quẻ Khuê có nghĩa là ly dị, bài xích nhau, nên là quẻ hung sát.
Ngôi Nhất đóng ở cung Cấn, là ngôi sát khí, là tiểu hung. Quẻ chồng là quẻ Tiết, là âm dương thiên phối, thiếu nữ phối với trung nam, có ý tiết chế, tiết kiệm. Ngôi này nên là hung.
Ngôi Nhị đóng cung Ly, là ngôi tử khí, hung. Quẻ chồng là quẻ Lâm, thuộc âm âm hư phối, là lão nữ sinh thiếu nữ, không hợp âm dương toàn âm hỏa. Quẻ Lâm có nghĩa là gần kề, bên cạnh.
Ngôi Tam đóng cung Khảm, là ngôi tử khí, đại hung. Quẻ chồng là quẻ Quy muội, thuộc âm dương thiên phối, thiếu nữ khắc trưởng nam, không hợp với cương thường. Quẻ Quy muội có ý hôn nhân, xuất giá, không nên là đại hung.
Ngôi Tứ đóng cung Khôn, là ngôi sát khí, hung. Quẻ chồng là quẻ Trung phù, thuộc âm âm hư phối, thiếu nữ khắc trưởng nữ, có nghĩa là không thành thật.
Ngôi Ngũ đóng cung Chấn, là ngôi sát khí là tiểu hung. Ngũ là hướng nhà.
Ngôi Lục đóng cung Tốn, là ngôi thoái khí, là không hung, không cát. Quẻ chồng là quẻ Lý, là âm dương ngang hòa, lão nam hợp thiếu nữ, ngang hòa là tốt. Quẻ Lý có nghĩa là thi hành, là thực tiễn nên là quẻ tốt.
3. Dưới đây giới thiệu hình vẽ 9 quẻ chồng của cung Ly định vị ở các quẻ hậu thiên khi Cửu tử hỏa nhập vào cung giữa.
Theo lý luận “ phi tinh”, hai hình này có ba ý nghĩa sau:
– Thứ nhất, Cửu là Ly. Nhà mà Cửu tử hỏa nhập cung giữa là Ly trạch. Tọa là Tứ, hướng là Ngũ, tức tọa Ly, hướng Khảm. Tọa là ngôi chết, hướng cũng là ngôi chết, cho nên tọa và hướng đều rất hung.
– Thứ hai, Cửu là vận 9. Ly trạch xây dựng ở vận 9, trong nhà tuy có vượng khí, nhưng tọa và hướng đều hung nên là hung trạch.
– Thứ ba, căn cứ thứ tự sắp xếp tinh vận, ly trạch xây dựng ở vận 9 cát hung của các phương như sau:
Ngôi Cửu đóng cung giữa, vượng nhất, là đại cát. Quẻ chồng là quẻ Ly thuần, tức có nghĩa đi lên, quang minh, là chỗ dựa.
Ngôi Bát đóng cung Tốn là ngôi thoái khí, không hung không cát. Quẻ chồng là quẻ Bôn, thuộc âm dương thiên phối, trung nữ phối với thiếu nam hợp với lẽ thường. Quẻ Bôn có nghĩa là trang sức, tu sửa.
Hình trang 149
Ngôi Thất đóng cung Chấn, là ngôi sát khí, là tiểu hung. Quẻ chồng là quẻ Cách, âm dương hư phối, trung nữ khắc thiếu nữ là khí toàn âm. Quẻ Cách có nghĩa là trừ hại cho xã tắc.
Ngôi Lục đóng cung Khôn, là ngôi sát khí, hung. Quẻ chồng là quẻ Đồng nhân, thuộc âm dương thiên phối, trung nữ khắc lão nam, có nghịa là đồng hành, hòa hợp, tập trung.
Ngôi Ngũ đóng cung Khảm, là ngôi tử khí, là đại hung, Ly trạch lấy đó làm hướng. Đóng ở cung Ly là ngôi tử khí, là hung. Quẻ chồng là quẻ Gia nhân, thuộc âm âm hư phối, trưởng nữ hợp với trưởng nữ là khí toàn âm. Quẻ Gia nhân có nghĩa cả nhà sống chung với nhau, gia đình có luân lý, nên không phải là hung.
Ngôi Tứ là tọa của Ly trạch.
Ngôi Tam đóng cung Cấn, là ngôi sát khí, là tiểu hung. Quẻ chồng là quẻ Phong, thuộc âm dương thiên phối, tức trưởng nam phối trung nữ hợp với cương thường, có ý là phong phú, thịnh vượng, nên là cát không phải là hung.
Ngôi Nhị đóng cung Đoài là ngôi thứ sinh khí, là tiểu cát. Quẻ chồng là quẻ Minh di, thuộc âm âm hư phối, trung nữ phối với lão nữ, là khí toàn âm, không nên là cát mà là hung.
Ngôi Nhất đóng ở cung Càn, là ngôi sinh khí, là thứ cát. Quẻ chồng là quẻ Ký tế, thuộc âm dương chính phối, trung nam phối với trung nữ là hợp lẽ cương thường.
4. Giới thiệu hình 9 quẻ chồng của cung Chấn định vị ở các quẻ hậu thiên khi Tam bích mộc nhập giữa.
Hình trang 150
Theo lý luận “ phi tinh”, hình này có các ý nghĩa sau:
– Thứ nhất, Tam là Chấn. Nhà Tam bích mộc nhập vào giữa là Chấn trạch. Trạch tọa là Nhất , trạch hướng là Ngũ, tức tọa Chấn, hướng Đoài. Tọa là sát khí, hướng là tiểu cát.
– Thứ hai, Tam là vận 3. Chấn trạch xây dựng ở vận 3 là vượng trạch, là tốt nhất.
– Thứ ba, căn cứ thứ tự sắp xếp tinh vận, Chấn trạch xây dựng ở vận 3 mỗi phương có cát, hung như sau:
Ngôi Tam đóng cung giữa, vượng nhất, là đại cát. Quẻ chồng là quẻ Chấn thuần, có nghĩa chấn động, uy trấn.
Ngôi Tứ đóng cung Càn, là ngôi sinh khí, là thứ cát. Quẻ chồng là quẻ Ích, âm dương hòa hợp, trưởng nam hợp với trưởng nữ là hợp lẽ cương thường, nên là đại cát.
Ngôi Ngũ đóng cung Đoài, là tiểu cát, là ngôi thứ sinh khí là hướng của Chấn trạch.
Ngôi Lục đóng cung Cấn, là ngôi sát khí, là tiểu hung. Quẻ chồng là quẻ Vô vọng, dương dương hư phối, lão nam khắc trưởng nam là cha con tương tàn. Quẻ Vô vọng có nghĩa là không hoang tưởng.
Ngôi Thất đóng cung Ly là ngôi tử khí, là hung. Quẻ chồng là quẻ Tùy, âm dương thiên phối, thiếu nữ phối với trưởng nam là hợp luân lý. Quẻ Tùy có nghĩa là thuận theo, đi theo.
Ngôi Bát đóng cung Khảm, là ngôi tử khí, là đại hung. Quẻ chồng là quẻ Di, dương dương hư phối, trưởng nam khắc thiếu nam là huynh đệ tranh giành. Quẻ di có nghĩa là tư dưỡng.
Ngôi Cửu đóng cung Khôn, là ngôi sát khí, là tiểu hung. Quẻ chồng là quẻ Phệ hạp, âm dương tương phối, trưởng nam phối với trung nữ, hợp với lẽ thường, có nghĩa là ăn khớp, hình phạt, không nên là hung mà nên là cát.
Ngôi Nhất đóng cung Chấn, là tọa của Chấn trạch, là ngôi sát khí, là tiểu hung. Quẻ chồng là quẻ Truân, thuộc dương dương hư phối, trung nam phối với thiếu nam là huynh đệ giúp nhau, có ý manh nha phát triển, sinh trưởng khó khăn.
Ngôi Nhị đóng cung Tốn, là ngôi thoái khí, không hung không cát. Quẻ chồng là quẻ Phục, âm dương hư phối, trưởng nam khắc lão nữ, không hợp với lẽ thường, có ý hồi phục, khôi phục trở lại.
5. Giới thiệu hình 9 quẻ chồng của cung Tốn định vị ở các quẻ hậu thiên khi Tứ lục mộc nhập vào giữa.
Hình trang 151
Theo lý luận “ phi tinh” hình này có ý nghĩa như sau:
– Thứ nhất, Tứ là Tốn. Tứ lục mộc nhập giữa là Tốn trạch. Trạch tọa là Tam, trạch hướng là Ngũ, tức tọa Tốn, hướng Càn. Tọa là thoái khí, hướng là sinh khí. Tọa không hung không cát, hướng là thứ cát.
– Thứ hai, Tứ là vận 4. Tốn trạch xây dựng ở vận 4 là vượng trạch, là tốt nhất.
– Thứ ba, theo thứ tự sắp xếp của tinh vận, Tốn trạch xây dựng ở vận 4, hung và cát của các phương như sau:
Ngôi Tứ đóng cung giữa, vượng nhất, là đại cát. Quẻ chồng là quẻ Tốn thuần, có ý tiến vào, khiêm tốn.
Ngôi Ngũ đóng cung Càn, là ngôi sinh khí, là thứ địa, là hướng của Tốn trạch.
Ngôi Lục đóng cung Đoài, là ngôi thứ sinh khí, là tiểu cát. Quẻ chồng là quẻ Cấu. âm dương thiên phối, lão nam khắc trưởng nữ, hợp với cương thường, có nghĩa là giải cấu, gặp nhau.
Ngôi Thất đóng cung Cấn, là ngôi sát khí, là tiểu hung. Quẻ chồng là quẻ Đại quá, thuộc âm âm hư phối, thiếu nữ khắc trưởng  nữ là chị em hại nhau, có nghĩa là quá mức, hành vi quá đáng.
Ngôi Bát đóng cung Ly, là ngôi tử khí, là đại hung. Quẻ chồng là quẻ Cổ, thuộc âm dương thiên phối, trưởng  nữ phối với thiếu nam, là nữ cướp quyền chồng, có nghĩa là hủ bại, rối loạn.
Ngôi Cửu đóng cung Khảm, là ngôi tử khí, là hung. Quẻ chồng là quẻ Đỉnh, thuộc âm âm hư phối, trưởng nữ hợp với trung nữ là chị em thân tình, có nghĩa là dụng cụ ăn uống, cung cấp thức ăn, không nên là hung.
Ngôi Nhất đóng cung Khôn, là ngôi sát khí, là tiểu hung. Quẻ chồng là quẻ Tỉnh, âm dương tương phối, trung nam phối trưởng nữ, hợp với lẽ thường, có ý là nước giếng, là tụ của cải, không nên là tiểu hung mà nên là cát.
Ngôi Nhị đóng cung Chấn, là ngôi sát khí, là tiểu hung. Quẻ chồng là quẻ Thăng, âm dương hư phối, trưởng nữ khắc lão nam, không hợp lẽ thường. Có nghĩa là đi lên, phát đạt.
Ngôi Tam đóng cung Tốn, là ngôi thoái khí, không hung không cát, là tọa của Tốn trạch. Quẻ chồng là quẻ Hằng, thuộc âm dương ngang hòa, trưởng nam hợp với trưởng nữ, hợp lẽ cương thường, có ý vĩnh hằng, nên là quẻ cát.
6. Giới thiệu hình 9 quẻ chồng của cung Khảm định vị ở các quẻ hậu thiên khi Nhất bạch thủy nhập vào giữa.
Theo lý luận “ phi tinh”, nhà mà Nhất bạch thủy nhập vào giữa là Khảm trạch. Tọa là Lục, hướng trạch là Ngũ, tức tọa Khảm hướng Ly, tọa là tử khí, hướng cũng là tử khí nên tọa và hướng đều hung.
– Thứ hai, Nhất là vận 1. Khảm trạch xây dựng ở vận 1 là vượng trạch, tốt nhất.
– Thứ ba, theo thứ tự sắp xếp của tinh vận, Khảm trạch xây dựng ở vận 1, cát hung của các phương như sau:
Ngôi Nhất đóng cung giữa, vượng nhất, đại cát. Quẻ chồng là quẻ Khảm thuần, có nghĩa là lún sâu vào, thâm hiểm.
Ngôi Nhị đóng cung Càn, là ngôi sinh khí, thứ cát. Quẻ chồng là quẻ Sư, âm dương thiên phối, lão nữ khắc trung nam, trung nam gặp nạn. Quẻ Sư có nghĩa là quân đội, dùng binh. Đó nên là quẻ hung.
Ngôi Tam đóng cung Đoài, là ngôi thứ sinh khí, là tiểu cát. Quẻ chồng là quẻ Giải, dương dương hư phối, trung nam hợp với trưởng nam là không hợp lẽ thường, có ý giải thoát, bài trừ.
Hình trang 153
Ngôi Tứ đóng cung Cấn, là ngôi sát khí, là tiểu hung. Quẻ chồng là quẻ Hoán, âm dương thiên phối, trung nam phối trưởng nữ, hợp lẽ cương thường, nên là quẻ cát, không nên hung.
Ngôi Ngũ đóng cung Ly, là ngôi tử khí, hung, là hướng của Khảm trạch.
Ngôi Lục đóng cung Khảm, là ngôi tử khí, đại hung. Quẻ chồng là quẻ Tụng, dương dương hư phối, lão nam sinh trung nam, không hợp lẽ thường, là có ý tranh chấp, kiện tụng.
Ngôi Thất đóng cung Khôn, là ngôi sát khí, tiểu hung. Quẻ chồng là quẻ Khốn, âm dương thiên phối, thiếu nữ hợp trung nam, có nghĩa là hoàn cảnh khó khăn bị trói buộc.
Ngôi Bát đóng cung Chấn, là ngôi sát khí, tiểu hung. Quẻ chồng là quẻ Mông, dương dương hư phối, thiếu nam khắc trung nam, là huynh đệ tương tàn. Quẻ Mông có nghĩa là mông muội, mông lung.
Ngôi Cửu đóng cung Tốn, là ngôi thoái khí, không hung không cát. Quẻ chồng là quẻ Vị tế, âm dương chính phối, trung nam khắc trung nữ, hợp với lẽ thường, nên là quẻ cát. Quẻ Vị tế có nghĩa là chưa hoàn thành, chưa đạt được.
7. Giới thiệu hình vẽ 9 quẻ chồng của cung Cấn định vị ở các quẻ hậu thiên khi Bát bạch thổ nhập giữa.
Hình trang 154
Theo lý luận “ phi tinh”, hai hình này có các ý nghĩa như sau:
– Thứ nhất, Bát là Cấn. Nhà Bát bạch thổ nhập giữa gọi là Cấn trạch. Trạch tọa là Nhị, trạch hướng là Ngũ, tức tọa Cấn hướng Khôn. Tọa là phương sát khí, hướng cũng là phương sát khí, cả tọa và hướng đều là sát khí.
– Thứ hai, Bát là vận 8. Cấn trạch xây dựng ở vận 8 là vượng trạch, tốt nhất.
– Thứ ba, theo thứ tự sắp xếp của tinh vận. Cấn trạch xây dựng ở vận 8 hung cát của các phương như sau:
Ngôi Bát đóng cung giữa, vượng nhất, đại cát. Quẻ trùng là quẻ Cấn thuần, có nghĩa là đình chỉ, sơn thạch.
Ngôi Cửu đóng cung Càn, là ngôi sinh khí, thứ cát. Quẻ chồng là quẻ Lữ, âm dương thiên phối, trung nữ hợp với thiếu nam là hợp với lẽ thường. Có ý nghĩa là đi ra ngoài, lữ hành, chỗ ở không ổn định.
Ngôi Nhất đóng cung Đoài, là ngôi thứ sinh khí, là tiểu cát. Quẻ chồng là quẻ Kiển, dương dương hư phối, thiếu nam khắc trung nam, là huynh đệ tranh giành. Có ý là trói chân lại, ràng buộc.
Ngôi Nhị đóng cung Cấn, là ngôi sát khí, là tiểu hung, là tọa của Cấn trạch. Quẻ chồng là quẻ Liêm, âm dương ngang hòa, lão nữ hợp với thiếu nam, hợp với cương thường. Có ý là khiêm tốn, nên là quẻ cát, không nên là quẻ hung.
Ngôi Tam đóng cung Ly, là ngôi tử khí, là hung. Quẻ chồng là quẻ Tiểu quá, dương dương hư phối, trưởng nam khắc thiếu nam, là huynh đệ tranh giành. Tiểu quá có ý là quá mức, hơi vượt quá.
Ngôi Tứ đóng cung Khảm, là ngôi tử khí, thuộc đại hung. Quẻ chồng là quẻ Tiệm, âm dương thiên phối, trưởng nữ hợp với thiếu nam, là vợ giành quyền chồng. Quẻ Tiệm có nghĩa là tiệm tiến dần.
Ngôi Ngũ đóng cung Khôn, là ngôi sát khí, tiểu hung, là hướng của Cấn trạch.
Ngôi Lục đóng ở cung Chấn, là ngôi sát khí, tiểu hung. Quẻ chồng là quẻ Độn, dương dương hư phối, thiếu nam sinh lão nam, không hợp lẽ thường. Quẻ Độn có nghĩa là dồn lại, nhường tránh.
Ngôi Thất đóng cung Tốn, là ngôi thoái khí, không cát, không hung. Quẻ chồng là quẻ Hàm, âm dương chính phối, thiếu nam phối với thiếu nữ, hợp với lẽ thường. Quẻ Hàm có nghĩa là cảm ứng lẫn nhau, nên là quẻ cát.
8. Hình dưới đây nói rõ 9 quẻ chồng của cung Khôn đinh vị ở các quẻ hậu thiên khi Nhị hắc thổ nhập giữa.
Theo lý luận “ phi tinh”, hình này có ý nghĩa như sau:
– Thứ nhất, Nhị là Khôn. Nhà Nhị hắc thổ nhập giữa là Khôn trạch, tọa là Bát, hướng là Ngũ, tức tọa Khôn hướng Cấn. Tọa là ngôi sát khí, hướng cũng là ngôi sát khí, tọa và hướng đều là sát khí.
– Thứ hai, Nhị là vận 2. Khôn trạch xây dựng ở vận 2 là vượng trạch, tốt nhất.
– Thứ ba, theo thứ tự sắp xếp tinh vận mà nói, Khôn trạch xây dựng ở vận 2 thì cát hung của mỗi phương như sau:
Hình trang 156
Ngôi Nhị đóng cung giữa, vượng nhất, là đại cát. Quẻ chồng là quẻ Khôn thuần, có ý là nhu thuận, thuận hòa.
Ngôi Tam đóng cung Càn, là ngôi sinh khí, thuộc thứ cát. Quẻ chồng là quẻ Dự, âm dương thiên phối, trưởng nam khắc lão nữ, không hợp luân lý. Dự có nghĩa là vui mừng, an lạc.
Ngôi Tứ đóng cung Đoài, thuộc ngôi thứ sinh khí, là tiểu cát. Quẻ chồng là quẻ Quan, âm âm hư phối, trưởng nữ khắc lão nữ, ngược với luân lý. Quẻ Quan có nghĩa là tham khảo, mong chờ, nên là quẻ hung, không nên là cát.
Ngôi Ngũ đóng cung Cấn, là ngôi sát khí, thuộc tiểu hung. Là hướng của Khôn trạch.
Ngôi Lục đóng cung Ly, là ngôi tử khí, đại hung. Quẻ chồng là quẻ Phủ, âm dương chính phối, lão nữ sinh lão nam, không phù hợp lẽ trời. Phủ có nghĩa là bịt kín, hắc ám, là đại hung.
Ngôi Thất đóng cung Khảm, là ngôi tử khí, hung. Quẻ chồng là quẻ Tụy, âm âm hư phối, là lão nữ sinh thiếu nữ. Quẻ Tụy có nghĩa là tụ tập, hội họp, là khí toàn âm.
Ngôi Bát đóng cung Khôn, là ngôi sát khí, tiểu hung, là tọa của Khôn trạch. Quẻ chồng là quẻ Bóc, âm dương ngang hòa, thiếu nam hợp với lão nữ là hợp với lẽ thường. Bóc có nghĩa là bóc ra, xâm thực, nên là quẻ cát, không nên là hung.
Ngôi Cửu đóng cung Chấn, là ngôi sát khí, tiểu hung. Quẻ chồng là quẻ Tấn, âm âm hư phối, trung nữ sinh lão nữ, là khí toàn âm. Quẻ Tấn có nghĩa là tiến lên, dời lên.
Ngôi Nhất đóng cung Tốn, là ngôi thoái khí, không hung, không cát. Quẻ chồng là quẻ Tỉ, âm dương thiên phối, lão nữ khắc trung nam, do đó trung nam dễ gặp tai nạn. Quẻ Tỉ có nghĩa là thân thích, phụ thuộc.
IV. BÌNH LUẬN “ PHI TINH”
Kinh Phòng thời Tây Hán đã biến các quẻ chồng của tiên thiên bát quái thành quẻ biến 1, quẻ biến 2, quẻ biến 3, quẻ biến 4, quẻ biến 5, quẻ du hồn và quẻ quy hồn. Quẻ trùng của mỗi quẻ gọi là quẻ thuần. Một quẻ thuần thêm với 7 quẻ biến cộng thành 8 quẻ chồng, hợp lại thành một cung. Tám cung tất cả có 64 quẻ.
Cung Càn: càn, cấu, độn, phủ, quan, bóc, tấn, đại hữu.
Cung Đoài: đoài, khốn, tụy, hàm, kiển, liêm, tiểu quá, quy muội.
Cung Ly: ly, lữ, đỉnh, vị tế, mông, hoán, tụng, đồng nhân.
Cung Chấn: chấn, dự, giải, hằng, thăng, tỉnh, đại quá, tùy.
Cung Cấn: cấn, bôn, đại súc, tổn, khuê, lý, trung phù, tiệm.
Cung Tốn: tốn, tiểu súc, gia nhân, ích, vô vọng, phệ hạp, di, cổ.
Cung Khảm: khảm, tiết, truân, ký tế, cách, phong, minh di, sư.
Cung Khôn: khôn, phục, lâm, thái, đại tráng, quải, nhu, tỷ.
Tăng Nhất Hành đời Đường điều chỉnh 8 cung, quẻ hạ của mỗi cung không biến mà chỉ biến quẻ thượng, lấy quan hệ âm dương và quan hệ lục thân của chúng sắp xếp lại thành 8 quẻ chồng là: phục vị, sinh khí, thiên y, diên niên, họa hại, lục sát, ngũ quỷ và tuyệt mệnh. Xem bảng dưới đây.
Phục
vị
Sinh
khí
Thiên
y
Diên
niên
Họa
hại
Lục
sát
Ngũ
quỉ
Tuyệt mệnh
Càn
Quải
Đại súc
Thái
Tiểu súc
Nhu
Đại tráng
Đại hữu
Đoài
Lâm
Tổn
Tiết
Trungphù
Khuê
Quy muội
Ly
Phong
Gia nhân
Ký tế
Bôn
Minh di
Cách
Đồng nhân
Chấn
Phệ hạp
Truân
Ích
Phục
Di
Vô vọng
Tùy
Tốn
Tỉnh
Đỉnh
Hằng
Cấu
Đại quá
Thăng
Cổ
Khảm
Hoán
Giải
Vị tế
Khốn
Tụng
Mông
Cấn
Liêm
Độn
Hàm
Lữ
Tiểu quá
Kiển
Tiệm
Khôn
Bóc
Tụy
Phủ
Dự
Tấn
Quan
Tỷ
64 quẻ của 8 cung trên đây không có ý nghĩa về phương vị mà chỉ căn cứ theo quẻ thượng của mỗi quẻ chồng để định phương vị một cách khiên cưỡng ( “ Bát trạch phong thủy” là như thế). Điều đó không phù hợp với Dịch lý. Chỉ có vận dụng lý luận : phi tinh cửu cung” của hậu thiên bát quái, đem những sao khác nhau nhập vào cung giữa để hình thành 8 phương vị, như thế thì 64 quẻ chồng mới có ý nghĩa phương vị.
Tám phương vị mà “ Bát trạch phong thủy” sắp xếp, khác với 8 phương vị “ phi tinh phong thủy” sắp xếp. Xin xem các hình dưới đây.
Hình trang 158-160
So sánh hai bên ta thấy cách sắp xếp của phi tinh hợp lý hơn. Thứ nhất là lấy lý luận “ Phi tinh cửu cung” của hậu thiên bát quái làm căn cứ; thứ hai là nó không cố định trên bàn Nguyên đán ( bàn Ngũ hoàng nhập giữa) mà lấy các thời vận khác nhau phát sinh biến đổi. Vận 1 lấy Khảm trạch làm vượng; vận 2 lấy Khôn trạch làm vượng; vận 3 lấy Chấn trạch làm vượng; vận 4 lấy Tốn trạch làm vượng, vận 5 mười năm đầu lấy Tốn trạch làm vượng, 10 năm sau lấy Càn trạch làm vượng; vận 6 lấy Càn trạch làm vượng; vận 7 lấy Đoài trạch làm vượng; vận 8 lấy Cấn trạch làm vượng; vận 9 lấy Ly trạch làm vượng.
Nhưng “ Phi tinh phong thủy” cũng có chỗ cứng nhắc, đó là: sinh khí, thứ sinh khí, sát khí, tử khí, thoái khí vĩnh viễn cố định trên bàn Nguyên đán hậu thiên bát quái. Tức sinh khí vĩnh viễn cố định ở ngôi Càn ( thứ cát); thứ sinh khí cố định  ở ngôi Đoài ( tiểu cát); sát khí cố định ở ngôi Cấn, ngôi Khôn, ngôi Chấn ( đều là tiểu hung); thoái khí cố định ở ngôi Tốn ( không hung, không cát). Điều đó không phù hợp với lý luận Dịch học. Nếu thật sự cố định các ngôi sinh khí, tử khí, thoái khí trên bàn Nguyên đán như vậy thì Khảm trạch, Ly trạch vĩnh viễn tọa là tử khí, hướng cũng là tử khí, tức vĩnh viễn là hung trạch. Còn Cấn trạch và Khôn trạch cũng vĩnh viễn có tọa là sát, hướng là sát, tức là vĩnh viễn là sát trạch. Điều đó cũng không phù hợp thực tế. Tuy nhiên “ Phi tinh phong thủy” vô cùng coi trọng lưu niên phi tinh, căn cứ vào mối quan hệ giữa phương vị mà lưu niên phi tinh bay đến với phương vị trạch tinh để phán đoán cáy hung. Nhưng phương vị cũ đã định cục cát hung thì cho dù gặp cát nữa cũng khó mà thay đổi được vận mệnh của hung trạch, hoặc cho dù gặp hung cũng khó mà thay đổi được mệnh vận của cát trạch. Mâu thuẫn này lý luận “ Phi tinh phong thủy” khó mà giải quyết được một cách thuyết phục.
Trong tao tác thực tế, “ Phi tinh phong thủy” đặt trọng điểm vào quan hệ giữa phương vị lưu niên phi tinh đến và phương vị của trạch tinh, cho nên rất ít hoặc thậm chí không kiêm cố được các phương vị của bàn Nguyên đán đã cố định. Gọi là lưu niên phi tinh, tức là mỗi năm sẽ có một sao nào đó bay vào cung giữa, 8 sao còn lại phân bố trên 8 phương vị. Ví dụ, năm 1994, Lục bạch kim tinh nhập giữa thì Nhất bạch bay đến ngôi Ly, Nhị bạch bay đến ngôi Khảm, Tam bích bay đến ngôi Khôn, Tứ lục bay đến ngôi Chấn, Ngũ hoàng bay đến ngôi Tốn, Thất xích bay đến ngôi Càn, Bát bạch bay đến ngôi Đoài, Cửu tử bay đến ngôi Cấn. Các sao ở các phương vị sẽ kết hợp với trạch tinh vốn ở một ngôi nào đó để hình thành quan hệ cát hung. Hình dưới đây nói rõ mối quan hệ phi tinh năm 1994 với các phương vị của Đoài trạch.
Trạch tọa là Cửu, Bát; trạch hướng là Ngũ, Tứ; chính nam là Nhị, Nhất; chính bắc là Tam, Nhị; đông nam là Lục, Ngũ: đông bắc là Nhất, Cửu; tây nam là Tứ, Tam; tây bắc là Bát, Thất.
Hình trang 161
Năm 1994, cát hung các phương vị của Đoài trạch là căn cứ vào quan hệ hai sao ( thực tế là hai khí) của các phương vị để quyết định. Trạch tọa ( chính tây) là cát, quan vận và tài vận đều tốt, nhưng phải chú ý có thể mắc các bệnh về mắt và tứ chi. Trạch hướng ( chính đông) là tốt vừa, tài vận và quan vận tương đối tốt, nhưng phải chú ý các bệnh ngoài da và chỗ kín. Chính nam là hung, tình cảm vợ chồng không tốt, có thể mắc bệnh về dạ dày, thận. Chính bắc là hung, là hình mẹ khắc vợ, dễ gặp tai nạn bất ngờ về tửu sắc hoặc tàu xe. Đông nam là nửa cát nửa hung, tài vận tốt nhưng sự nghiệp thăng trầm, dễ mắc bệnh đau đầu, đau xương. Đông bắc là nửa cát nửa hung, vận thế lúc tốt lúc xấu. Tây nam là cát vừa, tài vận và sức khỏe bình thường, phải chú ý đề phòng tai nạn về thủy. Tây bắc là tiểu cát, sự nghiệp và tài vận bình thường, nhưng vợ chồng dễ lục đục.
Tinh lưu niên có chu kỳ là 9 năm, nhà ở cũng có 9 loại. Nếu mỗi năm xây dựng mối quan hệ cát hung với 9 loại nhà ở thì toàn bộ sẽ có 81 mối quan hệ, tức là có 81 cặp hình vẽ ở trên. Ở đây chỉ có thể nói sơ qua, nếu độc giả hứng thú thì nên tự mình vẽ lấy.
“ Phi tinh phong thủy” còn tồn tại một vấn đề, đó là nhà ở không hợp vận thì làm thế nào? Nhà ở không hợp vận có 2 loại trường hợp. Thứ nhất là xây dựng ở vận trước nên sang vận này đã mất vận. Ví dụ: nhà tọa càn hướng tốn xây dựng ở vận 6, nay là vận 7 đã quá thời ( túc mất vận). Thứ hai là nhà hiện nay xây dựng không phải là nhà tọa Đoài hướng Chấn ( tức đoài trạch). Nhà không hợp vận có phải là cát hung của phương vị cũng theo phương pháp đã miêu tả trên đây để phán đoán hay không? Các thấy “ Phi tinh phong thủy” chưa đưa ra được câu trả lời rõ ràng.
Chương 6
PHÉP SẮP XẾP SAO CỦA HUYỀN KHÔNG KHAM DỰ
I. 24 SƠN VÀ HƯỚNG
Nhà ở phải có tọa và hướng, ví dụ tọa bắc hướng nam, hoặc tọa tây hướng đông. Phía trước nhà là hướng, lưng nhà là tọa. Bất kỳ phài phong thủy học nào cũng đều nói đến tọa và hướng. Vậy quả đất tròn có bao nhiêu tọa và hướng? Người ta thường nói “ bốn phương tám hướng”, tức là chỉ 4 phương: đông, tây, nam, bắc, cộng thêm 4 phương: đông bắc, tây bắc, đông nam, tây nam thành 8 phương. Phong thủy học còn chia tỉ mỉ hơn, gồm 24 tọa và hướng. Tức là trong 8 hướng, mỗi hướng lại được chia làm ba. 8 x 3 thành 24 tọa hoặc hướng . Nếu nói riêng về tọa (phong thủy học gọi là tọa sơn hoặc sơn) thì có 24 tọa. Nếu nói về hướng cũng có 24 hướng , nên gọi chung là có 24 sơn và hướng. Xin xem hình vẽ dưới đây.
Hình trang 168
Phương Đông: giáp, mão, ất;
Đông nam: thìn, tốn, tị;
Phương Nam: bính, ngọ, đinh;
Tây nam: mùi, khôn, thân;
Phương Tây: canh, dậu, tân;
Tây bắc: tuất, càn, hợi;
Phương Bắc: nhâm, tý, quý;
Đông bắc: sửu, cấn, dần;
24 sơn và hướng bao gồm 12 địa chi, 10 thiên can và 4 chiều.
Địa chi: tí, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi.
Thiên can: giáp, ất, bính, đinh, canh, tân, nhâm, quý. Mậu và kỷ ở giữa.
Bốn chiều: càn, tốn, cấn, khôn.
24 sơn và hướng ngoài biểu thị phương vị ra còn bao gồm ngũ hành, can chi hội hợp hình xung, tháng, lý quẻ. Tất cả những vấn đề này sẽ  được lần lượt nói rõ dưới đây.
Thứ nhất, biểu thị ngũ hành.
Phương Đông: giáp, mão, ất thuộc mộc; phương Tây: canh, dậu, tân thuộc kim; là quan hệ kim khắc mộc. Phương Nam: bính, ngọ, đinh thuộc hỏa; phương Bắc: nhâm, tý, quý thuộc thủy; là quan hệ thủy khắc hỏa. Phương đông nam: thìn, tốn, tị thuộc mộc; phương tây bắc: tuất , càn, hợi thuộc kim; là quan hệ kim khắc mộc. Phương tây nam: mùi, khôn, thân thuộc thổ; phương đông bắc: sửu, cấn, dần thuộc thổ; là quan hệ ngang hòa. Nếu từ quan hệ vòng tròn mà xét thì mộc phương đông sinh hỏa phương nam; hỏa phương nam sinh kim phương tây; kim phương tây sinh thủy phương bắc; thủy phương bắc sinh mộc phương đông. Ngoài ra, hỏa phương nam sinh cho thổ phương tây nam; thổ phương tây nam sinh kim phương tây; mộc phương đông khắc thổ phương đông bắc; thổ phương đông bắc khắc thủy phương bắc.
Thứ hai, biểu thị các tháng và mùa
Dùng 12 địa chi để biểu thị:
Dần: tháng giêng, bao gồm 2 tiết, khí: Lập xuân và Vũ thủy.
Mão: tháng 2, bao gồm 2 tiết, khí: Kinh trập, Xuân phân.
Thìn: tháng 3, bao gồm 2 tiết, khí: Thanh minh, Cốc vũ.
Tỵ: tháng 4, bao gồm 2 tiết, khí: Lập hạ, Tiểu mãn.
Ngọ: tháng 5, bao gồm 2 tiết, khí: Hạ chí, Mang chủng.
Mùi: tháng 6, bao gồm 2 tiết, khí: Tiểu thử, Đại thử.
Thân: tháng 7, bao gồm 2 tiết, khí: Lập thu, Xử thử.
Dậu: tháng 8, bao gồm 2 tiết, khí: Bạch lộ, thu phân.
Tuất: tháng 9, bao gồm 2 tiết, khí: Hàn sương, Sương giáng.
Hợi: tháng 10, bao gồm 2 tiết, khí: Lập đông, Tiểu tuyết.
Tý: tháng 11, bao gồm 2 tiết, khí: Đại tuyết, Đông chí.
Sửu: tháng 12, bao gồm 2 tiết, khí: Tiểu hàn, Đại hàn.
Thứ ba, biểu thị 12 cầm tinh và địa chi tương xung.
Tý – chuột; sửu – trâu; dần – hổ; mão – thỏ; thìn – rồng; tị – rắn; ngọ – ngựa; mùi – dê; thân – khỉ; dậu – gà; tuất – chó; hợi – lợn.
Tý – ngọ tương xung: thủy hỏa tương xung, chuột – ngựa tương xung;
Mão – dậu tương xung: mộc kim tương xung, thỏ – gà tương xung;
Thìn – tuất tương xung: hai thổ tương xung, rồng – chó tương xung;
Sửu – mùi  tương xung: hai thổ tương xung, trâu – dê tương xung;
Dần – thân tương xung: mộc kim tương xung, hổ – khỉ tương xung;
Tị  – hợi tương xung : hỏa thủy tương xung, rắn – lợn tương xung.
Thứ tư, biểu thị âm dương ngũ hành của 10 can và thiên can tương khắc.
Giáp: dương mộc; Ất: âm mộc; Bính: dương hỏa; Đinh: âm hỏa; Mậu: dương thổ ( ở giữa); Kỷ: âm thổ ( ở giữa); Canh: dương kim; Tân: âm kim; Nhâm: dương thủy; Quý: âm thủy.
Giáp canh tương khắc: quan hệ kim mộc tương khắc;
Bính nhâm tương khắc: quan hệ thủy hỏa tương khắc;
Ất tân tương khắc: quan hệ âm mộc âm kim tương khắc;
Đinh quý tương khắc: quan hệ âm thủy âm hỏa tương khắc.
Thứ năm, biểu thị 8 quẻ.
Quẻ 4 chiều: càn, tốn, cấn, khôn.
4 quẻ chính: khảm, ly, chấn, đoài ( 4 quẻ này do tí, ngọ, mão, dậu thay thế).
Thứ sáu, biểu thị âm dương của sơn và hướng.
Trên hình, những chữ trong vòng tròn biểu thị sơn dương, hướng dương, chữ không nằm trong vòng tròn biểu thị sơn âm, hướng âm. 24 sơn chia thành âm dương là do nhu sắp xếp sao thuận theo thời gian, bố trí ngược. Những sao thuộc dương phải bố trí thuận, thuộc âm bố trí ngược.
Căn cứ vào lý lẽ nào để chia thành âm dương? Đó là căn cứ vào các thiên can và địa chi âm dương để phân chia, lại căn cứ vào hợp số của tiên thiên để phân chia.
Thiên can: giáp, bính, canh, nhâm là số lẻ, là dương.
                        Ất, đinh, tân, quý là số chẵn, là âm.
Địa chi:
Tí bao tàng quý, quý thuộc âm, nên tí âm.
Sửu bao tàng quý, tân, tị đều là âm, nên sửu âm.
Dần bao tàng giáp, bính, mậu đều là dương, nên dần dương.
Mão bao tàng ất, ất là âm, nên mão âm.
Thìn bao tàng mậu, ất, quý, âm nhiều dương ít, nên thìn âm.
Tị bao tàng bính, canh, mậu đều là dương, nên tị dương.
Ngọ bao tàng đinh, đinh là âm, nên ngọ âm.
Mùi bao tàng kỷ, đinh, ất đều là âm, nên múi âm.
Thân tàng canh, nhâm, mậu đều là dương, nên thân dương.
Dậu bao tàng tân, tân là âm, nên dậu âm.
Tuất tàng tân, đinh, mậu, âm nhiều dương ít, nên tuất âm.
Hợi bao tàng nhâm, giáp, mậu đều là dương, nên hợi dương.
Bốn chiều: Càn 6, hợp với khảm 1 là 7, số lẻ nên càn dương.
Tốn là 4, hợp với ly 9 là 13, số lẻ nên tốn là dương.
Cấn là 8, hợp với chấn 3 là 11, số lẻ nên cấn dương.
Khôn là 2, hợp với đoài 7 là 9, số lẻ nên khôn dương.
Trong 24 sơn và hướng, thiên can thiếu: mậu, kỉ; bát quái thiếu khảm, ly, chấn, đoài. Mậu, kỉ của thiên can ở trung tân vòng tròn, là thổ, là Ngũ hoàng thổ của hậu thiên bát quái, mậu là dương thổ, kỷ là âm thổ, ở trong hình vẽ trên ước lược không vẽ ra. Khảm, ly, chấn, đoài các hợp số tiên thiên của nó cũng là số lẻ, lý nên là dương, còn tý, ngọ, mão, dậu vì so lại là âm? Nguyên nhân là sắp xếp các thiên can và địa chi vào 24 ô, trừ mậu và kỷ ở trung tâm, thì còn thừa 4 ô, 4 ô này lại nằm trên 4 chiều, cho nên ngoài càn, tốn, cấn, khôn ra tì không dùng bát quái để sắp xếp sơn và hướng. 24 sơn và hướng được sắp xếp như sau:
Tý sơn ngọ hương – tọa tý hướng ngọ.
Ngọ sơn tý hướng – tọa ngọ hướng tý.
Quý sơn đinh hướng – tọa quý hướng đinh.
Đinh sơn quý hướng – tọa đinh hướng quý.
Nhâm sơn bính hướng – tọa nhâm hướng bính.
Bính sơn nhâm hướng – tọa bính hướng nhâm.
Cấn sơn khôn hướng – tọa cấn hướng khôn.
Khôn sơn cấn hương – tọa khôn hướng cấn.
Sửu sơn mùi hướng – tọa sửu hướng mùi.
Mùi sơn sửu hướng – tọa mùi hướng sửu.
Dần sơn thân hướng – tọa dần hướng thân.
Thân sơn dần hướng – tọa thân hướng dần.
Mão sơn dậu hướng – tọa mão hướng dậu.
Dậu sơn mão hướng – tọa dậu hướng mão.
Giáp sơn canh hướng – tọa giáp hướng canh.
Canh sơn hướng giáp – tọa canh hướng giáp.
Tốn sơn càn hướng – tọa tốn hướng càn.
Càn sơn tốn hướng – tọa càn hướng tốn.
Thìn sơn tuất hướng – tọa thìn hướng tuất.
Tuất sơn thìn hướng – tọa tuất hướng thìn.
Tị sơn hợi hướng – tọa tị hướng hợi.
Hợi sơn tị hướng – tọa hợi hướng tị.
Ất sơn tân hướng – tọa ất hướng tân.
Tân sơn ất hướng – tọa tân hướng ất.
II. TAM TÀI CỦA 1 QUẺ VÀ LINH CHÍNH ÂM DƯƠNG.
24 sơn và hướng thuộc 8 quẻ gọi là 1 quẻ quản tam tài. Tam tài là: thiên, địa, nhân. Sơn của mỗi quẻ  được gọi là “ Thiên nguyên long”; bên trái của nó gọi là “ Địa nguyên long”; bên phải của nó gọi là “ Nhân nguyên long”. Long tức là sơn mạch, cho nên thiên nguyên long còn gọi là thiên nguyên sơn, địa nguyên long gọi là địa nguyên sơn, nhân nguyên long gọi là nhân nguyên sơn. Tên gọi của Tam tài chỉ là để phân biệt 3 sơn chứ không có ý nghĩa đặc biệt gì khác.
Quẻ Càn:
– Địa nguyên long – Tuất sơn
– Thiên nguyên long – Càn sơn.
– Nhân nguyên long – Hợi sơn.
Quẻ Khảm:
 – Địa nguyên long – Nhâm sơn
– Thiên nguyên long – Tí sơn.
– Nhân nguyên long – Quý sơn.
Quẻ Cấn:
– Địa nguyên long – Sửu sơn
– Thiên nguyên long – Cấn sơn.
– Nhân nguyên long – Dần sơn.
Quẻ Chấn:
– Địa nguyên long – Giáp sơn
– Thiên nguyên long – Mão sơn.
– Nhân nguyên long – Ất sơn.
Quẻ Tốn:
– Địa nguyên long – Thìn sơn
– Thiên nguyên long – Tốn sơn.
– Nhân nguyên long – Tị sơn.
Quẻ Ly:
– Địa nguyên long – Bính sơn
– Thiên nguyên long – Ngọ sơn.
– Nhân nguyên long – Đinh sơn.
Quẻ Khôn:
– Địa nguyên long – Mùi sơn
– Thiên nguyên long – Khôn sơn.
– Nhân nguyên long – Thân sơn.
Quẻ Đoài:
– Địa nguyên long – Canh sơn
– Thiên nguyên long – Dậu sơn.
– Nhân nguyên long – Tân sơn.
Hình trang 174
Trong 8 quẻ: Càn, Khôn, Khảm, Ly, Chấn, Tốn, Đoài, Cấn thì phép sắp xếp tam tài: thiên, địa, nhân có một đặc điểm rõ rệt, đó là tính chất của thiên nguyên long và nhân nguyên long giống nhau: nêu thiên nguyên long thuộc dương, nhân nguyên long cũng thuộc dương; nếu thiên nguyên long thuộc âm, nhân nguyên long cũng thuộc âm. Còn địa nguyên long thì ngược lại, nếu thiên nguyên long thuộc dương, địa nguyên long nhất định thuộc âm; nếu thiên nguyên long thuộc âm, địa nguyên long nhất định thuộc dương. Huyền không phong thủy học thường lấy quan hệ lục thân để gọi: thiên nguyên long là quẻ phụ mẫu, địa nguyên long là quẻ nghịch tử; nhân nguyên long là quẻ thuận tử.
Thuận tức là âm dương vận hành thuận theo cha mẹ ( thiên nguyên long) của nó. Phụ mẫu là dương thì nhân nguyên long cũng thuận theo dương; phụ mẫu là âm, hành ngược thì nó cũng là âm, hàng ngược. Nghịch tức là âm dương vận hành ngược lại bố mẹ của nó. Phụ mẫu là dương, hành thuận, thì nó là âm hành ngược; phụ mẫu là âm hành ngược thì nó là dương hành thuận.
Vì chia thành thuận tử và nghịch tử, nên giữa con cái và bố mẹ có mối quan hệ kiêm và không kiêm. Tý ngọ, mão dậu, càn tốn, cấn khôn là thiên nguyên long, còn gọi là quẻ phụ mẫu có thể kiêm quẻ nhân nguyên, tức là có thể kiêm quý, đinh, ất, tân, tị, hợi, dần, thân. Ngược lại quẻ nhân nguyên long không thể kiêm quẻ thiên nguyên long. Còn về địa nguyên long vì âm dương ngược với quẻ phụ mẫu nên nói chung không thể kiêm dùng. Nhưng trong thiên nguyên long, cán, tốn, cấn, khôn là quẻ 4 chiều, vì bao hàm khá rộng, càn bao hàm tuất hợi, tốn bao thìn tị, cấn bao sửu dần, khôn bao mùi thân, cho nên quẻ 4 chiều này có thể kiêm nhân nguyên long, cũng có thể kiêm địa nguyên long.Còn tí ngọ mão dần, 4 quẻ thiên nguyên long này vì bao hàm hẹp nên chỉ có thể kiêm: quý, đinh, ất, tân, chứ không thể kiêm các địa nguyên long: nhâm, bính, giáp, canh. Hiện tượng quẻ kiêm này thường phát sinh, đó là do sự biến đổi của môi trường tạo nên. Về vấn đề này trong các phần sau sẽ được nói rõ.
Khi lập sơn và hướng, cái quý là được quẻ thuần nhất, thanh khiết, tức không kiêm thì tốt, không những địa nguyên long phải thuần nhất, thanh khiết, lập theo chính hướng, không kiêm, mà ngay cả thiên nguyên long, nhân nguyên long cũng phải thuần nhất, thanh khiết, lập theo chính hướng, không kiêm. Chỉ khi gặp phải địa thế quả thực không thể lập theo chính hướng mới phải lập quẻ kiêm. Để đề phòng sai sót, nói chung quẻ phụ mẫu không kiêm quẻ nghịch tử, nếu không sẽ dễ xuất hiện hiện tượng âm dương sai lệch.
Khi lập sơn và hướng mong tìm được vượng, tức là vượng sơn, vượng hướng (còn gọi là đáo sơn, đáo hướng ). Nếu muốn được vượng thì tất phải căn cứ theo vận mà lập để tìm được sao nắm vận. Ví dụ: từ năm 1984 đến năm 2003 là vận 7, do Thất xích kim tinh chủ vận nắm lệnh, khí Thất xích kim tinh vượng nhất. Xây dựng nhà cửa tọa sơn lập hướng phải được vượng khí này mới là tốt nhất. Tọa sơn được vượng khí nắm lệnh, huyền không phong thủy học gọi là “ chính thần”, lập hướng được suy khí nắm lệnh, gọi là “ linh thần”. Chính thần lấy vượng khí làm vượng, linh thần lấy suy khí làm vượng.
Về chính thần và linh thần có ba trường hợp sau cần phải nói rõ.
Trường hợp thứ nhất: đó là chính thần, linh thần cố định. Bàn hậu thiên bát quái là bàn phương vị cố định, Huyền không học gọi là Ngũ vận bàn hoặc Nguyên đán bàn. Khảm 1, khôn 2, chấn 3, tốn 4, trung 5, càn 6, đoài 7, cấn 8, ly 9 là cố định, cho nên chính thần và linh thần cũng cố định.
Vận 1: Khảm 1 là chính thần, Ly 9 là linh thần.
Vận 2: Khôn 2 là chính thấn, Cấn 8 là linh thần.
Vận 3: Chấn 3 là chính thần, Đoài 7 là linh thần.
Vận 4: Tốn 4 là chính thần, Càn 6 là linh thần.
Vận 5: Trung 5 là chính thần, 10 năm đầu lấy Cấn 8 làm linh thần, 10 năm sau lấy Khôn 2 làm linh thần. Sở dĩ phân thành 10 năm trước và 10 năm sau là vì Ngũ hoàng không định vị, nó đóng cung giữa nên chính thần và linh thần rất khó xác định, chỉ có thể căn cứ theo cung nó đóng để phán đoán. 10 năm đầu đóng ở Khôn ccho nên lấy Khôn 2 làm chính thần, Cấn 8 làm linh thần. 10 năm sau gửi ở Cấn nên lấy Cấn 8 làm chính thần, Khôn 2 làm linh thần.
Vận 6: Càn 6 là chính thần, Tốn 4 là linh thần.
Vận 7: Đoài 7 là chính thần, Chấn 3 là linh thần.
Vận 8: Cấn 8 là chính thần, Khôn 2 là linh thần.
Vận 9: Ly 9 là chính thần, Khảm 1 là linh thần.
Vì vậy dựng nhà phải căn cứ theo vận để chọn chính thần và linh thần, dùng chính thần và linh thần để lập tọa và hướng . Vận 1 lập sơn khảm hướng ly; vận 2 lập sơn khôn hướng cấn; vận 3 lập sơn chấn hướng đoài; vận lập sơn tốn hướng càn; vận 5, 10 năm đầu lập sơn khôn hướng cấn, 10 năm sau lập sơn cấn hướng khôn; vận 6 lập sơn càn hướng tốn; vận 7 lập sơn đoài hướng chấn; vận 8 lập sơn cấn hướng khôn; vận 9 lập sơn ly hướng khảm. Cách tọa sơn lập hướng như thế nhất định được tọa sơn vượng, còn hướng nhất định là suy. Ví dụ lập sơn đoài hướng chấn, phương đoài là 7, Thất xích kim là vượng khí thì phương chấn là 3, Tam bích mộc khí là suy khí. Đương nhiên nếu cửa chính làm theo phương đã lập thì nó sẽ thu nạp suy khí, tức là suy, vậy thì còn ai dám chọn nữa? Trong thực tế thực ra không phải như thế. Cái gọi là chính, linh, vượng, suy là để chỉ âm dương đối nghịch nhau. Hậu thiên bát quái, bất kỳ hai phương nào đối nhau đều là âm dương ngược nhau, đều có hợp số là 10. Ví dụ lấy sơn đoài hướng chấn mà nói, đoài là âm, là thiếu nữ, chấn là dương, là trưởng nam, tức âm dương đối nhau, hơn nữa đoài 7, chấn 3 hai số hợp lại thành 10, như vợ chồng âm dương hợp lại là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, là nguồn gốc sinh ra vạn vật, là thượng cát, chẳng có gì là hung. Hướng tuy là suy khí, nhưng lấy suy làm vượng. Cửa chính có thể thu nạp khí, cũng có thể nhả khí. Nếu phối hợp với môi trường, tọa sơn được chỗ cao, hướng được chỗ thấp ( chỗ thấp có nước là tốt nhất) thì sẽ hút được vượng khí, nhả suy khí.
Trường hợp thứ hai, chính thần và linh thần sẽ cố định hay chuyển đổi theo thời vận. Trên bàn hậu thiên bát quái, chính thần và linh thần cố định, nếu theo đó mà xác định phương vị để dựng nhà thì mỗi vận chỉ chọn được 1 tọa và hướng tốt, các tọa và hướng còn lại đều không tốt. Điều đó không phù hợp với Dịch lý. Đạo của Dịch học là ở chỗ âm dương biến hóa. Động và biến là vĩnh hằng, tĩnh là cố định, là tạm thời, là đặc biệt, cho nên căn cứ theo bàn bát quái cố định để lập tọa và hướng thì chỉ là một trường hợp đặc biệt. Hiện tượng bình thường nên là mỗi một vận phải có vài tọa và hướng có thể chọn được, tức là phải có vài tọa và hướng là vượng sơn, vượng hướng.
Phi tinh cửu cung theo thời vận mà chuyển đổi. Khi vận 1 nhập giữa, Nhị đáo càn, Tam đáo đoài, Tứ đáo cấn, Ngũ đáo ly, Lục đáo khảm, Thất đáo khôn, Bát đáo chấn, Cửu đáo tốn.Khi vận 2 nhập giữa, tam đáo càn, tứ đáo đoài, Ngũ đáo cấn, Lục đáo ly, Thất đáo khảm, Bát đáo khôn, Cửu đáo chấn, Nhất đáo tốn. vận 3, vận 4,5,6,7,8,9 cứ thế suy ra. Như vậy mỗi một vận không chỉ có một tọa và hướng là vượng sơn, vượng hướng mà là có vài ba vượng sơn vượng hướng. Được kiệt kê ra như sau:
Vận 2: tốn sơn càn hướng; mùi sơn sửu hướng; hợi sơn tị hướng; càn sơn tốn hướng.
Vận 3: mão sơn dậu hướng; dậu sơn mão hướng; thìn sơn tuất hướng; tuất sơn thìn hướng; ất sơn tân hướng; tân sơn ất hướng.
Vận 4: cấn sơn khôn hướng; khôn sơn cấn hướng; giáp sơn canh hướng; canh sơn giáp hướng; dần sơn thân hướng; thân sơn dần hướng.
Vận 5: tý sơn ngọ hướng; ngọ sơn tý hướng; mão sơn dậu hướng; dậu sơn mão hướng; thìn sơn tuất hướng; tuất sơn thìn hướng; sửu sơn mùi hướng; mùi sơn sửu hướng; ất sơn tân hướng; tân sơn ất hướng; đinh sơn quý hướng; quý sơn đinh hướng.
Vận 6: cấn sơn khôn hướng; khôn sơn cấn hướng; giáp sơn canh hướng; canh sơn giáp hướng; dần sơn thân hướng; thân sơn dần hướng.
Vận 7: mão sơn dậu hướng; dậu sơn mão hướng; thìn sơn tuất hướng; tuất sơn thìn hướng; ất sơn tân hướng, tân sơn ất hướng.
Vận 8: càn sơn tốn hướng, tốn sơn càn hướng; sửu sơn mùi hướng; mùi sơn sửu hướng; tị sơn hợi hướng; hợi sơn tị hướng.
Vậy chính thần, linh thần chuyển đổi theo thời vận và chính thần, linh thần cố định phương vị có mâu thuẫn nhau không? Có một số chỗ mâu thuẫn, còn một số chỗ không mâu thuẫn. Có một số chỗ phương vị cố định không có chính thần, linh thần, có một số phương vị cố định là chính thần, linh thần thì phương vị không cố định lại không phải là chính thần, linh thần. Điều đó chứng tỏ chính thần và linh thần của phương vị cố định và phương vị không cố định là khác nhau nhưng có thể dùng chung cho nhau. Nếu chính thần và linh thần của phương vị cố định trùng với chính thần và linh thần phương vị không cố định thì tức là đã tốt càng thêm tốt. Nếu chính thần và linh thần của phương vị cố định không phải là chính thần và linh thần của phương vị không cố định thì mức độ tốt bị giảm thấp. Nếu chính thần và linh thần của phương vị không cố định không phải là chính thần và linh thần của phương vị cố định thì vượng sơn, vượng hướng chắc chắn cũng giảm bớt giá trị. Vì sao lại xuất hiện tình trạng đó? Về vấn đề này ở nội dung các phần sau sẽ bàn đến.
Trường hợp thứ ba, đó là Dịch lý phải cùng phối hợp với môi trường thực tế. Theo yêu cầu của Dịch lý về chính thần và linh thần thì phương chính thần, tức là phương đương vận, đương vượng phải có núi, hoặc có đất cao để lưng nhà dựa vào mới gọi là đúng. Cái gọi là “ chính thần” phải đứng vào chính vị. Phương linh thần phải là chỗ thấp, có nước, có sông, ao hồ hoặc ngã ba sông, rộng rãi, sáng sủa, sạch sẽ mới là tốt, mới gọi là “ bạt thủy nhập linh đường”. Nếu môi trường không phù hợp, cần phải có núi, nhưng không có núi, cần có nước nhưng không có nước, hoặc là cần núi thì lại có nước, cần nước thì lại có núi, đó là không đúng, Dịch lý và môi trường phản lại nhau tất nhiên là hung.
III. LẬP QUẺ THEO THỨ TỰ SAO
Sau khi đã hiểu được âm dương của 24 sơn và hướng cũng như Dịch lý của chúng, bây giờ chúng ta bắt đầu nghiên cứu phương pháp sắp xếp theo thứ tự sao.
Gọi là sắp xếp thứ tự sao tức là dùng phi tinh cửu cung phối quẻ theo vận và theo sơn, hướng, căn cứ theo âm dương thuận nghịch để phối với các sao. Cách làm có thể theo 4 bước dưới đây.
Bước 1: dùng phi tinh cửu cung phối quẻ theo vận.
Dịch lý của phi tinh cửu cung trong mục “ Quỹ tích của phi tinh cửu cung” đã nói ở phần trên, độc giả có thể xem lại mục đó. Bảng các phi tinh cửu cung thể hiện: mỗi tinh bàn đều có một sao nhập vào cung giữa, 8 sao còn lại phân phối theo 8 phương. Phương pháp cho một sao nhập vào giữa rồi phân phối phương vị của 9 sao này gọi là phối quẻ. Ví dụ sao Nhất nhập vào giữa, tức là vận 1. Lúc đó Nhất bạch thủy tinh nắm vận, tiếp theo là Nhị hắc thổ tinh phối với quẻ Càn, Tam bích mộc tinh ở quẻ Đoài, Tứ lục mộc tinh ở quẻ Cấn, Ngũ hoàng thổ tinh ở quẻ Ly, Lục bạch kim tinh ở quẻ Khảm, Thất xích kim tinh ở quẻ Khôn, Bát bạch thổ tinh ở quẻ Chấn, Cửu tử hỏa tinh ở quẻ Tốn. Dưới đây giới thiệu các bảng phối quẻ lần lượt từ Nhất – Cửu nhập vào giữa.
Bảng trang 179 – 180
Trong các bảng sao nhập vào giữa , ngoài biểu hiện bản thân nó vượng và nắm lệnh, còn biểu thị thời vận. Nhất nhập giữa biểu thị vận 1, Nhị nhập giữa biểu thị vận 2,… cứ thế tiếp tục cho đến Cửu nhập giữa. Dưới đây là thời hạn các vận của thời gian gần đây.
Vận 1: từ năm 1864 đến 1883.
Vận 2: từ năm 1884 đến 1903.
Vận 3: từ năm 1904 đến 1923.
Vận 4: từ năm 1924 đến 1943.
Vận 5: từ năm 1944 đến 1963.
Vận 6: từ năm 1964 đến 1983.
Vận 7: từ năm 1984 đến 2003.
Vận 8: từ năm 2004 đến 2023.
Vận 9: từ năm 2024 đến 2043.
Tra các thời vận trên đây sẽ biết được hiện nay đang thuộc hạ nguyên vận 7. Muốn xây dựng nhà, tọa sơn lập hướng phải dùng bảng phối quẻ Thất xích kim tinh nhập vào giữa.
Bước 2: xác định sơn và hướng.
Ví dụ muốn xây nhà theo sơn nhâm hướng bính, tức tọa là nhâm, hướng nhà là bính. Nếu xây dựng nhà vào thời kỳ vận 7 thì nhâm là Tam, bính là Nhị. Nếu xây dựng nhà vào thời kỳ vận 6 thì nhâm là Nhị, bính là Nhất. Nếu xây dựng nhà vào thời kỳ vận 8 thì nhâm là Tứ, bính là Tam. Các vận khác được suy ra theo cách tương tự.
Bước 3: căn cứ theo âm dương để xác định bay thuận hay bay ngược.
Trong 24 sơn, có 12 sơn thuộc dương, 12 sơn thuộc âm. Những sơn thuộc dương đều bay thuận, những sơn thuộc âm bay ngược.
Quẻ Càn:     Hai sơn: càn, hợi thuộc dương, bay thuận.
                        Sơn tuất thuộc âm, bay ngược.
Quẻ Đoài:    Hai sơn: dậu, tân thuộc âm, bay ngược.
                        Sơn canh thuộc dương, bay thuận.
Quẻ Khôn:   Hai sơn: khôn, thân thuộc dương, bay thuận.
                        Sơn mùi thuộc âm, bay ngược.
Quẻ Ly:         Hai sơn: ngọ, đinh thuộc âm, bay ngược.
                        Sơn bính thuộc dương, bay thuận.
Quẻ Tốn:      Hai sơn: tốn, tị thuộc dương, bay thuận.
                        Sơn thìn thuộc âm, bay ngược.
Quẻ Chấn:   Hai sơn: mão , ất thuộc âm, bay ngược.
                        Sơn giáp thuộc dương, bay thuận.
Quẻ Cấn:     Hai sơn: cấn, dần thuộc dương, bay thuận.
                        Sơn cửu thuộc âm, bay ngược.
Quẻ Khảm: Hai sơn: tý, quý thuộc âm, bay ngược.
                        Sơn nhâm thuộc dương, bay thuận.
Phương pháp bay thuận và bay ngược được thực hiện như thế nào độc giả có thể xem mục “ Bay thuận và bay ngược” để biết. Dưới đây lấy mối quan hệ quẻ càn và quẻ tốn của vận 7 để giải thích.
Ví dụ 1: Sơn tuất, hướng thìn, quẻ địa nguyên, bát là sơn, lục là hướng.
Địa nguyên của Bát là âm, bay ngược. Địa nguyên của Lục là âm, bay ngược.
Bảng trang 181 – 182
Bảng tổng hợp là ba bảng trên hợp nhất, chữ số hang dưới trong mỗi ô là số “phối quẻ” của vận 7. Chữ số bên trái góc trên của  mỗi ô là số sơn tuất khi Bát nhập giữa bay ngược, chữ số bên phải là số hướng thìn, khi Lục nhập giữa bay ngược. Độc giả có thể nhớ là “ Trái sơn, phải hướng”.
Ví dụ 2: sơn càn hướng tốn, quẻ thiên nguyên, Bát là sơn, Lục là hướng.
Thiên nguyên của Bát dương, bay thuận. Thiên nguyên của Lục là dương, bay thuận.
Bảng trang 183 – 184
Trong bảng tổng hợp, chữ số phía dưới của mỗi ô là số “ Phối quẻ” của vận 7. Số bên trái góc trên của mỗi ô là số sơn càn, Bát nhập giữa, bay thuận. Có thể nhớ là “ Trái sơn, phải hướng”.
Ví dụ 3: Sơn hợi, hướng tị, quẻ nhân nguyên, bát là sơn, lục là hướng.
Nhân nguyên của Bát là dương, bay thuận, nhân nguyên của Lục là dương, bay thuận.
Bảng trang 184 – 185
Chữ số và phương vị trong bảng tổng hợp sơn hợi hướng tị, hoàn toàn giống với số và phương vị của sơn càn hướng tốn là vì tính chất của 4 sơn này giống với càn tốn, đều là dương tính, bay thuận. Độc giả hãy đối chiếu ba bảng tổng hợp trên thì sẽ rõ được phương pháp dùng bay tuận và bay ngược.
Hai sao sơn và hướng của ba ví dụ trên là âm dương bay thuận, bay ngược được quyết định bởi hai điều kiện.
Thứ nhất là do tọa và hướng của tam nguyên đã chọn quyết định. Sơn tuất hướng thìn thuộc địa nguyên long, sơn càn hướng tốn thuộc thiên nguyên long, sơn hợi hướng tị thuộc nhân nguyên long.
Thứ hai là vì phương vị hậu thiên bát quái vốn do hai sao sơn và hướng quyết định. Sơn tuất hướng thìn đóng ở Bát, hướng Lục. Bát thuộc quẻ Cấn, địa nguyên long của quẻ cấn là sửu. Sửu là âm cho nên Bát là âm, bay ngược; Lục thuộc quẻ càn, địa nguyên long của quẻ càn là tuất, tuất là âm, cho nên Lục là âm, bay ngược. Sơn càn hướng tốn, tọa Bát hướng Lục. Bát thuộc thiên nguyên long quẻ cấn. Cấn là dương nên lấy Bát là dương, bay thuận. Lục thuộc thiên nguyên long quẻ Càn. Càn là dương, nên Lục là dương bay thuận. Sơn hợi hướng tị, tọa Bát hướng Lục. Bát thuộc dần của nhân nguyên long quẻ cấn, dần là dương nên Bát là dương, bay thuận. Lục thuộc hợi của nhân nguyên long quẻ càn. Hợi là dương, nên Lục là dương bay thuận.
Ba ví dụ trên được giải thích như thế, âm dương của các sơn và hướng được sắp xếp theo sao bay thuận hay bay ngược cũng được hiểu tương tự. Độc giả luyện tập mấy lần chắc sẽ dần dần nắm vững.
Bước 4: nhận thức đối với việc lập quẻ theo sao.
Lập quẻ là một bộ phận cơ bản của thuật sắp xếp theo sao. Sơn và hướng dùng phép lập quẻ theo sao để xác định gọi là phương chính. Dùng la bàn đo độ tức là dùng kim la bàn đặt trùng với đường của sơn và hướng. Sau khi xác định được hướng chính thì lập bảng tổng hợp về sơn và hướng, căn cứ bảng đó mà nhận thức Dịch lý của vấn đề. Nhận thức chủ yếu nhất có 3 điểm. Thứ nhất, phải nắm vững tinh bàn. Bàn hậu thiên bát quái vốn gọi là địa bàn, nó ghi rõ 8 phương vị cố định là Càn, Khôn, Chấn, Đoài, Khảm, Ly, Cấn. Tốn, cũng tức là 8 quẻ cố định. Bàn bố trí theo các nguyên vận khác nhau gọi là thiên bàn, cũng gọi là vận bàn. Từ Nhất đến Cửu nhập vào giữa, cộng tất cả có 9 vận bàn. Cho dù lập được sơn và hướng gì đều phải phối hợp với thiên bàn, căn cứ theo sao của thiên bàn để lập nên sơn và hướng. Tinh bàn phân bố thuận nghịch theo âm dương gọi là phi tinh bàn, trong đó bên trái là phi tinh bàn tọa sơn hoặc gọi là sơn bàn; bên phải là phi tinh bàn của hướng, gọi là hướng bàn. Các sơn tinh ( bên trái) và các hướng tinh ( bên phải) cuả tọa sơn hợp chung lại gọi là quẻ sơn; các sơn tinh ( bên trái) và hướng tinh ( bên phải) của hướng sơn gọi chung là quẻ hướng. Cần phân biệt rõ tên gọi của các loại tinh bàn, nếu không sẽ rất khó diễn tả ý nghĩa các bước sắp xếp theo sao.
Thứ hai là phải phân rõ “ vượng sơn, vượng hướng” và “ thượng sơn, hạ thủy”. Sau khi sắp xếp theo sao, xác định được sơn và hướng để lập ra bàn tổng hợp thì cần phải phân biệt “ vượng sơn, vượng hướng” và “ thượng sơn, hạ thủy”. “ Vượng sơn, vượng hướng” còn gọi là “ đáo sơn, đáo hướng”, tức là vượng tinh ( chỉ sao nhập vào giữa) vửa đáo tọa phương, vừa đáo hướng. Trong ví dụ 1, “ sơn tuất hướng thìn” chính là vượng tinh vừa đáo tọa sơn, vừa đáo hướng. Quẻ sơn của tọa phương là Thất, Ngũ. Thất ở bên trái là sơn tinh, túc sơn tinh đáo phương sơn, Ngũ ở bên phải là hướng tinh, là suy tinh. Quẻ hướng là Cửu, Thất. Thất ở bên trái là hướng tinh đáo hướng, Cửu ở bên phải là sơn tinh, tức là suy tinh. Điều đó chứng tỏ “ sơn tuất hướng thìn” là vượng sơn vượng hướng. Trong ví dụ 2 “ sơn càn hướng tốn” , vượng tinh Thất cũng đáo sơn và đáo hướng, nhưng vì ngôi quẻ khác nhau nên hướng của quẻ sơn là Cửu Thất, Cửu bên trái là sơn tinh, Thất bên phải là hướng tinh, tức là hướng tinh chạy sang phía tọa sơn. Còn hướng của quẻ hướng là Thất Ngũ, Thất ở bên trái là sơn tinh, Ngũ ở bên phải là hướng tinh, tức là sơn tinh chạy sang bên hướng. Điều đó chứng tỏ ở vận 7 lập “ sơn càn hướng tốn” là cục “ thượng sơn, hạ thủy”. Theo Dịch lý thì long thần ở thượng sơn không hạ thủy, long thần ở hạ thủy không thượng sơn. Nếu long thần trên sơn thượng đã hạ thủy sẽ xuất hiện hiện tượng tổn thất đinh; nếu long thần ở hạ thủy đã thượng sơn sẽ xuất hiện hiện tượng phá tài. Cho nên “ sơn càn hướng tốn” thuộc cục tổn đinh, phá tài. Tương tự, ở ví dụ 3 “ Sơn hợi hướng tị” cũng là “ thượng sơn, hạ thủy”, thuộc cục tổn đinh, phá tài. Cho nên phân biệt “ vượng sơn vượng hướng” với “ thượng sơn hạ thủy” là rất quan trọng, nhưng cũng rất dễ lẫn lộn. Độc giả nhất định phải xem xét cẩn thận.
Thứ ba là phải nhận thức rõ cục song tinh đáo hướng hoặc song tinh đáo sơn, tức là tinh của vượng sơn và tinh của vượng hướng đều tụ ở hướng hay ở sơn. Nếu cùng tụ ở sơn thì vượng đinh mà phá tài, vì long thần ở hạ thủy thượng sơn, nếu cùng tụ ở hướng thì vượng tài mà tổn đinh vì long thần ở thượng sơn hạ thủy. Điều này phải xem cụ thể điều kiện môi trường sông núi. Nếu song tinh tụ ở hướng thì phía hướng phải có thủy. Nếu ngoài thủy cón có sơn nữa thì long thần thượng sơn không phạm vào hạ thủy. Cách lập hướng như thế là được. Nếu song tinh tụ ở sơn thì cũng tương tự, tức phía sơn phải có sơn. Nhận thức về cách lập quẻ thoe sao không chỉ lấy 3 điểm trên mà còn cần có nhận thức về các mặt khác. Để đáp ứng độc giả từng bước đi sâu, sau đây xin giới thiệu một số nhận thức khác.
V. DÙNG QUẺ THAY BẰNG CÁCH SẮP XẾP SAO
Vì hình thế tự nhiên phức tạp, nên mạch núi và dòng sông không thể chạy tự do theo bát phương chính hướng, mà thường lệch sang phải, sang trái hoặc có lúc ẩn chìm đi. Trong trường hợp này phải dùng đến quẻ thay kiêm hướng mới có thể tìm được khí hợp lý. Gọi là quẻ thay tức là 2 sao sơn và hướng phải dùng những sao khác để thay thế sao nhập vào giữa, từ đó hình thành những tượng quẻ khác nhau khi lập quẻ. Ví dụ thế của sơn long là sơn tí hướng ngọ, nhưng hơi lệch phải sang hướng quý. Khi độ lệch đạt đến một mức nào đó (lớn hơn 3 độ) thì gọi là sơn tí hướng ngọ kiêm quý đinh. Nếu lệch về bên trái sang hướng nhâm đến mức độ nào đó thì gọi là sơn tí hướng ngọ kiêm nhâm bính. Những sơn và hướng khác cũng hiểu theo cách tương tự.
Vì sao kiêm hướng thì phải dùng quẻ thay? Vì kiêm hướng có 3 trường hợp. Thứ nhất là kiêm hướng đồng tính. Thiên nguyên long và nhân nguyên long cùng thuộc tính dương hoặc cùng thuộc tính âm, có thể kiêm dùng. Tí quý, mão ất, ngọ đinh, dậu tân cùng thuộc tính âm nên 2 quẻ kiêm cùng tính âm. Cấn dần, tốn tị, khôn thân, càn hợi cùng thuộc tính dương nên hai quẻ kiêm cùng tính dương.
Thứ hai là tương kiêm khác tính. Thiên nguyên long và địa nguyên long là âm dương tương kiêm. Tí và nhâm, cấn và sửu, mão và giáp, tốn và thìn, ngọ và bính, khôn và mùi, dậu và canh, càn và tuất là 1 âm 1 dương, kiêm dùng với nhau.
Thứ ba, tương kiêm quẻ xuất. Quẻ Khảm và quẻ Cấn là quý sửu tương kiêm, quẻ Cấn và quẻ Chấn là dần giáp tương kiêm, quẻ Chấn và quẻ Tốn là ất thìn tương kiêm, quẻ Tốn và quẻ Ly là tỵ bính tương kiêm, quẻ Ly và quẻ Khôn là đinh mùi tương kiêm, quẻ Khôn và quẻ Đoài là thân canh tương kiêm, quẻ Đoài và quẻ Càn là tân tuất tương kiêm, quẻ Càn và quẻ Khảm là hợi nhâm tương kiêm. Ngược lại, khảm và càn, càn và đoài, đoài và khôn, khôn và ly, ly và tốn, tốn và chấn, chấn và cấn, cấn và khảm cũng là tương kiêm, là xuất quẻ tương kiêm. Đã là tương kiêm thì khí quẻ không thuần, khí quẻ hỗn tạp, tạo thành tạp khí hỗn loạn, chuốc lấy hung sát. Cho nên phải dùng phương pháp quẻ thay để điều chỉnh tạp khí, tránh được hung sát.
Nếu hướng của sông núi phù hợp với chính hướng, nhưng không thể tìm được vượng sơn vượng hướng mà chỉ được vượng sơn hạ thủy, như thế gọi là địa hình tuy đẹp nhưng không có lợi cho mình. Nếu vẫn bắt buộc phải dùng thì cần dùng quẻ thay kiêm hướng để tìm được sơn và hướng thích hợp với thời vận.
Nếu chính hướng không tìm được vượng sơn vượng hướng, nhưng có thành môn có thể chọn thì dùng quẻ thay kiêm hướng khiến cho vượng tinh đáo thành môn để thu hút được khí tốt của sông núi, đó cũng là cách dùng quẻ thay để lựa chọn.
Dưới đây nêu 2 ví dụ để làm sáng tỏ.
Ví dụ 1: Vận 4, sơn quý hướng đinh.
Chính hướng là cục thủy thần thượng sơn.
Sau khi dùng quẻ thay kiêm hướng biến thành vượng sơn vượng hướng.
                                                                                           Hướng
                                                                                                ↑
                                                        Nhất, Thất           Ngũ, Tam             Tam, Ngũ
                                                             Tam      Bát                          Nhất                
Quẻ lập chính hướng:
                                                        Nhị, Lục                Cửu, Bát               Thất, Nhất
                                                             Nhị                         Tứ                          Lục
                                                        Lục, Nhị                Tứ, Tứ                   Bát, Cửu                              
                                                             Thất     Cửu                        Ngũ
                                                                                                                                                        
                                                                                            Sơn
                                                                                          Hướng
                                                                                               ↑
                                                        Nhất, Bát             Ngũ, Tứ                Tam, Lục
                                                            Tam      Bát                           Nhất
Quẻ thay lập kiêm hướng:
                                                        Nhị, Thất              Cửu, Cửu             Thất, Nhị
                                                            Nhị                          Tứ                         Lục
                                                        Lục, Tam              Tứ, Ngũ                Bát, Nhất
                                                            Thất       Cửu                       Ngũ
                                                                                                   
                                                                                            Sơn
Ví dụ 2: Vận 5, sơn bính hướng nhâm.
Chính hướng là cục thượng sơn hạ thủy.
Sau khi kiêm hướng thay thế, phương sửu được vượng tinh Ngũ đáo.
Phương sửu là thành môn của hướng nhâm.
                                                                                            Sơn
                                                                                            
                                                        Bát, Cửu               Tứ, Ngũ                Lục, Thất
                                                            Tứ                          Cửu                     Nhị
Quẻ lập chính hướng:          
                                                        Thất, Bát              Cửu, Nhất           Nhị, Tam
                                                            Tam     Ngũ                          Thất
                                                        Tam, Tứ                Ngũ, Lục               Nhất, Nhị
                                                            Bát                         Nhất       Lục
                                                                                               ↓
                                                                                           Hướng
                                                                                            Sơn
                                                                                             
                                                        Lục, Nhất             Nhị, Lục                Tứ, Bát
                                                             Tứ                         Cửu                      Nhị
                                                                       
Quẻ thay lập kiêm hướng:
                                                        Ngũ, Cửu             Thất, Nhị              Cửu, Tứ
                                                           Tam                        Ngũ                       Thất
                                                        Nhất, Ngũ           Tam, Thất            Bát, Tam
( Thành môn)                                                                Bát                           Nhất     Lục
                                                                                                ↓
                                                                                           Hướng
Sau khi dùng quẻ thay kiêm hướng thì sơn tinh đương vượng Ngũ đáo phương giáp. Nếu ở phương này có núi đẹp thì sẽ vượng đinh. Hướng tinh đương vượng Ngũ đáo phương Sửu. Phương này là thành môn. Nếu ở phương này có sông nước, ao hồ lớn thì gia tài đại phát.
Phép dùng quẻ thay kiêm hướng từ tác phẩm “ Thanh nang áo ngữ” của Dương Duân Tùng đời nhà Đường đã tiết lộ, nhưng chỉ có 4 câu. Đó là:
Khôn nhâm ất, Cự môn từ đầu xuất.
Cấn bính tân, ngôi ngôi là Phá quân.
Tốn thìn hợi đều là vũ khúc.
Giáp quý thân cùng là Tham lang.
Bốn câu này chỉ nhắc đến 12 sơn, còn khoảng một nửa chưa nhắc đến và chỉ truyền khẩu cho hậu thế. Người nào được truyền đều tự cho là gia bảo, giấu giếm không công khai, khiến cho người đời sau không thể nào hiểu nổi. Mãi đến cuối đời Minh đầu đời Thanh, sau khi Khương Nghiêu trả cho Tưởng Đại Hồng 2000 lạng bạc để Tưởng Đại Hồng mai táng bố, mới được Tường Đại Hồng chân truyền. Nhưng Khương Nghiêu cũng không công khai mà chỉ vô tình nhắc đến trong tác phẩm “ Tòng sư tùy bút” của mình, nên người đời sau đọc nhưng không dùng được. Đến thời cận đại có người tên là Vu Khải biên soạn cuốn “ Địa lý lục yếu” giải thích thuật phong thủy của Âu Dương Thuần. Âu Dương Thuần đem 24 chữ của quẻ thay kiêm hướng cộng thêm tiết lộ bài khẩu quyết và các hình vẽ, nhưng cũng không hề giải tích khiến cho độc giả vẫn không hiểu được…
Bài khẩu quyết đó có 28 câu phù hợp với bài khẩu quyết 28 câu trong tác phẩm “ Tòng sư tùy bút” của Khương Nghiêu. Nhưng vì sao người đời sau khi đọc đến vẫn không hiểu được ? Nguyên nhân chủ yếu là vì người đời chưa hiểu được phép sắp xếp sao. Không hiểu được cách lập quẻ sắp xếp sao thì làm sao hiểu được quẻ thay kiêm hướng.
Quẻ thay kiêm hướng còn gọi là chọn sao, nó khác với phương pháp lập quẻ. Lập quẻ là dùng cách sắp xếp sao để lập chính hướng, còn chọn sao là dùng cách sắp xếp sao để lập kiêm hướng. Cách sắp xếp sao giống nhau, nhưng hai sao sơn và hướng phải dùng sao thay thế. Sau khi sắp xếp được vận bàn, thì phải dùng sao gì để thay thế hai sao sơn và hướng? Căn cứ khẩu quyết mà Khương Nghiêu được truyền, ta được:
Bốn sơn: tý quý giáp thân, dùng sao Tham lang ( Nhất) thay thế.
Năm sơn: nhâm mão ất mùi khôn, dùng Cự môn ( Nhị) thay thế.
Sáu sơn: tuất càn hợi thìn tốn tỵ, dùng Vũ khúc ( Lục) thay thế.
Năm sơn: tân dậu sửu cấn bính, dùng Phá quân ( Thất) thay thế.
Bốn sơn: ngọ đinh dần canh, dùng Hữu bật ( Cửu ) thay thế.
Như vậy 24 sơn, sơn nào cũng đều có sao thay thế. Nhưng đối chiếu kỹ thì có 11 sơn không cần thay thế. Đó là: tý, quý, mùi, khôn, tuất, càn, hợi, tân, dậu, ngọ, đinh. Còn số sơn cần thay thế chỉ có 13 sơn. Như vậy số sơn và hướng cần thay thế đã đơn giản đi rất nhiều. Cụ thể như sau:
Giáp Tam, thân Nhị dùng Nhất thay thế.
Nhâm Nhất, mão Tam, ất Tam dùng Nhị thay thế.
Thìn Tứ, tốn Tứ, tỵ Tứ dùng Lục thay thế.
Sửu Bát, cấn Bát, bính Cửu dùng Thất thay thế.
Dần Bát, canh Thất, dùng Thất thay thế.
Dưới đây nói rõ các vấn đề có liên quan với quẻ thay kiêm hướng.
1. Muốn dùng quẻ thay thế, phải lệch từ 3 độ trở lên. Mỗi tọa sơn hay lập hướng chỉ chiếm 15 độ. Nếu dùng đường trung tuyến chia đôi thì mỗi nửa của sơn hay hướng chỉ chiếm 7,5 độ. Khi lệch hướng nhỏ hơn 3 độ thì không cần thay thế. Khi độ lệch lớn hơn 3 độ tạp khí rất nhiều, nên phải thay thế mới điều chỉnh được khí quẻ.
2. Quẻ thay thế có 3 trường hợp. Một loại là thay sơn tinh, loại khác là thay hướng tinh, loại thứ ba là thay cả sơn tinh và hướng tinh. Đại để về hướng có thể tìm được sao thay thế thì quay hướng, nếu không tìm được sao thay thế thì thay sơn tinh. Đối với trường hợp sơn và hướng tinh đều tìm được sao thay thế thì thay cả hai. Tìm sao thay thế trọng tâm là ở hướng tinh.
3. Có một số sơn và hướng tuy lệch nhưng khi lập hướng, hai sao sơn và hướng đều không tìm được sao thay thế, vẫn dùng hai sao sơn và hướng cũ lần lượt nhập vào giữa, tuy được vượng sơn vượng hướng, nhưng không xem là vượng sơn vượng hướng. Vì nếu dựa vào long mạch của kiêm hướng để lập kiêm hướng, tất sẽ phạm phải âm dương sai lệch, hoặc phạm quẻ xuất hướng.
Ví dụ: Vận 4, sơn canh hướng giáp kiêm dậu mão.
                                                        Thất, Tam            Nhị, Thất              Cửu, Ngũ
                                                           Tam                        Bát                         Nhất
                                                       
        Hướng                                  Bát, Tứ  Lục, Nhị                Tứ, Cửu                Sơn
                                                           Nhị                          Tứ                          Lục
                                                        Tam, Bát              Nhất, Lục             Ngũ, Nhất
                                                           Thất                       Cửu                        Ngũ
Nếu chính hướng là vượng sơn vượng hướng, nay kiêm dậu mão, hướng tinh giáp là Nhị, theo khẩu quyết thay quẻ thì Nhị tức là mùi, mùi là Cự môn 2, vẫn là Nhị nhập giữa, nên không gọi là thay thế. Sơn tinh canh là Lục, Lục tức là tuất, tuất là Vũ khúc Lục, vẫn là Lục nhập giữa nên cũng không gọi là thay thế. Hiện nay không lập chính hướng mà lập kiêm hướng thì phạm âm dương sai lệch, không thể xem là vượng sơn vượng hướng. Nếu gặp trường hợp này chỉ có thể dùng biện pháp lập chính hướng để xử lý. Nếu sơn canh hướng giáp không kiêm dậu mão mà kiêm thân, dần thì đó là kiêm quẻ xuất, cũng xử lý theo phép lập hướng chính. Nếu hình cục chưa chuẩn, lại không thể chỉnh dời thì phải dùng phương pháp lập quẻ nội ngoại để xử lý, tức là nội thì lập quẻ thuần nhất, thanh khiết, chính hướng, ngoại thì lập quẻ kiêm hướng, để thỏa mãn hình cục.
4. Dùng quẻ thay kiêm hướng sẽ xuất hiện trường hợp vô cùng đặc biệt, đó là 8 quẻ thuần. Loại quẻ này phi tinh của sơn và hướng chữ nào cũng giống nhau, không biến đổi, thuộc quẻ đại hung. Đó là 216 cục không có. Quẻ này cũng gọi là phạm quẻ phản phục ngâm. 8 quẻ thuần trong 216 cục, chỉ có 6 cục, tất cả đều phát sinh ở 2 cung càn tốn của vận 5. Đặc điểm của 8 quẻ thuần là càn gặp càn, tốn gặp tốn, cấn gặp cấn, khôn gặp khôn,v.v… sơn tinh và hướng tinh đều cùng một chữ.
Hình trang 290
Chương 7
MỘT SỐ QUY TẮC CỦA HUYỀN KHÔNG KHAM DỰ
I. BÀN VỀ ĐỊA VẬN VÀ NHẬP TÙ
216 bảng sắp xếp sao để lập quẻ trên đây, mỗi bảng đều ghi thời gian dài ngắn của địa vận. Thời gian địa vận này được xác định như thế nào? Người ta quan niệm rằng: độ dài ngắn của địa vận là do mối quan hệ giữa sao ở cung giữa với sao hướng quyết định. Trong 24 sơn và hướng, mỗi một cặp sơn và hướng đều có quan hệ giữa sao nhập vào cung giữa với sao hướng riêng biệt. Ví dụ sơn tý hướng ngọ, ở vận 1 sao Nhất bạch thủy nhập cung giữa, sao hướng là Ngũ, trong đó vận 1, vận 2, vận 3, vận 4, mỗi vận là 20 năm, tổng cộng thành 80 năm. Từ đó về sau bất cứ sao nào vào giữa, địa vận đều là 80 năm. Dưới đây sẽ giới thiệu thời gian dài ngắn của địa vận thuộc 24 sơn và hướng như sau:
Sơn tý, hướng ngọ: địa vận là 80 năm.
Sơn quý, hướng đinh: địa vận là 80 năm.
Sơn nhâm, hướng bính: địa vận là 80 năm.
Sơn ngọ, hướng tý: địavận là 100 năm.
Sơn đinh, hương quý: địa vận là 100 năm.
Sơn bính, hướng nhâm: địa vận là 100 năm.
Sơn càn, hướng tốn: địa vận là 160 năm.
Sơn hợi, hướng tỵ: địa vận là 160 năm.
Sơn tuất, hướng thìn: địa vận là 160 năm.
Sơn tốn, hướng càn: địa vận là 20 năm.
Sơn tị, hướng hợi: địa vận là 20 năm.
Sơn thìn, hướng tuất: địa vận là 20 năm.
Sơn dậu, hướng mão: địa vận là 140 năm.
Sơn tân, hướng ất: địa vận là 140 năm.
Sơn canh, hướng giáp: địa vận là 140 năm.
Sơn mão, hướng dậu: địavận 40 năm.
Sơn ất, hướng tân; địa vận là 40 năm.
Sơn giáp, hướng canh: địa vận là 40 năm.
Sơn khôn, hướng cấn: địa vận là 60 năm.
Sơn thân, hướng dần: địa vận là 60 năm.
Sơn mùi, hướng sửu: địa vận là 60 năm.
Sơn cấn, hướng khôn: địa vận là 120 năm.
Sơn dần, hướng thân: địa vận là 120 năm.
Sơn sửu, hướng mùi: địa vận là 120 năm.
Nói chung khi xây dựng nhà cửa, lập sơn định hướng, bất kể là sơn vượng hướng vượng, hoặc “ thượng sơn hạ thủy”, tác dụng của nó đều chỉ nằm trong giới hạn của địa vận, vượt quá giới hạn này thì hướng tinh sẽ theo thời gian nhập vào cung giữa, nên hướng của nó mất tác dụng. Ví dụ vận 1, lập sơn tý hướng ngọ, hướng tinh của nó là Ngũ, khi đến vận 5 thì hướng tinh Ngũ tiến vào cung giữa hướng mà nó xác lập ban đầu không còn ý nghĩa nữa, tức gọi là “ vô hướng khả hướng” ( nghĩa là không có hướng nào có thể chọn làm hướng được nữa).
Hễ là nhà ở mà hướng tinh nhập tù thì đinh và tài đều suy khó cứu vãn nổi. Nhưng nếu có môi trường bên ngoài tốt đẹp thì tuy nhập tù nhưng không bị suy bại. Ví dụ trên phương để lập hướng có sông hồ lớn hoặc đường đi lối lại trước cửa rộng thênh thang, uốn lượn hữu tình, thì tuy nhập tù nhưng không giam hãm nổi, cho dù hướng tinh theo vận phải nhập vào cung giữa. Mội trường bên ngoài tốt đẹp có thể làm cho nhà ở tiếp tục vượng. Còn có một trường hợp nữa là hướng vượng được xác lập khi vận 5 Ngũ hoàng nhập vào cung giữa. Hướng này tất yếu Ngũ phải là phi hướng tinh của hướng đó. Bởi vì Ngũ hoàng thổ là thổ thuộc trung ương, uy  nghiêm nhất, cao nhất nên không xem là nhập tù. Trường hợp này chỉ phát sinh trong thời gian vận 5, trong đó gồm có 12 sơn và hướng như sau:
Vận 5: sơn tý hướng ngọ, hướng tinh của phi tinh bàn là Ngũ.
Vận 5: sơn quý hướng đinh, hướng tinh của phi tinh bàn là Ngũ.
Vận 5: sơn ngọ hướng tý, hướng tinh của phi tinh bàn là Ngũ.
Vận 5: sơn đinh hướng quý, hướng tinh của phi tinh bàn là Ngũ.
Vận 5; sơn tuất hướng thìn, hướng tinh của phi tinh bàn là Ngũ.
Vận 5: sơn thìn hướng tuất, hướng tinh của phi tinh bàn là Ngũ.
Vận 5: sơn sửu hướng mùi, hướng tinh của phi tinh bàn là Ngũ.
Vận 5: sơn mùi hướng sửu, hướng tinh của phi tinh bàn là Ngũ.
Vận 5: sơn mão hướng dậu, hướng tinh của phi tinh bàn là Ngũ.
Vận 5: sơn dậu hướng mão, hướng tinh của phi tinh bàn là Ngũ.
Vận 5: sơn ất hướng tân, hướng tinh của phi tinh bàn là Ngũ.
Vận 5: sơn tân hướng ất, hướng tinh của phi tinh bàn là Ngũ.
Các địa vận kể trên có thời gian dài nhất là 160 năm, ngắn nhất là 20 năm, 2 số tương hợp ( cộng lại với nhau) gồm 180 năm. Huyền không học gọi đó là “ địa vận tam nguyên nhỏ”. Nếu địa mạch kéo dài liên miên, khí thế bao la hùng vĩ,trong 8 phương có 2 cung thành môn tả hữu đầy đủ, lại là toàn cục hợp thành 10, thì địa vận của nó có thể kéo dài đến 540 năm hoặc 1080 năm. Ví dụ kinh đô các triều đại đều là như thế. Huyền không học gọi nó là “ địa vận tam nguyên lớn”.
Thông thường nhà ở phần nhiều xây cất trên khoảnh đất nhỏ, có thể vượng được khoảng trên một trăm năm đã là đủ rồi. Nếu nơi đó có dải đất ( địa mạch) kéo dài liên miên, sông ngòi hội tụ thì địa vận càng dài lâu. Hoàn cảnh xung quanh ( môi trường) có khí thế bao la hùng vĩ như thế, phần nhiều đều là nơi kinh thành đô hội, không phải là nơi cá nhân có thể chiếm được. Ví dụ các nơi kinh đô như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu đều là phía sau chỗ tọa lạc là dải đất kéo dài liên tục, phía trước là sông biển ( hoặc sông ngòi) ba nhánh giao hội, cho nên địa vận dài lâu, hưng vượng phát đạt, kéo dài hàng ngàn năm.
Lại còn một cách cục nữa là tuy địa vận nhập tù, nhưng trên hướng có song tinh, tức là cục “ hạ thủy”, áp dụng phép cung ly và cung khảm đả kiếp ( phép này phần sau sẽ có chương tiết bàn riêng), khi địa vận của nó nhập tù sẽ có cách tính toán khác. Phương pháp này là hướng tinh của quẻ sơn đối diện với “ lập cực tinh” để định. Bây giờ đem hai cung ly và khảm đả kiếp nhập tù, lần lượt theo các vận kê ra như sau:
Vận 1: sơn tý hướng ngọ ( quý đinh cũng thế), vận 9 nhập tù ( vận 9 không nên sửa đổi).
Sơn thìn hướng tuất, vận 3 nhập tù ( vận 3 nên sửa đổi).
Sơn canh hướng giáp, vận 6 nhập tù ( vận 6 nên sửa đổi).
Sơn mão hướng dậu ( ất tân cũng thế), vận 5 nhập tù ( vận 5 nên sửa đổi).
Sơn càn hướng tốn ( hợi tỵ cũng thế), vận 8 nhập tù ( vận 8 nên sửa đổi).
Sơn bính hướng nhâm, phạm phản ngâm, phục ngâm, không dùng.
Vận 2:
Sơn nhâm hướng bính, vận 1 nhập tù ( vận 1 không nên sửa đổi).
Sơn dậu hướng mão ( tấn ất cũng thế), vận 7 nhập tù ( vận 7 nên sửa đổi).
Sơn ngọ hướng tý ( đinh quý cũng thế), vận 3 nhập tù ( vận 3 không nên sửa đổi).
Sơn giáp hướng canh, vận 6 nhập tù ( vận 6 nên sửa đổi).
Vận 3:
Sơn tý hướng ngọ ( quý đinh cũng thế), vận 2 nhập tù ( bận 2 không nên sủa).
Sơn bính hướng nhâm, vận 4 nhập tù ( vận 4 không nên sửa đổi).
Vận 4:
Sơn nhâm hướng bính, vận 3nha65p tù ( vận 3 không nên sửa đổi).
Sơn thìn hướng tuất, vận 6 nhập tù ( vận 6 có thể sửa đổi).
Sơn ngọ hướng tý ( đinh quý cũng thế), vận 5 nhập tù ( vận 5 sửa đổi đại lợi).
Sơn càn hướng tốn ( hợi tỵ cũng thế), phạm phản ngâm, phục ngâm, không dùng.
Vận 6:
Sơn tý hướng ngọ ( quý đinh cũng thế), vận 5 nhập tù ( vận 5 sửa đại lợi).
Sơn tốn hướng càn ( tỵ hợi cũng thế), phạm phản ngâm, phục ngâm, không dùng.
Sơn tuất hướng thìn, vận 4 nhập tù ( vận 4 có thể sửa đổi).
Sơn bính hướng nhâm, vận 7 nhập tù ( vận 7 không nên sửa đổi).
Vận 7:
Sơn nhâm hướng bính, vận 6 nhập tù ( vận 6 không nên sửa đổi).
Sơn ngọ hướng tý ( đinh quý cũng thế), vận 8 nhập tù ( vận 8 không nên sửa đổi).
Vận 8:
Sơn tý hướng ngọ ( đinh quý cũng thế), vận 7 nhập tù ( vận 7 không nên sửa).
Sơn canh hướng giáp, vận 4 nhập tù ( vận 4 nên sửa đổi).
Sơn mão hướng dậu ( ất tân cũng thế), vận 3 nhập tù ( vận 3 nên sửa đổi).
Sơn bính hướng nhâm, vận 9 nhập tù ( vận 9 không nên sửa đổi).
Vận 9:
Sơn nhâm hướn bính, phạm phản ngâm, phục ngâm, không dùng.
Sơn tốn hướng càn ( tỵ hợi cũng thế), vận 2 nhập tù ( vận 2 nên sửa đổi).
Sơn dậu hướng mão ( tân ất cũng thế), vận 5 nhập tù ( vận 5 nên sủa đổi).
Sơn ngọ hướng tý ( đinh quý củng thế), vận 1 nhập tù ( vận 1 không nên sửa đổi).
Sơn tuất hướng thìn, vận 7 nhập tù ( vận 7 có thể sửa đổi).
Sơn giáp hướng canh, vận 4 nhập tù ( vận 4 có thể sửa đổi).
II. BÀN VỀ HAI CUNG THÀNH MÔN
Phương pháp thành môn khá phức tạp, khó nắm vững. Dưới đây sẽ phân theo tầng thứ để giải thích từng cái một.
1. Phương pháp thành môn là phép phụ trợ cho việc tọa sơn lập hướng.
Dựa theo “ nguyên vận” khác nhau để xây dựng nhà ở, tọa sơn lập hướng là phải tìm được sơn vượng hướng vượng, làm cho gia nghiệp trở nên thịnh vượng. Nếu lập được sơn vượng hướng vượng, sẽ có được một loại vượng khí phụ trợ giúp đỡ thêm thì đã vượng lại càng thêm vượng, như dệt thêm hoa trên gấm. Nếu lập được không phải là sơn vượng hướng vượng, nhưng được vượng khí của hai bên hướng trợ giúp thì dù rằng tọa, hướng không đẹp cũng có thể hưng vượng phát đạt, như đang gặp khó khăn lại nhận được sự giúp đỡ. Sức mạnh của loại phụ trợ này chính là tìm được vượng khí của thành môn bằng phương pháp thành môn.
2. Vượng khí của thành môn đến từ phương nào?
Vượng khí của thành môn đến từ quẻ hai bên của hướng.
Lập hướng ly, vượng khí của thành môn đến từ quẻ khôn và quẻ tốn.
Lập hướng khảm, vượng khí thành môn đến từ quẻ càn và quẻ cấn.
Lập hướng đoài, vượng khí của thành môn đến từ quẻ càn và quẻ khôn.
Lập hướng chấn, vượng khí của thành môn đến từ quẻ cấn và quẻ tốn.
Lập hướng cấn, vượng khí của thành môn đến từ quẻ chấn và quẻ khảm.
Lập hướng khôn, vượng khí của thành môn đến từ quẻ ly và quẻ đoài.
Lập hướng càn, vượng khí của thành môn đến từ quẻ khảm và quẻ đoài.
Lập hướng tốn, vượng khí của thành môn đến từ quẻ chấn và quẻ ly.
Sở dĩ nó đến từ các quẻ hai bên của hướng là căn cứ số của tiên thiên bát quái sinh thành mà có.
Lập hướng ly, hai quẻ ly và tốn hợp lại thành số sinh thành Cửu Tứ, tốn là thành môn chính cách ( hoặc gọi là “ chính mã”); nếu tại quẻ khôn thu được vượng khí gọi là thành môn thiên ( lệch) cách ( hoặc gọi là “ tá mã” – ngựa mượn).
Lập hướng khảm, hai quẻ khảm càn hợp lại tạo thành số sinh thành Nhất Lục, càn là thành môn chính cách; nếu tại quẻ cấn thu được vượng khí, gọi là thành môn thiên cách.
Lập hướng đoài, hai quẻ đoài khôn hợp lại tạo thành số sinh thành Thất Nhị, khôn là thành môn chính; nếu tại quẻ càn thu được vượng khí gọi là thành môn phụ ( tức thành môn thiên cách).
Lập hướng chấn, hai quẻ chấn cấn hợp lại tạo thành số sinh thành Tam Bát, cấn là thành môn chính; nếu tại quẻ tốn thu được vượng khí, gọi là thành môn phụ.
Lập hướng cấn, hai quẻ cấn chấn hợp lại tạo thành số sinh thành Bát Tam, chấn là thành môn chính; nếu tại quẻ khảm thu được vượng khí, gọi là thành môn phụ.
Lập hướng khôn, hai quẻ khôn đoài hợp lại tạo thành số sinh thành Nhị Thất, đoài là thành môn chính; nếu tại quẻ ly thu được vượng khí gọi là thành môn phụ.
Lập hướng càn, hai quẻ càn khảm hợp lại tạo thành số sinh thành Lục Nhất, khảm là thành môn chính; nếu tại quẻ đoài thu được vượng khí, gọi là thành môn phụ.
Lập hướng tốn, hai quẻ tốn ly hợp lại tạo thành số sinh thành Tứ Cửu, ly là thành môn chính; nếu tại quẻ chấn thu được vượng khí, gọi là thành môn phụ.
Gọi thành môn là dựa theo hình dạng để gọi, tức cửa của bốn mặt tám phương thành trì thời xưa, mỗi phương nào đó đều dùng một cửa làm lối ra vào, bên ngoài cửa có hào sâu bao quanh thành, khí của nước dưới hào cũng ra vào qua cửa đó, cho nên gọi là thành môn. Ngoài ra, còn gọi là “thủy khẩu”. Nếu như có một khoảnh đất bốn mặt có núi bao quanh, có một cửa khuyết để cho khí bên ngoài ra vào, để cho nước bên trong ra vào, cửa đó gọi là thành môn, hoặc gọi là “ thủy khẩu”. Hai bên phương để lập hướng có một cửa khuyết, nếu phù hợp với yêu cầu thì có thể gọi là thành môn.
Bát quái có tất cả 24 sơn và hướng, mỗi quẻ có 3 hướng, mỗi hướng phải chọn hai bên của nó làm thành môn. Ví dụ, lập hướng thuộc “ thiên nguyên long”, phải chọn hai bên “ thiên nguyên long” đó làm thành môn; lập hướng thuộc “ nhân nguyên long” phải chọn hai bên “ nhân nguyên long” đó làm thành môn; lập hướng thuộc “ địa nguyên long” phải chọn hai bên “ địa nguyên long” đó làm thành môn. Như thế mới có thể giữ được “ khí thuần cùng nguyên”. Khí phải thuần nhất “ cùng nguyên”, không thể pha tạp mới có hiệu quả, nếu không thì âm dương sai lệch, dễ gặp tai họa.
Lập hướng tý, thành môn chính ở càn, thành môn phụ ở cấn.
Lập hướng quý, thành môn chính ở hợi, thành môn phụ ở dần.
Lập hướng nhâm, thành môn chính ở tuất, thành môn phụ ở sửu.
Lập hướng càn, thành môn chính ở tý, thành môn phụ ở dậu.
Lập hướng hợi, thành môn chính ở quý, thành môn phụ ở tân.
Lập hướng tuất, thành môn chính ở nhâm, thành môn phụ ở canh.
Lập hướng dậu, thành môn chính ở khôn, thành môn phụ ở càn.
Lập hướng tân, thành môn chính ở thân, thành môn phụ ở hợi.
Lập hướng canh, thành môn chính ở mùi, thành môn phụ ở tuất.
Lập hướng khôn, thành môn chính ở dậu, thành môn phụ ở ngọ.
Lập hướng thân, thành môn chính ở tân, thành môn phụ ở đinh.
Lập hướng mùi, thành môn chính ở canh, thành môn phụ ở bính.
Lập hướng ngọ, thành môn chính ở tốn, thành môn phụ ở khôn.
Lập hướng đinh, thành môn chính ở tỵ, thành môn phụ ở thân.
Lập hướng bính, thành môn chính ở thìn, thành môn phụ ở mùi.
Lập hướng tốn, thành môn chính ở ngọ, thành môn phụ ở mão.
Lập hướng tỵ, thành môn chính ở đinh, thành môn phụ ở ất.
Lập hướng thìn, thành môn chính ở bính, thành môn phụ ở giáp.
Lập hướng mão, thành môn chính ở cấn, thành môn phụ ở tốn.
Lập hướng ất, thành môn chính ở dần, thành môn phụ ở tỵ.
Lập hướng giáp, thành môn chính ở sửu, thành môn phụ ở thìn.
Lập hướng cấn, thành môn chính ở mão, thành môn phụ ở tý.
Lập hướng dần, thành môn chính ở ất, thành môn phụ ở quý.
Lập hướng sửu, thành môn chính ở giáp, thành môn phụ ở nhâm.
3. Không phải hai bên của hướng khi nào cũng có thành môn đáng chọn.
Về nguyên tắc, hai bên của một hướng đã được xác lập đều tồn tại thành môn chính và thành môn phụ. Nhưng vì âm dương của tọa, hướng khác nhau và âm dương của hướng tinh thiên bàn bay đến hai bên khác nhau sẽ tạo thành 3 tình huống: một là hai bên của hướng tồn tại thành môn chính và thành môn phụ; hai là chỉ có một bên của hướng có thành môn chính hoặc thành môn phụ, còn bên kia không có; ba là hai bên đều không có thành môn nào có thể chọn. Tại sao có thể xuất hiện 3 tình huống này? Đó là do nguyên nhân tương quan của hai bên tạo nên.
Thứ nhất là do Tam nguyên của hướng được xác lập tạo nên. Hướng được lập có Tam nguyên là thiên nguyên long, hoặc nhân nguyên long, hoặc địa nguyên long. Nếu hướng là thiên nguyên long sẽ đòi hỏi thành môn của hai bên hướng cũng là thiên nguyên long. Nếu hướng là nhân nguyên long sẽ đòi hỏi thành môn của hai bên cũng là nhân nguyên long. Nếu hướng là địa nguyên long sẽ đòi hỏi thành môn của hai bên cũng là địa nguyên long. Chỉ có hợp với yêu cầu đó mới có thể giữ được một thứ khí cùng nguyên.
Thứ hai là do tính chất âm dương của cung gốc hậu thiên bát quái của phi tinh thiên bàn hai bên quyết định. Ví dụ lập sơn tuất hướng thìn, thành môn hai bên của hướng thìn là giáp và bính, cùng là địa nguyên long bảo đảm chắc chắn được một loại khí cùng nguyên. Ví dụ, ở vận 1, lập sơn tuất hướng thìn, hướng tinh là giáp, phương giáp là Bát, phương bính là Ngũ. Cung gốc hậu thiên bát quái của Bát là quẻ cấn, địa nguyên long của quẻ cấn là âm, cho nên Bát gặp âm bay ngược, khiến vượng tinh Nhất đến phương giáp, giáp có thể là thành môn phụ của hướng thìn. Còn Ngũ trong hậu thiên bát quái không có định vị, nó dựa theo âm dương của phương bính để định âm dương, phương bính là dương, mà Ngũ gặp dương thì bay thuận, làm cho Cửu đến bính, lại không phải là vượng tinh Nhất đến phương bính, cho nên bính không thể là thành môn. Do đó sơn tuất hướng thìn của vận 1, theo phương của nó chỉ có thành môn phụ mà không có thành môn chính. Dưới đây nêu 3 ví dụ để thuyết minh không phải là hai bên bất cứ một hướng đã được xác lập nào đều có thành môn đáng chọn, đồng thời kèm theo bảng thành môn có thể sử dụng.
Ví dụ 1: Vận 4 sơn tý hướng ngọ, tìm thành môn của hướng ngọ.
Hướng ngọ thuộc thiên nguyên long, thành môn cùa hướng ngọ nằm tại tốn và khôn. Sơn tý hướng ngọ thuộc vận 4, sao Tam đến Tốn, sao Nhất đến Khôn. Thiên nguyên long cung gốc hậu thiên bát quái của Tam là âm, do đó Tam gặp âm vào cung chính gữa bay ngược, khiến vượng tinh Tứ đến tốn, tốn là thành môn chính của hướng ngọ. Thiên nguyên long của cung gốc hậu thiên bát quái của Nhất là âm, do đó Nhất gặp âm vào cung chính giữa bay ngược, khiến vượng tinh Tứ đến cung khôn, khôn là thành môn phụ của hướng ngọ. Cho nên hai bên phương của sơn tý hướng ngọ thuộc vận 4 đều có thành môn có thể chọn. Hai thành môn này vừa đúng để có thể bổ cứu chỗ thiếu sót của hướng ngọ không có vượng tinh đến hướng đó. Dưới đây lập 3 bảng, bạn đọc có thể từ 3 bảng này thấy rõ hai bên hướng ngọ có thể chọn thành môn chính và thành môn phụ.
Hình trang 410
Hình 1 là sơn tý hướng ngọ của vận 4, hướng tinh trên phi tinh bàn của hướng là Tam, là sao thoái khí, không phải là vượng tinh. Tọa, hướng này phạm phải điều xấu là sơn bị phá tài ( tổn thất tiền tài), do đó cần phải chọn được thành môn có vượng khí để bù cho hướng không có vượng khí.
Hình trang 410
Hình 2 là Tam của phương tốn nhập vào cung giữa bay ngược, khiến cho vượng tinh Tứ dời đến phương tốn, được vượng khí của thành môn chính.
Hình 3 là Nhất của phương khôn nhập vào cung giữa bay ngược, khiến cho vượng tinh Tứ dời đến phương khôn được vượng khí của thành môn phụ. Thành môn chính và thành môn phụ đều đồng thời chọn được làm cho gia trạch của sơn tý hướng ngọ thuộc vận 4 không những không thể phá tài, trái lại còn phát tài to. Đây là công sức lớn của thành môn.
Ví dụ 2: Vận 7 sơn dậu hướng mão, tìm thành môn của hướng mão.
Hướng mão thuộc thiên nguyên long, thành môn của hướng mão tại hai cung cấn và tốn. Sơn dậu hướng mão thuộc vận 7, sao Nhất đến cấn, Lục đến tốn. Thiên nguyên long của cung gốc hậu thiên bát quái của Nhất là âm, cho nên âm Nhất nhập vào cung giữa bay ngược, khiến cho vượng tinh Thất đến cấn, nên cấn là thành môn chính của hướng mão. Thiên nguyên long của cung gốc hậu thiên của Lục là dương, cho nên dương Lục nhập giữa bay thuận, khiến cho Ngũ cung đến cung tốn chứ không phải là vượng tinh đến tốn, do đó phương tốn không có vượng khí của thành môn. Cho nên hai bên phương của sơn dậu hướng mão thuộc vận 7, chỉ có thành môn chính có thể chọn. Do sự hiệp lực của thành môn chính khiến cho phương mão vốn là vượng khí lại càng thêm vượng. Qua ba bảng dưới đây, bạn đọc xem sẽ hiểu.
Hình 1 là sơn dậu hướng mạo thuộc vận 7 ( Thất), hướng tinh phi tinh bàn của hướng là Thất, là vượng khí của nguyên đó ( Thiên nguyên ). Tọa hướng này là sơn vượng hướng vượng. Hình 2 là Nhất của phương cấn nhập vào cung giữa bay ngược, khiến cho vượng tinh Thất dời đến phương cấn, được vượng khí của thành môn chính. Hình 3 là Lục của phương tốn bay vào cung giữa bay thuận, vượng tinh không thể đến phương tốn, cho nên phương này không có thành môn có thể chọn.
Hình trang 411-412
Ví dụ 3: Sơn ngọ hướng tý thuộc vận 1, tìm thành môn của hướng tý.
Hướng tý thuộc thiên nguyên long, thành môn của hướng tý tại hai cung càn và cấn. Sơn ngọ hướng tý thuộc vận 1, sao Nhị đến càn, Tứ đến cấn. Thiên nguyên long cung gốc hậu thiên bát quái của Nhị là dương, cho nên Nhị dương bay thuận, vượng tinh không thể đến càn. Thiên nguyên long của cung gốc hậu thiên bát quái của Tứ là dương cho nên Tứ dương bay thuận, vượng tinh cũng không thể đến cấn, Do đó hai bên hướng tý thuộc vận 1 đều không có thành môn có thể chọn. Bạn đọc xem 3 hình dưới đây sẽ rõ.
Hình trang 412- 413
Hình 1 là sơn ngọ hướng tý thuộc vận 1, hướng tinh của hướng phi tinh bàn là Nhị, không thuộc vượng khí của nguyên đó. Tọa và hướng này thuộc cách “ phạm thượng sơn” nên phá tài. Hình 2 là Nhị của phương càn nhập vào cung giữa bay thuận, vượng tinh không thể đến phương càn, nên không có thành môn có vượng khí để chọn. Hình 3 là Tứ của phương cấn nhập vào cung giữa bay thuận, vượng tinh không thể đến phương cấn, cho nên cũng không có thành môn có vượng khí để chọn. Vì vậy sơn ngọ hướng tý thuộc vận 1, bất kể là phương càn hoặc phương cấn, đều không có thành môn phụ trợ.
Bảng trang 414-416
4. Thành môn không những được phân chia riêng, mà còn có sự khác nhau theo nghĩa rộng.
Bảng “ Các thành môn của tam nguyên cửu vận có thể sử dụng” trên đây là các thành môn có một ý nghĩa đặc biệt. Còn có các thành môn theo nghĩa rộng, một là dương trạch có ngã tư ( đường), hoặc có bến cảng. hoặc có lối người ra vào nhộn nhịp, hoặc có cửa nước vào ra. Hai là chỗ ngã ba hợp lưu ( sông ngòi), hoặc cửa khẩu thoát nước. Ba là chỗ sông uốn lượn. Bốn là điểm trung tâm của hồ đầm, hoặc có ao hồ nằm ở hai bên trái, phải ( hình tròn mà quang đãng là tốt nhất), hồ chứa nước, đập ngăn nước. Năm là đỉnh núi đẹp, tròn, nhọn.
Ở hai bên của tọa sơn cũng có thành môn có thể chọn để tăng thêm đinh vượng ( tăng nhân khẩu). Nếu hai bên tọa sơn có đỉnh núi xinh đẹp, tòa nhà cao chót vót, tháp truyền hình, các lâu đài văn hóa, phù hợp với bí quyết của thành môn đều có thể chọn làm thành môn. Phương pháp chọn là căn cứ bảng đã giới thiệu ở trên, nhưng cải “hướng” thành “ sơn” là được. Ví dụ “ hướng canh” đổi thành “ sơn canh”, thành môn chính của nó là mùi, thành môn phụ là tuất. Các sơn còn lại cũng suy ra tương tự.
5. Còn có loại “ thành môn ngầm”.
Loại này dùng trong 3 tình huống sau: Một là, nếu vận bàn có Ngũ đến hai bên hướng tinh, lại hợp thành khí cùng nguyên. Ví dụ: sơn tý hướng ngọ của vận 6, Ngũ dời đến tốn, ngọ là thiên nguyên long, là âm, nên bay ngược theo chiều âm. Lục đến tốn tức là thành môn. Còn sơn nhâm hướng bính của vận 6, bính là địa nguyên long, là dương, nên Ngũ bay thuận theo dương. Tứ đến tốn, không thể là thành môn.
Hai là, nếu hai bên hướng tinh, có phi tinh tương hợp với địa bàn thành số sinh thành, tức phi tinh Nhất tương hợp với càn của địa bàn, phi tinh Nhị tương hợp với đoài của địa bàn, phi tinh Tam tương hợp với cấn của địa bàn, phi tinh Tứ tương hợp với ly của địa bàn, phi tinh Lục tương hợp với khảm của địa bàn, phi tinh Thất tương hợp với khôn của địa bàn, phi tinh Bát tương hợp với chấn của địa bàn, phi tinh Cửu tương hợp với tốn của địa bàn, là có thể chọn làm thành môn.
Ba là, nếu hai bên của hướng tinh, có sao ( tinh) của “ vận bàn” tương hợp với địa bàn tạo thành số sinh thành, tức là Nhất của vận bàn tương hợp với càn của địa bàn. Nhị của vận bàn tương hợp với đoài của địa bàn, Tam của vận bàn tương hợp với cấn của địa bàn, Tứ của vận bàn tương hợp với ly của địa bàn, v.v…Những trường hợp còn lại cứ thế mà suy ra. Ví dụ sơn mão hướng dậu, trong vận 9, vận tinh phương càn là Nhất, Nhất tương hợp với càn của địa bàn hợp thành Nhất Lục cùng họ rằng, phương này có ngã ba sông ngòi chiếu tức là thành môn.
6. Phương pháp chọn thành môn để có được vượng khí chỉ dùng cho vận đó, khi vận đã qua đi thì không còn tác dụng.
Phàm lập sơn hướng, thành môn hai bên hướng đều là do vận tinh nhập vào giữa bay ngược, có vượng tinh dời đến mà có. Khi thời vận đã chuyển đổi, vượng tinh biến thành thoái khí (giảm sút) hoặc suy tinh thì thành môn lập cho vận trước sẽ không dùng được nữa. Nếu tiếp tục sử dụng, ắt sẽ chuốc lấy thất bại hoặc sa sút. Biện pháp giảu quyết: một là chọn sơn hướng khác làm lại nhà mới để khỏi lại vận; hai là sai khi vận chuyển đổi, nếu sơn và hướng ban đầu vẫn còn vượng sơn vượng hướng thì có tể sửa chữa nhà cũ thành nhà mới. Ví dụ vận 7 lập sơn tốn hướng càn là cách “ thượng sơn hạ thủy”, phá tài và tổn đinh. May thay hai bên hướng càn có vượng khí của phương tý và phương dậu làm thành môn, phù trợ nó không suy bại. Nhưng vận 7 qua đi thì thành môn phương tý và phương dậu biến thanh khí suy bại, dùng nó sẽ suy. Vì vậy khi chuyển sang vận 8, sơn tốn hướng càn đang gặp phương vượng hướng vượng thì nên sửa chữa, chỉnh trong nhà ở thành mới để đón nhận vượng khí của nguyên vận và vượng khí thành môn phương dậu.
7. Vì sao hai cung thành môn cũng gọi là chiếu thần?
Đây là cách gọi phối hợp của chính thần và linh thần. Khi sơn vượng là chính thần, hướng suy là linh thần, thủy phù trợ là chiếu thần, do đó chiếu thần thực tế là thành môn. Khi chính thần và linh thần cố định:
Vận 1 sơn khảm là chính thần, hướng ly là linh thần thì phương tốn, phương khôn, là chiếu thần, tức là tốn và khôn là thành môn của ly.
Vận 2 sơn khôn là chính thần, hướng cấn là linh thần thì phương chấn và phương khảm là chiếu thần, tức là chấn và khảm là thành môn của cấn.
Vận 3 sơn chấn là chính thần, hướng đoài là linh thần thì phương khôn và phương càn là chiếu thần, tứ c khôn và càn là thành môn của đoài.
Vận 4 sơn tốn là chính thần, hướng càn là linh thần thì phương khảm và phương đoài là chiếu thần, tức khảm và đoài là thành môn của cán.
Vận 5 quy về hai phương cấn và khôn.
Vận 6 sơn càn là chính thần, hướng tốn là linh thần thì phương ly và phương chấn là chiếu thần, tức ly và chấn là thành môn của tốn.
Vận 7 sơn đoài là chính thần, hướng chấn là linh thần thì phương cấn và phương tốn là chiếu thần, tức cấn và tốn là thành môn của chấn.
Vận 8 sơn cấn là chính thần, hướng khôn là linh thần thì phương đoài và phương ly là chiếu thền, tức đoài và ly là thành môn của khôn.
Vện 9 sơn ly là chính thần, hướng khảm là linh thần thì phương cán và phương cấn là chiếu thần, tức cán và cấn là thành môn của khảm.
Khi chính thần, linh thần không cố định, chính thần, linh thần chuyển đổi theo vận, vượng sơn là chính thần, vượng hướng là linh thần, hai bên vượng hướng là chiếu thần, tức thành môn, tức là thành môn phân thành có thể chọn dùng và không thể chọn dùng mà thôi.
III. BÀN VỀ PHẢN NGÂM, PHỤC NGÂM.
Khi sắp xếp hai sao của sơn và hướng, có thể xuất hiện trường hợp đặc biệt là sơn tinh gặp Ngũ hoàng, hoặc hướng tinh gặp Ngũ hoàng. Hễ gặp Ngũ hoàng nhập cung giữa bay thuận thì sự phân bố của các tinh khác tất nhiên phải trùng với địa bàn, tức vận tinh trùng lập với địa bàn: Lục trùng với càn, Thất trùng với đoài, Bát trùng với cấn, Cửu trùng với ly, Nhất trùng với khảm, Nhị trùng với khôn, Tam trùng với chấn, Tứ trùng với tốn, Ngũ trùng với mậu. Đây là hiện tượng trùng lặp cùa các khí có tính chất như nhau, trong Tham dự học gọi là phục ngâm. Ngâm là ca xướng, là đọc ngâm nga. Phục ngâm có nghĩa là ngâm vịnh lặp lại. Ngược lại khi Ngũ hoàng nhập vào cung giữa bay ngược thì sự phân bố của các sao sẽ trái ngược với địa bàn, tức vận tinh đứng sóng đôi với địa bàn: Lục sóng đôi với tốn ( tức Lục vào vị trí tốn), Thất sóng đôi với chấn, Bát sóng đôi với khôn, Cửu sóng đôi với khảm, Nhất sóng đôi với ly, Nhị sóng đội với cấn, Tam sóng đôi với đoài, Tứ sóng đôi với càn. Đây là hiện tượng các khí có tính chất trái ngược ngược nhau đứng sóng đôi trong cùng một cung, trong phong thủy học gọi là phản ngâm, tức là xướng ca ngược điệu.
Phàm sắp xếp sao để lập cục, Nhất Nhị Tam Tứ và Lục Thất Bát Cửu, mỗi vận tinh nhập vào cung giữa thì Ngũ hoàng tất phải chuyển đến một cung nào đó. Khi Nhất bạch vào cung giữa, Ngũ hoàng đến cung ly; Nhị hắc vào cung giữa, Ngũ hoàng đến cung cấn; Tam bích nhập cung giữa, Ngũ hoàng đến cung đoài; Tứ lục nhập cung giữa, Ngũ hoàng đến cung càn; Lục bạch nhập cung giữa, Ngũ hoàng đến cung tốn; Thất xích nhập cung giữa, Ngũ hoàng đến cung chấn; Bát bạch nhập cung giữa, Ngũ hoàng đến cung khôn; Cửu tử nhập cung giữa, Ngũ hoàng đến cung khảm. Vị trí gốc của Ngũ hoàng vốn là ở cung giữa, nhưng do thời vận chuyển đổi nên các vận tinh lần lượt nhập vào cung giữa, khi đó vị trí của chúng ở 8 phương được Ngũ hoàng chuyển vào thay thế. Ví dụ khi Nhất vào cung giữa, vị trí cung ly bỏ trống. ngũ hoàng thay vào đó. Khi Nhị nhập cung giữa, vị trí của cấn bỏ trống, Ngũ hoàng thay vào đó. Các cung còn lại cứ thế suy ra. Bản thân Ngũ hoàng chẳng những là khí của mậu, kỷ thổ mà còn mang theo khí của sao nhập vào cung giữa. Khi Nhất nhập cung giữa thì Ngũ hoàng mang theo khí của Nhất bạch. Khi Nh5 nhập cung giữa, Ngũ hoàng mang theo khí của Nhị thổ. Khi Tam nhập cung giữa, Ngũ hoàng mang theo khí của Tam mộc,… các cung còn lại cứ thế suy ra. Khí mà ngũ hoàng mang theo vừa trái ngược với địa bàn mà nó bay vào, cho nên Ngũ hoàng Ngũ hoàng đến bất cứ cung nào đều thuộc phản ngâm.
Tất cả 24 sơn, hướng xếp sao được 216 cục, trong đó có 12 sơn, hướng, 28 cục là cục phục ngâm hoặc phản ngâm. Cụ thể như sau:
Sơn nhâm hướng bính: Vận 1 hướng tinh toàn bộ phản phục ngâm              
                        Vận 9 sơn tinh toàn bộ là phản phục ngâm.
Sơn bính hướng nhâm: Vận 1 sơn tinh toàn bộ phản phục ngâm
                        Vận 9 hướng tinh toàn bộ là phản phục ngâm.
Sơn cấn hướng khôn: Vận 2 sơn tinh toàn bộ là phản phục ngâm
                        Vận 5 sơn tinh của sơn và hướng tinh của hướng toàn bộ là phản ngâm.
Sơn khôn hướng cấn: Vận 2 hướng tinh toàn bộ là phản phục ngâm
                        Vận 5 hướng tinh của sơn và sơn tinh của hướng phản ngâm.
                                        Vận 8 sơn tinh toàn bộ phản phục ngâm.
Sơn dần hướng thân: Vận 2 sơn tinh toàn bộ là phản phục ngâm
                        Vận 5 sơn tinh của sơn và hướng tinh của hướng phản ngâm
                                        Vận 8 hướng tinh toàn bộ phản phục ngâm.
Sơn thân hướng dần: Vận 2 hướng tinh toàn bộ phản phục ngâm
                        Vận 5 hướng tinh của sơn và sơn tinh của hướng phản ngâm
                                        Vận 8 sơn tinh toàn bộ là phản phục ngâm.
Sơn giáp hướng canh: vận 3 hướng tinh toàn bộ phản phục ngâm
                        Vận 7 sơn tinh toàn bộ là phản phục ngâm.
Sơn canh hướng giáp: Vận 3 sơn tinh toàn bộ là phản phục ngâm  
                        Vận 7 hướng tinh toàn bộ là phản phục ngâm.
Sơn tốn hướng càn: Vận 4 hướng tinh toàn bộ là phản phục ngâm
                        Vận 6 sơn tinh toàn bộ là phản phục ngâm.
Sơn càn hướng tốn: Vận 4 sơn tinh toàn bộ là phản phục ngâm
                        Vận 6 hướng tinh toàn bộ là phản phục ngâm.
Sơn hợi hướng tỵ: Vận 4 sơn tinh toàn bộ là phản phục ngâm
                        Vận 6 hướng tinh toàn bộ là phản phục ngâm.
Sơn tỵ hướng hợi: Vận 4 hướng tinh toàn bộ là phản phục ngâm
                        Vận 6 sơn tinh toàn bộ là phản phục ngâm.
Ngoài phản phục ngâm và phản ngâm do Ngũ hoàng nhập cung giữa bay thuận và bay ngược gây ra, còn có phản phục ngâm và phản ngâm do phi tinh và các chữ của thiên bàn giống nhau gây ra nữa. Trường hợp này vừa phát sinh tại hai cung tọa và hướng, lại cũng phát sinh tại hai cung không phải là tọa và hướng. Ở đây không liệt kê ra cụ thể, độc giả khi sử dụng phải hết sức chú ý.
Ví dụ:
Sơn cấn hướng khôn: vận 1, sơn tinh của phương cấn và vận tinh phục ngâm, phát sinh tại hai cung tọa sơn và lập hướng.
Sơn khôn hướng cấn: vận 1, hướng tinh của phương cấn và vận tinh phục ngâm, phát sinh tại hai cung tọa sơn và lập hướng.
Sơn tý hướng ngọ: vận 2, sơn tinh của cung chấn và vận tinh phục ngâm, phát sinh tại hai cung không phải tọa và hướng.
Sơn ngọ hướng tý: vận 2, hướng tinh của cung chấn và vận tinh phục ngâm, phát sinh tại hai cung không phải tọa và hướng.
Ngoài ra phục ngâm và phản ngâm còn phát sinh trên tinh bàn của “ quẻ thay kiêm hướng” ( về “ quẻ thay kiêm hướng” sẽ bàn đến ở phần sau), đó chính là “ tám quẻ thuần”
Ví dụ:
Sơn càn hướng tốn, vận 5. Sơn tinh và hướng tinh của phi tinh bàn toàn bộ là phục ngâm.
Hướng
                        Ngũ, Ngũ             Nhất, Nhất          Tam, Tam
                            Tứ                          Cửu                       Nhị
                        Tứ, Tứ                   Lục, Lục                Bát, Bát
                           Tam                         Ngũ     Thất
                        Cửu, Cửu             Nhị, Nhị                Thất, Thất
                           Bát                         Nhất                      Lục    
                                                                                                                        Sơn
Tám quẻ thuần chỉ phát sinh trên “ quẻ thay kiêm hướng” của tọa sơn và lập hướng tại hai cung càn và tốn. Tất cả có sáu tinh bàn: tức là vận 5 sơn càn hướng tốn ( kiêm tuất thìn, tỵ hợi); vận 5 sơn tốn hướng càn ( kiêm thìn tuất, tỵ hợi); vận 5 sơn hợi hướng tỵ ( kiêm càn tốn, nhâm bính); vận 5 sơn tỵ hướng hợi ( kiêm tốn càn, bính nhâm); vận 5 sơn tuất hướng thìn ( kiêm càn tốn, tân ất); vận 5 sơn thìn hướng tuất ( kiêm tốn càn, ất tân).
Phần nhiều cục của phục ngâm và phản ngâm đều không hẹn mà hợp với 3 cách “ thượng sơn”, “ hạ thủy” và “ thượng sơn hạ thủy”. Các cục phục ngâm và phản ngâm của mấy loại tọa hướng: cấn khôn, khôn cấn, dần thân, thân dần, giáp canh, canh giáp vừa nêu ở trên đều đồng thời vừa là cục “ thượng sơn hạ thủy”. Còn nhâm bính, bính nhâm, tốn càn, càn tốn, hợi tỵ, tỵ hợi và các cục phản ngâm, phục ngâm của 8 quẻ thuần đều thuộc cục “ thượng sơn” hoặc “ hạ thủy”. Các tai họa phản ngâm hay phục ngâm thường phát sinh đồng thời với tai họa của “ thượng sơn hạ thủy”.
Phạm phản ngâm hoặc phạm phục ngâm thường có tác hại gì?
Phạm phản ngâm hoặc phạm phục ngâm thực chất là phạm khí quẻ xung nhau hoặc khí quẻ trùng nhau, chủ yếu biểu hiện thành 3 tình huống:
Tình huống thứ nhất là hai phương tọa sơn và lập hướng đều phản ngâm hoặc phục ngâm. Phàm tọa sơn, lập hướng trong đó có một phương là Ngũ hoàng thì tất sẽ phạm phản ngâm hoặc phục ngâm. Một phương của Ngũ hoàng vốn đã phạm phản ngâm, cộng thêm phi tinh của nó nhập vào cung giữa lại phạm thêm phục ngâm, cho nên đã phạm phản ngâm, lại còn phạm phục ngâm. Phạm phản ngâm là phạm khí quẻ xung nhau, tai họa rất ác liệt. Vận 1 Ngũ hoàng thay Nhất thủy nhập vào cung ly xung với ly hỏa. Vận 2 Ngũ hoàng thay Nhị thổ nhập vào cung cấn xung nhau với cấn thổ ( mậu, kỷ thổ âm dương xung nhau). Vận 3 Ngũ hoàng thay Tam mộc khí nhập vào cung đoài xung với đoài kim. Vận 4 Ngũ hoàng thay Tứ mộc khí nhập vào cung càn xung với càn kim. Vận 6 Ngũ hoàng thay Lục kim khí nhập vào cung tốn xung với tốn mộc. Vận 7 Ngũ hoàng thay Thất kim khí nhập vào cung chấn xung với chấn mộc. Vận 8 Ngũ hoàng thay Bát thổ khí nhập vào cung khôn xung với khôn. Những khí xung nhau đó khắc sát lẫn nhau, tức hai loại khí trái ngược nhau, cùng chung một cung khắc nhau tạo nên tai sát. Do đó Ngũ hoàng nếu đến cung Bát ắt sẽ là tai sát lớn. Còn về phi tinh của tọa sơn, lập hướng phạm phục ngâm thì thường thường lại như không hẹn mà gặp với “ thượng sơn hạ thủy”, tức vì long thần nhầm vị trí mà đưa đến tai họa hao đinh phá tài. Cái gọi là đại tai họa của phản ngâm hay phục ngâm thực tế là do tai họa khí quẻ xung nhau cộng thêm tai họa do long thần nhầm vị trí. Hai tai họa này hợp lại mà tạo nên. Cho nên phạm phản ngâm, phục ngâm là hiểm họa rất lớn. Đặc biệt là phương để lập hướng thì càng dễ gặp tai họa.
Tình huống thứ hai là sáu cung còn lại phạm phản ngâm, phục ngâm. Sáu cung còn lại xuất hiện khí quẻ trùng nhau, tức có phục ngâm, không có phản ngâm. Nếu sao thuộc đương vận phạm phục ngâm không thể có hại, trái lại có thể là có phúc. Nếu sao thuộc sinh khí phạm phục ngâm cũng không thể có hại, ngược lại sẽ có lợi. Nếu các sao thoái khí, suy khi, tử khí phạm phục ngâm thì sẽ đẩy nhanh thoái khí, làm tăng suy khí, tăng thêm nhiều lần tử khí cho nên đã hung càng thêm hung, tai họa triền miên chồng chất.
Tình huống thứ ba là Ngũ hoàng nhập cung giữa bay ngược tạo nên một số cung không phải là hai cung tọa sơn lập hướng phạm phản ngâm. Khi Ngũ hoàng nhập cung giữa bay ngược, cung vị mà nó tồn tại ắt sẽ là nơi vượng tinh đến, tất nhiên có thể phát phúc, nhưng phi tinh của các cung khác có khả năng xuất hiện hiện tượng phản ngâm. Ngoài ra hai cung tọa, hướng cấn khôn, khôn cấn, dần thân, thân dần thuộc vận 5 cũng phạm phản ngâm. Đã là phản ngâm tất nhiên sẽ xuất hiện khí quẻ xung nhau gây nên tai họa.
Làm thế nào để tránh phạm phải phản ngâm, phục ngâm?
Biện pháp căn bản nhất là chọn chỗ ở khác, chọn chỗ đất “ vượng sơn vượng hướng” để xây nhà ở và dời đến đó. Ngoài ra phạm phản ngâm, phục ngâm nếu gặp quẻ Tam ban thì sẽ không gặp tai họa nữa.
Ví dụ: Sơn cấn hướng khôn, vận 2 là cục “ thượng sơn hạ thủy”.
                                                                                                                                        Hướng
                                        Tứ, Thất               Cửu, Tam             Nhị, Ngũ
                                            Nhất     Lục                         Bát
                                        Tam, Lục              Ngũ, Bát               Thất, Nhất
                                            Cửu                       Nhị                         Tứ
                                        Bát, Nhị                Nhất, Tứ              Lục, Cửu
                                           Ngũ                     Thất                        Tam
        Sơn
Tọa sơn lập hướng này, Ngũ đáo sơn phạm phản ngâm. Bát Nhị phản phục ngâm. Bát đáo hướng phạm phản ngâm, sơn tinh Nhị phạm phục ngâm, tất cả sơn tinh của sáu cung khác trên phi bàn đều phạm phục ngâm. Thêm vào đó còn là cục “Thượng sơn hạ thủy”, nên cục không có gì tốt, dễ gặp tai nạn.
Nhưng xem xét lại một cách tỉ mỉ hơn thì toàn bàn hợp thành quẻ Tam ban. Ba cung tốn khảm đoài mỗi cung đều là Nhất Tứ Thất, ba cung ly chấn càn mỗi cung đều có Tam Lục Cửu, hai cung cấn và khôn cùng với cung giữa đều có Nhị Bát Ngũ. Hơn nữa ba cung chấn ly càn hợp thành quẻ Tam ban phụ mẫu. Có được quẻ Tam ban đó thì không những không gặp tai họa mà còn được phúc nữa ( về quẻ Tam ban ở phần sau sẽ bàn đến). Ngoài phương pháp trên còn có thể dùng phép quẻ thay để giải quyết. Nhưng hai cung tọa sơn lập hướng, nếu gặp Ngũ hoàng thì thường không thể tìm được quẻ thay, nên khó có dịp may.
IV. BÀN VỀ ÂM DƯƠNG HỢP THÀNH 10
Sắp xếp đủ 9 cung 9 vận ta được 216 bảng, duy chỉ có vận 1 và vận 9 không có cục “ vượng sơn vượng hướng”. Lúc đó làm thế nào? Có thể dùng toàn cục hợp thành 10 để bổ cứu.
Gọi là “ hợp thành 10” sẽ có 3 tình huống. Tình huống thứ nhất là “ toàn cục hợp thành 10”, túc trong 3 số của mỗi cung cò số cộng lại thành 10: hoặc là 2 số phi tinh, hoặc là số của vận bàn với số phi tinh của sơn, hoặc là số của vận bàn với số phi tinh của hướng hợp thành 10. Dưới đây giới thiệu 24 cục như sau:
Sơn càn hướng tốn: vận 1, vận tinh và hướng tinh hợp thành 10.
                        Vận 9, vận tinh và sơn tinh hợp thành 10.
Sơn hợi hướng tỵ: vận 1, vận tinh và hướng tinh hợp thành 10.
                        Vận 9, vận tinh và sơn tinh hợp thành 10.
Sơn tốn hướng càn: vận 1, vận tinh và sơn tinh hợp thành 10
                        Vận 9, vận tinh và hướng tinh hợp thành 10.
Sơn tỵ hướng hợi: vận 1, vận tinh và sơn tinh hợp thành 10
                        Vận 9, vận tinh và hướng tinh hợp thành 10.
Sơn sửu hướng mùi: vận 2, vận tinh và hướng tinh hợp thành 10
                        Vận 8, vận tinh và sơn tinh hợp thành 10.
Sơn mùi hướng sửu: vận 2, vận tinh và sơn tinh hợp thành 10
                        Vận 8, vận tinh và hướng tinh hợp thành 10.
Sơn tý hướng ngọ: vận 3, vận tinh và hướng tinh hợp thành 10
                        Vận 7, vận tinh và sơn tinh hợp thành 10.
Sơn quý hướng đinh: vận 3, vận tinh và hướng tinh hợp thành 10.
                        Vận 7, vận tinh và sơn tinh hợp thành 10.
Sơn ngọ hướng tý: vận 3, vận tinh và sơn tinh hợp thành 10
                        Vận 7, vận tinh và hướng tinh hợp thành 10.
Sơn đinh hướng quý: vận 3, vận tinh và sơn tinh hợp thành 10
                        Vận 7, vận tinh và hướng tinh hợp thành 10.
Sơn canh hướng giáp: vận 4, vận tinh và sơn tinh hợp thành 10
                        Vận 6, vận tinh và hướng tinh hợp thành 10.
Sơn giáp hướng canh: vận 4, vận tinh và hướng tinh hợp thành 10
                        Vận 6, vận tinh và sơn tinh hợp thành 10.
Tình huống thứ hai là vận tinh của từng cặp cung đối nhau hợp thành 10, đồng thời sơn tinh và hướng tinh, hướng tinh và sơn tinh của từng cặp cung đối nhau cũng hợp thành 10. Ví dụ khôn cấn, cấn khôn, thân dần, dần thân thuộc vận 5.
Tình huống thứ 3 là thiên tâm thập đạo theo hình cục mà không luận về số. Ví dụ “ long đến” và “ hướng thủy” kéo thành một đường thẳng, các tinh của tọa và hướng lại đương vượng thì cũng gọi là hợp thành 10. Tình huống này nhất định phải chia đều ở hai bên “ hình cục”. Nếu “ long đến” là hướng của quẻ thay thì không thể sử dụng.
Hợp thành 10 có công dụng gì? Công dụng của hợp thành 10 là ở chỗ thông khí, cho nên cũng gọi là thông quẻ, tức là toàn cục các quẻ cùng thông khí với nhau, hai quẻ sơn và hướng thông khí với nhau.
Ví dụ: Vận 7 sơn tý hướng ngọ.
                                                           Hướng
                        Tứ, Nhất              Bát, Lục                Lục, Bát
                           Lục                         Nhị                         Tứ
                        Ngũ, Cửu             Tam, Nhị              Nhất, Tứ
                           Ngũ                        Thất                      Cửu
                       
                        Cửu, Ngũ             Thất, Thất            Nhị, Tam
                           Nhất                       Tam     Bát
                                                          
                                                            Sơn
Vận tinh và sơn tinh của 9 cung đều hợp thành 10, mỗi cung  đều có 2 khí thông với nhau. Khí của Tam mộc và khí của Thất kim thông nhau, Thất vượng thì Tam cũng vượng, hoặc Tam vượng thì Thất cũng vượng, hai khí đều có tể vượng đinh. Bát và Nhị của quẻ ly thông nhau, bát vượng Nhị cũng vượng. Bát và Nhị của quẻ càn thông nhau, Cửu và Nhất của quẻ đoài thông nhau, Nhất và Cửu của quẻ cấn thông nhau. Tứ và Lục của quẻ khôn thông nhau, Lục và Tứ của quẻ tốn thông nhau. Ngũ và Ngũ của quẻ chấn thông nhau. Ngoài ra giữa quẻ này và quẻ khác cũng thông nhau. Quẻ khảm thông với cung giữa, cung giữa thông với quẻ ly, quẻ ly thông với quẻ tốn và khôn, quẻ tốn thông với quẻ cấn và quẻ đoài, quẻ ly thông với quẻ càn, quẻ cấn thông với quẻ chấn. Như vậy 9 cung thông lẫn nhau nên toàn vượng về nhân đinh.
Ví dụ: Vận 7 sơn ngọ hướng tý, vận tinh và hướng tinh của mỗi cung đều hợp thành 10. Cả 9 cung thông khí với nhau là vượng về tài. Do toàn cục hợp thành 10 cho nên dù không phải là vượng sơn vượng hướng cũng có công hiệu như vượng sơn vượng hướng. Đây là sự bổ cứu của toàn cục hợp thành 10 đối với vận 1 và vận 9.
Vì có sự khác biệt giữa hai trường hợp: vận tinh hợp thành 10 với sơn tinh và vận tinh hợp thành 10 với hướng tinh, cho nên có 2 thiên hướng là vượng đinh và vượng tài. Trong ví dụ trên, sơn tý hướng ngọ của vận 7 thiên về vượng đinh, sơn ngọ hướng tý thiên về vượng tài.
Tác dụng bổ cứu của toàn cục hợp thành 10 là dựa theo nguyên lý gì?
Đó là dựa theo tác dụng của thiên tâm Ngũ thổ. Hậu thiên bát quái thiên tâm là Ngũ hoàng thổ. Cái gọi là số sinh thành của tiên thiên bát quái là Nhất Lục cùng cung sinh thành thủy, Nhị Thất cùng chung đường sinh thành hỏa, Tam Bát là thân bằng sinh thành mộc, Tứ Cửu là cố hữu sinh thành kim. Trong đó, cái được sinh thành hoàn toàn phải nhờ vào vai trò của thổ. Như Nhất là nguyên nhân sinh ra, còn Lục là thành quả. Nguyên nhân Nhất và thổ Ngũ, Nhất hợp với Ngũ là Lục, cho nên Lục là thành quả. Nhị là nhân, Thất là quả. Nguyên nhân Nhị và thổ Ngũ, Nhị hợp với Ngũ là Thất cho nên Thất là thành quả. Tam là nhân, Bát là quả, tức là nguyên nhân Tam và thổ Ngũ, Tam và Ngũ hợp với nhau thành Bát, cho nên Bát là thành quả. Tứ là nhân, Cửu là quả. Nguyên nhân Tứ và thổ Ngũ hợp với nhau là Cửu. Trong đó các nguyên nhân sinh ra được thai nghén trong thổ để tạo thành các vất chất như: thủy, hỏa, mộc, kim.
Số của tiên thiên bát quái, trừ Nhất Lục, Nhị Thất, Tam Bát, Tứ Cửu tương hợp sinh thành ra, còn có Ngũ thập cùng đường đi ở chính giữa là thổ. Ngũ là dương mậu, Thập là âm kỉ hợp thành thổ của mậu kỉ. Thổ là đất đai, Ngũ nằm ở giữa, Thập là Bát quốc ( tức tám cung). Số của tám cung, các cung đối nhau hợp thành 10. Khảm Nhất ly Cửu, càn Lục tốn Tứ, đoài Thất chấn Tam, cấn Bát khôn Nhị, ngang dọc 4 phía của cung đối nhau đều hợp thành 10. Ngũ là thiên tâm cộng các số lại là 15, từ đó tạo nên “ thiên tâm thập đạo” của hậu thiên bát quái. Vì vậy bất cứ số hợp thành 10 nào đều bao hàm tác dụng của Ngũ thổ, cùng thông với thiên tâm Ngũ. Cho nên chỉ cần 1 cung vượng thì cả 8 cung cùng vượng; quẻ sơn vượng thì quẻ hướng cũng vượng. Đây chính là nguyên nhân của âm dương hợp thành 10 có thể bổ cứu thiếu sót của sơn hướng vượng khí.
V. BÀN VỀ QUẺ TAM BÀN
Quẻ nối liền nhau ( liên quẻ) được hình thành trên cơ sở hai cung sơn và hướng hợp thành 10 gọi là quẻ Tam ban. Hai cung cùng nhau sinh thành như Nhất và Lục, Nhị và Thất, Tam và Bát, Tứ và Cửu, Ngũ và Thập là các số tiên thiên bát quái sinh thành. Hai cung cùng nhau hợp thành 10 như khảm Nhất ly Cửu, khôn Nhị cấn Bát, chấn Tam đoài Thất, tốn Tứ càn Lục là các cung đối nhau của hậu thiên bát quái. Các cung đối nhau hợp thành 10 tức là 2 khí thông nhau. Trên cơ sở này sinh ra 2 loại quẻ, một loại là quẻ Tam ban liền số, một loại là quẻ Tam ban phụ mẫu.
Quẻ Tam ban liền số có 9 loại là: Nhất Nhị Tam, Nhị Tam Tứ, Tam Tứ Ngũ, Tứ Ngũ Lục, Ngũ Lục Thất, Lục Thất Bát, Thất bát Cửu, Bát Cửu Nhất, Cửu Nhất Nhị. Các loại quẻ Tam ban này dùng thích hợp với hai loại linh thần và chính thần.
Ví dụ sơn tý hướng ngọ chính thần của địa bàn là khảm Nhất, linh thần của địa bàn là ly Cửu. Nhất và Cửu hợp thành 10. Trên cơ sở này 2 phi tinh của tọa sơn vận 1 ( chính thần) là Nhị Cửu; hai phi tinh của hướng thủy ( linh thần) là Nhất Nhất, 4 phi tinh của 2 phương tọa và hướng cùng hợp với nhau thành quẻ Tam ban Cửu Nhất Nhị. Các Tam ban khác của vận 2 là Nhất Nhị Tam, vận 3 là Nhị Tam Tứ, vận 4 là Tam Tứ Ngũ, v.v… Các quẻ Tam ban loại này có thể thông khí 3 vận, một vận là vượng thì hai vận kia cũng vượng.
Quẻ Tam ban phụ mẫu như Nhất Tứ Thất, Nhị Ngũ Bát, Tam Lục Cửu, loại quẻ Tam ban này lấy sự sinh thành của sơn và hướng làm cơ sở, cũng bao hàm cả hợp thành 10 ở trong đó. Cấu tạo và công dụng của loại quẻ Tam ban này có dịch lý rất cao sâu và khó hiểu. Dưới đây sẽ phân tích từng bước từ tháp đến cao mong giúp bạn đọc hiểu rõ hơn.
1. Từ vận 1 đến vận 9, bất cứ một sao nào nhập vào cung giữa đều hình thành với khảm hoặc ly một số sinh thành tiên thiên bát quái. Nhất vào giữa hợp với khảm là Nhất Lục; Nhị vào giữa hợp với khảm thành Nhị Thất; Tam vào giữa hợp với khảm thành Tam Bát; Tứ vào giữa hợp với khảm thành Tứ Cửu; Lục vào giữa hợp với ly thành Lục Nhất; Thất vào giữa hợp với ly thành Thất Nhị; Bát vào giữa hợp với ly thành Bát Tam; Cửu vào giữa hợp với ly thành Cửu Tứ, cho nên số sinh thành của tiên thiên bát quái phải là cung chính giữa với cung khảm hoặc là cung chính giữa với cung ly cùng hợp với nhau.
2. Nếu cung chính giữa vừa hợp với cung khảm lại hợp với cung ly, ba cung hợp thành số của tiên thiên bát quái thì sơn và hướng nhất quán với khí quẻ của cung giữa, cùng thông với trước và sau.
Ví dụ: Sơn tý hướng ngọ, vận 1.
Nhất, Nhất của phía hướng hợp với Lục cung giữa, Lục và Nhất của cung giữa hợp với nhau; Nhất của cung giữa hợp với Lục của phía sơn; Nhất của phía hướng hợp với Lục của phía sơn. Hướng tinh Nhất của phía hướng hợp với hướng tinh  Cửu của phía sơn thành 10 ( xem các đường gạch nối sẽ rõ).
Sơ đồ trang 429
Ví dụ: Sơn nhâm hướng bính, vận 2.
Nhị, Nhị của phía hướng hợp với Thất cung giữa, Thất và Nhị của cung giữa hợp với nhau; Nhị của cung giữa hợp với Thất của phía sơn; Nhị của phía hướng hợp với Thất của phía sơn; Lục ở cung giữa hợp với Nhất phía sơn; Thất cung giữa hợp với Tam phía sơn thành 10.
Sơ đồtrang 429
Ví dụ: Sơn tý hướng ngọ, vận 3.
Tam, Tam của phía hường hợp với Bát cung giữa, Bát và Tam của cung giữa hợp với nhau; Tam của cung giữa hợp với Bát của phía sơn; Tam của phía hướng hợp với Bát của phía sơn; Thất ở cung giữa hợp với Nhị phía sơn; Thất cung giữa hợp với Tam phía hướng thành 10.
Sơ đồ trang 430
Ví dụ: Sơn nhâm hướng bính, vận 4.
Tứ, Tứ của phía hướng hợp với Cửu cung giữa, Cửu và Tứ của cung giữa hợp với nhau; Tứ của cung giữa hợp với Cửu của phía sơn; Tứ của phía hướng hợp với Cửu của phía sơn; Thất ở cung giữa hợp với Nhị phía sơn; Bát cung giữa hợp với Tam phía sơn.
Sơ đồtrang 430
Từ 4 ví dụ trên ta có thể biết: sơn tý hướng ngọ của vận 1 và vận 3, sơn nhâm hướng bính của vận 2 và vận 4, phương sơn và phương hướng của nó với cung giữa chỗ nào cũng là số sinh thành, biểu thị rõ khí quẻ của ba phương nhất quán với nhau, trước và sau đều thông đạt.
3. Sự liên thông khí của quẻ trước, quẻ giữa và quẻ sau sẽ xuất hiện sự liên thông khí của thượng nguyên, trung nguyên và hạ nguyên, do đó mà các nguyên đều dùng được.
Những cục mà phía hướng là Nhất Nhất có thể thông dụng với khí của vận 4 và vận 7, tức hợp thành quẻ Tam ban: Nhất Tứ Thất.
Những cục mà phía hướng là Nhị Nhị có thể thông dụng với khí của vận 5 và vận 8, tức hợp thành quẻ Tam ban: Nhị Ngũ Bát.
Những cục mà phía hướng là Tam Tam có thể thông dụng với khí của vận 6 và vận 9, tức hợp thành quẻ Tam ban: Tam Lục Cửu.
Những cục mà phía hướng là Tứ Tứ có thể thông dụng với khí của vận 1 và vận 7, tức hợp thành quẻ Tam ban: Tứ Nhất Thất.
Những cục mà phía hướng là Lục Lục có thể thông dụng với khí của vận 3 và vận 9, tức hợp thành quẻ Tam ban: Lục Tam Cửu.
Những cục mà phía hướng là Thất Thất có thể thông dụng với khí của vận 1 và vận 4, tức hợp thành quẻ Tam ban: Thất Nhất Tứ.
Những cục mà phía hướng là Bát Bát có thể thông dụng với khí của vận 2 và vận 5, tức hợp thành quẻ tam ban: Bát Nhị Ngũ.
Những cục mà phía hướng là Cửu Cửu có thể thông dụng với khí của vận 3 và vận 6, tức hợp thành quẻ Tam ban: Cửu Tam Lục.
4. Ba loại quẻ Tam bàn: Nhất Tứ Thất, Nhị Ngũ Bát, Tam Lục Cửu xuất hiện trên cung vị nào?
Trước khi trả lời vấn đề này, đầu tiên ta hãy thay đổi từ “ thông dụng”. Huyền không phong thủy gọi “ thông dụng” là” đả kiếp” ( cướp đoạt). Ví dụ Nhất Tứ Thất, tức khí của vận 1 có thể thông với vận 4 và vận 7, có thể lấy khí của vận 4 và vận 7 “dùng trộm” trước. Cách “ dùng trộm” này gọi là “ kiếp” ( cướp) hoặc “ đả kiếp” ( cướp đoạt). Tức là khi dùng khí của vận 1 thì đồng thời “ dùng trộm” luôn khí của vận 4 và vận 7, nói cách khác là “ cướp đoạt” khí của vận 4 và vận 7.
Muốn biết quẻ tam ban xuất hiện ở cung nào thì phải xem cái cung mà hai sao (song tinh) của hướng đóng. Nếu song tinh xuất hiện ở cung ly, ly tức là Cửu, là vận 9 hạ nguyên, nguyên và vận mà nó đối ứng là trung nguyên vận 6, là thượng nguyên vận 3, tức là 2 cung càn và chấn. Như vậy quẻ Tam ban sẽ xuất hiện trên ba cung: ly, càn, chấn. Nếu song tinh xuất hiện ở cung chấn, quẻ Tam ban sẽ xuất hiện trên 3 cung: chấn, càn, ly. Nếu song tinh xuất hiện trên cung cấn, quẻ Tam ban sẽ xuất hiện trên 3 cung: cấn, cung giữa và cung khôn. Nếu song tinh xuất hiện ở cung khảm, quẻ Tam ban sẽ xuất hiện trên 3 cung: khảm, tốn, đoài. Nếu song tinh xuất hiện ở cung càn, quẻ Tam ban sẽ xuất hiện trên 3 cung: càn, chấn, ly. Nếu song tinh xuất hiện ở cung đoài, quẻ Tam ban sẽ xuất hiện trên ba cung: đoài, khảm, tốn. Nếu song tinh xuất hiện trên cung khôn thì quẻ Tam ban sẽ ở trên ba cung: khôn, cung giữa, cung cấn. Nếu song tinh xuất hiện ở cung tốn thì quẻ Tam ban sẽ ở trên ba cung: tốn, khảm, đoài. Trên thực tế cửu cung phân thành 3 nhóm:
Ly, chấn, càn là một nhóm, gọi tắt là “ nhóm ly cung”.
Khảm, tốn, đoài là một nhóm, gọi tắt là “ nhóm khảm cung’.
Cấn, cung giữa, khôn là một nhóm, gọi tắt là “ nhóm cấn cung”.
Trong nhân gian có âm trạch và dương trạch, đặc biệt là dương trạch, hướng nam bắc chiếm tương đối nhiều. Trong tiên thiên bát quái, nam là càn, bắc là khôn. Trong hậu thiên bát quái, nam là ly, bắc là khảm. Cho nên tọa sơn lập hướng thường lấy nam bắc làm trục. Bây giờ đã có quẻ Tam ban của ba cung: ly, chấn, càn, thường gọi là “ ly cung đả kiếp”; quẻ Tam ban của ba cung: khảm, tốn, đoài, thường gọi là “ khảm cung đả kiếp”; quẻ Tam ban của ba cung: cấn, giữa, khôn, thường gọi là “ Tam ban xảo quái”. Dưới đây nếu 3 ví dụ để thuyết minh vị trí cung vị của “ đả kiếp” ( cướp đoạt).
Ví dụ 1: Vận 1, sơn tí hướng ngọ, cung ly đả kiếp.
                                                           Hướng
                                                        ( Cung Ly)
                        Ngũ, Lục               Nhất, Nhất          Tam, Bát
                           Cửu                       Ngũ                        Thất
(Cung chấn)        Tứ, Thất               Lục, Ngũ               Bát, Tam
                               Bát                             Nhất                      Tam
                        Cửu, Nhị              Nhị, Cửu              Thất, Tứ               ( Cung càn)
                           Tứ                           Lục                        Nhị                                     
                                                            Sơn   
( Ba cung ly, chấn, càn hợp thành Nhất Tứ Thất, quẻ Tam ban Nhất Tứ Thất là ly cung đả kiếp).
Ví dụ 2: Vận 2, sơn ngọ hướng tý, khảm cung đả kiếp.
                                                                           Sơn
(Cung tốn)                  Ngũ, Bát               Nhất, Tam           Tam, Nhất
                                           Nhất                      Lục                         Bát
                                        Tứ, Cửu                Lục, Thất              Bát, Ngũ               (cung đoài)
                                           Cửu                       Nhị                         Tứ
                                        Cửu, Tứ                Nhị, Nhị                Thất, Lục
                                           Ngũ                        Thất                       Tam
                                                                          Hướng
                                                                        ( cung khảm)
( Ba cung khảm, tốn, đoài hợp thành Nhị Ngũ Bát, quẻ Tam ban Nhị Ngũ Bát là khảm cung đả kiếp).
Ví dụ 3: Vận 2, sơn cấn hướng khôn, Tam ban xảo quái.
                                                                                                                        Hướng
                        Tứ, Thất               Cửu, Tam             Nhị, Ngũ
                           Nhất                      Lục                         Bát
                        Tam, Lục              Ngũ, Bát               Thất, Nhất
                           Cửu                      Nhị                          Tứ
                        Bát, Nhị                Nhất, Tứ              Lục, Cửu
                           Ngũ                       Thất                        Tam
Sơn
5. Hai quẻ Tam ban “ ly cung đả kiếp” và quẻ Tam ban “ khảm cung đả kiếp”, có đặc trưng gì đáng tuân theo? Ba loại quẻ Tam ban này sẽ rơi vào những cục sơn, hướng nào?
Trong 24 sơn, hướng, 216 cục ( nếu bao gồm cả quẻ thay ( thế quái) thì có 432 cục), phàm là cục “ hạ thủy” mà song tinh đáo hướng, đều có thể dùng phép “ đả kiếp”. Còn cục “ thượng sơn hạ thủy” của hai cung cấn khôn đều có “ Tam ban xảo quái”. Bây giờ sẽ lần lượt kê ra như sau:
Ly cung đả kiếp
                        Sơn tý hướng ngọ: vận 1, Nhất Tứ Thất                
                                                                        Vận 3, Tam Lục Cửu
                                                                        Vận 6, Tam Lục Cửu
                                                                        Vận 8, Nhị Ngũ Bát.
                        Sơn dậu hướng mão: vận 2, Nhị Ngũ Bát
                                                                        Vận 9, Tam Lục Cửu.
                        Sơn thìn hướng tuất: vận 1, Nhất Tứ Thất
                                                                        Vận 4, Nhất Tứ Thất.
                        Sơn canh hướng giáp: vận 1, Nhất Tứ thất
                                                                        Vận 8, Nhị Ngũ Bát.
                        Sơn nhâm hướng bính: vận 2, Nhị Ngũ Bát
                                                                        Vận 4, Nhất Tứ Thất.
                                                                        Vận 7, Nhất Tứ Thất
                                                                        Vận 9, Tam Lục Cửu.
                        Sơn tân hướng ất: vận 2, Nhị Ngũ Bát
                                                        Vận 9, Tam Lục Cửu.
                        Sơn quý hướng đinh: vận 1, Nhất Tứ Thất
                                                                        Vận 3, Tam Lục Cửu
                                                                        Vận 6, Tam Lục Cửu
                                                                        Vận 8, Nhị Ngũ Bát.
                        Sơn tốn hướng càn: vận 6, Tam Lục Cửu
                                                                        Vận 9, Tam Lục Cửu
                        Sơn tỵ hướng hợi: vận 6, Tam Lục Cửu
                                                                        Vận 9, Tam Lục Cửu.
Khảm cung đả kiếp
                        Sơn ngọ hướng tý: vận 2, Nhị Ngũ Bát.
                                                        Vận 4, Nhất Tứ Thất.
                                                        Vận 7, Nhất Tứ Thất.
                                                        Vận 9, Tam Lục Cửu.
                        Sơn mão hướng dậu: vận 1, Nhất Tứ Thất.
                                                                        Vận 8, Nhị Ngũ Bát.
                        Sơn tuất hướng thìn: vận 6, Tam Lục Cửu
                                                                        Vận 5, Tam Lục Cửu
                        Sơn giáp hướng canh: vận 2, Nhị Ngũ Bát
                                                                        Vận 9, Tam Lục Cửu.
                        Sơn bính hướng nhâm: vận 1, Nhất Tứ Thất
                                                                        Vận 3, Tam Lục Cửu
                                                                        Vận 6, Tam Lục Cửu
                                                                        Vận 8, Nhị Ngũ Bát.
                        Sơn ất hướng tân: vận 1, Nhất Tứ Thất
                                                                        Vận 8, Nhị Ngũ Bát.
                        Sơn đinh hướng quý: vận 2, Nhị Ngũ Bát
                                                                        Vận 4, Nhất Tứ Thất
                                                                        Vận 7, Nhất Tứ Thất
                                                                        Vận 9, Tam Lục Cửu
                        Sơn càn hướng tốn: vận 1, Nhất Tứ Thất
                                                                        Vận 4, Nhất Tứ Thất.
                        Sơn hợi hướng tỵ: vận 1, Nhất Tứ Thất
                                                                        Vận 4, Nhất Tứ Thất.
Tam ban xảo quái
                        Sơn cấn hướng khôn: vận 2, ( toàn cục)
                                                                        Vận 5, ( toàn cục).
                                                                        Vận 8, ( toàn cục).
                        Sơn khôn hướng cấn: vận 2, ( toàn cục).
                                                                        Vận 5, ( toàn cục).
                                                                        Vận 8, ( toàn cục).
                        Sơn dần hướng khôn: vận 2, ( toàn cục).
                                                                        Vận 5, ( toàn cục).
                                                                        Vận 8, ( toàn cục).
                        Sơn sửu hướng mùi: vận bốn, ( toàn cục).
                                                                        Vận sáu, ( toàn cục).
                        Sơn mùi hướng sửu: vận bốn, ( toàn cục).
                                                                        Vận sáu, ( toàn cục).
Ở trên, quẻ Tam ban “ ly cung đả liếp” có 24 cục, quẻ tam ban “ khôn cung đả kiếp” 24 cục, quẻ “ tam ban xảo quái cung cấn” có 16 cục, cộng tất cả ba loại có 64 cục.
6. Quẻ tam ban đả kiếp ly cung và khảm cung.
Mỗi quẻ có 3 cục phạm phục ngâm nên không thể sử dụng. Dưới đây kê ra như sau:
Sơn tốn hướng càn, vận 6, phạm phục ngâm.
Sơn tỵ hướng hợi, vận 6, phạm phục ngâm.
Sơn nhâm hướng bính, vận 9, phạm phục ngâm.
Sơn bính hướng nhâm, vận 1, phạm phục ngâm.
Sơn càn hướng tốn, vận 4, phạm phục ngâm.
Sơn hợi hướng tỵ, vận 4, phạm phục ngâm.
7. Phép ly cung đả kiếp và khảm cung đả kiếp có công dụng gì?
Phép đả kiếp chỉ sử dụng khi khó chọn được nơi để xây nhà hoặc chôn cất. So với phép vượng sơn vượng hướng, hai cung thành môn và toàn cục hợp thành 10 thì phép đả kiếp đã cung cấp thêm cho ta một cách nữa để lựa chọn. Nó có trội hơn phép vượng sơn vượng hướng, nó ngang công hiệu với phép toàn cục hợp thành 10. Trong 64 cục, có quẻ “ tam ban xảo quái” hình thành trên hai cung cấn và không là khó gặp nhất, cũng là giá trị nhất. Mười sáu cục này gọi là toàn cục hợp thành quẻ Tam ban, có thể thông khí cả ba nguyên là thượng nguyên, trung nguyên và hạ nguyên, dùng nó tốt lành được lâu dài, đời đời phồn vinh thịnh vượng. Quẻ Tam ban như thế không bị giới hạn của “ thượng sơn hạ thủy”, nhưng nếu có thể đảo ngược kỵ long, thì càng là cách chọn tuyệt diệu.
Sử dụng quẻ tam ban cần phải phối hợp với cách cục của môi trường, phải có đắc sơn để chế ngự thủy, phải có đắc thủy để thu hồi sơn, hợp với ngũ hành sinh khắc. Bằng không sẽ không có tác dụng, thậm chí còn chuốc lấy tai họa một cách vô cớ, vì vậy khi sử dụng phải hết sức chú ý.
Trong ly cung đả kiếp và khảm cung đả kiếp, công hiệu của ly cung đả kiếp lớn hơn. Huyền không phong thủy học gọi là “ chân đả kiếp” ( cướp đoạt thật sự). Còn khảm cung đả kiếp thì công hiệu nhỏ hơn, gọi là “ giả đả kiếp” ( cướp giả). Hai loại đả kiếp đều có thể dùng, chỉ có điều là công hiệu của chúng khác nhau mà thôi.
 BÀI KHÁC

Huyền Không Của Nhidiasinh ( TV PTLV)
Hội thảo PTLV – HKPTLV.
1. Giới thiệu sơ lược về PTLV và HKPTLV.
Phong thuỷ đã tồn tại từ rất lâu trong nền văn minh Đông phương. Những tư liệu khảo cổ lâu nhất và nhân loại tìm thấy được, mà người ta cho rằng mang dấu ấn của Phong thuỷ có từ 1500 năm trước Công Nguyên, qua những di vật khảo cổ tìm thấy ở Ân Khư – Thủ đô của nhà Hạ Ân trong lịch sử cổ đại Trung Hoa. Nhưng lý thuyết và phương pháp ứng dụng thực sự lưu truyền qua bản văn chữ Hán thì lại gần 2000 năm sau mới xuất hiện, cuốn sách cổ nhất được ghi nhận của Quách Phác đời Tấn, tựa là “Táng thư”. Từ đó về sau, những phương pháp ứng dụng phong thuỷ trong xây dựng nhà ở, dinh thự và cả phương pháp chôn cất với mục đích làm phát vượng cho dòng tộc đời sau (Âm trạch), tiếp tục xuất hiện và nhiều nhất vào khoảng thời Đường Tống. Những phương pháp này – chủ yếu là dùng trong Dương Trạch – gần như khác nhau và xuất hiện ở những thời điểm khác nhau, nên người ta cho rằng nó thuộc về những trường phái khác nhau. Hiện nay có bốn trường phái chính, có thể tóm tắt như sau:
– Bát trạch:
Trường phái này lấy tuổi của gia chủ phối với tám hướng để định cát hung – tốt xấu giữa căn nhà với người ở trong nhà. Trường phái này quan niệm rằng chính hướng phía trước nhà và hướng sau nhà là những yếu tố căn bản quyết định tốt xấu.
– Dương trạch tam yếu:
Trường phái này lấy bát quái là công cụ để biến quái trong việc phân phòng, buồng trong nhà định cát hung, tốt xấu. Trường phái này quan niệm rằng chính hướng cửa, vị trí biến quái của phòng chính (Phòng chúa) và vị trí biến quái của bếp là yếu tố chính quyết định tốt xấu.
– Loan đầu:
Trường phái này lấy cảnh quan môi trường thiên nhiên như sông núi của một vùng đất để ứng dụng trong dương trạch và âm trạch. Cảnh quan môi trường cũng dựa trên phương vị la kinh, để phân tích cát hung, như đường nước chảy (Thủy Pháp), vị trí núi, sông, hồ cảnh quan ở phương vị khác nhau so với ngôi nhà sẽ có tác dụng khác nhau.
– Huyền Không:
Trường phái này căn cứ trên những quy ước về sự vận động của cửu tinh trên 9 phương vị (8 phương và ở giữa – Trung cung), tùy theo thuộc tính quy ước của cửu tinh và vị trí của nó để luận cát hung cho căn hộ.
Ngoài những sách vở chính thống thể hiện phương pháp của 4 trường phái nói trên thì phong thuỷ còn được lưu truyền một số phương pháp có tính bí truyền và chỉ truyền miệng trong dân gian, qua các giang hồ thuật sĩ. Như các phương pháp trấn (Đè lên), yểm (Chôn)….….
Bản thân lý thuyết phong thuỷ đã thất truyền và rất mơ hồ. Do chính vì tính mơ hồ và thất truyền ấy – nên một thời rất dài khi tiếp xúc với nền văn minh Phương Tây, trong điều kiện khoa học kỹ thuật hiện đại ở buổi đầu sơ khai – khoa Phong thuỷ đã bị liệt vào loại “mê tín dị đoan”. Mặc dù hiệu quả của nó trên thực tế chính là nguyên nhân để nó tồn tại trải dài hàng ngàn năm trong xã hội Đông phương.

Trên cơ sở những nghiên cứu mới nhất theo tiêu chí khoa học hiện đại thì không thể nào có với một đối tượng duy nhất là con người và cùng một phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành – mà lại có những phương pháp khác nhau không liên quan đến nhau và đôi khi mâu thuẫn với nhau trong phương pháp ứng dụng. Điều này chỉ có thể giải thích một cách hợp lý rằng: Phong thuỷ chính là một phương pháp ứng dụng nhất quán và là hệ quả của một tri thức về thiên nhiên, cuộc sống, vũ trụ và con người được lý thuyết hoá – đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh. Học thuyết này đã thất truyền khi văn minh Lạc Việt bị sụp đổ ở miền nam sông Dương tử. Những giá trị của nền văn minh này bị tan tác và lưu truyền trong dân gian.
Bộ môn phong thuỷ Lạc Việt là một phương pháp nhất quán, hoàn chỉnh. Những phương pháp riêng phần gọi là trường phái, thực chất là phương pháp ứng dụng những yếu tố tương tác khác nhau qua những ứng dụng cụ thể khác nhau do tính chất tương tác khác nhau. Khởi nguyên của học thuật phong thuỷ từ nền văn hiến Việt chính là sự tổng hợp của các yếu tố tương tác này. Vì vậy, người viết xin được trình bày một phần yếu tố tương tác trong các tương tác của Phong Thuỷ Lạc Việt, đó là Huyền Không Phong Thuỷ Lạc Việt.
Kiến thức căn bản:
1: Thái Cực: Nền văn hiến Lạc Việt đã xác định bản thể khởi nguyên của vũ trụ (Giây 0 của vũ trụ) chính là Thái Cực.
Thái cực như tên gọi của nó là vượt ra mọi sự, mọi giới hạn. “Cực” là sự giới hạn; “Thái” là vượt qua mọi giới hạn.
Bởi vậy Thái cực là một khái niệm mô tả thể bản nguyên của vũ trụ trong giây 0. Thái cực không lớn, không nhỏ, không nhanh, không chậm. Không thời gian, không không gian và không lượng số.
Trong Thái cực không có sự phân biệt nên không thể dùng mọi danh từ để nói về nó. Thái Cực là một tính từ được sử dụng như một danh từ thể hiện khởi nguyên của vũ trụ. Sự viên mãn, hoàn chỉnh của Thái cực được Biểu tượng bằng vòng tròn. Trong không gian biểu tượng của Thái Cực hình cầu.
2: Lưỡng Nghi:
Một suy luận rất đơn giản và mang tính lý thuyết là: Nếu đến nay trạng thái khởi nguyên ấy vẫn giữ nguyên thì không có chúng ta. Chính sự hiện hữu của chúng ta đã cho thấy sự vận động của vũ trụ xuất phát từ trạng thái khởi nguyên này:
Từ Thái Cực – trạng thái tuyệt đối – đã xuất hiện trạng thái tương đối so với nó. Sự so sánh giữa cái tuyệt đối và tương đối xuất hiện sau đó trong cổ thư gọi là “Lưỡng Nghi”. Nguyên câu là: “Thái cực sinh lưỡng nghi” và là câu thể hiện nguyên lý hình thành vũ trụ nổi tiếng trong Lý học Đông phương. Như vậy giữa cái tuyệt đối – Thái Cực là cái có trước sinh ra cái tương đối có sau thì Thái Cực trở thành Dương và cái có sau là Âm – ngay từ khởi nguyên vũ trụ.
Bởi vậy, nguyên lý căn để trong lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt là:
– Dương tịnh – Âm Động.
– Dương trước Âm sau.
– Dương sinh Âm, Âm thuận tùng Dương.
– Âm Dương cân bằng – Trong Âm có Dương và trong Dương có Âm.
– Hệ quả là:
Âm thịnh Dương suy, hoặc Âm khắc Dương tắc loạn;
Dương thịnh Âm suy, hoặc Dương khắc Âm tắc bế.
– Dương thăng – Âm giáng trong tiên thiên là khi vũ trụ hình thành
– Dương giáng Âm thăng trong Hậu thiên là do tương tác giữa vũ trụ và địa cầu.

3: Tứ tượng
Khi cái tương đối xuất hiện so với cái tuyệt đối từ khởi nguyên thì sự tương tác lập tức xuất hiện. Khoa học hiện đại cũng đã xác nhận rằng:
“Bản chất của vũ trụ là tương tác. Tính chất của tương tác thế nào thì hình thành bản chất sự vật như thế đó.”
– Từ lưỡng nghi thì mỗi nghi lần lược thêm một dương và một âm thì được tứ tượng. Biểu tượng của tứ tượng là: Thái dương, Thiếu âm, Thiếu dương, Thái âm.
Trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tứ tượng là khái niệm của 4 trạng thái tương tác trong vũ trụ. Bốn trạng thái này được gọi là: tương sinh, tương khắc, tường thừa, tương vũ.

4: Bát quái:
Trong thuyết Âm dương Ngũ hành thì Âm Dương và Ngũ hành là những khái niệm, vậy biểu tượng, ký hiệu của nó là gì?
Thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danh nền văn hiến Lạc Việt xác định rằng: Bát quái chính là những ký hiệu và biểu tượng của Ngũ hành.
Những ký hiệu biểu tượng này dùng vạch đứt biểu tượng Âm ( ) và dùng vạch liền biểu tượng Dương ( ). Ba vạch kết hợp với nhau thành một quái.
Có tám quái lần lượt với tên gọi và ký hiệu như sau:
Càn ( );Khảm ( );Cấn ( ); Chấn ( ); Khôn ( ); Ly ( ); Tốn ( ); Đoài ( ).

– Dưới đây là những đồ hình bát quái căn bản trong lý học Đông phương:

Độ số của các quái trong Tiên Thiên bát quái là:
Càn 1; Đoài 2; Ly 3; Chấn 4; Tốn 5; Khảm 6; Cấn 7; Khôn 8.
Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt quan niệm rằng:
Tiên thiên bát quái là ký hiệu siêu công thức mô tả sự tương tác của vũ trụ có tính bao trùm.
HẬU THIÊN BÁT QUÁI LẠC VIỆT

Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt quan niệm rằng:
Hậu Thiên bát quái Lạc Việt là ký hiệu siêu công thức mô tả sự tương tác của vũ trụ trực tiếp với Địa cầu.
Độ số của các quái trong Hậu Thiên bát quái Lạc Việt là:
Khảm 1, Tốn 2, Chấn 3, Khôn 4, Càn 6, Ly 7, Cấn 8, Đoài 9.
HẬU THIÊN BÁT QUÁI LẠC VIỆT PHỐI HÀ ĐỒ

Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt quan niệm rằng:
Đồ hình Hậu thiên bát quái Lạc Việt phối Hà đồ là đồ hình biểu lý căn để trong việc quán xét các tương tác vũ trụ lên địa cầu, cuộc sống thiên nhiên, xã hội và con người.
Chính vì tính nguyên lý căn để của Hậu thiên bát quái Lạc Việt phối Hà đồ nên ứng dụng trong tất cả mọi vấn đề liên quan đến lý học Đông phương và làm nên tính nhất quán, hoàn chỉnh và có hệ thống của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Trong đó có Phong Thủy Huyền Không Lạc Việt.
– Phương vị, tính chất ngũ hành và độ số của Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ:
Càn – Âm Kim đới Thủy, Tây Bắc Âm Thủy, độ số 6. Xanh da trời.
Khảm – Dương Thủy, chính Bắc, độ số 1. Xanh đen.
Cấn – Âm Mộc, Đông Bắc, độ số 8, Xanh lá cây nhạt.
Chấn – Dương Mộc, chính Đông, độ số 3, Xanh lá cây đậm.
Khôn – Âm Hỏa đới Thổ, Đông Nam, độ số 2. Nâu đỏ.
Ly – Dương Hỏa, chính Nam, độ số 7, Đỏ.
Tốn – Âm Kim, Tây Nam, độ số 4, Xám trắng.
Đoài – Dương Kim, chính Tây, độ số 9, trắng.
– Thuyết Âm Dương ngũ hành:
Nền văn hiến Lạc Việt xác định Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết nhất quán, hoàn chỉnh và là một học thuyết khoa học giải thích từ sự hình thành vũ trụ đến mọi hành vi của con người. Thuyết này giải thích rằng: Khi vũ trụ hình thành, Âm Dương phân biệt thì ngũ hành xuất hiện nằm trong Âm ở từ bản nguyên vũ trụ. Sự tương tác qua ngũ hành làm nên vạn hữu trong vũ trụ hiện nay. Hình tượng chiếc bánh chưng của nền văn hiến Lạc Việt chính là biểu tượng của Âm – tứ tượng và ngũ hành tương sinh trong vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Ngũ hành có tên gọi lần lượt là:
1 Thủy – 2 Hỏa – 3 Mộc – 4 Kim – 5 Thổ.
Khái niệm Thủy – Hỏa – Mộc …thể hiện năm dạng tồn tại của vật chất khởi nguyên của vũ trụ. Thủy không hẳn là nước, nước chỉ là hình tượng của thủy. Cụ thể hơn: Tất cả hình tượng, trôi chảy đều là thủy kể cả xe cộ lưu thông trên đường lộ.
Dịch kinh viết: “Khảm là Thủy, là cây có lõi cứng và to…”. Điều này chứng tỏ rằng: Ngay cả cây cối cũng phân biệt Ngũ hành. Bởi vậy khái niệm Ngũ hành chỉ mang tính khái quát cho việc phân biệt năm dạng tồn tại cơ bản của vật chất.
1: Ngũ hành tương sinh: Sự chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác gọi là tương sinh.
Thổ sinh Kim; Kim sinh Thủy; Thủy sinh Mộc; Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ và chu kỳ lặp lại.
2: Ngũ hành tương khắc: Sự khắc chế của trạng thái này đối với trạng thái khác gọi là Tương khắc.
Thổ khắc Thủy; Thủy khắc Hỏa; Hỏa khắc Kim; Kim khắc Mộc; Mộc khắc Thổ và chu kỳ lặp lại.
3: Tương thừa:
Là một dạng của tương sinh nhưng thái quá. Như thủy quá vượng, mộc quá suy thì mộc không sinh được.
4: Tương vũ:
Là một dạng của tương khắc ngược. Như Mộc quá vượng, Kim quá suy thì kim không khắc được.

2. Kiến thức căn bản về phi tinh của HKLV.
Tính chất của cửu tinh:
a. Vũ trụ vận động không ngừng, tiền nhân đã phát hiện sự vận động đó có tính quy luật theo cửu tinh, được xem như 9 trường khí của 9 tinh thể lớn ảnh hưởng đến sự sống và các hoạt động trên trái đất. Người đời sau không hiểu biết tạo ra sự nhầm lẫn dẫn đến tệ mê tính dị đoan trong các môn lý học đông phương, nhất là không hiểu biết về sự tương tác của các hành tinh Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ lên trái đất chúng ta đang sống. Sự tương tác này được gọi là “Thiên khí” có tính chất trong nhẹ bay lên, vận hành theo chiều thuận là dương số lẻ, là chiều từ số nhỏ đến số lớn. Còn khí của quả đất gọi là “Địa khí” có tính chất đục nặng vận hành theo chiều nghịch là âm số chẳn, chiều từ các số lớn đến các số nhỏ. Tiền nhân đã thể hiện hai chiều quay đó trong Hà đồ, tuy con người không nhìn thấy sự tương tác nhưng vẫn biết sự tương tác đó tác động đến đời sống muôn vật, tạo nên sự thịnh suy của muôn vật. Do đó ta tìm hiểu sơ qua tính chất của cửu tinh.
b. – Số 1: Nhất bạch tham lang: Là cát tinh đứng đầu.
* Âm dương, ngũ hành: Dương thuỷ
* Màu sắc: Xanh đen.
* Cơ thể: Thận, tai, máu huyết
* Về con người: là con trai thứ

– Số 2: Nhị hắc cự môn : là sao xấu, hung.
* Âm dương, ngũ hành: Âm hoả đới thổ.
* Màu sắc: Nâu đỏ.
* Cơ thể: bụng và dạ dày
* Về con người: Là người mẹ, người vợ.

– Số 3: Tam bích lộc tồn: Là sao xấu.
* Âm dương, ngũ hành: dương mộc.
* Màu sắc: màu xanh lá cây đậm.
* Cơ thể: mật, vai và tay
* Về con người: là con trai trưởng

– Số 4: Tứ lục văn xương: là sao tốt.
* Âm dương, ngũ hành: âm kim.
* Màu sắc: Xám trắng.
* Cơ thể: đùi và 2 chân.
* Về con người: con gái trưởng.

– Số 5: Ngũ hoàng Liêm trinh: Là sao xấu nhất, còn gọi là đại sát tinh.
* Âm dương, ngũ hành: Thổ
* Màu sắc: màu vàng
* Về cơ thể: không
* về người: không

– Số 6: Lục bạch vũ khúc: Là sao tốt.
* Âm dương, ngũ hành: Âm kim đới thuỷ.
* Màu sắc: màu xanh da trời.
* Cơ thể: đầu, mũi, cổ, xương, ruột già
* Về con người: Là người cha, người chồng.

– Số 7: Thất xích phá quân: Là sao xấu.
* Âm dương, ngũ hành: Dương hoả.
* Màu sắc: màu đỏ
* Cơ thể: phổi, miệng, lưỡi
* Về con người: con gái út

– Số 8 : Bát bạch tả phù: Là sao tốt.
* Âm dương, ngũ hành: Âm mộc.
* Màu sắc: màu xanh lá cây nhạt.
* Vơ thể: lưng, ngực và lá lách.
* Về con người: con trai út

– Số 9: Cửu tử – hữu bật: là sao trung tính.
* Âm dương, ngũ hành: Dương kim.
* Màu sắc: màu trắng.
* Cơ thể: mắt, tim, ấn đường
* Về con người: con gái giữa

c. Tam nguyên cửu vận:
Cửu tinh tương tác tạo nên ảnh hưởng đến mọi mặt trên trái đất, cái dễ cảm thấy nhất đó là khí hậu hàng năm, và chi phối đến tháng ngày giờ, sự chi phối này có chu kỳ nguyên vận hay là đại vận là một giáp 60 năm, tiểu vận hay là Vận khí 20 năm, mỗi nguyên có 3 vận, tam nguyên cửu vận có 180 năm vừa đúng với cửu tinh chín vận.
Ví dụ ta lấy tam nguyên cửu vận gần đây nhất:
Thượng Nguyên:
* vận 1: 1864 – 1883,
* vận 2: 1884 – 1903
* vận 3: 1904 – 1923

Trung Nguyên:
* vận 4: 1924 – 1943
* vận 5: 1944 – 1963
* vận 6: 1964 – 1983

Hạ Nguyên:
* vận 7: 1984 – 2003
* vận 8: 2004 – 2023
* vận 9: 2024 – 2043

– Đại vận: Theo PTHKLV dựa theo phép tính lấy thời điểm năm hành tinh kim mộc thuỷ hoả thổ cùng mặt trăng, mặt trời tạo thành một đường thẳng gọi là thất tinh hợp bích làm điểm khởi đầu của năm đầu kỷ nguyên niên lịch, nên năm giáp tý đầu tiên tương ứng với nhất bạch thuỷ tinh, như vậy lấy năm Kinh Dương Vương lên ngôi vào năm Nhâm tuất 2897 trước công nguyên đến nay thì đã trãi qua 84 đại vận. Đại vận 84 này thuộc hạ nguyên của tam nguyên thứ 28, tức là đại vận của Tam bích mộc tinh.(vẽ bảng số 43 trang 222 sách tam nguyên cửu vận của Hoàng Tuấn)

-Tiểu vận: Mỗi tiểu vận là 20 năm, hiện nay đang là hạ nguyên của tam nguyên thứ 28, kéo dài từ năm 1984 đến năm 2043 thuộc đại vận Tam bích mộc tinh. Hạ nguyên có 3 tiểu vận, đó là vận 7, vận 8, vận 9. Năm 2009 thuộc tiểu vận 8 bắt đầu từ năm 2004 đến năm 2024 của hạ nguyên.

 PHONG THỦY
HUYỀN KHÔNG HỌC
 Bình Nguyên Quân
 Website: phongthuyhuyenkhonghoc.com
 Sưu tầm: Zhinshan
  Phong Thủy – Huyền Không Học
Mục Lục
Huyền Không……………………………………………………………………………………………………………….3
Lạc thư và Lượng thiên Xích………………………………………………………………………………………….5
Lạc thư……………………………………………………………………………………………………………………..5
Lượng thiên Xích ………………………………………………………………………………………………………6
Sự vận chuyển thuận, nghịch của Cửu tinh……………………………………………………………………7
Đặc Tính Cửu Tinh Trong Huyền Không Học ………………………………………………………………….7
Ngũ Hành Và Các Đặc Tính …………………………………………………………………………………………10
Sự Tương Quan Của Ngũ Hành…………………………………………………………………………………….12
Sơn, Hướng, và Nguyên Long ………………………………………………………………………………………15
Phương Pháp Lập Tinh Bàn………………………………………………………………………………………….19
Lập Vận bàn ……………………………………………………………………………………………………………20
Lập Sơn bàn ……………………………………………………………………………………………………………21
Lập Hướng bàn………………………………………………………………………………………………………..21
Tam Nguyên, Cửu Vận ………………………………………………………………………………………………..22
Vượng Sơn, Vượng Hướng…………………………………………………………………………………………..24
Thượng Sơn, Hạ Thủy …………………………………………………………………………………………………28
Thế Quái ……………………………………………………………………………………………………………………32
Thu Sơn, Xuất Sát ……………………………………………………………………………………………………….36
Phản Ngâm, Phục Ngâm………………………………………………………………………………………………40
Chính Thần và Linh thần ……………………………………………………………………………………………..44
Hợp Thập …………………………………………………………………………………………………………………..47
Tam Ban Xảo Quái ……………………………………………………………………………………………………..52
Cách Tìm Và Đo Hướng Nhà ……………………………………………………………………………………….58
Phương Pháp Chọn Hướng Nhà Phần 1. ………………………………………………………………………..59
Phương Pháp Chọn Hướng Nhà Phần 2. ………………………………………………………………………..62
Chính Sơn, Chính Hướng………………………………………………………………………………………….62
Kiêm hướng…………………………………………………………………………………………………………….63
Phương Pháp Chọn Hướng Nhà Phần 3 …………………………………………………………………………64
Đại Không Vong ……………………………………………………………………………………………………..64
Tiểu Không Vong…………………………………………………………………………………………………….65
Phương Pháp Chọn Hướng Nhà Phần 4 …………………………………………………………………………69
Thành môn ……………………………………………………………………………………………………………..69
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………………….71
Phương Pháp Chọn Hướng Nhà – Phụ Chú …………………………………………………………………….72
Vấn Đề Quân Bình Thủy-Hỏa ………………………………………………………………………………………75
CHỌN TUỔI LÀM NHÀ…………………………………………………………………………………………….79
CHỌN HƯỚNG NHÀ THEO TUỔI……………………………………………………………………………..83
CÚNG SAO GIẢI HẠN………………………………………………………………………………………………88
  2Phong Thủy – Huyền Không Học
Huyền Không
Giải thích về 2 chữ Huyền Không, Thẩm trúc Nhưng (tác giả bộ “Thẩm thị Huyền Không học”)
viết: Trong sách Pháp Ngôn của Dương Hùng viết “Huyền giả nhất dã” (tức Huyền là một), lời
giải thích này khá rõ ràng. Nhưng đến chữ Không thì rất khó giải thích. Bởi vì “KHÔNG” không
có nghĩa là trống không hoàn toàn, mà trong cái “KHÔNG” lại bao hàm cái “CÓ”. Các học giả
Thiên Trúc (Ấn độ) xưa luận giải như sau: 
Sắc bất dị không 
Không bất dị sắc 
Sắc tức thị không 
Không tức thị sắc 
Thụ tưởng hành thức 
Diêc phục như thị 
(Nghĩa là: Vật không khác gì “không”, “Không” không khác gì vật. Vật tức là “không”, “không”
tức là vật. Những điều con người cảm thụ và suy nghĩ được cũng vậy). 
Như vậy “KHÔNG” bao hàm cả “khiếu” (tức mấu chốt của sự vật). “Khiếu” có 9 cái nên gọi là
“Cửu khiếu”, cũng là nói hai chữ “Huyền Không” bao hàm từ 1 tới 9. Nhưng đây không phải đơn
thuần là số đếm, mà còn là mấu chốt để định vị không gian và thời gian chứa đựng sự vật. Vì vậy
mới dùng hai chữ Huyền Không để làm đại biểu. 
Nói một cách khác, Huyền Không là dùng các con số từ 1 tới 9 để biểu thị, quan sát mọi sự thay
đổi, biến hóa của sự vật. Như chúng ta đã biết, mọi vật thể, cũng như vũ trụ đều được cấu trúc
bằng những hạt nhân nguyên tử hay những hành tinh di chuyển theo một quỹ đạo hình tròn. Còn
9 con số của Huyền Không khi biểu thị sự biến hóa của sự vật sẽ di chuyển theo một quỹ đạo
nhất định. Quỹ đạo này được gọi là vòng “Lượng thiên Xích”(sẽ nói trong 1 bài khác). 
Bàn về vòng Lượng thiên xích, sách “Trạch vận tân án” có viết: 
Thùy đắc Lượng thiên Xích nhất chi, 
Bộ lường trung, ngoại cổ kim thi, 
Tử sinh đắc thất tùy thám sách, 
Quá hiện vị lai liễu liễu tri 
Tạm dịch: 
Nếu đã nắm được vòng Lượng thiên Xích, 
Có thể đo lường mọi chuyện trong, ngoài xưa nay, 
  3Phong Thủy – Huyền Không Học
Tìm hiểu được sự sống chết và được mất, 
Biết rõ quá khứ, hiện tại và tương lai. 
Cho nên Huyền không học là môn Phong thủy dựa vào sự di chuyển của 9 con số theo quỹ đạo
của vòng Lượng thiên Xích trên đồ hình Bát quái mà đoán định sự cát, hung, được, mất của từng
căn nhà (dương trạch) hay phần mộ (âm trạch). 
Nhưng tại sao lại phải dựa trên đồ hình Bát quái? Đó là vì ngay từ thời xa xưa, cổ nhân đã biết
phác họa ra Bát quái để thu tóm mọi biến chuyển của Trời (thiên văn), Đất (địa lý) vào đó. Theo
“Lục kinh đồ”, phần “Ngưỡng quan thiên văn đồ” thì “Phục Hy quan sát thiên văn mà vẽ ra Bát
quái. Do đó, phàm những gì thuộc về thiên văn như vòng vận hành của mặt trời, mặt trăng, tinh
tú, ngày tháng, bốn mùa. . . không gì mà Bát quái không thu tóm”. Còn sách Phủ Sát địa lý thì
viết “Cúi xuống xem xét địa lý mà vạch ra 8 quẻ, cho nên phàm những gì liên quan tới lý lẽ của
Đất (địa) như bốn phương chín châu, điểu, thú. thảo mộc, mười hai chi sở thuộc. . . không gì mà
Bát quái không cai quản”. 
Như vậy, Bát quái chính là sự thu tóm những biến chuyển của Trời, Đất, còn sự di chuyển của 9
con số (còn được gọi là Cửu tinh) theo vòng Lượng thiên Xích chính là những biến hóa, thay đổi
của sự vật. Kết hợp những yếu tố này với nhau, tức là đưa sự vận hành của Cửu tinh theo vòng
Lượng thiên Xích vào trong đồ hình của Bát quái để thu tóm mọi biến chuyển của Trời, Đất và
sự vật chung quanh, tức là những yếu tố khách quan bên ngoài có tác động, ảnh hưởng tới 1 căn
nhà hay 1 ngôi mộ thì đương nhiên sẽ biết được vận khí tốt, xấu của căn nhà hay ngôi mộ đó
theo từng thời gian nhất định. Đây chính là nguyên nhân của sự hình thành và phát triển của
trường phái Phong thủy mang danh là “Huyền không học” (hay Huyền Không Phi tinh). 
Về lai lịch của phái Huyền Không thì tuy không ai có thể xác định được chính xác nó được hình
thành từ lúc nào hoặc do ai sáng lập, nhưng vì hầu hết những nguyên lý căn bản của phái này đều
được trích dẫn từ những tác phẩm về Phong thủy nổi tiếng của Dương quân Tùng (một Phong
thủy sư lỗi lạc thời tàn Đường) như “Thiên ngọc Kinh”, “Thanh nang áo Ngữ”, “Đô thiên Bảo
chiếu kinh”, cho nên có lẽ phái Huyền Không  đã  được hình thành từ Thế kỷ IX sau Công
Nguyên, và Dương quân Tùng nếu không là người sáng lập thì cũng chính là người đã có công
tạo dựng nền tảng và cơ sở vững chắc cho sự phát triển của phái Huyền Không. 
Đến đầu thời Tống, danh sư Ngô cảnh Loan cho ra đời những tác phẩm như “Huyền Không bí
chỉ” và “Huyền cơ phú” thì Huyền Không đã trở thành 1 trường phái rõ rệt, cũng như có 1 vị trí
vững vàng trong nghệ thuật Phong thủy Trung Hoa. Sau này, các danh sư như Tưởng đại Hồng
thời Minh, Chương trọng Sơn thời Thanh càng làm cho phái Huyền Không nổi bật lên với những
luận đoán cực kỳ chính xác cả về âm trạch lẫn dương trạch. 
Tuy nhiên, vì những nguyên lý của Huyền Không vào các thời đại đó đều được giữa hết sức bí
mật, nên ít có ai biết hoặc hiểu về Huyền Không, trừ khi được chân truyền. Mãi đến cuối đời nhà
  4Phong Thủy – Huyền Không Học
Thanh, khi Thẩm trúc Nhưng cho công bố tác phẩm “Thẩm thị Huyền không học” thì những bí
mật của Huyền Không mới được làm sáng tỏ. Từ đó đến nay, ảnh hưởng của Huyền Không phái
càng ngày càng lan rộng trong đại chúng, nhất là đối với những người yêu thích Phong thủy,
hoặc muốn xử dụng Phong thủy để cải tạo nhà cửa, mồ mả để làm cho cuộc sống gặp được nhiều
thuận lợi và may mắn hơn.
Lạc thư và Lượng thiên Xích 
Lạc thư 
Tương truyền vua Đại Vũ khi xưa đi trị thủy trên sông Lạc thì gặp rùa thần nổi lên, trên lưng có
hình Cửu tinh. Vua Đại Vũ cho sao chép lại và gọi đó là Lạc thư. Khẩu quyết của Lạc thư là:
“Đới Cửu, lý Nhất; tả Tam, hữu Thất; Nhị-Tứ vi kiên; Lục- Bát vi túc; Ngũ cư trung vị”. Có
nghĩa là: Trên đội 9, dưới đạp 1; bên trái 3, bên phải 7; 2 vai là 2 và 4; 2 chân là 6 và 8; còn 5
nằm chính giữa. 
Dựa vào Lạc thư, sau này vua Văn Vương nhà Chu mới  đặt ra Hậu thiên Bát quái và  định
phương vị cho Cửu tinh như sau: 
– Số 9 nằm ở trên tức hướng NAM. Vì phương NAM nóng, thuộc quẻ Ly-Hỏa nên số 9 mang
hành Hỏa. 
– Số 1 nằm ở dưới nên thuộc hướng BẮC. Vì phương Bắc hàn lạnh, thuộc quẻ Khảm-Thủy nên
số 1 mang hành Thủy. 
– Số 3 nằm bên trái thuộc phương ĐÔNG. Vì phương ĐÔNG là quẻ CHẤN-Mộc, nên số 3 mang
hành Mộc. 
– Số 7 nằm bên phải thuộc phương TÂY. Vì phương TÂY là quẻ ĐOÀI-Kim, nên số 7 mang
hành Kim. 
– Số 2 là “vai” bên phải, nên nằm tại phía TÂY NAM. Vì phía TÂY NAM thuộc quẻ KHÔN-
Thổ, nên số 2 mang hành Thổ. 
– Số 4 là “vai” bên trái, nện nằm tại phía ĐÔNG NAM. Vì ĐÔNG NAM thuộc quẻ TỐN-Mộc,
nên số 4 mang hành Mộc. 
– Số 6 là “chân” bên phải, nên nằm tại phía TÂY BẮC. Vì TÂY BẮC thuộc quẻ CÀN-Kim, nên
số 6 có hành Kim. 
– Số 8 là “chân” bên trái, nên nằm tại phía ĐÔNG BẮC. Vì phía ĐÔNG BẮC thuộc quẻ CẤN-
Thổ, nên số 8 mang hành Thổ. 
– Số 5 nằm ở chính giữa (tức trung cung). Vì trung cung là nơi phát sinh và cũng là nơi kết thúc
của vạn vật, nên trung cung thuộc hành Thổ. Vì thế nên số 5 cũng mang hành Thổ. 
Do đó, phương vị của Cửu tinh trong Hậu thiên Bát quái như sau: 
  5Phong Thủy – Huyền Không Học
Đây chính là những phương vị “nguyên thủy” của Cửu tinh trong Lạc thư (hay Hậu thiên bát
quái). Nhưng khi có những thay đổi về không gian và thời gian thì Cửu tinh cũng sẽ thay đổi
hoặc di động theo 1 qũy đạo nhất định. Quỹ đạo đó được gọi là vòng Lượng thiên Xích. 
Lượng thiên Xích 
Còn được gọi là “Cửu tinh đãng quái” là thứ tự di chuyển của Cửu tinh trong Lạc thư hay Hậu
thiên Bát quái. Gọi là Lượng thiên xích vì đây được coi như là 1 công cụ (Xích: cây thước) để đo
lường (lượng) thiên vận (thiên). Nói 1 cách khác, “Lượng thiên Xích” chính là phương pháp tính
toán để tìm thấy những giai đoạn cát, hung, họa phước cho dương trạch và âm trạch. Còn sự di
chuyển của Cửu tinh theo vòng Lượng thiên xích là dựa theo thứ tự số trong Lạc thư (hay Hậu
thiên Bát quái) mà đi, bắt đầu từ chính giữa (tức trung cung). Cho nên nếu nhìn vào thứ tự các
con số trong Hậu thiên bát quái thì chúng ta sẽ thấy số 5 nằm chính giữa, nên bắt đầu từ đó đi
xuống lên số 6 ở phía TÂY BẮC, xong lên số 7 nơi phía TÂY. Rồi vòng xuống số 8 nơi phía
ĐÔNG BẮC, sau đó lại lên số 9 nơi phía NAM. Từ 9 lại đi ngược xuống số 1 nơi phía BẮC, sau
đó lên số 2 nơi phía TÂY NAM, rồi quay ngược qua số 3 nơi phía ĐÔNG, sau đó đi thẳng xuống
lên nơi số 4 ở phía ĐÔNG NAM, rồi trở về trung cung là hết 1 vòng. Cho nên quỹ đạo của vòng
Lượng thiên xích như sau: 
(1) Từ trung cung xuống TÂY BẮC. 
(2) Từ TÂY BẮC lên TÂY. 
(3) Từ TÂY xuống ĐÔNG BẮC. 
(4) Từ ĐÔNG BẮC lên NAM. 
(5) Từ NAM xuống BẮC. 
(6) Từ BẮC lên TÂY NAM. 
(7) Từ TÂY NAM sang ĐÔNG. 
(8) Từ ĐÔNG lên ĐÔNG NAM. 
  6Phong Thủy – Huyền Không Học
(9) Từ ĐÔNG NAM trở về trung cung. 
Đó chính là bộ pháp (cách di chuyển) của Cửu tinh. Phải biết được nó mới có thể biết cách bài
bố tinh bàn cho 1 trạch vận mà luận đoán cát, hung được. 
Sự vận chuyển thuận, nghịch của Cửu tinh 
Tuy Cửu tinh di chuyển theo 1 quỹ đạo nhất định là từ trung cung xuống TÂY BẮC, rồi từ đó
lên TÂY. . ., nhưng khi di chuyển thì chúng sẽ tạo ra 2 tình huống: 
1) Di chuyển THUẬN: Theo thứ tự từ số nhỏ lên số lớn, chẳng hạn như từ 5 ở trung cung xuống
6 ở TÂY BẮC, rồi lên 7 ở phía TÂY, xuống 8 phía ĐÔNG BẮC…; 
2) Di chuyển NGHỊCH: Theo thứ tự từ số lớn xuống số nhỏ, chẳng hạn như từ 5 ở trung cung
xuống 4 ở TÂY BẮC, lên 3 ở phía TÂY, xuống 2 ở phía ĐÔNG BẮC… 
Sự di chuyển thuận, nghịch của Cửu tinh là hoàn toàn dựa vào nguyên tắc phân định âm-dương
của Tam nguyên long sẽ nói trong dịp khác.
Đặc Tính Cửu Tinh Trong Huyền Không Học 
Huyền Không phi tinh dựa vào tính chất và sự di chuyển của 9 sao (tức Cửu tinh hay 9 số) mà
đoán định họa, phúc của từng căn nhà (dương trạch) hay từng phần mộ (âm trạch). Do đó, biết
được tính chất của từng sao, cũng như quỹ đạo vận hành của chúng là điều căn bản cần thiết cho
tất cả những ai muốn tìm hiểu hay nghiên cứu về Huyền không học. Cho nên trước khi đi vào
những nguyên lý căn bản của Huyền không học thì cần phải biết sơ qua về tính chất của Cửu tinh. 
  7Phong Thủy – Huyền Không Học
Cửu tinh: tức là 9 con số, từ số 1 tới số 9, với mỗi số đều có tính chất và Ngũ hành riêng biệt, đại
lược như sau: 
– Số 1: còn gọi là sao Nhất Bạch hoặc Tham Lang: có những tính chất như sau: 
•  Về Ngũ Hành: thuộc Thủy 
•  Về màu sắc: thuộc màu trắng 
•  Về cơ thể: là thận, tai và máu huyết 
•  Về người: là con trai thứ trong gia đình. 
•  Về tính chất: nếu vượng hay đi với những sao 4, 6 thì chủ về văn tài xuất chúng, công
danh, sự nghiệp thăng tiến. Nếu suy, tử thì mắc bệnh về thận và khí huyết, công danh trắc
trở, bị trộm cướp hay trở thành trộm cướp. 
– Số 2: còn gọi là sao Nhị Hắc hay Cự Môn, có những tính chất sau: 
•  Về Ngũ hành: thuộc Thổ. 
•  Về màu sắc : thuộc màu đen. 
•  Về cơ thể: là bụng và dạ dày. 
•  Về người: là mẹ hoặc vợ trong gia đình. 
•  Về tính chất: nếu vượng thì điền sản sung túc, phát về võ nghiệp, con cháu đông đúc. Suy
thì bệnh tật liên miên, trong nhà xuất hiện quả phụ. 
– Số 3: còn gọi là sao Tam Bích hay Lộc Tồn, có những tính chất sau: 
•  Về Ngũ hành: thuộc Mộc. 
•  Về màu sắc: thuộc màu xanh lá cây. 
•  Về cơ thể: mật, vai và 2 tay. 
•  Về người: là con trai trưởng trong gia đình. 
•   Về tính chất: nếu vượng thì con trưởng phát đạt, lợi cho kinh doanh, vợ cả tốt. Nếu suy
thì khắc vợ và hay bị kiện tụng, tranh chấp. 
– Số 4: còn gọi là sao Tứ Lục hoặc Văn Xương, có những tính chất sau: 
•  Về Ngũ hành: thuộc Mộc. 
•  Về màu sắc: thuộc màu xanh dương (xanh nước biển). 
•  Về cơ thể: gan, đùi và 2 chân. 
•  Về người: là con gái trưởng trong gia đình. 
  8Phong Thủy – Huyền Không Học
•  Về tính chất: nếu vượng hoặc đi với sao Nhất Bạch thì văn chương nổi tiếng, đỗ đạt cao,
con gái xinh đẹp, lấy chồng giàu sang. Nếu suy, tử thì trong nhà xuất hiện người dâm
đãng, phiêu bạt đó đây, bệnh về thần kinh. 
– Số 5: còn gọi là sao Ngũ Hoàng, có những tính chất sau: 
•  Về Ngũ Hành: thuộc Thổ. 
•  Về màu sắc: thuộc màu vàng. 
•  Về cơ thể và con người: không. 
•  Về tính chất: nếu vượng thì tài lộc, nhân đinh đều phát, phú quý song toàn. Nếu suy thì
chủ nhiều hung họa, bệnh tật, tai nạn, chết chóc… 
– Số 6: còn gọi là sao Lục Bạch hoặc Vũ Khúc: có những tính chất sau: 
•  Về Ngũ hành: thuộc Kim. 
•  Về màu sắc: thuộc màu trắng, bạc. 
•  Về cơ thể: đầu, mũi, cổ, xương, ruột già. 
•  Về người: là chồng hoặc cha trong gia đình. 
•  Về tính chất: nếu vượng hoặc đi với sao Nhất Bạch thì công danh hiển hách, văn võ song
toàn. Nếu suy thì khắc vợ, mất con, lại hay bị quan tụng, xương cốt dễ gãy. 
– Số 7: còn gọi là sao Thất Xích hoặc Phá Quân: có những tính chất sau: 
•  Về Ngũ hành: thuộc Kim. 
•  Về màu sắc: thuộc màu đỏ. 
•  Về cơ thể: phổi, miệng, lưỡi. 
•  Về người: là con gái út trong gia đình. 
•  Về tính chất: nếu vượng thì hoạnh phát về võ nghiệp hoặc kinh doanh. Nếu suy thì bị
trộm cướp hay tiểu nhân làm hại, đễ mắc tai họa về hỏa tai hay thị phi, hình ngục. 
– Số 8: còn gọi là sao Bát Bạch hoặc Tả Phù: có những tính chất sau: 
•  Về Ngũ hành: thuộc Thổ. 
•  Về màu sắc: thuộc màu trắng. 
•  Về cơ thể: lưng, ngực và lá lách. 
•  Về người: là con trai út trong gia đình. 
•  Về tính chất: nếu vượng thì nhiều ruộng đất, nhà cửa, con cái hiếu thảo, tài đinh đều phát.
Nếu suy thì tổn thương con nhỏ, dễ bị ôn dịch. 
– Số 9: còn gọi là sao Cửu tử hay Hữu Bật, có những tính chất sau: 
  9Phong Thủy – Huyền Không Học
•  Về Ngũ hành: thuộc Hỏa. 
•  Về màu sắc: màu đỏ tía. 
•  Về cơ thể: mắt, tim, ấn đường. 
•  Về người: con gái thứ trong gia đình. 
•  Về tính chất: nếu vượng thì nhiều văn tài, quý hiển sống lâu. Nếu suy thì bị hỏa tai, hoặc
tai họa chốn quan trường, bị thổ huyết, điên loạn, đau mắt, sinh đẻ khó khăn. 
Ngũ Hành Và Các Đặc Tính
Ngũ hành tức là 5 hành KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ. Đối với các môn Khoa học và Huyền
thuật Đông phương, Ngũ hành là 1 trong những nguyên lý căn bản và nền tảng cho mọi học
thuyết. Thuyết Ngũ hành cho rằng mọi vật thể trong vũ trụ (kể cả con người) đều được cấu tạo
bởi 5 hành đó, cũng như mọi sự phát triển, biến hóa của sự vật đều là do sự tương tác của Ngũ
hành đối với nhau mà thôi. Do đó, việc nắm vững mối quan hệ tương tác giữa Ngũ hành là 1
điều quan trọng cho bất cứ ai muốn tìm hiểu sự vượng, suy, được, mất của mọi sự vật. Riêng đối
với Phong thủy Huyền không, có nắm chắc được đặc tính của Ngũ hành, cũng như sự tương
quan của chúng thì mới có thể phán đoán chính xác mọi hiện tượng xảy ra cho từng căn nhà hay
từng phần mộ được. 
Dưới đây xin được trình bày sơ lược về đặc tính của Ngũ hành như sau: 
 Về hình dáng: 
+ Kim: tròn đầy. 
+ Mộc: hẹp dài. 
+ Thủy: khúc khuỷu. 
+ Hỏa: nhọn sắc. 
+ Thổ: vuông vức. 
 Về màu sắc: 
+ Kim: màu trắng. 
+ Mộc: màu xanh. 
+ Thủy: màu đen. 
+ Hỏa: màu đỏ. 
+ Thổ: màu vàng. 
 Về cơ thể: 
+ Kim: đầu, họng, lưỡi, phổi. 
  10Phong Thủy – Huyền Không Học
+ Mộc: lông, tóc, tay chân, gan, mật. 
+ Thủy: máu, mồ hôi, nước mắt, tai, thận. 
+ Hỏa: mắt, tim. 
+ Thổ: dạ dày, lá lách, lưng, bụng. 
 Về mùi vị: 
+ Kim: cay 
+ Mộc: chua 
+ Thủy: mặn 
+ Hỏa: đắng 
+ Thổ: ngọt 
 Về Quẻ Dịch: 
+ Kim: 2 quẻ CÀN, ĐOÀI. 
+ Mộc: 2 quẻ CHẤN, TỐN. 
+ Thủy: quẻ KHẢM. 
+ Hỏa: quẻ LY. 
+ Thổ: 2 quẻ KHÔN, CẤN. 
 Về Thiên Can: 
+ Kim: Canh, Tân. 
+ Mộc: Giáp, Ất. 
+ Thủy: Nhâm, Quý. 
+ Hỏa: Bính, Đinh. 
+ Thổ: Mậu, Kỷ. 
 Về Địa Chi: 
+ Kim: Thân, Dậu. 
+ Mộc: Dần, Mão. 
+ Thủy: Hợi, Tý. 
+ Hỏa: Tỵ, Ngọ. 
+ Thổ: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. 
 Về phương hướng: 
+ Kim: TÂY và TÂY BẮC. 
  11Phong Thủy – Huyền Không Học
+ Mộc: ĐÔNG và ĐÔNG NAM. 
+ Thủy: BẮC. 
+ Hỏa: NAM. 
+ Thổ: ĐÔNG BẮC và TÂY NAM. 
Tất cả những đặc tính kể trên là những yếu tố tối thiểu mà người học Phong thủy Huyền Không
cần phải biết để có thể ứng dụng sau này. Chẳng hạn như nói hình nhọn thuộc Hỏa, hẹp dài thuộc
Mộc, tròn đầy thuộc Kim, vuông vức thuộc Thổ… Như vậy, tuy trong vận 8 này, mặc dù mọi nhà
đều cần chọn hướng sao cho vượng tinh bát bạch Thổ chiếu tới, nhưng những nhà có hình vuông
vức (thuộc dạng hình Thổ) sẽ tốt hơn, và dĩ nhiên là phát đạt hơn những nhà có dạng hình ống
hay hình chữ nhật (vì là dạng hình Mộc khắc vượng tinh hành Thổ).
Sự Tương Quan Của Ngũ Hành
Sự tương tác giữa Ngũ hành với nhau được thể hiện qua những hình thức sau: 
Ngũ hành tương sinh 
Mọi vật thể muốn phát triển cần được sự hổ trợ, nuôi dưỡng từ những vật thể khác. Do đó, quan
hệ tương sinh là biểu hiện quá trình tăng trưởng và phát triển của sự vật. 
Nguyên lý ngũ hành tương sinh là: 
– KIM sinh THỦY 
– THỦY sinh MỘC 
  12Phong Thủy – Huyền Không Học
– MỘC sinh HỎA 
– HỎA sinh THỔ 
– THỔ sinh KIM
Kim sinh Thủy không phải là vì Kim bị đốt nóng sẽ chảy ra thành nước, vì Kim lúc đó tuy ở
dạng thể mền lỏng, nhưng  đỏ chói, nóng bỏng nên sao có thể gọi là “Thủy”  được. Thật ra,
nguyên lý Kim sinh Thủy của cổ nhân là vì lấy quẻ CÀN là biểu hiện của Trời, mà Trời sinh ra
mưa để tưới nhuần vạn vật, nên Thủy được phát sinh từ Trời. Mà quẻ CÀN có hành Kim nên
mới nói Kim sinh Thủy là vậy. Mặt khác, trong Hậu thiên Bát quái của Văn Vương, Thủy là
nguồn gốc phát sinh của vạn vật. Nếu không có Thủy thì vạn vật không thể phát sinh trên trái đất.
Cho nên khi lấy CÀN (KIM) sinh KHẢM (THỦY) cũng chính là triết lý của người xưa nhìn
nhận nguồn gốc của sự sống trên trái đất là bắt nguồn từ Trời, là hồng ân của Thượng Đế. Do đó,
trong các nguyên lý tương sinh của Ngũ hành, Kim sinh Thủy là 1 nguyên lý tâm linh, triết lý và
vô hình, và cũng là nguyên lý tối cao của học thuyết Ngũ hành tương sinh, vì nó là sự tương tác
giữa Trời và Đất để tạo nên vạn vật. Còn những nguyên lý tương sinh còn lại chỉ là sự tương tác
giữa những vật thể với nhau trên trái đất để duy trì sự sống mà thôi, nên cũng dễ hiểu và dễ hình
dung hơn. 
Ngũ hành tương khắc 
Mọi vật thể khi bị sát phạt, khắc chế sẽ đi đến chỗ tàn tạ, thoái hóa. Do đó, quan hệ tương khắc là
để biểu hiện quá trình suy vong và hủy diệt của sự vật. 
Nguyên lý của Ngũ hành tương khắc là: 
– KIM khắc MỘC. 
  13Phong Thủy – Huyền Không Học
– MỘC khắc THỔ. 
– THỔ khắc THỦY. 
– THỦY khắc HỎA. 
– HỎA khắc KIM.
Trong những nguyên lý tương khắc chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau để đi đến sự
hủy diệt. Như vậy, trong nguyên lý tương sinh, tương khắc của Ngũ hành, người xưa đã bao hàm
cả triết lý sự sống là bắt nguồn từ Trời (Thượng Đế), nhưng trường tồn hay hủy diệt là do vạn vật
trên trái đất quyết định mà thôi. Ngoài ra, nó cũng bao hàm hết cả quá trình Sinh-Vượng- Tử-
Tuyệt của vạn vật rồi vậy. 
Ngũ hành phản sinh 
Tương sinh là quy luật phát triển của vạn vật, nhưng nếu sinh nhiều quá đôi khi lại trở thành tai
hại. Điều này cũng tương tự như 1 em bé cần phải ăn uống cho nhiều thì mới mau lớn. Nhưng
nếu ăn nhiều quá thì đôi khi có thể sinh bệnh tật hoặc tử vong. Đó là nguyên do có sự phản sinh
trong Ngũ hành. 
Nguyên lý của Ngũ hành phản sinh là: 
– Kim cần có Thổ sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp. 
– Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ thành than. 
– Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt. 
– Mộc cần có Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt. 
– Thủy cần có Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục. 
Ngũ hành phản khắc 
Khác với quy luật phản sinh, Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực của nó
qúa lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc được mà lại còn bị thương tổn, gây nên sự
phản khắc. 
Nguyên lý của Ngũ hành phản khắc là: 
– Kim khắc được Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy. 
– Mộc khắc được Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu. 
– Thổ khắc được Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi dạt. 
  14Phong Thủy – Huyền Không Học
– Thủy khắc được Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy phải cạn. 
– Hỏa khắc được Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt. 
Cho nên trong sự tương tác giữa Ngũ hành với nhau không chỉ  đơn thuần là tương sinh hay
tương khắc, mà còn có những trường hợp phản sinh, phản khắc sẽ xảy ra nữa. Biết hết được
những điều này thì khi ứng dụng vào Huyền không phi tinh mới đạt đến mức độ linh hoạt và tinh
vi, chính xác hơn. Chẵng hạn như một ngôi nhà nơi phía ĐÔNG có các vận-sơn-hướng tinh 3-3-
7. Nếu theo thông thường thì thấy 7 thuộc hành Kim khắc 3 thuộc hành Mộc, nên nếu nhà này có
cửa ra vào tại nơi đó thì đoán là nhà sẽ có người bị gãy tay, chân vì Kim khắc Mộc. Nhưng nếu
nhìn kỹ thì thấy nơi đó có tới hai sao hành Mộc. Lại thêm phía ĐÔNG cũng hành Mộc. Cho nên
Mộc nơi này vượng, một sao Kim thế yếu không thể khắc được, mà còn bị phản khắc lại. Vì thế
nhà này không có người bị gãy tay chân, mà chỉ có bị bệnh yếu phổi hay đau phổi mà thôi. 
Sơn, Hướng, và Nguyên Long
24 Sơn, 8 Hướng trên la bàn 
Hậu thiên Bát quái của Văn Vương được chia làm 8 hướng đều nhau, với mỗi hướng đi liền với
một số của Cửu tinh: hướng BẮC (số 1), ĐÔNG BẮC (số 8), ĐÔNG (số 3), ĐÔNG NAM (số 4),
NAM (số 9), TÂY NAM (số 2), TÂY (số 7) , TÂY BẮC (số 6). Riêng số 5 vì nằm ở chính giữa
(trung cung) nêm không có phương hướng. Đem áp đặt Hậu thiên Bát quái lên la bàn gồm 360
độ, thì mổi hướng (hay mỗi số) sẽ chiếm 45 độ trên la bàn. 
Vào thời kỳ phôi phai của học thuật Phong thủy (thời nhà Chu), việc phân chia la bàn thành 8
hướng như vậy đã được kể là quá tinh vi và chính xác. Nhưng sau này, khi bộ môn Phong thủy
đã có những bước tiến vượt bậc dưới thời Đường – Tống, khoảng cách 45 độ được xem là quá
lớn và sai lệch qúa nhiều. Để cho chính xác hơn, người ta lại chia mổi hướng ra thành 3 sơn đều
nhau, mổi sơn chiếm 15 độ. Như vậy trên la bàn lúc này đã xuất hiện 24 sơn. Người ta lại dùng
12 Địa Chi, 8 Thiên Can (đúng ra là 10, nhưng 2 Can Mậu-Kỷ được quy về trung cung cho Ngũ
Hoàng nên chỉ còn 8 Can) và 4 quẻ Càn-Khôn- Cấn-Tốn mà đặt tên cho 24 sơn như sau: 
– Hướng BẮC (số 1): Gồm 3 sơn NHÂM–TÝ-QUÝ 
– Hướng ĐÔNG BẮC (số 8): 3 sơn SỬU–CẤN–DẦN 
– Hướng ĐÔNG (số 3): 3 sơn GIÁP–MÃO–ẤT 
– Hướng ĐÔNG NAM (số 4) 3 sơn THÌN–TỐN–TỴ 
– Hướng NAM (số 9): 3 sơn BÍNH–NGỌ–ĐINH 
– Hướng TÂY NAM (số 2): 3 sơn MÙI–KHÔN–THÂN 
– Hướng TÂY (số 7): 3 sơn CANH–DẬU–TÂN 
– Hướng TÂY BẮC (số 6): 3 sơn TUẤT–CÀN–HỢI 
  15Phong Thủy – Huyền Không Học
Tất cả 24 sơn trên la bàn đều được xếp theo thứ tự từ trái sang phải theo chiều kim đồng hồ.
Chẳng hạn như hướng BẮC có 3 sơn là NHÂM-TÝ-QUÝ, sơn NHÂM chiếm 15 độ phía bên trái,
sơn TÝ chiếm 15 độ nơi chính giữa hướng BẮC, còn sơn QUÝ thì chiếm 15 độ phía bên phải.
Tất cả các sơn khác cũng đều theo thứ tự như thế. 
Mỗi sơn được xác định với số độ chính giữa như: sơn NHÂM tại 345 độ; TÝ 360 độ hay 0 độ;
QUÝ 15 độ; SỬU 30 độ; CẤN 45 độ; DẦN 60 độ; GIÁP 75 độ; MÃO 90 độ; ẤT 105 độ; THÌN
120  độ; TỐN 135  đô; TỴ 150 độ; BÍNH 165  độ; NGỌ 180  độ; ĐINH 195  độ; MÙI 210 độ;
KHÔN 225 độ; THÂN 240 độ; CANH 255 độ; DẬU 270 độ; TÂN 285 độ; TUẤT 300 độ; CÀN
315 độ; HỢI 330 độ; 
Phần trên là tọa độ chính giữa của 24 sơn. Từ tọa độ đó người ta có thể tìm ra phạm vi của mổi
sơn chiếm đóng trên la bàn, bằng cách đi ngược sang bên trái, cũng như sang bên phải của tọa độ
trung tâm, mỗi bên là 7 độ 5 (vì phạm vi mổi sơn chỉ có 15 độ). Chẳng hạn như hướng MÙI có
tọa độ trung tâm là 210 độ. Nếu đi ngược sang bên trái 7 độ 5 (tức là trừ đi 7 độ 5) thì được 202
độ 5. Sau đó từ tọa độ trung tâm là 210 độ lại đi thuận qua phải 7 độ 5 (tức là cộng thêm 7 độ 5)
thì được 217 độ 5. Như vậy phạm vi sơn MÙI sẽ bắt đầu từ 202 độ 5 và chấm dứt tại 217 độ 5
trên la bàn. 
  16Phong Thủy – Huyền Không Học
Chính Hướng và Kiêm Hướng 
Một vấn đề làm cho người mới học Phong thủy khá bối rối là thế nào là Chính Hướng và kiêm
Hướng? Thật ra, điều này cũng không khó khăn gì cả, vì khi đo hướng nhà (hay hướng mộ) mà
nếu thấy hướng nhà (hay hướng mộ đó) nằm tại tọa độ trung tâm của 1 sơn (bất kể là sơn nào) thì
đều được coi là Chính Hướng. Còn nếu không đúng với tọa độ tâm điểm của 1 sơn thì được coi
là Kiêm Hướng. Kiêm hướng lại chia ra là kiêm bên phải hoặc kiêm bên trái, rồi kiêm nhiều hay
kiêm ít. Nếu kiêm bên phải hoặc kiêm bên trái thì hướng nhà không được xem là thuần khí nữa,
vì đã lấn sang phạm vi của sơn bên cạnh (điều này sẽ nói rõ hơn trong phần Tam nguyên long).
Nói kiêm phải hay kiêm trái là lấy tọa độ tâm điểm của mổi sơn làm trung tâm mà tính. Chẳng
hạn như sơn MÙI có tọa độ trung tâm là 210 độ. Nếu bây giờ 1 căn nhà có hướng là 215 độ thì
nhà đó thuộc hướng MÙI (vì sơn MÙI bắt đầu từ khoảng 202 độ 5 và chấm dứt tại 217 độ 5),
nhưng kiêm bên phải 5 độ. Nhưng trong thuật ngữ Phong thủy thì người ta lại không nói kiêm
phải hoặc trái, mà lại dùng tên của những hướng được kiêm để gọi nhập chung với hướng của
ngôi nhà đó. Như trong trường hợp này là nhà hướng MÙI kiêm phải 5 độ, nhưng vì hướng bên
phải của hướng hướng MÙI là hướng KHÔN, nên người ta sẽ nói nhà này “hướng MÙI kiêm
KHÔN 5 độ” tức là kiêm sang bên phải 5 độ mà thôi. 
  17Phong Thủy – Huyền Không Học
Riêng với vấn đề kiêm nhiều hay ít thì 1 hướng nếu chỉ lệch sang bên phải hoặc bên trái khoảng
3 độ so với tọa độ tâm điểm của hướng đó thì được coi là kiêm ít, và vẫn còn giữa được thuần
khí của hướng. Còn nếu lệch quá 3 độ so với trung tâm của 1 hướng thì được coi là lệch nhiều,
nên khí lúc đó không thuần và coi như bị nhận nhiều tạp khí. Những trường hợp này cần được
dùng Thế quái (hay số thế, sẽ nói trong 1 dịp khác) để hy vọng đem được vượng khí tới hướng
hầu biến hung thành cát mà thôi. 
Tam nguyên long 
Sau khi đã biết được 24 sơn (hay hướng) thì còn phải biết chúng thuộc về Nguyên nào, và là
dương hay âm, để có thể xoay chuyển phi tinh Thuận hay Nghịch khi lập trạch vận. Nguyên này
không phải là “Nguyên” chỉ thời gian như đã nói trong “Tam Nguyên Cửu Vận”, mà là chỉ địa
khí của long mạch, hay phương hướng của trái đất mà thôi. 
Tam nguyên long bao gồm: Địa nguyên long, Thiên nguyên  long, và Nhân nguyên long. Mỗi
Nguyên bao gồm 8 sơn (hay 8 hướng), trong đó có 4 sơn dương và 4 sơn âm như sau: 
– THIÊN NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn : 
* 4 sơn dương: CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN. 
* 4 sơn âm: TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU. 
– ĐỊA NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn: 
* 4 sơn dương: GIÁP, CANH, NHÂM, BÍNH. 
* 4 sơn âm: THÌN, TUẤT, SỬU, MÙI. 
– NHÂN NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn: 
* 4 sơn dương: DẦN, THÂN, TỴ, HỢI. 
* 4 sơn âm: ẤT, TÂN, ĐINH, QUÝ. 
Với sự phân định âm hay dương của mỗi hướng như trên, người ta có thể biết được lúc nào phi
tinh sẽ đi thuận hoặc đi nghịch khi xoay chuyển chúng theo vòng LƯỢNG THIÊN XÍCH. (điều
này sẽ được nói rõ trong phần lập tinh bàn cho trạch vận ở 1 mục khác). 
Ngoài ra, nếu nhìn kỹ vào sự phân chia của Tam nguyên Long ta sẽ thấy trong mổi hướng của
Bát quái được chia thành 3 sơn, và bao gồm đủ ba Nguyên: Địa, Thiên và Nhân, theo chiều kim
đồng hồ. Thí dụ như hướng BẮC được chia thành 3 sơn là NHÂM-TÝ-QUÝ, với NHÂM thuộc
Địa nguyên long, TÝ thuộc Thiên nguyên long, và QUÝ thuộc Nhân nguyên long. Các hướng
còn lại cũng đều như thế, nghĩa là Thiên nguyên long ở chính giữa, Địa nguyên long nằm bên
phía tay trái, còn Nhân nguyên long thì nằm bên phía tay phải. Từ đó người ta mới phân biệt ra
Thiên nguyên long là quẻ Phụ mẫu, Địa nguyên long là Nghịch tử (vì nằm bên tay trái của Thiên
nguyên long tức là nghịch chiều xoay chuyển của vạn vật), còn Nhân nguyên long là Thuận tử.
  18Phong Thủy – Huyền Không Học
Trong 3 nguyên Địa-Thiên-Nhân thì Thiên và Nhân là có thể kiêm được với nhau (vì là giữa phụ
mẫu và thuận tử). Còn Địa nguyên long là nghịch tử chỉ có thể đứng 1 mình, không thể kiêm phụ
mẫu hay thuận tử. Nếu Địa kiêm Thiên tức là âm dương lẫn lộn (hay âm dương sai thố). Nếu Địa
kiêm Nhân thì sẽ bị xuất quái. 
– Ví dụ: Nhà hướng MÙI 205 độ. Vì hướng MÙI bắt đầu từ 202 độ 5, nên nhà hướng 205 độ
cũng vẫn nằm trong hướng MÙI, nhưng kiêm sang phía bên trái 5 độ, tức là kiêm hướng ẤT 5
độ. Vì hướng MÙI là thuộc Địa nguyên long (tức Nghịch tử), chỉ có thể lấy chính hướng (210 độ)
chứ không thể kiêm, cho nên trường hợp này là bị phạm xuất quái, chủ tai họa, bần tiện. Ngược
lại, nếu 1 căn nhà có hướng là 185 độ, tức là hướng NGỌ kiêm ĐINH 5 độ. Vì NGỌ là quẻ Phụ
mẫu, kiêm sang bên phải tức là kiêm Thuận tử nên nhà như thế vẫn tốt chứ không xấu. Đây là 1
trong những yếu tố căn bản và quan trọng của Huyền không Học, cần phải biết và phân biệt rõ
ràng. Có như vậy mới biết được tuy 2 nhà cùng 1 trạch vận, nhưng nhà thì làm ăn khá, mọi người
sang trọng, có khí phách, còn nhà thì bình thường, con người cũng chỉ nhỏ mọn, tầm thường mà
thôi. Cho nên sự quý, tiện của 1 căn nhà phần lớn là do có biết chọn đúng hướng hoặc biết kiêm
hướng hay không mà ra. Những điều này sẽ đuoc nói rõ hơn trong phần Lập hướng và Kiêm
hướng ở 1 bài khác. 
Phương Pháp Lập Tinh Bàn
Muốn lập tinh bàn (hay trạch vận) cho 1 căn nhà (hay 1 ngôi mộ) thì vấn đề trước tiên là phải
biết căn nhà hay ngôi mộ đó được xây dựng trong năm nào, tháng nào? Rồi dựa vào bảng Tam
Nguyên Cửu Vận gần đây nhất mà xác định nhà đó thuộc vận nào? Thí dụ như 1 căn nhà được
xây xong vào tháng 6 năm 1984. Nếu nhìn vào bảng Tam Nguyên Cửu Vận gần đây thì thấy Vận
7 bắt đầu từ 1984 và kết thúc vào cuối năm 2003, cho nên biết nhà đó thuộc vận 7 Hạ Nguyên. 
Nhưng vấn đề xác định nhà thuộc vận nào trở nên rắc rối và phức tạp khi 1 căn nhà đã được xây
xong khá lâu, sau đó được chủ nhà tu sửa hay xây lại nhiều lần. Hoặc sau khi xây xong thì căn
nhà đã được đổi chủ… Đối với những căn nhà trên thì việc xác định căn nhà thuộc vận nào là phụ
thuộc vào những yếu tố sau đây: 
– Nếu sau khi vào ở 1 thời gian rồi chủ nhà hoặc là dỡ mái lợp lại (nếu là nhà trệt), hoặc là tu sửa
quá 1/3 diện tích căn nhà, hoặc là đập đi xây mới thì căn nhà sẽ không còn thuộc về vận cũ lúc
mới xây nhà hay dọn vào nhà ở nữa, mà sẽ thuộc về vận là lúc gia chủ thực hiện những việc tu
sửa trên. 
– Nếu căn nhà được đổi chủ (vì bán hoặc cho thuê) thì khi lập tinh bàn căn nhà cho chủ mới thì
phải dựa vào thời điểm họ dọn vào nhà này ở, chứ không dựa vào thời điểm lúc xây nhà. Nếu 1
căn nhà được đổi chủ nhiều lần, thì khi lập tinh bàn cho người chủ nào thì chỉ dựa vào thời điểm
người đó dọn vào căn nhà để ở là thuộc vận nào. Cũng lấy thí dụ căn nhà ở trên, xây xong và dọn
vào ở tháng 6 năm 1984 nên căn nhà thuộc vận 7. Nhưng nếu vào năm 2000 người chủ đó bán
nhà cho 1 người khác. Khi người này dọn vào ở trong năm đó thì trạch vận căn nhà vẫn thuộc
  19Phong Thủy – Huyền Không Học
vận 7 (vì vận 7 bắt đầu từ năm 1984 và kết thúc vào cuối năm 2003). Nếu người này ở tới năm
2005 rồi lại bán nhà đi nơi khác, thì khi người chủ mới dọn về nhà này thì trạch vận căn nhà của
họ lại thuộc về Vận 8 (vì Vận 8 bắt đầu từ năm 2004 và kết thúc vào cuối năm 2023) Cho nên
tùy thời điểm mà gia chủ dọn vào căn nhà là thuộc vận nào mà tính trạch vận cho họ thuộc vận
đó. 
– Đối với những căn nhà vừa tu sửa như trường hợp 1, vừa thay đổi chủ như trường hợp 2 thì
trường hợp nào xảy ra gần nhất thì trạch vận của căn nhà sẽ thuộc về Vận đó. Cũng lấy thí dụ
căn nhà xây năm 1984 (nhà thuộc vận 7), sau đó bán lại cho 1 người khác vào năm 2000 (nhà
vẫn thuộc vận 7). Nhưng đến năm 2004 thì người này tu sửa nhà lại nên nhà lúc đó sẽ thuộc về
vận 8. Đến khi người đó bán nhà vào năm 2005 thì căn nhà cũng vẫn thuộc vận 8 đối với chủ
mới. 
– Đối với những căn nhà tuy không đổi chủ hay được tu sửa, nhưng nếu chủ nhà đóng cửa đi
vắng 1 thời gian từ hơn 1 tháng trở lên, đến khi họ trở về thì căn nhà sẽ thuộc về Vận vào lúc họ
trở về, chứ không còn thuộc về Vận cũ nữa. Cũng lấy thí dụ nhà xây năm 1984, người chủ sau
khi mua ở đó được hơn 20 năm. Tới năm 2005 người đó có công chuyện phải đi xa hơn 2 tháng
mới về. Như vậy khi người này trở về nhà thì lúc đó căn nhà sẽ chuyển sang thuộc về Vận 8, chứ
không còn thuộc về Vận 7 nữa. 
– Đối với những căn nhà được xây hay dọn vào ở trong những năm cuối của 1 vận thì trạch vận
của căn nhà thường là thộc về vận mới, chứ cũng không thuộc về vận cũ nữa. Thí dụ như những
căn nhà được xây hay được dọn vào ở năm 2003, tức là năm cuối cùng của Vận 7 thì trạch vận
của căn nhà sẽ thuộc về Vận 8, chứ không thuộc về Vận 7 nữa. 
– Riêng với âm phần (mồ mả), thì trạch vận được tính vào lúc ngôi mộ mới được xây, hoặc lúc
sau này con cháu cải táng hay tu sửa mộ bia lại. Chẳng hạn như 1 ngôi mộ được dựng lên vào
năm 1987 thì thuộc Vận 7, đến năm 2006 thì con cháu xây mộ, thay bia lại thì lúc đó mộ lại
thuộc về Vận 8. 
Khi đã biết cách xác định nhà (hay mộ) thuộc Vận nào thì mới có thể lập tinh bàn cho căn nhà
(hay phần mộ đó). Nhưng trước hết lấy 1 tờ giấy trắng vẽ 1 ô vuông lớn, sau đó chia ô vuông đó
ra làm 9 ô nhỏ, với 8 ô chung quanh tiêu biểu cho 8 hướng: BẮC, ĐÔNG BẮC, ĐÔNG, ĐÔNG
NAM, NAM, TÂY NAM, TÂY, và TÂY BẮC. Riêng ô giữa được coi là trung cung. Sau đó mới
có thể tiến hành việc lập tinh bàn như sau: 
Lập Vận bàn 
Muốn lập Vận bàn thì lấy số của Vận mà căn nhà (hay ngôi mộ) đó thuộc về đem nhập trung
cung, nhưng an ở trên cao và chính giữa của trung cung, rồi di chuyển THUẬN theo vòng Lượng
thiên Xích. 
  20Phong Thủy – Huyền Không Học
Thí dụ nhà xây năm 1984 tức thuộc Vận 7. Như vậy, lấy số 7 nhập trung cung, sau đó theo chiều
thuận an số 8 tại phía TÂY BẮC, số 9 tại phía TÂY, số 1 tại phía ĐÔNG BẮC, số 2 tới NAM,
số 3 tới BẮC, số 4 tới TÂY NAM, số 5 tới ĐÔNG, số 6 tới ĐÔNG NAM. Tất cả những số đó
đều được gọi là “Vận tinh” (tức phi tinh của Vận) của căn nhà này, và đều được an ở trên cao và
chính giữa của mỗi cung. Điều nên nhớ khi lập Vận bàn là phi tinh chỉ di chuyển “THUẬN”, tức
là từ số nhỏ lên số lớn, chứ không bao giờ đi chuyển “NGHỊCH” từ số lớn xuống số nhỏ hơn. 
Lập Sơn bàn 
Theo thuật ngữ Phong thủy, “Sơn” (có nghĩa là núi) dùng  để chỉ khu vực phía sau nhà (tức
phương “tọa”). Cho nên sau khi đã an Vận bàn thì nhìn xem số nào tới khu vực phía sau của căn
nhà. Lấy số đó đem nhập trung cung, nhưng để tại góc dưới mé bên trái. Lúc này cần phải biết
tọa của căn nhà thuộc sơn nào, rồi PHỐI HỢP với Tam Nguyên Long của Vận tinh tới phương
tọa để quyết định di chuyển theo chiều “THUẬN” hay “NGHỊCH”. 
Thí dụ như căn nhà có hướng là 0 độ thì phương tọa của căn nhà sẽ là 180 độ (vì tọa bao giờ
cũng xung với hướng, tức là cách nhau 180 độ). Như vậy căn nhà này sẽ là tọa NGỌ hướng TÝ.
Nếu xây năm 1984 tức thuộc Vận 7, nên lấy số 7 nhập trung cung di chuyển Thuận như đã nói ở
trên thì 2 tới NAM tức phương tọa của nhà này. Bây giờ muốn lập Sơn bàn thì phải lấy số 2 nhập
trung cung (để ở góc dưới mé bên trái), nhưng muốn biết nó sẽ xoay chuyển “THUẬN” hay
“NGHỊCH” thì phải coi xem Tam Nguyên Long của số 2 là gì? Vì số 2 (tứcø hướng TÂY NAM)
có 3 sơn là MÙI-KHÔN-THÂN, với MÙI thuộc âm và KHÔN-THÂN thuộc dương trong Tam
nguyên Long. Mà tọa của căn nhà là nằm nơi phía NAM. Phía NAM cũng có 3 sơn là BÍNH-
NGỌ-ĐINH. Vì trong Vận 7, số 2 tới phía NAM, nên lấy 3 sơn MÙI-KHÔN-THÂN của số 2 áp
đặt lên 3 sơn BÍNH-NGỌ-ĐINH của phương này. Nhưng vì chính tọa của căn nhà là nằm tại sơn
NGỌ, tức là trùng với sơn KHÔN của số 2. Vì sơn KHÔN là thuộc Dương trong Tam Nguyên
Long, cho nên mới lấy số 2 nhập trung cung rồi di chuyển theo chiều “THUẬN”, tức là số 3 tới
TÂY BẮC, số 4 tới TÂY, số 5 tới ĐÔNG BẮC, số 6 tới NAM, số 7 tới BẮC, số 8 tới TÂY
NAM, số 9 tới ĐÔNG, số 1 tới ĐÔNG NAM. Tất cả những số này đều được gọi là “Sơn tinh”
(tức phi tinh của phương tọa) của trạch vận, với sơn tinh số 6 nằm tại phương tọa (tức phía NAM)
của căn nhà này. Mọi Sơn tinh đều được an tại góc phía dưới bên trái của mỗi cung, để tiện phân
biệt giữa chúng với “Vận tinh” Và “Hướng tinh”. 
Lập Hướng bàn 
Sau khi đã lập xong “Sơn bàn” thì bắt đầu tới việc lập Hướng bàn. Việc lập Hướng bàn cũng
tương tự như việc lập Sơn bàn, tức là tìm “Vân tinh” tới phía trước nhà là số nào? Lấy số đó đem
nhập trung cung, nhưng để nơi góc phía dưới mé bên phải. Sau đó cũng phải xác định hướng của
căn nhà là thuộc sơn nào? Rồi PHỐI HỢP với Tam nguyên Long của Vận tinh tới hướng mà
quyết định di chuyển “THUẬN” hay “NGHỊCH”. 
  21Phong Thủy – Huyền Không Học
Cho nên nếu vẫn lấy thí dụ là căn nhà tọa NGỌ hướng TÝ, nhập trạch trong Vận 7 như ở trên thì
sẽ thấy Vận tinh số 3 tới hướng. Vì số 3 thuộc phía ĐÔNG, gồm 3 sơn GIÁP-MÃO-ẤT, với
GIÁP thuộc dương, còn MÃO- ẤT thuộc âm trong Tam Nguyên Long. Còn hướng nhà nằm về
phía BẮC, cũng có 3 sơn là NHÂM-TÝ-QUÝ. Đem áp đặt 3 sơn GIÁP-MÃO-ẤT của số 3 lên 3
sơn NHÂM-TÝ-QUÝ của phía BẮC, nhưng vì chính hướng của căn nhà là thuộc sơn TÝ, tức
trùng với sơn MÃO của số 3. Vì sơn MÃO thuộc âm trong Tam nguyên Long, cho nên lấy số 3
nhập trung cung rồi di chuyển theo chiều ”NGHỊCH”, tức là 2 tới TÂY BẮC, 1 tới TÂY, 9 tới
ĐÔNG BẮC, 8 tới NAM, 7 tới BẮC, 6 tới TÂY NAM, 5 tới ĐÔNG, 4 tới ĐÔNG NAM. Tất cả
những số này đều được gọi là “Hướng tinh” (tức phi tinh của Hướng) của trạch vận, với hướng
tinh số 7 nằm ở hướng, nên trong Vận 7 thì nhà này được “vượng tinh tới hướng” nên được xem
là 1 nhà tốt. Tất cả những Hướng tinh đều được an tại góc phía dưới mé bên phải của mỗi cung. 
Như vậy, sau khi đã lập “Vận bàn” , “Sơn bàn” và “Hướng bàn” , chúng ta sẽ xác định được vị
trí của mọi Vận tinh, Sơn tinh và Hướng tinh. Đây chính là trạch vận của 1 căn nhà hay 1 phần
mộ. Như vậy, 1 trạch vận gồm có 3 tinh bàn: Vận bàn, Sơn bàn và Hướng bàn. Kết hợp nó với
địa thế chung quanh và cấu trúc bên trong của 1 căn nhà, người học Phong thủy Huyền Không sẽ
có thể phán đoán chính xác mọi diễn biến tốt, xấu đã, đang và sẽ xảy ra cho căn nhà đó. 
Sau cùng, điều mà người học Huyền KHông cần nhớ là khi muốn lập Sơn bàn hay Hướng bàn thì
nếu tọa hay hướng nhà mà trùng với “sơn” DƯƠNG của Vận tinh thì di chuyển “THUẬN”, nếu
trùng với “sơn” ÂM của vận tinh thì di chuyển “NGHỊCH”. Tức là sự di chuyển “THUẬN” hay
“NGHỊCH” của sơn và Hướng tinh là hoàn toàn do “SƠN” của Vận tinh trùng với tọa và hướng
nhà là DƯƠNG hay ÂM mà thôi. Ngoài ra, chỉ có việc lập tinh bàn cho Sơn và Hướng bàn mới
có trường hợp phi tinh di chuyển theo chiều “NGHỊCH”. Còn tất cả các trường hợp khác thì phi
tinh đều đi chuyển theo chiều “THUẬN” tức là từ số nhỏ lên số lớn hơn.
Tam Nguyên, Cửu Vận
Khác với những trường phái Phong thủy được lưu hành từ trước tới nay như Loan đầu, Mật tông,
Bát trạch… Huyền không chẳng những dựa vào địa thế và hình cục trong, ngoài, mà còn dựa vào
cả yếu tố thời gian để đoán định sự vượng, suy, được, mất của âm-dương trạch. Một căn nhà có
thể được xây dựng trên 1 mảnh đất có địa thế tốt (hoặc xấu), nhưng không phải vì thế mà nó sẽ
tốt (hay xấu) vĩnh viễn, mà tùy theo biến đổi của thời gian sẽ đang từ vượng chuyển sang suy,
hay đang từ suy chuyển thành vượng. Đó là lý do giải thích tại sao có nhiều gia đình khi mới vào
ở 1 căn nhà thì làm ăn rất khá, nhưng 5, 10 năm sau lại bắt đầu suy thoái dần. Hay có những gia
đình sau bao nhiêu năm sống trong 1 căn nhà nghèo khổ, bỗng tới lúc con cái ăn học thành tài,
gia đình đột nhiên phát hẳn lên… Cho nên đối với Phong thủy Huyền Không thì không những chỉ
là quan sát địa hình, địa vật bên ngoài, cấu trúc, thiết kế bên trong căn nhà, mà còn phải nắm
vững từng mấu chốt của thời gian để đoán định từng giai đoạn lên, xuống của 1 trạch vận (nhà ở
hay phần mộ). Nhưng thời gian là 1 chuyển biến vô hình, chỉ có đi, không bao giờ trở lại, thế thì
lấy gì làm căn mốc để xác định thời gian? Để giải quyết vấn đề này, người xưa đã dùng cách chia
  22Phong Thủy – Huyền Không Học
thời gian ra thành từng Nguyên, Vận. Nguyên là 1 giai đoạn dài khoảng 60 năm hay 1 Lục thập
Hoa Giáp. Mỗi Nguyên lại được chia thành 3 vận, mỗi vận kéo dài khoảng 20 năm. Mặt khác, cổ
nhân còn định ra Tam Nguyên là: 
– Thượng Nguyên: bao gồm 3 vận 1, 2, 3. 
– Trung Nguyên: bao gồm 3 vận 4, 5, 6. 
– Hạ Nguyên : bao gồm 3 vận 7, 8, 9. 
Như vậy, Tam Nguyên Cửu Vận tức là 3 Nguyên: Thượng, Trung, Hạ, trong đó bao gồm 9 Vận,
từ Vận 1 tới Vận 9. Tổng cộng là chu kỳ 180 năm, cứ từ Vận 1 (bắt đầu vào năm GIÁP TÝ) đi
hết 3 Nguyên (tức 9 Vận) rồi lại trở về Vận 1 Thượng Nguyên lúc ban đầu. Cứ như thế xoay
chuyển không ngừng. Còn sở dĩ người xưa lại dùng chu kỳ 180 năm (tức Tam Nguyên Cửu Vận)
làm mốc xoay chuyển của thời gian là vì các hành tinh trong Thái Dương hệ cứ sau 180 năm lại
trở về cùng nằm trên 1 đường thẳng. Đó chính là năm khởi đầu cho Vận 1 của Thượng Nguyên.
Dùng đó làm mốc để tính thời gian, người ta có thể suy ra Tam Nguyên Cửu Vận gần đây nhất là: 
THƯỢNG NGUYÊN: 
* Vận 1: từ năm 1864- 1883 
* Vận 2: từ năm 1884- 1903 
* Vận 3: từ năm 1904- 1923. 
TRUNG NGUYÊN : 
* Vận 4: từ năm 1924- 1943 
* Vận 5: từ năm 1944- 1963 
* Vận 6: từ năm 1964- 1983 
HẠ NGUYÊN: 
* Vận 7: từ năm 1984- 200 
* Vận 8: từ năm 2004- 2023 
* Vận 9: từ năm 2024- 2043 
Như vậy, năm 2043 là năm cuối cùng của vận 9 Hạ Nguyên. Cho nên vào năm 2044 (tức năm
GIÁP TÝ) thì lại trở về vận 1 của Thượng Nguyên, cứ như thế xoay chuyển mãi không ngừng.
Điều quan trọng cho những ai mới học Huyền Không phi tinh là phải biết rõ năm nào thuộc Vận
và Nguyên nào. Chẳng hạn như năm 1980 là thuộc về vận 6 Trung Nguyên, vì nó nằm trong giai
đoạn từ năm 1964-1983. Hoặc như năm 1991 là thuộc về vận 7 Hạ Nguyên, vì nó nằm trong giai
đoạn từ năm 1984- 2003. Cho nên những nhà cửa hay phần mộ xây trong năm 1991 đều thuộc về
  23Phong Thủy – Huyền Không Học
vận 7 Hạ Nguyên, hay những nhà xây năm 1980 đều thuộc về vận 6 Trung Nguyên. Có nắm
vững được điều này thì mới có thể thiết lập trạch vận cho nhà cửa hay mộ phần được. 
Vượng Sơn, Vượng Hướng
Sau khi đã thiết lập được tinh bàn (hay trạch vận) cho 1 căn nhà thì điều trước tiên là phải xác
định được những khu vực nào có sinh –vượng khí, cũng như những khu vực nào có suy – tử khí
của căn nhà đó. Điều này cũng rất dễ dàng, vì chỉ cần căn cứ vào thời điểm lúc đang coi Phong
thủy cho căn nhà là thuộc vận nào, rồi lấy vận đó làm chuẩn mốc. Kế đó nhìn vào hết 9 cung của
trạch bàn. Hễ thấy cung nào có Hướng tinh cùng 1 số với đương Vận (tức vận hiện tại) thì khu
vực đó được xem là có VƯỢNG KHÍ. Những cung nào có 2 số tiếp theo sau vượng khí thì được
xem là có SINH KHÍ. Những cung nào có số trước số của vượng khí thì bị coi là có SUY KHÍ.
Còn những cung nào có những số trước vượng khí từ 2 số trở lên thì đều bị coi là có TỬ KHÍ.
Những điều này được áp dụng cho cả Hướng tinh lẫn Sơn tinh, còn Vận tinh thì không mấy quan
trọng nên không cần phải xét tới. 
*Thí dụ 1: Nhà tọa TÝ hướng NGỌ, xây xong và vào ở trong vận 8. 
Nếu lập trạch vận thì sẽ thấy Hướng tinh 8 tới phía NAM, nên phía NAM  được xem là  đắc
VƯỢNG KHÍ (vì hướng tinh cùng 1 số với đương Vận, tức Vận 8). Còn phía ĐÔNG BẮC có
hướng tinh số 9, phía TÂY có hướng tinh số 1, tức là 2 số tiếp theo sau số 8 (vì sau 8 là 9, sau 9
lại trở về 1) nên là 2 khu vực có SINH KHÍ. Còn phía BẮC có hướng tinh số 7, trước số 8
(đương vận) 1 số nên là khu vực có SUY KHÍ. Những phía còn lại có những hướng tinh 6, 5, 4,
3, 2, tức là những số trước số 8 tối thiểu là 2 số nên đều là những khu vực có TỬ KHÍ. Đó là mới
chỉ xét về Hướng tinh. Sau đó lần lượt làm như vậy với Sơn tinh để tìm ra những khu vực có
Sinh- Vượng khí hay Suy-Tử khí. 
* Thí dụ 2: Cũng nhà tọa TÝ hướng NGỌ, xây xong và vào ở năm 2000 (tức vận 7). 
  24Phong Thủy – Huyền Không Học
Đến năm 2007 mới coi Phong thủy. Vì nhà còn mới, chưa tu sửa gì nhiều, chủ nhà cũng chưa
bao giờ đi xa quá 1 tháng, cho nên khi lập trạch vận thì vẫn phải dùng Vận 7 để lập Vận bàn. Sau
đó lấy Tọa, Hướng bàn thì sẽ thấy Hướng tinh 7 tới phía BẮC, Hướng tinh 8 tới phía TÂY NAM.
Hướng tinh 9 tới phía ĐÔNG, Hướng tinh 1 tới phía ĐÔNG NAM. Vì nhà này nhập trạch trong
vận 7, nên lúc đó phía BẮC có Hướng tinh số 7, nên là 1 khu vực tốt (đắc VƯỢNG KHÍ). Còn
phía ĐÔNG NAM có Hướng tinh số 1, lúc đó trong Vận 7 còn là Tử khí nên là 1 khu vực xấu.
Nhưng đến năm 2007 mới coi Phong thủy thì đã qua Vận 8, nên lúc đó khu vực phía BẮC có số
7 là bị SUY KHÍ, nên đã biến thành xấu. Còn khu vực phía TÂY NAM có hướng tinh số 8, lúc
này đã trở thành VƯỢNG KHÍ, nên là khu vực tốt nhất của căn nhà. Rồi Hướng tinh số 1 đang là
TỬ KHÍ của vận 7 trở thành SINH KHÍ của vận 8, nên khu vực phía ĐÔNG NAM cũng đang từ
xấu mà biến thành tốt. 
Cho nên sự biến đổi của Sơn, Hướng tinh: từ Sinh-Vượng thành Suy-Tử, rồi từ Suy-Tử trở thành
Sinh-Vượng là điều mà người học Huyền Không cần để ý, và nó cũng là 1 trong những yếu tố
giúp cho việc giải đoán Phong thủy thêm phần linh hoạt và uyển chuyển, chính xác hơn. 
Sau khi đã phân biệt Cửu khí thành SINH-VƯỢNG-SUY-TỬ cho mỗi vận thì mới xét tới mức
độ ảnh hưởng của chúng như sau: 
– SINH KHÍ: có tác dụng tốt, tuy ảnh hưởng lâu dài và trong tương lai, nhưng cũng cần được
phát huy. 
– VƯỢNG KHÍ: có tác dụng tốt đẹp và mau chóng, nhất là trong lúc còn đương vận, cho nên cần
được phát huy càng sớm càng tốt. 
– SUY KHÍ: vì chỉ là khí suy nên tác dụng cũng chưa đến nổi xấu lắm (ngoại trừ các khí 2, 5, 7)
cho nên tuy cần phải né tránh nhưng cũng không phải là tuyệt đối. 
– TỬ KHÍ: là những khí xấu cần phải né tránh, nếu không sẽ có tai họa về nhân sự, sức khỏe
hoặc tiền bạc. 
  25Phong Thủy – Huyền Không Học
Kế đó lại còn phải phân biệt những khí SINH-VƯỢNG-SUY-TỬ đó là Sơn tinh hay Hướng tinh.
Nếu là Sơn tinh thì sẽ có  ảnh hưởng  đến nhân sự (số lượng người nhiều, ít, tài giỏi hay
không…trong nhà). Nếu là Hướng tinh thì sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc của gia đình
đó. 
Trong “Thiên ngọc kinh Ngoại thiên” của Dương công Chẩm có viết: “Sơn quản nhân  đinh,
Thủy quản tài lộc”. Chữ “Sơn” ở đây không chỉ có nghĩa là “núi”, mà còn là Sơn tinh của 1 trạch
vận. Cũng như chữ “Thủy” không chỉ có ý nghĩa là “sông nước”, mà còn là Hướng tinh (do quan
niệm phương tọa cần có núi, phía trước cần có thủy). Cho nên Sơn tinh chủ về nhân đinh, còn
Hướng tinh chủ về tài lộc. 
Vì đã gọi là “Sơn”, nên Sơn tinh nếu muốn phát huy tác dụng (hay đắc cách) thì cần phải có núi
cao (hay nhà hoặc cây cao…). Vì đã gọi là “Thủy”, nên Hướng tinh nếu muốn phát huy tác dụng
thì cần phải gặp nước (thủy). Nhưng không phải Sơn tinh nào cũng cần phải gặp núi, mà chỉ có
những Sơn tinh đang là khí Sinh, Vượng mà thôi. Chẳng hạn như trong vận 1 thì các Sơn tinh 1
(vượng khí), 2, 3 (sinh khí) đóng ở khu vực nào thì cần có núi hay nhà cao ở tại khu vực đó. Có
như vậy thì gia đình đó nhân đinh đông đúc, lại chủ xuất hiện người tài giỏi, có danh, có tiếng.
Ngược lại, những khu vực có những Sơn tinh là Suy khí hay Tử khí thì lại cần thấp, trống hay
bằng phẳng. Nếu tại những khu vực đó mà có núi hay nhà cao… thì sẽ có tai họa về nhân đinh
như hiếm người, con cái khó lấy chồng, lấy vợ, hoặc trong nhà xuất hiện cảnh chia ly, góa bụa,
cô quả… 
Đó chỉ là riêng đối với các trường hợp khí SINH, VƯỢNG, SUY, TỬ của Sơn tinh. Còn đối với
các trường hợp của Hướng tinh cũng thế. Tuy rằng Hướng tinh cần có Thủy, nhưng chỉ những
khu vực nào có Sinh khí hay Vượng khí của Hướng tinh mới cần có Thủy như sông, hồ, ao, biển
hoặc buồng tắm, nhà vệ sinh, đường xá, cửa ra vào… Nếu được như thế thì tài lộc dồi dào, của
cải sung túc, công việc làm  ăn  ổn  định… Ngược lại, nếu những khu vực có Suy, Tử khí của
Hướng tinh mà lại có “THỦY” thì nhà đó tài lộc túng thiếu, dễ bị hao tán tiền của, công ăn việc
làm lụn bại… 
Thí dụ: nhà hướng 30 độ, tức tọa MÙI hướng SỬU, vào ở trong vận 8. 
  26Phong Thủy – Huyền Không Học
Nếu lập Trạch vận thì sẽ thấy các Hướng tinh 8 (Vượng khí), 9, 1 (Sinh khí) ở các khu vực phía
ĐÔNG BẮC, TÂY và TÂY BẮC. Cho nên những khu vực này (bên trong hay bên ngoài nhà)
cần có thủy của sông hồ, ao biển, buồng tắm, cửa ra vào … Còn khu vực phía NAM có hướng
tinh 7 (Suy khí) nên không nên có thủy, nếu có tất nhà sẽ dễ bị trộm cướp quấy phá. Những khu
vực còn lại cũng toàn là Tử khí của Hướng tinh nên đều không nên có thủy hoặc cửa ra vào. 
Kế đó lại xét tới những trường hợp của các Sơn tinh. Vì các Sơn tinh số 8 (Vượng khí), 9, 1
(Sinh khí) nằm tại các khu vực phía TÂY NAM, BẮC và NAM, nên nếu những khu vực này mà
có núi hay nhà cao… thì nhà này sẽ đông con, nhiều cháu, con cái tài giỏi, nên người… Các khu
vực còn lại thì chỉ toàn là Suy khí hay Tử khí của Sơn tinh, nên nếu có núi hay nhà cao tất sẽ làm
phương hại tới nhân đinh của căn nhà này. 
Sau khi đã biết và phân biệt được những yếu tố trên rồi mới có thề xét tới trường hợp cơ bản đầu
tiên của Phong thủy Huyền Không là Vượng sơn, Vượng hướng. Như chúng ta đã biết, Phong
thủy bắt đầu từ Hình tượng, rồi sau này mới phát triển lên tới Lý khí và Vận số. Mà Hình tượng
phái (tức Loan  đầu phái) thường chủ trương nhà cần có núi bao bọc, che chở nơi phía sau
(Huyền Vũ), còn phía trước thì cần phải trống thoáng, có sông, hồ phản chiếu ánh sáng để tích tụ
Long khí (Chu Tước), đồng thời có cửa ra vào để hấp thụ Long khí. Còn đối với Phong thủy
Huyền không thì khi cất nhà phải chọn hướng như thế nào cho Vượng khí của Hướng tinh tới
Hướng (tức phía trước), còn Vượng khí của Sơn tinh tới phía sau. Phối hợp giữa Hình tượng với
Lý khí (tức phi tinh) thì nhà này sẽ có Vượng khí của Hướng tinh tới phía trước, đắc Thủy của
sông hồ, lại có lối ngõ, cửa nẻo vào nhà nên tài lộc đại vượng. Còn Vượng khí của Sơn tinh tới
phía sau gặp núi nên chủ vượng nhân đinh, con cháu đông đúc, nhân tài xuất hiện nên là cách
cục “phúc lộc song toàn”. Cho nên Vượng Sơn, Vượng Hướng (còn gọi là ĐÁO SƠN, ĐÁO
HƯỚNG, vì vượng khí của Sơn tinh tới tọa, vượng khí của Hướng tinh tới hướng) là cách cục cơ
  27Phong Thủy – Huyền Không Học
bản của Phong thủy và Huyền Không. Những nhà có cách cục như vậy còn được gọi là những
nhà có “Châu bảo tuyến” (hướng nhà quý như châu báu). Điểm quan trọng của những trường
hợp này là giữa hình thế bên ngoài (Loan đầu) và phi tinh có sự tương phối thích hợp. Ngược lại,
nếu 1 căn nhà phía trước cũng có sông hồ, phía sau cũng có núi cao. Nhưng do việc chọn hướng
không thích hợp, hoặc do xây dựng không đúng lúc mà khi lập Trạch vận thì Vượng khí của Sơn
tinh lại tới hướng (phía trước), còn vượng khí của Hướng tinh lại tới tọa (phía sau) thì tuy hình
thế chung quanh của ngôi nhà là tốt, nhưng do không ứng hợp được với phi tinh nên lại chủ phá
tài, tổn đinh, tan cửa nát nhà mà thôi. Đây còn gọi là cách cục “Thượng sơn, Hạ thủy” sẽ nói ở 1
phần khác. 
Một điểm cần chú ý trong cách cục “vượng Sơn, vượng Hướng” (hay “Đáo Sơn, Đáo Hướng”)
này là tuy trên lý thuyết thì các nhà Phong thủy thường coi những nhà có vượng khí của Hướng
tinh tới phía trước, còn vượng khí của Sơn tinh tới phía sau nhà là cách cục “vượng Sơn, vượng
Hướng”. Nhưng điều quan trọng là ngoại hình bên ngoài của căn nhà (Loan đầu) có phù hợp với
vượng khí của Sơn và Hướng tinh hay không? Nếu phù hợp thì mới thật sự là cách cục “vượng
Sơn, vượng Hướng”, và nhà mới phát phúc, phát lộc. Còn nếu ngoại hình không phù hợp thì sẽ
biến thành cách cục “Thượng Sơn, Hạ Thủy” mà gây ra hung họa đầy dãy. Nhưng thế nào là phù
hợp hay không phù hợp? Như chúng ta  đã biết, Sơn tinh mà muốn  đắc cách thì phải  đóng ở
những khu vực có núi cao. Còn Hướng tinh mà muốn đắc cách thì phải đóng ở những khu vực có
Thủy như sông biển hoặc đường đi hay cửa nẻo ra vào nhà… Cho nên những nhà mà có vượng
khí của Hướng tinh tới phía trước thì còn  đòi hỏi khu vực phía trước của nhà  đó phải trống,
thoáng, có thủy hay đường đi, cửa ra vào… Còn vượng khí của Sơn tinh đến phía sau cũng đòi
hỏi khu vực phía sau nhà có núi hay nhà cao… Có như thế mới được coi là thật sự đắc cách “Đáo
Sơn, Đáo Hướng” mà đinh, tài đều vượng. Ngược lại, nếu như nhà đó có vượng khí của Hướng
tinh tới phía trước, nhưng phía trước nhà lại có núi hay nhà cao, hoặc bị gò đất nhô lên, hay bị
cây cối rậm rạp, um tùm che chắn… tức là vượng khí của Hướng tinh không gặp “Thủy” mà lại
gặp “Sơn”. Còn vượng khí của Sơn tinh tuy tới phía sau, nhưng phía sau nhà lại không có núi
hay nhà cao, mà lại có sông, hồ, ao, biển, hoặc cống rãnh…, tức là vượng khí của Sơn tinh không
gặp “Sơn” mà lại gặp “Thủy”. Đó đều là những cách cục suy bại về tài lộc và nhân đinh. Cho
nên mới nói giữa phi tinh và ngoại hình Loan đầu bên ngoài phải có sự phù hợp là như vậy. Nếu
phù hợp thì mới thật sự là “vượng”, và mọi sự mới được tốt đẹp. Còn nếu như trái ngược (tức
không phù hợp) thì dù có “vượng” cũng sẽ thành “suy” và phát sinh ra muôn vàn tai họa. Đây là
điều mà người học Huyền không cần phải ghi nhớ.
Thượng Sơn, Hạ Thủy
“Thanh nang Tự” viết: “Long thần trên núi không được xuống nước, Long thần dưới nước không
được lên núi”. Đây là 1 nguyên lý trọng yếu của Huyền Không, hay như Thẩm trúc Nhưng nói là
“then chốt của cát, hung, họa, phúc”. 
  28Phong Thủy – Huyền Không Học
Như chúng ta đã biết “Sơn quản nhân đinh, Thủy quản tài lộc”. Chữ “Sơn” ở đây không những
chỉ nói về “Núi”, mà còn dùng để ám chỉ những phi tinh của Sơn bàn (tức Sơn tinh). Cũng như
chữ “Thủy” ở đây không những chỉ nói về “Nước”, mà còn dùng để ám chỉ những phi tinh của
Hướng bàn (tức Hướng tinh). Cho nên Sơn tinh chủ về nhân đinh, Hướng tinh chủ về tài lộc.
Chính vì thế nên khí sinh, vượng của Sơn tinh cần đóng tại những nơi có núi hay gò đất cao, hay
những nơi có nhà cửa, cây cối cao lớn. Như thế là những cách cuộc Sơn tinh đắc cách, chủ người
trong nhà tài giỏi,  đông  đúc, thành công sớm, tên tuổi vang dội… Còn khí sinh, vượng của
Hướng tinh thì cần đóng tại những nơi có sông, hồ, ao, biển, đường rộng, ngã ba, ngã tư hay cửa
ra vào… Đó là những cách cuộc Hướng tinh đắc “Thủy”, nên tài lộc của gia đình sẽ không bao
giờ thiếu, công việc làm ăn ổn định… 
Ngược lại, nếu những nơi có khí sinh, vượng của Sơn tinh lại không có núi hay nhà cao, cây cao,
nhưng lại có Thủy của sông, hồ, ao, biển, hoặc là những vùng thấp, trũng… thì sẽ chủ gia đình ly
tán, cô quả, tuyệt tự hoặc yểu chiết… Cho nên mới nói “Long thần trên núi không được xuống
nước”. Chữ “Long thần trên núi” thực ra là để ám chỉ Sơn tinh. Sơn tinh nếu là khí sinh, vượng
so với đương vận thì không thể đóng tại những nơi thấp, trũng hoặc có nước (hạ thủy), kẻo nếu
không thì sẽ có tai họa cho nhân đinh. 
Tương tự như thế, nếu những nơi có khí sinh, vượng của Hướng tinh lại không có Thủy của sông,
hồ, ao, biển, đường đi hoặc cửa ra vào…, nhưng lại có núi hay nhà cao, cây cao thì sẽ chủ tài lộc
khó khăn, công việc làm ăn lụn bại, gia cảnh lầm than, sa sút. Cho nên mới nói “Long thần dưới
nước không được lên núi”. Chữ “Long thần dưới nước” là để ám chỉ Hướng tinh. Hướng tinh
nếu là khí sinh, vượng so với đương vận thì không thể đóng tại những nơi cao ráo hoặc có núi
đồi (thượng sơn), kẻo nếu không sẽ có tai họa về tiền bạc. Đây chính là cách cuộc “Thượng sơn,
Hạ thủy” trong Huyền không học. 
Thí dụ: nhà tọa Sửu hướng Mùi, nhập trạch trong vận 8. Nếu lập trạch vận thì sẽ thấy tinh bàn
của căn nhà như sau: 
  29Phong Thủy – Huyền Không Học
Trước hết xét về Sơn tinh, ta thấy các khu vực TÂY, TÂY BẮC và ĐÔNG BẮC của căn nhà này
có các số 9, 1, và 8, tức là những sinh, vượng khí của Sơn tinh (so với đương vận, tức vận 8).
Nếu những khu vực này chỉ toàn là sông, hồ, hoặc đường đi, chứ không có núi hay nhà cao thì
nhà này đã phạm cuộc “Hạ thủy”, chủ nhân đinh suy bại. Sau đó, lại xét về Hướng tinh, ta thấy
các khu vực phía BẮC, NAM và TÂY NAM có các số 9, 1 và 8, tức là những sinh, vượng khí
của Hướng tinh trong vận 8. Nếu những khu vực này không có Thủy, mà lại có núi đồi hay nhà

cao, cây cao, thì căn nhà này còn phạm thêm cuộc “Thượng sơn”, chủ suy bại cả về tài lộc nữa


Cũng tương tự như những trường hợp “vượng Sơn, vượng Hướng” (hay “Đáo Sơn, Đáo Hướng”)
là trên lý thuyết thì các nhà Phong thủy thường cho những nhà có vượng tinh của Hướng đến tọa,
vượng tinh của Sơn đến hướng là thuộc cách cuộc “Thượng sơn, Hạ thủy”, và gọi những nhà lập
trạch vận theo những hướng đó là những nhà có “Hỏa Khanh tuyến” (tức hướng xấu hay bần
tiện). Nhưng trên thực tế thì còn phải tùy thuộc vào bối cảnh Loan đầu bên ngoài của căn nhà đó
như thế nào rồi mới có thể kết luận là nhà đó có bị “Thượng sơn, Hạ thủy” hay không được. 
Thí dụ: nhà tọa Khôn hướng Cấn, xây và vào ở (nhập trạch) trong vận 8. Nếu lập trạch vận thì
tinh bàn căn nhà sẽ như sau: 
Trước hết xét về Sơn tinh, ta thấy khu vực ĐÔNG BẮC có Sơn tinh 8, tức là vượng khí của Sơn
tinh tới hướng, nên trên lý thuyết là phạm cuộc “Hạ thủy” (vì vượng tinh của Sơn tới hướng
(phía trước nhà). Nhưng nếu khu vực này không có sông, hồ, ao, biển, mà lại có núi đồi hay nhà
cao, thì vượng khí của Sơn tinh nhà này đã đắc cách, tức là đóng tại chỗ có cao sơn thực địa, cho
nên trong nhà nhân đinh vẫn đông đúc, chứ không bị suy bại. Sau đó lại xét tới Hướng tinh, ta
thấy khu vực phía TÂY NAM có Hướng tinh 8, tức là vượng khí của Hướng tinh tới phương tọa,
nên trên lý thuyết là phạm cuộc “Thượng sơn”. Nhưng nếu khu vực này không có núi, đồi hoặc
nhà cao, mà lại có Thủy hoặc đường đi, cửa ra vào… thì vượng khí của Hướng tinh nhà này vẫn
đắc cách, tức là đóng tại chỗ có Thủy nên tiền của, tài lộc của gia đình này vẫn dồi dào, sung túc. 
  30Phong Thủy – Huyền Không Học
Cho nên điều quan trọng là phải phối hợp phương vị của phi tinh với địa hình bên ngoài thì mới
có thể xác quyết được chính xác mọi trường hợp tốt, xấu, chứ không thể mới nhìn thấy 1 căn nhà
có vượng tinh của Hướng tới phía trước, vượng tinh của Sơn tới phía sau mà đã vội cho là căn
nhà tốt. Hoặc mới thấy 1 căn nhà có vượng tinh của Hướng tới phía sau, vượng tinh của Sơn tới
phía trước mà đã vội cho là căn nhà xấu thì sẽ dẫn tới những sai lầm đáng tiếc. 
Một điểm cần chú ý khác là tuy Sơn tinh cai quản về nhân đinh, và cần đóng tại những chỗ cao
sơn thực địa, nhưng chỉ có những sinh, vượng khí của Sơn tinh mới nên gặp núi đồi hoặc nhà cao
mà thôi. Còn những khí suy, tử của Sơn tinh thì lại không nên đóng ở những nơi đó, mà chỉ nên
đóng ở những chỗ bằng phẳng hoặc có Thủy mà thôi. Nếu chẳng may mà nhà lại có khí suy, tử
của Sơn tinh đóng tại những chỗ cao hoặc núi đồi thì sẽ gặp tai họa do những đối tượng đó gây
ra. Thí dụ như hiện tại đang trong vận 8, nên nếu 1 nhà có sơn tinh Thất xích (số 7) đóng tại khu
vực có núi hay nhà nhà cao chót vót thì sẽ bị tai họa do Sơn tinh Thất xích mang tới. Vì Thất
xích là biểu tượng của kẻ tiểu nhân hay giặc cướp, nên nhà này sẽ thường xuyên bị bọn trộm
cướp tới phá phách, hoặc ra ngoài bị kẻ tiểu nhân tìm cách hãm hại… 
Tương tự như thế, đối với Hướng tinh tuy cai quản về tài lộc, và cần đóng tại những chỗ thấp
trũng hoặc có thủy, nhưng chỉ có những sinh, vượng khí của Hướng tinh mới cần thỏa mãn điều
kiện này mà thôi. Còn đối với những suy, tử khí của Hướng tinh nếu gặp Thủy sẽ chủ gây ra
những tổn thất về tiền bạc, hoặc những bệnh tật, tai họa, tùy theo tính chất của Hướng tinh đó
như thế nào. 
Lấy thí dụ như 1 nhà trong vận 8, có hướng tinh Nhị hắc gặp thủy, cho nên nhà này vừa bị hao
tiền, vừa thêm bệnh tật nhiều, nhất là về tỳ vị, sảy thai, hỏa hoạn, hình ngục, tai nạn xe cộ. Trong
nhà dễ có quả phụ hoặc ni cô… 
Cho nên đối với những Hướng tinh là khí suy, tử thì lại nên đóng ở những chỗ cao ráo hoặc yên
tĩnh. Có như thế thì mới tránh nỗi họa mà thôi. Còn nếu như khí suy, tử của Sơn tinh mà còn
đóng ở những nơi có núi hay nhà cao, khí suy tử của Hướng tinh đóng ở những nơi có thủy hoặc
cửa nẻo ra vào nhà thì tức là cảnh “HUNG TINH ĐẮC CÁCH”, tai họa còn khủng khiếp hơn là
cách cục “thượng Sơn, Hạ Thủy” nữa. 
Nói tóm lại thì sinh, vượng khí của Sơn tinh phải đóng ở những chỗ cao ráo, còn sinh, vượng khí
của Hướng tinh cần gặp thủy. Nếu được như thế là nhà có phúc, có lộc, còn nếu ngược lại là
cảnh bần tiện, nghèo hèn. Cho nên người học Huyền không phải dựa vào những tiêu chuẩn này
mà chọn phương lập hướng cho đúng, tức là phải kiếm cho được những nhà đắc “vượng Sơn,
vượng Hướng” (hay “Đáo Sơn, Đáo Hướng”), và phải xa lánh những nhà có cách cuộc “Thượng
Sơn, Hạ Thủy” mới được. Ngoài ra cũng cần phải để ý, không bao giờ để cho những khí suy, tử
của Sơn, Hướng tinh có thể trở thành “Hung tinh đắc cách” mà gieo rắc tai họa cho người ở
trong nhà được.
  31Phong Thủy – Huyền Không Học
Thế Quái
Khi lập tinh bàn (hay trạch vận) của 1 căn nhà thì người ta thường hay gặp phải những căn nhà
không thuần hướng (hay chính hướng, tức là hướng nhà nằm tại tâm điểm của 1 trong 24 hướng),
mà lại lệch sang bên phải hoặc bên trái. Những trường hợp này còn được gọi là kiêm hướng. 
Đối với Huyền không phái, nếu những căn nhà (hay phần mộ) tuy bị kiêm hướng, nhưng nếu
kiêm dưới 3 độ thì vẫn có thể áp dụng phương pháp lập tinh bàn như bình thường, tức là vẫn lấy
những vận tinh tới tọa và hướng, rồi tùy Tam nguyên long của nó là dương hay âm mà xoay
chuyển thuận hay nghịch mà thôi. Nhưng nếu một khi mà hướng của căn nhà (hay ngôi mộ) đó
kiêm quá 3 độ so với tâm của chính hướng (dù là kiêm sang bên phải hay bên trái) thì cần phải
dùng Thế quái (hay số thay thế). Cho nên Thế quái thật ra chỉ là phương pháp dùng số thế cho
nhửng trường hợp kiêm hướng nhiều (trên 3 độ). 
Tưởng đại Hồng, một danh sư Phong thủy Huyền không dưới thời nhà Minh đã từng nói :” Xử
dụng phép kiêm hướng thì cần phải dùng bí quyết KHÔN-NHÂM-ẤT”. Nhưng bí quyết KHÔN-
NHÂM-ẤT là gì? Nó chính là 4 câu khẩu quyết trong “Thanh nang áo Ngữ” mà Dương quân
Tùng đã viết để nói về cách dùng Thế quái như sau: 
 KHÔN-NHÂM-ẤT, Cự môn tòng đầu xuất, 
 CẤN-BÍNH-TÂN, vị vị thị Phá Quân, 
 TỐN-THÌN-HƠI, tận thị Vũ Khúc vị, 
 GIÁP-QUÝ-THÂN, Tham Lang nhất lộ hành. 
Có nghĩa là: 
-Với 3 hướng KHÔN-NHÂM-ẤT (xin coi lại phần 24 sơn hướng và TAM NGUYÊN LONG) thì
dùng sao Cự môn (tức số 2) khởi đầu (tức nhập trung cung rồi xoay chuyển thuận, nghịch). 
-Với 3 hướng CẤN-BÍNH-TÂN thì vị trí nào cũng dùng sao Phá Quân (tức sồ 7) nhập trung
cung thay thế. 
-Với 3 hướng TỐN-THÌN-HỢI thì dùng sao Vũ Khúc (tức số 6) nhập trung cung thay thế. 
-Với 3 hướng GIÁP-QUÝ-THÂN thì dùng sao Tham Lang (tức số 1) nhập trung cung thay thế. 
Lấy thí dụ như nhà hướng 185 độ tức là tọa TÝ hướng NGỌ kiêm QUÝ-ĐINH 5 độ, nhà xây và
vào ở trong vận 8, nên khi an vận bàn thì có số 3 đến hướng, số 4 đến tọa. Vì kiêm quá 3 độ nên
khi an sơn bàn thì không thể lấy số 4 nhập trung cung, nhưng vì số 4 có 3 sơn là THÌN-TỐN-TỴ,
đem áp đặt lên phương tọa của căn nhà thì thấy sơn TỐN của số 4 trùng với tọa (tức sơn TÝ) của
căn nhà này. Mà theo khẩu quyết của Dương quân Tùng thì nếu sơn TỐN kiêm độ thì phải dùng
  32Phong Thủy – Huyền Không Học
sao Vũ Khúc tức số 6 thay thế. Do đó khi lập sơn bàn thì phải lấy số 6 nhập trung cung (thay vì
số 4). Kế đó mới xét vì TỐN là dương trong TAM NGUYÊN LONG, nên đem 6 vào trung cung
rồi xoay theo chiều thuận là 7 tới TÂY BẮC, 8 tới TÂY, 9 tới ĐÔNG BẮC… để có được sơn
bàn cho căn nhà này. 
Tuy nhiên, vì trên la kinh có tới 24 sơn, trong khi khẩu quyết của Dương quân Tùng chỉ đưa ra
12 sơn trong trường hợp bị kiêm hướng, tức là ông chỉ biên ra có một nửa, còn một nửa không
nhắc đến mà chỉ truyền khẩu cho hậu thế. Vì vậy, người nào được truyền đều tự cho là gia bảo,
là “bí mật của mọi bí mật” của Phong thủy Huyền Không. Đến cuối đời nhà Minh, khi Khương
Diêu đưa cho Tưởng đại Hồng hai ngàn lượng bạc để Tưởng đại Hồng mai táng cho cha, ông
mới được họ Tưởng truyền hết khẩu quyết. Nhưng Khương Diêu cũng dấu kín bí mật này, nên
không ai có thể biết hay hiểu được những khẩu quyết của Dương quân Tùng, trừ khi được chân
truyền mà thôi. Mãi đến cuối đời nhà Thanh, danh sư Chương trọng Sơn được đích truyền của
Huyền không phái mới biên sách để truyền lại cho con cháu, trong đó có nói đến cách dùng Thế
quái. Việc này đến tai Thẩm trúc Nhưng, lúc đó cũng đang cố công tìm kiếm, học hỏi về Huyền
KHông. Ông bèn bỏ ra một ngàn lạng bạc mượn sách của Chương trọng Sơn trong 1 đêm để ghi
chép hết lại. Nhờ vậy mà ông mới biết hết bí quyết của Thế quái mà đặt ra bài “Thế quái ca
quyết” sau đây: 
 “TÝ, QUÝ tịnh GIÁP, THÂN, Tham Lang nhất lộ hành, 
 NHÂM, MÃO, ẤT, MÙI, KHÔN, ngũ vị vi Cự Môn, 
 CÀN, HỢI, THÌN, TỐN, TỴ, liên TUẤT Vũ Khúc danh, 
 DẬU, TÂN, SỬU, CẤN, BÍNH, thiên tinh thuyết Phá Quân, 
 DẦN, NGỌ, CANH, ĐINH thượng, Hữu Bật tứ tinh lâm, 
 Bản sơn tinh tác chủ, phiên hướng trục hào hành, 
 Liêm Trinh quy ngũ vị, chư tinh thuận, nghịch luân, 
 Hung, cát tùy thời chuyển, Tham-Phụ bất đồng luận, 
 Tiện hữu tiên hiền quyết, không vị kỵ lưu thần, 
 Phiên hướng phi lâm BÍNH, thủy khẩu bất nghi ĐINH, 
 Vận thế tinh bất cát, họa khởi chí diệt môn, 
 Vận vượng tinh cách hợp, bách phúc hựu thiên trinh, 
 Suy, vượng đa bằng thủy, quyền ngự giá tại tinh, 
 Thủy kiêm tinh cộng đoán, diệu dụng cánh thông linh.” 
Tạm dịch: 
 TÝ, QUÝ cùng GIÁP, THÂN, đi 1 đường với Tham Lang (số 1), 
  33Phong Thủy – Huyền Không Học
 NHÂM, MÃO, ẤT, MÙI, KHÔN, 5 vị trí dùng sao Cự Môn (số 2), 
 CÀN, HỢI, THÌN, TỐN, TỴ, TUẤT liên tiếp dùng sao Vũ Khúc (số 6), 
 DẬU, TÂN, SỬU, CẤN, BÍNH là những vị trí của sao Phá Quân (số 7), 
 DẦN, NGỌ, CANH, ĐINH sẽ được sao Hữu Bật bay tới (số 9), 
 Sao của bản sơn làm chủ, sao của hướng vận hành, 
 Liêm Trinh (số 5) mà tới 5 vị trí này thì phải tính sự thuận, nghịch của các sao. 
 Hung, cát chuyển vận tùy theo thời, Tham-phụ sẽ di chuyển trái ngược nhau, 
 Theo khẩu quyết của tiên hiền, phải xa lánh tuyến vị Không vong, 
 Nếu hướng tinh không ở vị trí BÍNH, thì thủy khẩu không thể ở vị trí ĐINH. 
 Gặp lúc thế tinh xấu có thể làm tan cửa nát nhà, 
 Lúc thế tinh là vượng tinh thì trăm điều lành sẽ tới, 
 Suy hay vượng là căn cứ vào thủy, quyền hành đều do sao quyết định, 
 Hợp thủy với sao mà đoán là cách hay nhất để đoán biết mọi việc. 
Dựa vào bài “Thế quái ca quyết” đó của Thẩm trúc Nhưng, chúng ta có thể tóm lược lại như sau: 
– TÝ, QUÝ, GIÁP, THÂN dùng số 1 nhập trung. 
– KHÔN, NHÂM, ẤT, MÃO, MÙI dùng số 2 nhập trung. 
– TUẤT, CÀN, HỢI, THÌN, TỐN, TỴ dùng số 6 nhập trung. 
– CẤN, BÍNH, TÂN, DẬU, SỬU dùng số 7 nhập trung. 
– DẦN, NGỌ, CANH, ĐINH dùng số 9 nhập trung. 
Tuy nhiên nếu để ý kỹ thì ta sẽ thấy trong 24 sơn thì chỉ có 13 sơn là dùng Thế quái, còn lại 11
sơn không dùng, cụ thể là: 
– Cung KHẢM “NHÂM-TÝ-QUÝ” thuộc Nhất Bạch (Tham Lang), trừ NHÂM dùng Thế quái
thành Nhị Hắc (Cự Môn), TÝ-QUÝ vẫn dùng Nhất bạch, tức không dùng Thế quái. 
– Cung KHÔN “MÙI-KHÔN-THÂN” thuộc Nhị Hắc (Cự Môn), trừ THÂN dùng Thế quái thành
Nhất Bạch (Tham Lang), MÙI-KHÔN vẫn dùng Nhị Hắc, tức không dùng Thế quái. 
– Cung CHẤN “GIÁP-MÃO-ẤT” thuộc Tam Bích (Lộc Tồn), nhưng GIÁP dùng Nhất Bạch làm
Thế Quái, còn MÃO-ẤT thì dùng Nhị Hắc làm Thế quái. 
– Cung TỐN “THÌN-TỐN-TỴ” thuộc Tứ Lục (Văn Khúc), nhưng cả 3 đều dùng Lục Bạch (Vũ
Khúc) làm Thế quái. 
– Cung CÀN “TUẤT-CÀN-HỢI” thuộc Lục bạch (Vũ Khúc), nhưng cả 3 đều dùng Lục Bạch tức
không dùng Thế quái. 
  34Phong Thủy – Huyền Không Học
– Cung ĐOÀI “CANH-DẬU-TÂN” thuộc Thất Xích (Phá Quân), trừ CANH dùng Cửu Tử (Hữu
Bật) làm Thế quái, còn DẬU-TÂN vẫn dùng Thất Xích (Phá Quân), nên không dùng Thế quái. 
– Cung CẤN “SỬU-CẤN-DẦN” thuộc Bát Bạch (Tả Phù), nhưng SỬU-CẤN dùng Thất Xích
(Phá Quân) làm Thế quái, còn DẦN dùng Cửu Tử (Hữu Bật) làm Thế quái. 
– Cung LY “BÍNH-NGỌ-ĐINH” thuộc Cửu Tử (Hữu Bật), trừ BÍNH dùng Thất Xích (Phá Quân)
làm Thế quái, còn NGỌ-ĐINH vẫn dùng Cửu Tử (Hữu Bật) tức không dùng Thế quái. 
Cho nên với bài “Thế quái ca quyết” của Thẩm trúc Nhưng, chúng ta có thể biết sơn nào (trong
24 sơn) có thể dùng Thế quái. Do đó, trở về với thí dụ ở trên, nhà hướng 185 độ (tức tọa TÝ
hướng NGỌ kiêm QUÝ-ĐINH 5 độ), nhập trạch trong Vận 8 nên có Vận tinh số 3 tới phía trước
(hướng). Nếu chỉ dựa vào 4 câu khẩu quyết của Dương quân Tùng trong “Thanh nang Áo Ngữ”
thì chúng ta không biết Vận tinh này có thể dùng Thế quái hay không. Nhưng với bài “Thế quái
ca quyết” thì chúng ta thấy số 3 gồm có 3 sơn là GIÁP-MÃO-ẤT, nếu đem áp đặt lên 3 sơn
BÍNH-NGỌ-ĐINH nơi  đầu hướng của căn nhà này thì sẽ thấy sơn MÃO của số 3 trùng với
Hướng (tức sơn NGỌ) của căn nhà. Theo ca quyết thì sơn MÃO dùng Nhị Hắc làm Thế quái,
nên lấy số 2 (tức sao Nhị Hắc) nhập trung cung. Vì MÃO thuộc âm (trong Tam nguyên Long),
cho nên lấy số 2 nhập trung cung rồi xoay theo chiều “Nghịch” , tức 1 tới TÂY BẮC, 9 tới TÂY,
8 tới ĐÔNG BẮC… Cũng chính vì điều này mà trong ca quyết mới có câu “sao của bản sơn làm
chủ, sao của hướng vận hành”. Chữ “làm chủ” ở đây có nghĩa là quyết định sự di chuyển Thuận
hay Nghịch, còn “sao của hướng” tức là Thế quái vận hành. 
Một trường hợp khác là khi an vận bàn thì vận tinh số 5 sẽ đến tọa hay hướng của 1 căn nhà. Vì
số 5 không có phương hướng, cũng không có Thế quái, cho nên khi gặp những trường hợp này
thì chỉ cần coi xem phương tọa hay hướng của căn nhà thuộc sơn gì, và là dương hay âm trong
Tam nguyên long, rồi vẫn lấy số 5 nhập trung cung mà xoay chuyển THUẬN hay NGHỊCH theo
với sơn tọa hoặc hướng của căn nhà mà thôi. Lấy thí dụ như nhà hướng 185 độ tức là tọa TÝ
hướng NGỌ kiêm ĐINH-QUÝ 5 độ, xây xong và vào ở trong vận 1. Nếu an Vận bàn thì lấy số 1
nhập trung cung, xoay theo chiều thuận thì 2 đến TÂY BẮC, 3 đến TÂY, 4 đến ĐÔNG BẮC, 5
đến NAM… Vì nhà này kiêm hướng, nhưng do 5 không có Thế quái, cũng không có phương
hướng, nên vẫn dùng hướng chính của căn nhà là hướng NGỌ, thuộc âm trong Tam nguyên
Long, nên vẫn lấy số 5 nhập trung cung xoay NGHỊCH mà an Hướng bàn cho căn nhà này. 
Một điềm quan trọng khác là có những căn nhà tuy kiêm hướng nhiều, nhưng những vận tinh tới
tọa và hướng đều không dùng Thế quái. Về vấn đề này thì nhiều nhà Phong thủy cho là cách cục
không tốt, nên dù nhà có đắc vượng tinh tới hướng cũng vẫn có tai họa. Họ cho rằng vì nhà đã
kiêm hướng tức là cần phải có Thế quái, nếu như không có thì dù có đắc vượng tinh tới hướng
cũng chỉ là miễn cưỡng, hoặc vượng tinh không có đủ uy lực phù trợ cho căn nhà đóï. Nhưng
qua thực tế kiểm chứng thì lại thấy những nhà này vẫn phát phúc, công việc và tài lộc của người
sống trong nhà vẫn tốt đẹp. Điều này có thể dẫn đến kết luận là dù nhà kiêm hướng, nhưng nếu
không có Thế quái mà đắc vượng tinh tới hướng cũng vẫn tốt đẹp như những nhà đắc vượng tinh
  35Phong Thủy – Huyền Không Học
khác mà thôi. Lấy thí dụ như nhà hướng 320 độ, tức tọa TỐN hướng CÀN kiêm TỴ-HỢI 5 độ,
xây và vào ở trong vận 8. Nếu lập Vận bàn thì 8 nhập trung cung, 9 tới TÂY BẮC tức hướng nhà.
Bây giờ nếu muốn an Hướng bàn thì trước tiên xem hướng nhà trùng với sơn nào của số 9. Vì
nhà hướng CÀN, trùng với sơn NGỌ của số 9. Mà theo bài “Thế quái ca quyết” thì NGỌ vẫn
dùng Cửu Tử (tức số 9), tức là không dùng Thế quái. Vì NGỌ thuộc âm trong Tam nguyên Long
nên lấy số 9 nhập trung cung xoay NGHỊCH thì 8 đến TÂY BẮC tức đến hướng. Vì đang trong
vận 8 mà được hướng tinh 8 tới Hướng nên nhà này thuộc cách đắc vượng tinh tới hướng. Đây là
1 cách tốt, mặc dù là nhà kiêm hướng nhiều mà vẫn không có Thế quái để dùng. 
Thu Sơn, Xuất Sát
Như chúng ta đã biết, khí sinh, vượng của Sơn tinh phải đóng tại những nơi cao ráo, còn khí sinh,
vượng của Hướng tinh phải đóng tại những nơi thấp, trũng hay gặp thủy. Nhưng nhìn vào trạch
vận của 1 căn nhà, ta thấy tại bất cứ khu vực nào cũng đều có 3 sao là Vận-Sơn-Hướng tinh.
Trong 3 sao đó thì ngoại trừ Vận tinh có tác dụng rất yếu, không đáng kể, chỉ dùng để phối hợp
với Sơn tinh (hoặc Hướng tinh) để làm tăng thêm sự tốt, xấu mà thôi. Nhưng sự tương tác giữa
Sơn tinh với Hướng tinh và hoàn cảnh Loan đầu chung quanh là 1 điều quan trọng có liên quan
tới mọi vấn đề cát, hung, họa, phúc của 1 căn nhà, và do đó cần phải được đặc biệt quan tâm đến. 
Khi xét đến sự tương quan giữa Sơn tinh và Hướng tinh tại mỗi khu vực thì ta thấy có 4 trường
hợp sau: 
1) Sơn tinh là sinh, vượng khí; Hướng tinh là suy, tử khí. 
2) Hướng tinh là sinh, vượng khí; Sơn tinh là suy, tử khí. 
3) Sơn tinh và Hướng tinh đều là sinh, vượng khí. 
4) Sơn tinh và Hướng tinh đều là suy, tử khí. 
Nếu phối hợp 4 trường hợp trên với địa hình Loan đầu bên ngoài thì chúng ta sẽ thấy như sau: 
1) Nếu trong một khu vực có Sơn tinh là sinh, vượng khí, còn Hướng tinh là suy, tử khí, mà khu
vực đó lại có núi hay nhà cao, cây cao… tức là khí sinh, vượng của Sơn tinh đã “đắc cách”, vì
đóng tại chỗ có cao sơn, thực địa. Trong trường hợp này, khí sinh, vượng của Sơn tinh đã làm
chủ khu vực đó, còn Hướng tinh tại đây vừa là khí suy, tử, vừa bị “thất cách” (vì còn gặp núi chứ
không gặp nước) nên mất hết hiệu lực. Do đó hoàn toàn bị Sơn tinh nơi này chi phối. Vì Sơn tinh
“đắc cách” của những nơi này làm mất hết tác dụng xấu của Hướng tinh tại  đây, nên những
trường hợp này còn được gọi là “ Sơn chế ngự Thủy”. Đây chính là trường hợp Sơn tinh “hóa
sát” (hay “xuất sát”, tức là làm mất hết sát khí) của Hướng tinh, và thường  được gọi tắt là
“XUẤT SÁT”. 
Thí dụ: nhà hướng Mùi 210 độ, nhập trạch trong vận 8. 
  36Phong Thủy – Huyền Không Học
Nếu lập trạch vận thì sẽ thấy khu vực phía sau nhà ở hướng Đông Bắc có Sơn tinh 8 (vượng khí),
Hướng tinh 2 (tử khí). Nếu phía sau nhà này có núi (ở xa) hay nhà cao ở gần (nhưng tối thiểu
phải cao bằng nhà này, còn nếu càng cao lớn hơn thì càng tốt) thì vượng khí của Sơn tinh đã
“đắc cách”, có thể hóa giải sát khí của Hướng tinh 2. Còn Hướng tinh 2 vì đã bị mất hết hiệu lực,
nên không còn có thể gieo rắc bệnh tật (số 2 là sao Nhị Hắc, chủ bệnh tật, đau ốm), cũng không
thể làm hư hao tài lộc được nữa, dù là khu vực đó có “động” (như có cửa hay thường sinh hoạt…)
hay không. Cho nên nhà này không những vừa vượng nhân đinh, vừa có thể tăng tiến cả tài lộc
nữa (vì không bị hung khí của Hướng tinh làm hao tài). Cũng tương tự, khu vực phía TÂY của
nhà này có Sơn tinh 9 (sinh khí) và Hướng tinh 3 (tử khí). Còn khu vực phía TÂY BẮC có Sơn
tinh 1 (sinh khí) và Hướng tinh 4 (tử khí). Nếu 2 khu vực này cũng có núi hay nhà cao thì cũng
là trường hợp “Xuất sát”, vừa làm vượng đinh, vừa góp phần làm tăng tiến thêm tài lộc. 
Tuy nhiên, nếu khu vực có Sơn tinh là sinh, vượng khí, còn Hướng tinh là suy, tử khí, nhưng khu
vực này không có núi hay nhà cao, mà lại có thủy của sông, hồ, ao, biển… thì đây tức là trường
hợp Sơn tinh “Hạ thủy”, còn Hướng tinh là “hung tinh đắc cách”, nên là trường hợp tổn đinh,
phá tài. 
2) Nếu khu vực có Hướng tinh là sinh, vượng khí, còn Sơn tinh là suy, tử khí, mà khu vực đó lại
có Thủy của sông, hồ, ao, biển hay cửa nẻo ra, vào nhà, thì Hướng tinh đã “đắc cách”, nên nắm
quyền điều động và chi phối Sơn tinh tại đây. Còn Sơn tinh thì vừa là khí suy, tử, vừa bị “thất
cách” (gặp thủy) nên đã mất hết hiệu lực và bị Hướng tinh chế ngự. Đây chính là trường hợp
“ Thủy thu sát của Sơn”, hay thường gọi tắt là cách cục “THU SƠN”. 
Thí dụ: cũng lấy nhà hướng MÙI 210 độ, nhập trạch trong vận 8. 
  37Phong Thủy – Huyền Không Học
Nếu nhìn vào trạch vận thì sẽ thấy ở khu vực phía TÂY NAM (tức phía trước nhà) có Hướng
tinh 8 (vượng khí) và Sơn tinh 5 (tử khí). Nếu khu vực phía trước của căn nhà này có sông, hồ,
ao, biển, hay đường rộng, cửa ra vào… thì vượng khí của Hướng tinh đã “đắc cách”, nên chẳng
những là làm cho tài lộc của nhà này được sung túc, mà còn hóa được sát (tức “Thu sơn”) của
Sơn tinh Ngũ Hoàng, khiến cho sao này mất tác dụng mà không còn gây ra cảnh tỗn hại nhân
đinh (sao Ngũ Hoàng chủ sự chết chóc hoặc nhân đinh ly tán). Cũng tương tự, ở khu vực phía
BẮC của nhà này có Hướng tinh 9 (sinh khí), Sơn tinh 6 (tử khí). Còn khu vực phía NAM có
Hướng tinh 1 (sinh khí), Sơn tinh 7 (suy khí). Nếu ở 2 phía này cũng có Thủy hay đường đi, cửa
ra vào… thì cũng tạo thành cuộc “Thu sơn”, vừa vượng tài, vừa có thể làm vượng cả đinh nữa. 
Tuy nhiên, nếu khu vực có Hướng tinh là sinh, vượng khí, còn Sơn tinh là suy, tử khí, mà nơi đó
không có Thủy nhưng lại có núi cao hay nhà cao… thì sẽ là cuộc Hướng tinh “Thượng sơn”. Còn
Sơn tinh suy, tử mà còn gặp núi cao, là cách cuộc “hung tinh đắc cách”, chủ phá tài và gây ra
nhiều tai họa cho người. 
3) Nếu trong một khu vực mà Sơn tinh hay Hướng tinh đều là sinh, vượng khí, thì cách tốt nhất
cho trường hợp này là khu vực đó cần có cả sông hồ lẫn núi hay nhà cao, với điều kiện là sông
hồ ở gần kề, còn núi hay nhà cao ở ngoài xa. Nếu được như thế thì Sơn tinh và Hướng tinh đều
đắc cách, nên đinh tài đều vượng. Nếu khu vực này chỉ có núi mà không có sông, hồ thì hình
dáng của núi phải đẹp và ở xa thì mới chủ vượng cả tài đinh. Còn nếu chỉ có núi hình dáng tầm
thường và lại nằm gần nhà, hay chỉ có nhà cao thôi thì chỉ vượng đinh nhưng thoái tài. Nếu khu
vực này có sông nước đẹp, thủy lớn và phản quang thì dù không có núi cũng là cách cuộc vượng
cả tài lẩn đinh. Nếu không có thủy mà chỉ có đường đi, sân rộng hay cửa nẻo ra vào thôi thì chỉ
là cách cuộc vượng tài nhưng không vượng đinh. 
4) Nếu trong một khu vực mà Sơn tinh hay Hướng tinh đều là suy, tử khí, mà nếu khu vực đó có
núi hay nhà cao, thì nhà đó sẽ bị những tai họa do những  đối tượng của Sơn tinh  đó gây ra.
Trong trường hợp này Hướng tinh vô hại. Nếu khu vực đó có sông, hồ hay cửa ra vào, thì nhà đó
sẽ bị những tai họa, bệnh tật do hướng tinh đó mang tới, cộng với vấn đề hao tài. Trong trường
  38Phong Thủy – Huyền Không Học
hợp này Sơn tinh vô hại. Nếu khu vực này bằng phẳng, yên tĩnh, thì cả Sơn tinh lẫn Hướng tinh
đều được hóa giải và trở nên vô hiệu lực. 
Thí dụ: Cũng nhà hướng MÙI 210 độ, nhập trạch trong vận 8. 
Nếu nhìn vào trạch vận thì sẽ thấy 3 phía TÂY, TÂY BẮC và ĐÔNG BẮC có sinh vượng khí
của Sơn tinh, suy, tử khí của Hướng tinh, nên 3 phía này cần có núi hay nhà cao để tạo thành
cuộc “Xuất sát”. Còn 3 phía BẮC, NAM và TÂY NAM thì có sinh, vượng khí của Hướng tinh,
nên 3 phía này cần có sông, hồ, ao, biển, đường đi, cửa ra vào… để tạo thành cuộc “Thu sơn”.
Còn khu vực phía ĐÔNG có Sơn tinh 4, Hướng tinh 7 tức đều là khí suy, tử, nên nếu nơi đó có
núi cao thì Sơn tinh 4 đắc thế, nên nhà dễ bị đàn bà làm hại (như vì tửu sắc hoặc trai gái…), con
gái trưởng trong nhà bướng bỉnh, hư đốn. Còn Hướng tinh 7 thì vô hại. Nhưng giả sử nếu nơi
này có sông, hồ, chứ không có núi cao, thì Hướng tinh Thất xích lại đắc thế, nên nhà thường bị
bệnh về miệng, cổ, phổi, đại trường, lại hay bị người khác lừa gạt, mất tiền mất bạc, cũng như dễ
bị hỏa hoạn. Còn Sơn tinh 4  ở  đây vô hại. Nếu khu vực này lại bằng phẳng, yên tĩnh thì cả
Hướng tinh lẫn Sơn tinh đều vô hại. Tương tự như thế với khu vực phía ĐÔNG NAM, có Sơn
tinh 3, Hướng tinh 6 tức đều là khí suy, tử. Nếu khu vực này có núi cao thì sơn tinh 3 đắc thế,
nên con trai trưởng trong nhà hung hăng, vô lễ, ra ngoài thì bị bạn đồng liêu ghen ghét, hãm hại.
Còn Hướng tinh 6 ở đây vô hại. Nhưng nếu khu vực này không có núi mà lại có sông, biển, cửa
ra vào… thì Hướng tinh 6 lại đắc thế, cho nên dễ bị những bệnh về đầu, tai nạn về binh đao, trộm
cướp và trong nhà dễ có người đàn ông góa vợ. Còn Sơn tinh 3 ở đây vô hại. Nếu khu vực này
lại bằng phẳng, yên tĩnh thì cả Hướng tinh lẫn Sơn tinh đều vô hại. 
Như vậy, căn nhà này có 3 phía BẮC, NAM, và TÂY NAM nếu có thủy sẽ thành cuộc “Thu
sơn”. Còn 3 phía TÂY, TÂY BẮC và ĐÔNG BẮC nếu có núi sẽ thành cuộc “Xuất sát”. Riêng 2
phía ĐÔNG và ĐÔNG NAM thì nên bằng phẳng, yên tĩnh là tốt nhất. 
Tóm lại, “Thu sơn, xuất sát” chỉ là phương pháp nhằm phát huy tới mức tối đa những khí sinh,
vượng của cả Hướng tinh và Sơn tinh, hỗ trợ, bổ khuyết thêm cho cách cục “Đáo Sơn, Đáo
  39Phong Thủy – Huyền Không Học
Hướng”, cũng như loại bỏ được cách cục “Thượng Sơn, Hạ Thủy” mà làm cho 1 căn nhà đã tốt
lại càng tốt thêm, gồm thâu được cả “PHÚC” (nhân đinh đông đúc, con cháu hiền tài), “LỘC”
(giàu sang, phú quý), “THỌ” (sức khỏe tràn trề, sống lâu trăm tuổi) tức là tất cả hạnh phúc trên
thế gian rồi vậy. 
Phản Ngâm, Phục Ngâm
Trong việc thiết lập các phương tọa, hướng của 1 căn nhà để có được 1 trạch vận tốt thì ngoài
những vấn đề như nhà phải thật sự được “Đáo Sơn, Đáo Hướng” (tức là phi tinh phải hợp với
hình thế bên ngoài), tránh được cuộc “Thượng Sơn, Hạ Thủy”, nếu thêm được cuộc “Thu Sơn,
Xuất Sát” nữa thì như gấm thêm hoa…, người làm Phong thủy Huyền Không còn cần để ý 2 cách
cục xấu khác là Phản Ngâm và Phục Ngâm của Sơn tinh và Hướng tinh. 
Trường hợp có Phản Ngâm hay Phục Ngâm xảy ra là khi an Vận bàn cho 1 căn nhà, Vận tinh số
5 sẽ tới Hướng hay tọa của căn nhà đó. Nếu đem số 5 đó nhập trung cung xoay nghịch (để thiết
lập Sơn bàn hoặc Hướng bàn), thì những số tới 8 cung sẽ đối nghịch với số nguyên thủy của địa
bàn (hay cộng với số nguyên thủy của địa bàn thành 10). Trường hợp này được gọi là “PHẢN
NGÂM” (Phản: tức là phản đối hoặc xung khắc). Nếu vận tinh số 5 đó nhập trung cung xoay
thuận, thì những số tới 8 cung sẽ giống như những số nguyên thủy của địa bàn. Trường hợp này
được gọi là “PHỤC NGÂM” (Phục: tức là tăng áp lực lên vì cùng 1 số). 
Thí dụ 1: Nhà tọa Mùi hướng SỬU, nhập trạch trong vận 8. 
Nếu lập Vận bàn thì sẽ thấy Vận tinh số 5 tới tọa ở Tây Nam. Bây giờ nếu muốn lập Sơn bàn thì
phải lấy số 5 nhập trung cung. Vì nhà này hướng SỬU, nên tọa thuộc sơn MÙI. Mà MÙI thuộc
âm trong Tam nguyên Long, cho nên lấy 5 nhập trung cung rồi xoay nghịch thì sẽ thấy 4 đến
TÂY BẮC, 3 đến TÂY, 2 đến ĐÔNG BẮC, 1 đến NAM, 9 đến BẮC, 8 đến TÂY NAM, 7 đến
ĐÔNG, và 6 đến ĐÔNG NAM. Nếu so sánh phương vị cuả những Sơn tinh này với phương vị
nguyên thủy của chúng trong Hâu thiên Bát quái (hay Lạc thư) thì sẽ thấy như sau: 
  40Phong Thủy – Huyền Không Học
Số 4: vị trí nguyên thủy (tức địa bàn) trong Lạc thư là nằm tại khu vực phía ĐÔNG NAM, nhưng
trong trạch vận này lại đổi lên đóng tại khu vực phía TÂY BẮC là khu vực đối nghịch với vị trí
nguyên thủy của nó. 
Số 3: vị trí nguyên thủy là ở phía ĐÔNG, nhưng lại tới đóng nơi phía TÂY. 
Số 2: vị trí nguyên thủy là ở TÂY NAM, nhưng lại tới đóng ở ĐÔNG BẮC. 
Số 1: vị trí nguyên thủy là ở BẮC, nhưng lại tới đóng ở phía NAM. 
Số 9: vị trí nguyên thủy là ở NAM, nhưng lại tới đóng ở phía BẮC. 
Số 8: vị trí nguyên thủy là ở ĐÔNG BẮC, nhưng lại tới đóng tại TÂY NAM. 
Số 7: vị trí nguyên thủy là ở TÂY, nhưng lại tới đóng tại phía ĐÔNG. 
Số 6: vị trí nguyên thủy là ở TÂY BẮC, nhưng lại tới đóng ở phía ĐÔNG NAM. 
Như vậy, ta thấy tất cả các số (hay sao) của Sơn tinh đều đóng tại những khu vực đối nghịch với
địa bàn nguyên thủy của mình, nên đây là trường hợp “PHẢN NGÂM”. 
Thí dụ 2: nhà tọa Cấn hướng KHÔN, nhập trạch trong Vận 8. 
Nếu an Vận bàn thì sẽ thấy vận tinh số 5 tới hướng ở Tây Nam. Vì hướng KHÔN là thuộc dương
trong Tam nguyên Long, nên nếu muốn an Hướng bàn thì phải lấy số 5 nhập trung cung xoay
thuận thì số 6 tới TÂY BẮC, số 7 tới TÂY, số 8 tới ĐÔNG BẮC, số 9 tới NAM, số 1 tới BẮC,
số 2 tới TÂY NAM, số 3 tới ĐÔNG, số 4 tới ĐÔNG NAM. Nếu so sánh phương vị của những
Hướng tinh này với phương vị nguyên thủy của chúng trong Lạc thư thì sẽ thấy như sau: 
Số 6: vị trí nguyên thủy (tức địa bàn) trong Lạc thư là khu vực phía TÂY BẮC, bây giờ trong
trạch vận này lại cũng tới đóng tại khu vực TÂY BẮC 
Số 7: vị trí nguyên thủy ở TÂY, bây giờ cũng tới đóng tại phía TÂY. 
Số 8: vị trí nguyên thủy ở ĐÔNG BẮC, bây giờ cũng tới đóng tại ĐÔNG BẮC. 
Số 9: vị trí nguyên thủy ở NAM, bây giờ cũng tới đóng tại NAM. 
  41Phong Thủy – Huyền Không Học
Số 1: vị trí nguyên thủy ở BẮC, bây giờ cũng tới đóng tại BẮC. 
Số 2: vị trí nguyên thủy ở TÂY NAM, bây giờ cũng tới đóng tại TÂY NAM. 
Số 3: vị trí nguyên thủy ở ĐÔNG, bây giờ cũng tới đóng tại ĐÔNG. 
Số 4: vị trí nguyên thủy ở ĐÔNG NAM, bây giờ cũng tới đóng tại ĐÔNG NAM. 
Như vậy, ta thấy tất cả những Hướng tinh đó đều đến đóng ngay tại khu vực địa bàn nguyên thủy
của chúng, nên đây là trường hợp “PHỤC NGÂM”. 
“Phản ngâm, Phục ngâm, tai họa khó đương”, đó là lời của cỗ nhân viết để nói về những trường
hợp này. Cho nên trong “Trạch vận Tân án” mới viết:” tai họa do “Phản ngâm, Phục ngâm” gây
ra chẳng kém gì “Thượng Sơn, Hạ Thủy”, nếu phạm vào cách đó lập tức người chết, tiền hết”.
Cho nên “Phản ngâm, Phục ngâm” là 1 cách cục rất nguy hiểm cho dương trạch và âm trạch,
nhưng nó cũng được chia làm 2 loại như sau: 
-Sơn tinh phạm “Phản ngâm hay Phục ngâm” (viết tắt là “Phản, Phục ngâm”): chủ gây nguy hại
cho nhân đinh trong nhà. 
-Hướng tinh phạm “Phản, Phục ngâm” chủ gây nguy hạI cho tài lộc và công việc. 
Trong 2 loại Sơn, Hướng tinh phạm “Phản, Phục ngâm” ở trên thì còn phân ra 2 trường hợp như
sau: 
-Tất cả Sơn tinh (hay tất cả Hướng tinh) đều phạm “Phản ngâm” hay “Phục ngâm”. Như trong
thí dụ 1 thì tất cả Sơn tinh đều bị “Phản Ngâm”. Trường hợp này được gọi là “Sơn tinh toàn bàn
Phản ngâm”. Còn như trong thí dụ 2 thì tất cả Hướng tinh đều bị “Phục ngâm”, nên được gọi là
“Hướng tinh toàn bàn Phục ngâm”. 
-Trong trạch vận chỉ có 1, 2 Sơn tinh hay Hướng tinh là bị Phản ngân hay Phục ngâm. Lấy thí dụ
như nhà hướng TỐN 135 độ, nhập trạch trong vận 8. Khi an Vận bàn thì sẽ thấy Vận tinh số 7 tới
hướng. Nếu muốn an Hướng bàn thì phải lấy số 7 nhập trung cung xoay nghịch (vì nhà hướng
TỐN là trùng với sơn DẬU của số 7, mà DÂU là âm hướng trong Tam nguyên Long) thì 6 đến
TÂY BẮC, 5 đến TÂY, 4 đến ĐÔNG BẮC, 3 đến NAM, 2 đến BẮC, 1 đến TÂY NAM, 9 đến
ĐÔNG, 8 đến ĐÔNG NAM. Trong tất cả các Hướng tinh đó thì chỉ có số 6 là nằm tại địa bàn
nguyên thủy của mình nên bị “Phục ngâm”, còn những Hướng tinh khác thì không phạm vào
trường hợp này. 
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp “Phản, Phục ngâm” đều gây ra tai họa, mà còn phải
phân biệt như sau: 
-Trường hợp Sơn tinh phạm “Phản, Phục ngâm”: nếu khu vực có sinh, vượng khí của Sơn tinh
có núi hay nhà cao thì nhà đó vẫn phát phúc, vượng nhân đinh, đồng thời có nhân tài xuất hiện.
Nếu những khu vực này không có núi mà lại có thủy thì người trong nhà sẽ gặp những tai họa
  42Phong Thủy – Huyền Không Học
khủng khiếp. Ngược lại, nếu những khu vực có khí suy, tử của Sơn tinh mà lại có núi cao thì
cũng là điều cực kỳ nguy hại cho những ai sống trong căn nhà đó. Nhưng nếu những khu vực
này lại có thủy thì sát khí của Sơn tinh đã được hóa giải nên vô hại. 
-Trường hợp Hướng tinh phạm “Phản, Phục ngâm”: Nếu khu vực có sinh, vượng khí của Hướng
tinh lại có thủy của sông, hồ, ao, biển hoặc cửa ra vào… thì nhà đó vẫn phát tài lộc, công việc
làm ăn tiến triển tốt đẹp. Nhưng nếu những khu vực này không có thủy mà lại có núi thì sẽ làm
cho nhà đó tán gia bại sản, cơ nghiêp lụn bại. Ngược lại, nếu những khu vực có suy, tử khí của
Hướng tinh mà lại có thủy thì cũng chủ đại phá tài lộc, còn nếu có núi thì Hướng tinh nơi đó đã
được hóa giải nên vô hại. 
Cho nên khi đã biết những trường hợp “Phản, Phục ngâm”, cũng như những yếu tố tác động có
thể làm cho chúng gây họa hoặc được hóa giải… thì chúng ta có thể tìm cách tránh né, như không
cất nhà phạm vào cách cục đó, hoặc có thể lựa chọn địa hình bên ngoài, hay cấu trúc bên trong
cho phù hợp để hóa giải hết (hoặc bớt) những điều xấu này. 
Thí dụ: nhà tọa Cấn hướng Khôn, nhập trạch trong vận 8. 
Nếu lập Hướng bàn thì sẽ thấy Hướng tinh toàn bàn “Phục ngân” (xem lại thí dụ 2 ở trên). Nếu
vì lý do gì đó mà vẫn phải xây và vào ở trong nhà này (tức không thể né tránh được) thì có thể
tìm những nơi có vượng khí và sinh khí của Hướng tinh, xem địa hình bên ngoài nhà tại những
nơi đó có sông, hồ, ao, biển không? Nếu có thì dù nhà này bị phạm “Phục ngâm” như thế nhưng
vẫn vượng về tài lộc và có thể sống được. Ngược lại nếu những khu vực đó không có thủy thì
phải thiết lập “thủy nhân tạo”, tức là phải mở cửa sau tại phía ĐÔNG BẮC (nơi có vượng khí số
8), xây hồ bơi tại khu vực phía BẮC (nơi có sinh khí số 1), để buồng tắm hay làm cầu thang tại
khu vực phía NAM (nơi có sinh khí số 9)… Còn những nơi khác thì có thể làm phòng ăn, phòng
khách, phòng ngủ, hoặc bỏ trống, hoặc chứa đồ… thì tài lộc của căn nhà này vẫn tốt và có thể
phát triển lâu dài. 
  43Phong Thủy – Huyền Không Học
Riêng với “Phản, Phục ngâm” thì ngoài những trường hợp do Vận tinh số 5 của Tọa hoặc Hướng
nhập trung cung xoay chuyển thuận hay nghịch mà tạo ra thì có 1 số trường hợp khác như sau: 
-Vân tinh và Hướng tinh trong cùng 1  cung (hay trong tất cả 8 cung)  đều cùng 1 số. Đây là
trường hợp Hướng tinh Phục ngâm. Thí dụ: nhà tọa TUẤT hướng THÌN kiêm CÀN-TỐN 4 độ,
nhập trạch trong vận 2. Nếu an Vận bàn thì lấy số 2 nhập trung cung xoay thuận thì 3 đến TÂY
BẮC, 4 đến TÂY, 5 đến ĐÔNG BẮC, 6 đến NAM, 7 đến BẮC, 8 đến TÂY NAM, 9 đến ĐÔNG,
và 1 đến ĐÔNG NAM. Tuy Vận tinh số 1 đến hướng, nhưng vì nhà này kiêm nhiều, nên phải
dùng số 2 làm Thế quái, nhập trung cung xoay thuận (vì nhà Hướng THÌN thì trùng với sơn
NHÂM của số 1, thuộc dương trong Tam nguyên Long) thì 3 đến TÂY BẮC, 4 đến TÂY, 5 đến
ĐÔNG BẮC, 6 đến NAM, 7 đến BẮC, 8 đến TÂY NAM, 9 đến ĐÔNG, 1 đến ĐÔNG NAM.
Tức là tại mỗi vị trí thì những số của Vận tinh và Hướng tinh đều giống nhau (hay cùng 1 số). 
-Vận tinh và Sơn tinh trong cùng 1 cung (hay trong tất cả 8 cung) đều giống nhau (hay cùng 1
số). Đây là trường hợp Sơn tinh Phục ngâm. 
-Sơn tinh và Hướng tinh trong cùng 1 cung (hay trong tất cả 8 cung) đều giống nhau (hay cùng 1
số). Đây là trường hợp cả Sơn-Hướng tinh đều bị Phục ngâm. 
Chính Thần và Linh thần
Chính Thần 
Như chúng ta đã biết, trong Lạc Thư thì địa bàn phân bố của 9 số như sau: 
Vì mỗi số vừa quản thủ 1 vận (từ vận 1 tới vận 9), vừa làm bá chủ 1 khu vực, cho nên 1 khi tới
vận của số nào thì số đó được coi như Chính Thần đương vận, và khu vực có số đó cai quản
được coi là khu vực của Chính Thần trong vận đó. 
Lấy thí dụ như vận 1 Thượng nguyên thì số 1 sẽ được coi là Chính Thần đương vận (tức vượng
khí), còn khu vực phía BẮC (tức phương KHẢM) sẽ được coi là khu vực của Chính Thần trong
  44Phong Thủy – Huyền Không Học
vận đó. Tương tự như thế, khi bước sang vận 2 thì số 2 sẽ được coi là Chính Thần của đương vận,
và khu vực phía TÂY NAM (phương KHÔN) sẽ là khu vực của Chính Thần trong vận đó… 
Riêng đối với số 5 vì nằm tại trung cung, không có phương vị nhất định, nên khi tới vận 5 thì 10
năm đầu lấy phía TÂY NAM làm khu vực của Chính Thần, còn 10 năm cuối lấy khu vực phía
ĐÔNG BẮC làm khu vực của Chính Thần. 
Vì Chính Thần là khu vực có vượng khí của sơn mạch, cho nên khu vực này cần có núi cao, hoặc
có thực địa vững chắc. Nếu được như thế thì nhà cửa hoặc làng mạc hay thành phố… sẽ được
bình yên hay vượng phát trong nguyên, vận đó. Ngược lại, nếu khu vực của Chính Thần mà có
ngã ba sông (nơi 2 con sông nhập lại), hay có ao, hồ, sông, biển lớn… thì nhà cửa hay làng mạc,
thành phố đó sẽ phát sinh nhiều hung họa trong nguyên vận đó. Do đó, khu vực của Chính thần
không được có thủy, nếu có sẽ chủ tai họa. Vì vậy, thủy nằm trong khu vực của Chính thần được
gọi là “LINH THỦY” (thủy thất vận chủ tai họa). 
Thí dụ: vào vận 8 Hạ nguyên thì khu vực của Chính thần sẽ là khu vực phía ĐÔNG BẮC (vì đó
là phương vị của số 8). Cho nên nếu khu vực phía ĐÔNG BẮC của 1 căn nhà, 1 ngôi làng hay 1
thành phố… mà có núi từ xa tiến tới, hay có dải đất dài từ phía đó tiến tới thì căn nhà hoặc ngôi
làng hay thành phố đó trong vận 8 sẽ được sung túc, làm ăn thịnh vượng, yên ổn. Ngược lại, nếu
khu vực đó lại có cửa biển, hoặc nơi tụ hội của 2 dòng sông, hay có sông lớn chảy qua… thì căn
nhà hoặc ngôi làng hay thành phố đó sẽ gặp nhiều hung họa trong vận 8. 
Linh thần 
Là khu vực đối diện với khu vực của Chính Thần. Lấy thí dụ như trong vận 1 thì khu vực của
Chính Thần là ở phía BẮC, cho nên khu vực của Linh thần sẽ là ở phía NAM. Do đó, dựa vào vị
trí những khu vực của Chính thần mà ta sẽ có những khu vực của Linh Thần theo từng vận như
sau: 
Riêng với Vận 5 vì trong 10 năm đầu dùng khu vực phía TÂY NAM làm Chính Thần, nên lấy
khu vực phía ĐÔNG BẮC làm Linh Thần. Còn trong 10 năm cuối dùng khu vực phía ĐÔNG
BẮC làm Chính Thần, nên lấy khu vực phía TÂY NAM làm Linh Thần. 
  45Phong Thủy – Huyền Không Học
Một vấn đề trọng yếu trong việc xác định phương vị của Linh Thần là khu vực này cần có thủy
cửa sông, hồ, cửa biển…, nếu được như thế thì những căn nhà hay những làng mạc, đô thị… sẽ
trở nên phồn thịnh, sầm uất trong vận đó. Cho nên thủy nằm tại khu vực của Linh Thần lại được
gọi là “CHÍNH THỦY” (tức thủy tốt hay vượng thủy). Ngược lại, nếu khu vực này lại có long
hành tiến tới, hay dải đất chạy từ đó tới thì sẽ chủ suy bại hoặc có nhiều tai biến. 
Thí dụ như trong vận 8, phương vị của Linh thần sẽ nằm ở phía TÂY NAM. Do đó, nếu khu vực
đó của nhà ở hay làng mạc, đô thị… mà có ao, hồ, sông, hoặc cửa biển… thì rất tốt, chủ vượng
phát về mọi mặt. Ngược lại, nếu khu vực đó lại có thế núi hay thế đất tiến tới thì căn nhà hoặc
ngôi làng hay đô thị đó sẽ gặp nhiều tai biến, hung họa. 
Những trường hợp ngoại lệ 
Vấn đề khảo sát những khu vực của Chính Thần, Linh Thần, cũng như những yếu tố chúng cần
có hay không thể có… chủ yếu là dùng để luận đoán vận khí hưng, suy của 1 khu vực, 1 thành
phố hay 1 quốc gia… Còn riêng với vận khí của nhà ở thì trước tiên vẫn phải xem xét khu vực
của các khí sinh, vượng hay suy, tử là nằm tại phương nào? Sau đó mới phối hợp với các phương
vị của Chính Thần, Linh Thần mà tìm ra khu vực nào nên có thủy, khu vực nào nên có núi…, chứ
không nhất thiết là khu vực của Chính Thần phải có núi, còn khu vực của Linh Thần phải có
thủy. 
Thí dụ 1: Nhà tọa Mùi hướng Sửu, nhập trạch trong vận 8. 
Nếu an tinh bàn trạch vận thì sẽ thấy hướng tinh số 8 tới phía ĐÔNG BẮC, còn hướng tinh số 5
tới phía TÂY NAM. Nếu theo những nguyên lý về Chính Thần và Linh Thần ở trên thì phía
ĐÔNG BẮC cần có núi, còn phía TÂY NAM cần có thủy. Nhưng vì vượng khí (của Hướng tinh)
số 8 đang chiếu tới phía ĐÔNG BẮC, nên khu vực này của căn nhà lại cần có thủy, chứ không
được có núi. Nếu có núi ắt tài lộc của gia đình sẽ suy bại, còn nếu có thủy thì vấn đề làm ăn, sinh
sống mới được tốt đẹp. Ngược lại, khu vực phía TÂY NAM tuy là khu vực của Linh Thần, nên
theo nguyên lý thì cần Thủy. Nhưng vì khu vực này có tử khí (của Hướng tinh) Ngũ Hoàng chiếu
  46Phong Thủy – Huyền Không Học
tới, cho nên lại không được có thủy. Nếu có thủy tất chủ đại hao tán tiền bạc, kèm thêm bệnh tật
hoặc tai họa nghiêm trọng cho người trong nhà. Còn nếu khu vực này có núi thì mọi sự sẽ trở
nên tốt đẹp. 
Thí dụ 2: Nhà tọa Ngọ hướng Tý, nhập trạch trong Vận 8. 
Nếu an tinh bàn cho trạch vận thì sẽ thấy Hướng tinh số 7 tới khu vực phía ĐÔNG BẮC, còn
hướng tinh số 1 sẽ tới khu vực phía TÂY NAM. Vì số 7 là suy khí của Vận 8, nên không thể có
thủy tại nơi đó. Khu vực này cũng là khu vực của Chính Thần, cần có núi thì tốt, có thủy chủ phá
tài. Cho nên khu vực phía ĐÔNG BẮC của nhà này cần có núi mới tốt, nếu có thủy thì xấu.
Ngược lại, Hướng tinh 1 là sinh khí của vận 8 tới phía TÂY NAM, nên nơi này cần có thủy. Khu
vực này cũng là khu vực của Linh Thần, nếu gặp thủy sẽ chủ phát về tài lộc. Cho nên khu vực
phía TÂY NAM của nhà này nếu có thủy là tốt, có núi là xấu. 
Cho nên đối với nhà cửa thì điều quan trọng vẫn và phương vị của các phi tinh, rồi sau đó mới
phối hợp với nguyên lý của Chính Thần, Linh Thần mà tìm ra những nơi cần có núi, những nơi
cần có thủy. Có như thế mới bảo đảm cho mọi sự được hoàn mỹ, tốt đẹp. Chứ không thể áp dụng
những nguyên lý về Chính Thần hay Linh Thần 1 cách mày móc, vì như thế sẽ có thể phạm phải
nhiều sai làm đáng tiếc mà chuốc lấy nhiều tai họa.
Hợp Thập
Trong vấn đề chọn phương hướng cho nhà cửa hay phần mộ thì có 2 cách thông thường là chọn
chính hướng sao cho được cuộc “Vượng Sơn, Vượng Hướng”, hoặc chọn kiêm hướng để dùng
Thế Quái hầu đem vượng khí tới tọa-hướng. Ưu điểm của 2 cách này là sẽ giúp cho tài, đinh của
1 căn nhà được vượng phát nhanh chóng, nếu chọn thời điểm xây nhà, lập mộ đúng lúc thì có thể
“táng (hay xây) vào tháng DẦN (tức tháng 1 Â.L) thì tháng MÃO (tức tháng 2 Â.L) phát”.
Nhưng khuyết  điểm của nó là thời gian hưng vượng lại rất ngắn ngủi,  đa số chỉ phát trong
khoảng 1 vận (tức 20 năm) mà thôi. Nếu muốn tiếp tục phát thì thường là cứ sau 1 vận phải tu
  47Phong Thủy – Huyền Không Học
sửa lại nhà cửa hay phần mộ, kẻo nếu không thì tai họa sẽ ập tới như trường hợp Liêu kim Tinh
(tức Liêu công) thời Tống. 
Liêu kim Tinh xuất thân hàn vi, phải đi ở cho nhà của 1 đại quan là Trương minh Thúc. Vợ của
họ Trương là con gái của Ngô cảnh Loan, 1 danh sư Phong thủy thời đó, thấy Liêu công thông
minh, tướng mạo khôi vĩ mà phải chịu cảnh cơ cực, nên mới đem những bí lục của phụ thân
truyền cho. Sau khi học xong, vì quá nghèo, Liêu công bèn tìm  địa huyệt  đắc “Vượng sơn,
vượng hướng” mà cải táng mồ mả cho tổ tiên. Từ đó, gia đình ông đinh, tài đều vượng phát,
danh tiếng nổi như cồn, được dân chúng vùng đó coi như 1 vị thánh, ngày nào cũng mời ông đi
xem Phong thủy. Chuyện này đến tai 1 gia đình thế phiệt, họ liền mời ông về, dùng lễ thượng
khách mà hậu đãi, chỉ mong ông tìm cho họ những cuộc đất tốt. Trong 18 năm trời, Liêu công đã
tìm được 74 cuộc đất quý. Lúc đó cũng đã gần hết thời hạn vượng phát mồ mả của tổ tiên mình,
nên Liêu công mới muốn xin về để tìm đất tu sửa hay cải táng lại. Nhưng nhà kia tham lam, cứ
nhất quyết giữ ông ở lại thêm 4 năm nữa mới cho về. Khi ông về đến nơi thì đại họa đã xảy ra,
tất cả các con đều đã chết, chỉ còn bà vợ già và 2 đứa cháu nhỏ. Liêu công vì quá đau buồn nên
từ đó sinh bệnh rồi chẳng bao lâu cũng tạ thế. 
Nói như vậy không phải là mọi cuộc “Vượng sơn, vượng hướng” đến khi thất vận đều sẽ bị tai
họa thảm khốc như thế, mà điều đó còn tùy thuộc vào địa hình và Phi tinh của từng địa huyệt.
Nhưng nó cho thấy khuyết điểm của cuộc “Vượng sơn, vượng hướng” là không được lâu dài, và
vì vậy những nhà Phong thủy sau này đã tìm kiếm những cách cục khác có khả năng bảo đảm sự
vượng phát của 1 gia đình lâu dài hơn cuộc “Vượng sơn, vượng hướng”. Một trong những cách
cuộc đó là tình huống “HỢP THẬP”. 
Nói “Hợp Thập” là khi trong các vận-sơn-hướng tinh, có 2 trong 3 số đó cộng với nhau (hợp)
thành 10 (thập). Có 2 tình thế “Hợp Thập” xảy ra giữa Vận, Sơn và Hướng tinh như sau: 
1/ Vận tinh và Sơn tinh cộng lại thành 10: Như trong một cung có các vận-sơn-hướng tinh 9-1-3,
thì vận tinh 9 + Sơn tinh 1 = 10, nên đó là tình huống “Hợp Thập” giữa Vận tinh và Sơn tinh. 
2/ Vận tinh và Hướng tinh cộng lại thành 10: Như trong một cung có các vận-sơn-hướng tinh 8-
6-2. Vì Vận tinh 8 + Hướng tinh 2 = 10, nên là sự “Hợp Thập” giữa Vận tinh và Hướng tinh. 
Cả 2 trường hợp kể trên đều đòi hỏi tất cả các cung phải có sự “Hợp Thập” thì mới có hiệu lực.
Những trường hợp này còn được gọi là “toàn bàn Hợp thập”. Nếu trong trạch bàn chỉ có sự “Hợp
Thập” ở 1, 2 cung thì không đáng kể lắm. 
– Thí dụ 1: Nhà tọa TÝ, hướng NGỌ (tức 180 độ), nhập trạch trong vận 7. 
  48Phong Thủy – Huyền Không Học
Nếu lấy trạch vận thì thấy tại tất cả các cung, Vận tinh và Sơn tinh đều cộng với nhau thành 10.
Đây là trường hợp toàn bàn Hợp thập giữa Vận tinh và Sơn tinh. 
– Thí dụ 2: Nhà tọa NGỌ hướng TÝ (tức 0 độ), nhập trạch trong vận 7. 
Nếu lấy trạch vận thì thấy tại tất cả các cung, Vận tinh và Hướng tinh đều cộng với nhau thành
10. Đây là trường hợp toàn bàn Hợp thập giữa Vận tinh và Hướng tinh.  
Có tất cả 12 tình huống toàn bàn Hợp thập giữa Vận tinh với Sơn tinh, cũng như 12 tình huống
Hợp thập giữa Vận tinh với Hướng tinh như sau: 
* Giữa Vận tinh với Sơn tinh: 
– Vận 1: Tọa TỐN hướng CÀN, tọa TỴ hướng HỢI. 
– Vận 3: Tọa NGỌ hướng TÝ, tọa ĐINH hướng QUÝ. 
– Vận 4: Tọa CANH hướng GIÁP. 
– Vận 6: Tọa GIÁP hướng CANH. 
– Vận 7: Tọa TÝ hướng NGỌ, tọa QUÝ hướng ĐINH. 
  49Phong Thủy – Huyền Không Học
– Vận 8: Tọa SỬU hướng MÙI, tọa MÙI hướng SỬU. 
– Vận 9: Tọa CÀN hướng TỐN, tọa HỢI hướng TỴ. 
* Giữa Vận tinh với Hướng tinh: 
– Vận 1: Tọa CÀN hướng TỐN, tọa HỢI hướng TỴ. 
– Vận 2: Tọa SỬU hướng MÙI, tọa MÙI hướng SỬU. 
– Vận 3: Tọa TÝ hướng NGỌ, tọa QUÝ hướng ĐINH. 
– Vận 4: Tọa GIÁP hướng CANH. 
– Vận 6: Tọa CANH hướng GIÁP. 
– Vận 7: Tọa NGỌ hướng TÝ, tọa ĐINH hướng QUÝ. 
– Vận 9: Tọa TỐN hướng CÀN, tọa TỴ hướng HỢI. 
Ngoài hai tình huống Hợp thập giữa Vận-Sơn-Hướng tinh như ở trên thì còn một tình huống Hợp
thập đặc biệt khác. Đó là khi trong một trạch bàn, Sơn tinh của một cung cộng với Hướng tinh
của cung đối diện thành 10. Trường hợp này cũng đòi hỏi Sơn tinh của tất cả 8 cung (tức chỉ trừ
Sơn tinh tại trung cung)  đều phải “hợp” với Hướng tinh của cung  đối diện thành 10. Đây là
trường hợp toàn bàn Hợp thập giữa Sơn và Hướng tinh. 
– Thí dụ: nhà tọa CẤN hướng KHÔN (tức hướng 225 độ), nhập trạch trong vận 5. Nếu lấy trạch
vận thì ta thấy: 
– Sơn tinh 5 ở phía TÂY NAM + Hướng tinh 5 ở phía ĐÔNG BẮC = 10; 
– Sơn tinh 1 ở phía TÂY + Hướng tinh 9 ở phía ĐÔNG = 10. 
– Sơn tinh 9 ở phía TÂY BẮC + Hướng tinh 1 ở phía ĐÔNG NAM = 10. 
– Sơn tinh 4 ở phía BẮC + Hướng tinh 6 ở phía NAM = 10. 
  50Phong Thủy – Huyền Không Học
– Sơn tinh 2 ở phía ĐÔNG BẮC + Hướng tinh 8 ở phía TÂY NAM = 10. 
– Sơn tinh 6 ỏ phía ĐÔNG + Hướng tinh 4 ở phía TÂY = 10. 
– Sơn tinh 7 ở phía ĐÔNG NAM + Hướng tinh 3 ở phía TÂY BẮC = 10. 
– Sơn tinh 3 ở phía NAM + Hướng tinh 7 ở phía BẮC = 10. 
Ngoài ra nếu nhìn vào trung cung thì cũng thấy Sơn tinh 8 + Hướng 2 = 10, nên đây là cách toàn
bàn Hợp thập giữa Sơn tinh và Hướng tinh. 
Vì đây là cách cục đặc biệt, nên chỉ có 6 trường hợp, và đều xảy ra trong Vận 5 cho những nhà
có tọa-hướng CẤN-KHÔN, KHÔN-CẤN, THÂN-DẦN, DẦN-THÂN, GIÁP-CANH, CANH-
GIÁP mà thôi. 
TÁC DỤNG CỦA HỢP THẬP 
Hợp thập tức là dùng Thập số (số 10) để thông với Ngũ Hoàng ở trung cung mà tạo thành thế
“Thiên tâm Thập đạo” của Lạc thư và Hậu thiên Bát quái. Vì Thập (10) là âm Kỷ, thuộc Địa, còn
Ngũ (5) là dương Mậu, thuộc Thiên, nên khi lấy Thập (10) ở tám cung mà phối với Ngũ (5) tại
Thiên tâm (chính giữa) thì sẽ tạo thành sự kết hợp giữa Thiên- Địa, Phu – Phụ, Âm – Dương, hay
như Thẩm trúc Nhưng nói là “tượng trưng cho sự thần diệu, sự thần diệu dùng số để biểu hiện,
một Âm, một Dương là đạo vậy. Hai khí giao cảm mà hóa sinh vạn vật, sinh sinh không ngừng,
biến hóa vô tận…công dụng của Hợp thập đều ghi cho sức của Mậu-Kỷ, khí vận mà được điều
này thì mọi thứ hanh thông, vận vận tốt đẹp”. 
Cho nên nơi nào có Hợp thập là có thể làm cho thông khí (còn gọi là Thông quái), toàn bàn đắc
Hợp thập tức có thể làm cho thông khí hết 8 cung, khiến cho toàn cục đang suy (vì không đắc
vượng khí tới tọa-hướng) lại chuyển thành vượng mà phát phúc, lộc song toàn. 
Tuy nhiên,không phải tất cả mọi nhà đắc cách Hợp thập đều có thể xử dụng được nó, mà chỉ có
những nhà hội đủ những yếu tố cần thiết (sẽ nói trong 1 dịp khác) mới có thể vượng phát được,
còn nếu không thì cũng chỉ tầm thường hoặc suy bại mà thôi. 
Một số người cho rằng những nhà có sự Hợp thập giữa Vận tinh và Sơn tinh thì sẽ vượng về
nhân đinh, nếu có Vận tinh với Hướng tinh Hợp thập thì sẽ phát về tài lộc. Điều này có lẽ chỉ là
sự suy diễn theo quan điểm “Sơn quản nhân đinh, Thủy quản tài lộc” mà ra. Nhưng họ không để
ý rằng 1 khi đã có tình huống Hợp thập (bất kể giữa Vận tinh với Sơn hay Hướng tinh) thì toàn
bàn đã thông khí được với trung cung (tức Thiên tâm), 2 khí âm-dương Mậu-Kỷ đã tác hợp nên
Sơn vượng thì Hướng cũng vượng và ngược lại. Chính vì vậy mà Thẩm trúc Nhưng mới nói ”khí
vận mà được điều này thì mọi thứ hanh thông, vận vận tốt đẹp”, chứ không chỉ thuần 1 vấn đề là
vượng đinh hay vượng tài không được. 
Sau cùng, ngoài những cách Hợp thập của Phi tinh đã nêu trên thì còn có cách Hợp thập theo
hình cục của Loan đầu. Theo cách này thì nếu lai long ở phía sau và hướng thủy ở phía trước có
  51Phong Thủy – Huyền Không Học
thể hợp với tọa-hướng của căn nhà (hay mộ huyệt) để tạo thành 1 đường thẳng, nhà lại nằm tại
trung tâm của thế đất để lấy Thiên tâm, tức địa thế 2 bên đã được phân ra đồng đều thì cũng là
cách Hợp thập theo địa hình. Tuy nhiên cách này đòi hỏi tọa-hướng của căn nhà cũng phải đắc
vượng khí của Sơn-Hướng tinh, tức là trong thực chất cũng chỉ là 1 trường hợp “Vượng sơn,
vượng hướng” mà thôi. Nhưng do hình cục đắc “Thiên tâm thập đạo” nên lúc đương vận có thể
phát mạnh hơn những cuộc “Vượng sơn, vượng hướng” bình thường, mà đến lúc thất vận cũng
không đến nỗi suy tàn nhanh chóng. Nhưng muốn đắc cách Hợp thập theo hình cục thì nhà cũng
phải lập tọa-hướng theo đơn hướng, chứ không thể dùng kiêm hướng. Nếu kiêm hướng ắt thế
Thiên tâm thập đạo sẽ bị phá bể mà phát sinh ra nhiều hung họa. Cho nên chẳng thà là lập theo
nguyên tắc “Vượng sơn, vượng hướng” như bình thường, hoặc dùng phương pháp Thế quái, chứ
đừng quá tham lam chọn cách Hợp thập để chuốc lấy nhiều tai họa sau này. 
Tam Ban Xảo Quái
Trong những cách cục có thể giúp cho trạch vận của căn nhà được lâu dài, bền bỉ thì ngoài cách
“Hợp Thập” còn có những cách cục “Tam ban quái”. 
Nói “Tam ban quái” là vì trong toàn trạch bàn, các vận-sơn-hướng tinh tại mỗi cung hoặc là nối
liền nhau thành 1 chuỗi như 1-2-3, 2-3-4, 3-4-5, 4-5-6, 5-6-7, 6-7-8, 7-8-9, 8-9-1, 9-1-2, hoặc là
tạo thành những chuỗi số cách đều nhau 3 số như 1-4-7, 2-5-8, 3-6-9. Cách có những chuỗi số
nối liền nhau được gọi là “Tam ban quái”, còn cách có những chuỗi số cách đều nhau 3 số được
gọi là “Phụ mẫu Tam ban quái”. 
Trong “Phụ mẫu Tam ban quái” còn được chia ra làm 2 loại là “Thất tinh đả kiếp” và “Tam ban
Xảo quái”. Riêng trong mục này chỉ xin bàn qua “Tam ban Xảo quái” mà thôi. 
Gọi là “Tam ban Xảo quái” là vì đây là trường hợp “Tam ban quái” kỳ diệu và hiếm có nhất, và
do đó cũng là cách cục quý giá và tốt đẹp nhất trong mọi cách cục của Huyền không Phi tinh. Nó
chỉ xuất hiện khi các vận-sơn-hướng tinh tại mỗi cung kết hợp thành 1 trong 3 cặp số: 1-4-7, 2-5-
8, 3-6-9. Điều kiện tiên quyết là tất cả các cung phải có 1 trong 3 cặp số này, tức là toàn bàn đắc
Tam ban quái thì mới được coi là đắc “Tam ban Xảo quái”. 
Thí dụ: nhà tọa THÂN hướng DẦN (tức hướng 60 độ), nhập trạch trong vận 8. 
  52Phong Thủy – Huyền Không Học
Nếu lập trạch vận thì ta thấy tất cả các cung đều có 1 trong 3 cặp số 1-4-7, 2-5-8 hay 3-6-9, cho
nên căn nhà này toàn bàn là cuộc Tam ban quái, và được coi là đắc “Tam ban Xảo quái”. 
Vì cách cục như trên là rất hiếm, nên trong tổng số 1944 cách cục của Phi tinh thì chỉ có 16 cách
là hội đủ điều kiện của “Tam ban Xảo quái” như sau: 
– Nhà tọa CẤN hướng KHÔN: trong các vận 2, 5 và 8. 
– Nhà tọa KHÔN hướng CẤN: trong các vận 2, 5 và 8. 
– Nhà tọa DẦN hướng THÂN: trong các vận 2, 5 và 8. 
– Nhà tọa THÂN hướng DẦN: trong các vận 2, 5 và 8. 
– Nhà tọa SỬU hướng MÙI: trong các vận 4 và 6. 
– Nhà tọa MÙI hướng SỬU: trong các vận 4 và 6. 
Đối với Huyền không Phi tinh, những nhà đắc “Tam ban Xảo quái” được coi là kỳ diệu, vì chẳng
những là mỗi con số được cách nhau 3 số, “giống như 1 chuỗi ngọc đính liền nhau, (thuận hay
nghịch đều cách 3), hoàn toàn tự nhiên, không chút gượng ép” như Trạch vận Tân án đã nói, mà
còn vì trong 3 cặp số đó, mỗi cặp đều có 1 số tiêu biểu cho Thượng Nguyên – Trung Nguyên –
Hạ Nguyên. Như 1-4-7 thì 1 là số của Thượng nguyên, 4 là số của Trung nguyên, 7 là số của Hạ
nguyên. Với cặp 2-5-8 thì 2 là số của Thượng nguyên, 5 là số của trung nguyên, 8 là số của Hạ
nguyên. Với cặp 3-6-9 thì 3 là số của Thượng nguyên, 6 là số của Trung nguyên, 9 là số của Hạ
nguyên. Các số 1-4-7 lại đều là những số khởi đầu của Tam nguyên, 2-5-8 đều là những số giữa,
3-6-9 đều là những số cuối, nên vừa có thể làm cho tương thông (hay thông khí) hết cả 3 Nguyên,
lại vừa không bị rối loạn hoặc pha tạp. Những cặp số có thể làm thông khí cả Tam Nguyên há
không phải là lâu dài hay sao? Lại không bị rối loạn hoặc pha tạp, há không phải là quý khí hay
sao? Cho nên những nhà đắc được cuộc “Tam ban Xảo quái” chẳng những vận khí sẽ rất lâu dài
trong suốt Tam Nguyên Cửu Vận, mà vì còn đắc quý khí, nên nếu biết cách xử dụng thì dòng họ
đời đời sẽ phú quý, danh gia vọng tộc. Nếu không biết cách xử dụng thì cũng chỉ bình thường,
thậm chí có thể mang lấy nhiều tai họa tùy theo từng trường hợp. 
  53Phong Thủy – Huyền Không Học
Những trường hợp Tam Ban Quái phát sinh tai họa 
Tuy một số nhà đắc cách “Tam ban Xảo quái” chẵng những đã không gặp được điều gì tốt lành,
lại bị nhiều tai họa liên tiếp xảy ra, hại người tốn của… là do những nguyên nhân sau đây: 
1) Nhà thường chỉ có cửa trước, chứ không có cửa sau. Lý do là vì những nhà đắc “Tam ban Xảo
quái” hầu như bao giờ cũng gặp trường hợp “Thượng Sơn, Hạ Thủy”, vượng tinh của Hướng sẽ
tới phía sau nhà, còn vượng tinh của Sơn sẽ tới phía trước. Nếu phía sau nhà không có cửa hoặc
hồ tắm… thì vượng tinh của Hướng đã bị “Thượng Sơn”, nên tài lộc sẽ gặp nhiều khó khăn, bế
tắc. Nếu như phía trước nhà đã có cửa mà còn trống, thoáng, thì vượng tinh của Sơn đã bị “Hạ
thủy”, chủ phá bại về nhân đinh. Đó là chưa kể trong 16 cách cuộc đắc “Tam ban Xảo quái” thì
đa số lại còn bị Phản-Phục Ngâm, nên làm sao tránh được tai họa? Cho nên tối thiểu là nhà phải
có cổng, cửa, hay thủy tại khu vực có vượng khí của Hướng tinh, dùng cách “Nhất chính đương
quyền”  để hóa giải những cuộc “Thượng Sơn, Hạ Thủy” và Phản-Phục ngâm thì mới có thể
tránh được tai họa (nên nhớ là cách “Thượng Sơn, Hạ Thủy” của Phi tinh chỉ là về hình thức, tức
là vì Hướng tinh chiếu tới phía sau nhà, nên trên danh nghĩa thì nó đã bị “lên núi” tức “Thượng
Sơn”. Nhưng nếu phía sau nhà có thủy hoặc cửa ra vào thì nó đã “gặp nước”, nên biến thành
cách “Đáo Hướng”, chứ không còn là cách “Thượng Sơn” nữa. Tương tự với Sơn tinh tới hướng
trên danh nghĩa là “Hạ Thủy”, nhưng nếu phía trước có núi hay nhà cao thì Sơn tinh đã “gặp núi”,
nên lại biến thành cuộc “Đáo Sơn”. Còn về Phản-Phục ngâm thì chúng chỉ gây tai họa trong
trường hợp là khí suy, tử mà thôi. Nên nếu phương có vượng khí mà có cửa hoặc sông hồ… thì
cái họa do Phản-Phục ngâm cũng không còn nữa). 
2) Phía sau nhà đã không có cửa, lại còn có núi cao hay nhà cao. Phía trước nhà đã có cửa, lại
còn thêm trống, thoáng thì tai họa càng nặng. 
3) Nếu đã phạm các điều ở trên, mà hướng nhà lại kiêm nhiều, vị trí cửa, bếp, bàn thờ… còn
phạm Không vong thì tai họa càng nghiêm trọng. 
4) Phía sau nhà đã không có cửa hay thủy, còn cửa trước tuy không nằm ngay đầu hướng, nhưng
lại nằm trong 1 khu vực làm tiết thoát nguyên khí của hướng tinh nơi đầu hướng (tức Hướng tinh
ở hướng phải sinh cho Hướng tinh nơi cửa) thì cũng gặp nhiều tai họa. 
5)Những nhà tuy phía sau có cửa, nhưng lại bị nhà hàng xóm cao hoặc áp sát, phía trước tuy
không có cửa, nhưng có sân trống hay thủy… thì cũng vẫn là cách cục phá bại và gặp nhiều tai
họa. 
Gần  đây, có 1 số nhà Phong thủy lại cho rằng những nhà  đắc “Tam ban Xảo quái” cần phải
vuông vức, để tất cả các cung của Bát quái đều nằm gọn trong căn nhà và chiếm 1 phần bằng
nhau, chứ không thể có cung nào bị lọt ra ngoài nhà hay chiếm 1 phần quá ít so với những cung
khác!!! Họ cho rằng chỉ có những nhà như thế mới phát phúc, lộc, còn những nhà không vuông
vức thì sẽ gặp nhiều tai họa. Tuy nhiên, nếu gặn hỏi lý do thì họ thường chỉ trả lời được rằng nếu
  54Phong Thủy – Huyền Không Học
các cung không đồng đều, hay có 1, 2 cung lọt ra ngoài cửu cung thì Tam ban quái sẽ không đầy
đủ, nên khí sẽ “không thông” mà gây ra tai họa. Nhưng thật ra nếu xét kỹ “tiêu chuẩn” này thì có
thể nhận thấy là ngay chính họ cũng không biết lý do tại sao những nhà đắc “Tam ban Xảo quái”
mà cũng vẫn bị họa, nên mới đưa ra “tiêu chuẩn” nhà cần vuông vức. Và vì không tìm được lý
do giải thích, cho nên họ mới xoay sang “kết hợp” đủ mọi lý thuyết khác để tìm câu giải đáp như
sau: 
– Về hình cục loan đầu: thì những gì vuông vức đều được coi là tốt đẹp, làm cho khí lưu thông
điều hòa, còn những gì méo mó, lệch lạc đều bị coi là xấu, là làm cho khí bị bế tắc hoặc trì trệ,
thiên lệch… mà làm hỏng cuộc “Tam ban Xảo quái”. 
– Về vận khí: hầu hết các cuộc đắc “Tam ban Xảo quái” đều xuất hiện trong các vận 2, 5, 8 tức là
Thỗ vận, nên nếu nhà vuông vức thì tướng nhà sẽ hợp với nguyên vận (hình vuông thuộc Thổ)
mà làm cho tốt đẹp. 
– Về phương vị: vì chỉ có những nhà nằm trong tọa hướng CẤN-KHÔN, KHÔN-CẤN (tức trục
ĐÔNG BẮC –TRUNG CUNG – TÂY NAM) là đắc “Tam ban Xảo quái”, mà Ngũ hành của trục
này đều thuộc Thổ, cho nên hình dáng của căn nhà mới “cần” vuông vức để hợp với Ngũ hành
của tọa-hướng và trung cung mà giúp cho thông khí hoặc tăng thêm cái tốt, chế hóa được cái
xấu… 
Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều nhà đắc “Tam ban Xảo quái”, lại vuông vức nhưng vẫn gặp
tai họa như 1 số trường hợp dưới đây: 
– Trường hợp 1: nhà tọa SỬU hướng MÙI (210 độ), nhập trạch trong vận 6 (1965). Nhà hình chữ
nhật, chiều dài của mặt tiền là 9m, chiều sâu 4m 5, có cửa trước tại khu vực phía TÂY NAM,
cửa hông tại khu vực phía TÂY. Phía sau không có cửa, chỉ có nhà hàng xóm áp sát ngay sau
tường. 
Nếu lập tinh bàn thì thấy có vượng khí Lục bạch của Hướng tinh tới phía sau, cửa trước có
hướng tinh Cửu Tử, cửa hông có Hướng tinh Ngũ Hoàng. Sau khi vào ở được 2 năm thì người
  55Phong Thủy – Huyền Không Học
ông nội mất, sau đó 8 năm thì người cha mất (lúc đó mới có 49 tuổi). Về kinh tế thì gia cảnh
ngày 1 túng thiếu, trong nhà luôn có người bệnh hoạn. 
– Trường hơp 2 (trong Trạch vận Tân án, trang 412): nhà tọa MÙI hướng SỬU kiêm KHÔN-
CẤN 3 độ (tức hướng 33 độ), nhập trạch năm CANH NGỌ (1930, tức thuộc vận 4). Trong sách
không nói kích thước bao nhiêu, nhưng theo hình vẽ thì nhà hình vuông. Phía sau không có cửa,
ở hướng cũng không có cửa, chỉ có 1 cửa duy nhất nằm tại phương KHẢM để ra, vào mà thôi. 
Nếu lập tinh bàn thì thấy vượng khí của Hướng tinh tới phía sau, phía trước có hướng tinh Nhất
bạch, nơi cửa ra vào có Hướng tinh Tam bích. Nhà này sau khi vào ở làm ăn thất bại, hao tài tốn
của, xung đột với khách hàng, lại còn bị thầy Phong thủy tiên đoán “sẽ có giặc cướp đến quấy
nhiễu, hoặc bị kẻ xấu vu khống khiến phải hao tổn nhiều tiền của”, nên khuyên 1 là làm cửa và
đường đi thông phía sau, 2 là “tìm ngay 1 căn nhà khác để thuê và chuyển đến sẽ tránh được tổn
thất”. 
– Trường hợp 3 (cũng trong Trạch vận Tân án, trang 202): nhà của 1 đại phú gia, xây dựng vào
vận 2, tọa CẤN hướng KHÔN (tức hướng TÂY NAM – 225 độ). Đây là 1 dinh thự “có quy mô
hùng tráng, trông như lâu đài vua chúa”. Nhà có cổng, cửa ra vào tại khu vực phía NAM, phía
sau (tức khu vực ĐÔNG BẮC) có biển mênh mông. 
  56Phong Thủy – Huyền Không Học
Nếu lập tinh bàn thì sẽ thấy phía ĐÔNG BẮC đắc vượng khí Nhị Hắc, phía NAM đắc sinh khí
Tam bích, nên tuy trong sách không vẽ hình dáng ra sao, nhưng trong vận 2, vượng khí chiếu
đến phía ĐÔNG BẮC, mà nơi này có đại thủy mênh mông, nên “phát đạt vô hạn, tiến triển mạnh
mẽ, có thể nói là nhà phát phúc duy nhất trên quần đảo”. Qua vận 3, hướng tinh Nhị Hắc tuy đã
biến thành thoái khí, nhưng cửa khẩu nơi phía NAM lại đón được vượng khí, nên “vẫn tiếp tục
phát triển thịnh vượng như vận trước”. Cuối vận 3, vượng khí đã hết, công việc làm ăn gặp thất
bại nặng, sự nghiệp trong phút chốc ra tro, chủ nhân đau buồn mà chết. Nhìn vào trạch vận này,
Thẩm điệt Dân tiên sinh (tức con trai của Thẩm trúc Nhưng) đã từng nhận định:”Toàn bộ cục
diện này hợp thành Tam ban quái, nên vận 2 đại vượng, vận 3 vẫn có lợi. Nhưng khi sắp sang
vận 4 thì sẽ thất bại nặng, chỉ e còn có tai họa khác đáng sợ hơn”. 
– Trường hợp 4: nhà tọa KHÔN hướng CẤN kiêm THÂN-DẦN 5 độ (tức hướng ĐÔNG BẮC –
50 độ). Xây trong vận 8, vào ở từ đầu năm 2006, nhà trên tầng thứ 5 của 1 chung cư lớn. Cầu
thang chung của tầng lầu nằm tại khu vực phía ĐÔNG NAM (so với căn hộ), từ đó đi vòng ra
khu vực phía ĐÔNG rồi tới phía ĐÔNG BẮC trước nhà. Cửa trước nằm trong 2 cung SỬU-
CẤN (đều thuộc ĐÔNG BẮC), cửa sau ra ban công (balcony) nằm trong khoảng giữa 2 cung
KHÔN-ĐOÀI (nhưng chủ yếu tại KHÔN). Bếp nằm tại khu vực phía BẮC. Nhà này khá vuông
vức, chiều dài 9m, chiều rộng 7m. 
Nếu lập tinh bàn của căn nhà thì thấy phía ĐÔNG NAM có 4-1 đồng cung, nơi đó có cầu thang
chung cho cả tầng lầu nên động khí mạnh, chủ người trong nhà có bằng cấp, công việc và tài lộc
ổn định. Cửa sau đắc vượng khí Bát bạch, nhưng vì không có đường dẫn khí nên chỉ tạm được
chứ không tốt lắm. Cửa trước gặp hướng tinh Ngũ Hoàng nên chủ tai họa, bệnh tật. Bếp nằm nơi
phía BẮC có hướng tinh Thất xích nên khí huyết kém, có tai họa về đường con cái. Chính vì vậy
mà sau khi vào ở thì người vợ mắc bệnh về khí huyết và bị hư thai. 
Qua 4 trường hợp trên, ta thấy ngay cả đối với những nhà đắc “Tam ban Xảo quái” thì họa, phúc
vẫn là do cổng, cửa hay những phương vị có sơn-thủy… quyết định, chứ không phải là do nơi
hình dạng của căn nhà có vuông vức hay không. Ngay cả trong trường hợp 3 tuy không biết hình
  57Phong Thủy – Huyền Không Học
dạng căn nhà như thế nào, nhưng nếu nó thiên lệch thì tại sao trong vận 2 và 3 vẫn vượng phát,
cực thịnh 1 thời? Còn nếu nó vuông vức thì tại sao khi sắp qua vận 4 cơ nghiệp lại hóa thành tro,
bụi? Cho nên nguyên do tạo ra họa, phúc cũng vẫn là cổng, cửa và những phương vị có Son,
Thủy… mà thôi. Ngoài ra, có 1 vài trường hợp nhà đắc “Tam ban Xảo quái” cũng đòi hỏi nhà cần
vuông vức, nhưng là để thỏa mãn những yếu tố khác, chứ hoàn toàn không liên quan gì tới cách
cục này cả. Sau cùng, tuy trong lý thuyết thường nói những nhà hay mộ đắc cách này đều sẽ
được “thông khí” và phát suốt Tam Nguyên Cửu Vận, nhưng thật ra muốn đạt được sự “thông
khí” thì cần phải thỏa mãn 1 số điều kiện cần thiết thì phúc lộc mới được trường cửu, lâu dài. 
Cách Tìm Và Đo Hướng Nhà
Nhiều người khi mới bắt đầu tìm hiểu hay muốn áp dụng Phong thủy đã gặp rất nhiều khó khăn
trong vấn đề xác định và đo hướng nhà. Nhất là trong những khu đô thị mà đường phố không
được thiết kế theo các trục Đông – Tây, Nam – Bắc, thì vấn đề tìm và đo hướng nhà lại càng rắc
rối hơn. Gần đây, đã có rất nhiều sách Phong thủy nói tới vấn đề này, cũng như đưa ra nhiều
phương pháp hầu giúp cho người đọc có thể dựa vào đó mà tìm hướng nhà, tâm nhà. Nhưng
càng nói thì càng làm cho người mới học thêm hoang mang, khó hiểu, không biết phải dùng
“phương pháp” nào cho đúng? Thật ra, nguyên nhân chính chỉ là do người mới học Phong thủy
do chưa có kinh nghiệm, nên mới lung túng khi bắt tay vào vấn đề này mà thôi. Nhưng nếu cứ
chịu khó thực tập, quan sát nhiều thì sau 1 thời gian sẽ tự động nắm được vấn đề này và không
còn thấy khó khăn gì nữa. Dưới đây là 1 vài phương pháp đơn giản, hy vọng giúp được phần nào
cho những người mới học Phong thủy. 
1) Tìm hướng nhà: 
a) Lấy đường phố để định hướng: cách đơn giản nhất là để ý coi chung quanh nhà có đường phố
nào không? Nếu có thì mặt nào của căn nhà hướng về nơi đó chính là hướng nhà, cho dù là có
cửa ra, vào hay không! Lúc đó mặt có cửa chỉ được coi là “hông nhà” mà thôi. Nhưng cách lấy
đường phố để định hướng nhà cũng còn có nhiều trường hợp phức tạp như sau: 
 Nếu nhà chỉ gần 1 con đường, và mặt đó có sân, hay có lối đi để ra, vào nhà thì mặt đó được
xem là hướng nhà, cho dù là có cửa hay không. 
 Nếu nhà chỉ gần 1 con đường, nhưng mặt đó lại được rào kín, không có lối ra, trong khi mặt
khác lại có cửa, sân, và lối ra 1 hẻm nhỏ khác thì lại phải tính mặt có sân, cửa là hướng của căn
nhà. 
 Nếu nhà gần 2 con đường thì thông thường mặt nào gần con đường lớn hơn sẽ là hướng của căn
nhà, cho dù là mặt đó có cửa hay không. 
  58Phong Thủy – Huyền Không Học
 Nếu nhà gần 2 con đường lớn như nhau, thì mặt nào có sân hay có lối đi cho mọi người trong
nhà, hoặc khách bộ hành có thể qua lại thì được xem là hướng. Nếu trong trường hợp cả 2 mặt
đều có thì lúc đó mới chọn mặt có cửa ra vào làm hướng. 
 Nếu nhà gần 3 con đường… thì phương pháp chọn hướng cũng tương tự, tức là trước nhất xem
coi mặt nào gần con đường lớn nhất, sau đó mới tính tới sân, lối đi cho mọi người ra, vào hay
khách bộ hành đi ngang qua, rồi mới tính đến cửa ra vào nhà. Cho nên phương pháp chung thật
ra chỉ là lấy dương (động) làm hướng, lấy âm (tĩnh) làm tọa mà thôi. 
b) Lấy lối đi để định hướng: đối với những nhà trong 1 chung cư lớn hoặc cao tầng thì hướng
nhà thường là mặt tiếp giáp với lối đi của tầng (hay của chung cư) đó. Nhất là trong những chung
cư khi mỗi tầng có nhiều căn hộ khác nhau. Tuy nhiên, với những chung cư mà mỗi tầng chỉ có 1
căn hộ thì hướng của căn hộ cũng là hướng của chung cư, chứ không có sự khác biệt. Một chung
cư mà mỗi tầng có 2 căn hộ thì còn tùy thuộc vào mỗi tầng có lối đi xuyên suốt hay không mà
quyết định hướng của mỗi căn hộ là theo lối đi hay theo hướng chung cư. 
2) Đo hướng nhà: 
Nếu muốn đo hướng nhà thì trước hết phải kiếm một la bàn tương đối lớn, có thể đọc được từng
độ một. Đưa la bàn ra phía trước nhà, đứng nhìn thẳng về phía trước . Muốn cho THẬT CHÍNH
XÁC thì cần vẽ một đường thẳng song song với bức tường phía trước nhà, cách tường khoảng
2m. Rồi đứng sao cho 2 gót chân chạm lêm đường thẳng đó . Có như vậy hướng nhìn thẳng về
phía trước mới chính xác là hướng nhà . Sau đó cầm ngửa mặt la bàn lên trời, và phải cầm cho
bằng phẳng, để kim la bàn có thể tự động xoay chuyển cho đến khi nó ngừng hẳn. Lúc đó mũi
kim la bàn sẽ nằm ở chính BẮC (tức 0 độ). Rồi giữ nguyên như thế, nhưng đưa la bàn lên gần
mắt, mắt nhìn thẳng về phía trước (nhưng xuyên qua mặt la bàn) thì sẽ biết hướng nhà là bao
nhiêu độ. Nhớ là khi coi vẫn phải để ý 2 vấn đề là: 
1/ Giữ cho la bàn bằng phẳng, để kim vẫn có thể di chuyển linh hoạt. Nếu để nghiêng la bàn thì
kim sẽ bị “kẹt” và do đó sẽ chỉ sai hướng. 
2/ Mũi kim của la bàn vẫn phải chỉ về chính BẮC (tức 0 độ), chứ không được xê dịch đi đâu cả .
Thường thì trên mặt la bàn sẽ có 1 mặt kiếng có thể xoay được, trên đó cũng thường có 1 đường
kẻ . Cho nên chỉ việc đưa la bàn lên gần mắt, giữ cho kim không còn xoay chuyển nữa, rồi xoay
mặt kiếng cho đường thẳng vẽ trên đó thẳng với phía trước thì tuyến độ ngay chỗ đường thẳng
đó chính là hướng nhà.
Phương Pháp Chọn Hướng Nhà Phần 1.
Đối với Huyền Không phi tinh, việc lựa chọn tọa sơn, lập hướng cho một căn nhà (hay phần mộ)
là một vấn đề khá phức tạp, đòi hỏi nhiều công phu và mức độ xem xét khá tỉ mỉ. 
  59Phong Thủy – Huyền Không Học
Tuy rằng trên nguyên tắc thì bất cứ tuyến vị nào đắc vượng tinh tới hướng hay tới cửa đều có thể
chọn dùng, nhưng Huyền Không còn đòi hỏi hướng nhà phải thuần khí, chứ không được pha tạp
với những khí khác. Muốn đạt được điểm này thì nhà (hay mộ) cần phải được chính sơn, chính
hướng, đồng thời phải xa lánh những tuyến Đại không vong và Tiểu không vong. 
Nếu trong trường hợp nhà không thể chọn được chính hướng, mà bắt buộc phải kiêm hướng, thì
độ kiêm cũng cần phải theo đúng pháp độ, chứ không thể tùy tiện chọn lựa. 
Sau đó còn phải phối hợp với sơn-thủy và địa hình chung quanh, cũng như Thành môn ở 2 bên
hướng như thế nào? Nếu mọi sự đều tốt đẹp thì đó mới là cục diễn toàn mỹ, còn nếu không thì
tùy trường hợp nào khiếm khuyết mà mức độ tốt đẹp sẽ giảm thiểu, cho nên tuy rằng căn nhà đó
cũng có thể tạm ở, nhưng nên chờ cơ hội mà tu chỉnh lại hay kiếm những nơi khác tốt đẹp hơn. 
Dưới đây chúng ta sẽ khảo sát từng điều kiện ở trên để có thể hiểu thấu đáo hơn về phương pháp
chọn hướng nhà. 
Vấn đề thuần khí 
Huyền Không Phong Thủy rất coi trọng vấn đề này, xem nó như là yếu tố đầu tiên quyết định
họa phúc, sang hèn của một căn nhà. Muốn xét căn nhà có được thuần khí hay không thì trước
hết phải nhớ kỹ Tam Nguyên Long, đã được nói trong những bài trước, ở đây chỉ sơ lược lại như
sau: 
THIÊN NGUYÊN LONG: 
 4 sơn dương: CÀN-KHÔN-CẤN-TỐN 
 4 sơn âm: TÝ-NGỌ-MÃO-DẬU 
NHÂN NGUYÊN LONG: 
 4 sơn dương: DẦN-THÂN-TỴ-HƠI 
 4 sơn âm: ẤT-TÂN-ĐINH-QUÝ 
ĐỊA NGUYÊN LONG: 
 4 sơn dương : GIÁP-CANH-NHÂM-BÍNH 
 4 sơn âm: THÌN-TUẤT-SỬU-MÙI 
Một căn nhà được xem là Thuần khí khi tuyến vị tọa-hướng của nó hoặc là nằm chính giữa 1 sơn,
hoặc là lệch sang bên phải hoặc bên trái tuyến vị đó (còn gọi là Kiêm hướng) nhưng không quá 3
độ. Nếu lệch quá 3 độ thì sẽ lấy khí của sơn bị kiêm nhiều quá, khiến cho khí của tọa-hướng
không còn thuần khiết nữa, mà đã bị pha tạp, mức độ tốt đẹp sẽ giảm thiểu, hoặc sẽ gặp hung họa
lớn, nếu như chẳng may nhà lại không đắc được vượng khí tới hướng hay cửa, nhất là chủ về
chết người, tổn đinh hay bị tuyệt tự. 
  60Phong Thủy – Huyền Không Học
– Thí dụ 1: Căn nhà có hướng là 180 độ. Vì đây là tuyến vị chính giữa của sơn NGỌ (bao gồm từ
172 độ 6 đến 187 độ 5), nên nhà này được xem là Thuần khí. 
– Thí dụ 2: Căn nhà có hướng là 185 độ. Vì tuyến vị này đã lệch 5 độ so với tuyến chính giữa của
cung NGỌ, nên sẽ không được coi là thuần khí nữa, và khi lập tinh bàn phải dùng đến “Thế
quái”. Lúc đó nếu nhà đắc được vượng khí thì cũng khá tốt, nếu không đắc được vượng khí thì
tai họa sẽ chồng chất do việc khí không thuần gây ra. 
Ngoài vấn đề tuyến vị của tọa-hướng không được kiêm quá nhiều, còn phải để ý đến vị trí của
cổng, cửa và ngõ vào nhà. Nếu tọa-hướng nhà thuộc Thiên Nguyên Long thì cổng, cửa và ngõ
vào nhà phải cùng nằm trong những khu vực thuộc Thiên Nguyên. Nếu tọa-hướng nhà thuộc
Nhân Nguyên thì cổng, cửa cũng phải nằm trong những khu vực thuộc Nhân Nguyên. Nếu tọa-
hướng thuộc Địa Nguyên thì cổng, cửa cũng phải nằm trong khu vực của Địa Nguyên. Có như
thế mới bảo đảm được sự thuần khí. 
– Thí dụ căn nhà tọa TÝ hướng NGỌ. Vì TÝ-NGỌ đều thuộc Thiên Nguyên Long, nên khi làm
cổng, cửa cũng cần phải đưa về những khu vực thuộc Thiên nguyên Long. Nều nhà gần ngã ba,
ngã tư, hay có những lối rẽ vào nhà thì những ngã ba, ngã tư hay những khúc rẽ này cũng cần
nằm tại các khu vực thuộc Thiên nguyên Long (nếu tính từ tâm nhà). 
Một điểm quan trọng khác là tuy tọa-hướng và cổng, cửa của 1 căn nhà cần phải cùng 1 Nguyên
Long với nhau, nhưng phải trái ngược âm-dương môi bảo đảm được phúc, lộc lâu dài (Phúc-Lộc
vĩnh trinh). 
– Thí dụ nhà tọa TÝ hướng NGỌ. Vì tọa-hướng của căn nhà này là thuộc âm hướng của Thiên
nguyên Long, nên cổng, cửa hoặc ngõ vào nhà này cũng nên nằm tại những sơn thuộc Thiên
nguyên Long như TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU hay CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN. Nhưng nếu chúng
nằm tại các sơn CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN thì đó là cách phối hợp âm hướng với dương khẩu,
phúc lộc sẽ tốt đẹp và lâu dài hơn nếu cổng, cửa nằm tại các sơn TÝ, NGỌ MÃO, DẬU (vì âm
hướng phối với âm khẩu thì âm khí quá thịnh, phúc khí không thể phát mạnh được). 
Cho nên khi chọn phương hướng cho một căn nhà thì lần lượt theo các bước sau: 
1) Dùng la bàn để đo xem hướng nhà là bao nhiêu độ? Và nó thuộc tuyến vị chính giữa của mỗi
sơn hay kiêm, và kiêm nhiều hay ít? 
2) Xác định tọa-hướng của căn nhà là thuộc Nguyên Long nào? Và là âm hay dương? 
3) Phối hợp với phương vị của cổng, cửa, ngõ vào nhà hay ngã ba, ngã tư gần nhà, sao cho chúng
vừa phải đồng Nguyên, vừa phải phối hợp được giữa âm hướng với dương khẩu, hay giữa dương
hướng với âm khẩu, cộng với vượng tinh tới hướng thì phú quý sẽ có đủ. 
  61Phong Thủy – Huyền Không Học
Nếu bất đắc dĩ không thể đạt được cuộc âm-dương phối hợp giữa hướng và khẩu thì ít nhất cũng
cần đạt được sự đồng Nguyên giữa khẩu và hướng, cộng với vượng khí chiếu tới hướng hay cửa
cũng có thể hưng thịnh 1 thời. 
Phương Pháp Chọn Hướng Nhà Phần 2.
Chính Sơn, Chính Hướng 
Chính vì vấn đề đòi hỏi nhà (hay mộ) phải thuần khí, nên không những giữa tọa-hướng với cổng,
cửa và ngõ vào nhà phải cùng 1 Nguyên Long, mà tuyến vị của tọa-hướng cũng nên nằm tại
tuyến vị chính giữa của mỗi sơn (xin xem lại bài “24 SƠN-HƯỚNG VÀ TAM NGUYÊN
LONG). Nếu có kiêm (hay lệch) sang phải hoặc sang trái cũng không được quá 3 độ so với tuyến
vị chính giữa. Có như thế mới bảo đảm cho tọa-hướng của căn nhà được thuần khí. 
Một điều làm cho người mới biết về Phong thủy hoang mang không ít là có nhiều trường phái lại
cho là những tuyến vị chính giữa của mỗi sơn-hướng đều là những tuyến xấu, có khí trường quá
mạnh nên không thể lấy. Nếu chọn những tuyến đó để tạo sơn, lập hướng thì sẽ dễ gặp tai họa!!!
Do đó, khi chọn tọa-hướng cho nhà (hay mộ) thì họ thường không bao giờ chọn tuyến vị chính
giữa, mà bao giờ cũng sẽ chọn tuyến vị kiêm 3 độ. 
Quan điểm này không hiểu là do những hiểu biết sai lầm về Phong thủy, hay do ảnh hưởng của
xã hội phong kiến thời xưa. Vì dưới các thời đại phong kiến Trung Hoa trước đây, chỉ có vua
chúa, quan lại mới được xử dụng những gì được coi là cao sang, tốt đẹp, còn dân thường thì phải
né tránh, không được “vi phạm” tới. Ngay cả phương hướng làm nhà cửa, cung điện… thì cũng
chỉ có vua hoặc quan lớn mới lấy theo tuyến vị chính giữa của sơn-hướng. Chẳng hạn như những
dinh thự, lâu đài của các vua chúa ngày xưa thường cất theo trục tọa TÝ (BẮC) hướng chính
NGỌ (NAM), chứ không kiêm 3 độ bao giờ. Cho nên có thể là các vua chúa và những đại sư
Phong thủy đời xưa cũng đã thấy được cái quý của vấn đề thuần khí và tuyến vị chính giữa của
mỗi sơn-hướng. Chính vì vậy mà chỉ có họ mới được lập mà thôi. Còn nhà dân thường thì bao
giờ cũng kiêm 3 độ, tuy vẫn được coi là thuần khí, nhưng ít nhiều cũng đã bị pha tạp bởi khí
khác, nên ít ra là về phong cách cũng sẽ không bằng tầng lớp qúy tộc trong xã hội được. 
Ngoài ra, nếu ai đã đọc tác phẩm “Tòng sư tùy bút” của Khương Diêu (đệ tử của Tưởng đại
Hồng, 1 danh sư Phong thủy cuối thời nhà Minh) thì cũng có thể thấy vấn đề né tránh tuyến vị
chính giữa và chọn “kiêm 3 độ” là sai lầm như sau: 
“Ngày nọ, tôi (tức Khương Diêu) theo Phu tử (tức Tưởng đại Hồng) ra ngoài Xương an Môn,
thấy nhà nọ hạ táng. Các thổ công đều nói “Tưởng tiên sinh tới rồi!”. Chủ nhân hỏi: “Tưởng tiên
sinh là ai?” Thổ công đều nói:”Tiên sinh là bậc địa tiên”. Một số địa sư (tức thầy Phong thủy)
đứng ở đấy che miệng cười khẩy, nói với chủ nhân rằng: “Ông ta là Tưởng đại Hồng, thường nói
thiên cơ bất khả tiết lộ đó”. Rồi bọn họ quay qua nói với thầy tôi:”Cuộc đất tốt như vầy là chốn
hưng thịnh của Trời, không cần ông nhọc sức tiết lộ thiên cơ”. Chủ nhân cũng khoe cuộc đất của
  62Phong Thủy – Huyền Không Học
mình long huyệt sơn thủy đều đẹp. Thầy tôi chẳng nói gì. Thổ công là người quen biết với tôi
mới mách cho biết rằng:”Cuộc đất này sơn SỬU, hướng MÙI kiêm CẤN-KHÔN. Ba năm trước
đây Tưởng tiên sinh có điểm huyệt giúp cho 1 người, cũng dùng sơn SỬU, hướng MÙI (tức lấy
tuyến chính giữa của SỬU-MÙI, chứ không kiêm 1 độ nào cả), nay nhà ấy ngày càng hưng thịnh.
Ở đây có 1 địa sư sao chép lại cách điểm huyệt của Tưởng tiên sinh, muốn bắt chước chỉ dùng
đơn hướng. Nhưng chủ nhân và các địa sư khác đều không dám tin theo, mấy ông ấy ùn ùn kiêm
3 độ”. Thầy về, tôi kể lại thì thầy nói:”Chủ nhân ắt phải chết. Phạm vào Ngũ Hoàng, Lực sĩ mà
không mất người được ư?” (vì năm đó 2 sao Ngũ Hoàng, Lực sĩ đều tới phương tọa của ngôi mộ).
Sau khi táng chưa tới 5 ngày, chủ nhân bị ngã ngựa mà chết”. 
Kiêm hướng 
Những nhà có tuyến vị của tọa-hướng nằm lệch từ 1 độ đến 7 độ 5 so với tuyến vị chính giữa
(bất kể là lệch sang bên phải hoặc bên trái) của 1 sơn thì đều được xem là Kiêm hướng. Nhưng
như  đã nói  ở phần trên, những nhà có tuyến vị lệch từ 1  đến 3  độ thì vẫn  được coi là thuộc
“chính sơn, chính hướng”, khí vẫn còn thuần nhất nên không có gì thay đổi. Còn những nhà có
tuyến vị lệch từ 3 đến 6 độ thì do độ kiêm khá lớn, khí của sơn bên cạnh đã pha tạp với khí của
chính tọa, chính hướng, cho nên khi lập tinh bàn mới phải dùng đến Thế Quái (tức số thế, xin coi
lại bài “THẾ QUÁI”). 
Đây là trường hợp chỉ nên tạm dùng trong 1 thời vận nào đó, đến khi qua vận khác mà nếu thấy
chính hướng  đắc vượng khí thì cần xây dựng lại nhà của (hay phần mộ) theo hướng  đó, chứ
không thể để nhà cửa kiêm hướng nhiều trong 1 thời hạn lâu dài, sẽ có tai họa do vấn đề khí
không thuần khiết mà ra, khiến cho người trong nhà phẩm chất hư hèn, lại dễ mắc những tai họa
về hình ngục. Câu “Chính sơn, chính hướng lưu chi thượng, quá yêu ngộ hình trượng” trong
“Thiên bảo Kinh” của Dương quân Tùng, có nghĩa là sơn-hướng cần phải kiêm ít, chứ không thể
kiêm nhiều, nếu kiên nhiều (quá yêu) tất sẽ bị tai họa về hình ngục, lao tù (ngộ hình trượng). Cho
nên người học Huyền Không phải rất cẩn thận trong vấn đề kiêm hướng. 
Ngoài ra, trong trường hợp kiêm hướng thì cũng còn phải tùy theo âm-dương mà kiêm  đúng
pháp độ thì mới có thể tạo phúc, chứ không thể kiêm 1 cách tùy tiện. Nói tùy theo âm-dương tức
là phải coi xem tọa-hướng của 1 căn nhà là nằm trong những sơn dương hay âm? Nếu chúng
nằm trong những sơn dương thì khi kiêm hướng cũng phải cần dùng những độ số dương như 1, 3,
5, 7. Nếu chúng nằm trong những sơn âm thì cần dùng những độ số âm như 2, 4, 6. Đó mới là
kiêm đúng pháp độ. Còn kiêm không đúng pháp độ tức là tọa-hướng thuộc sơn dương mà lại
dùng độ số âm, hay tọa-hướng thuộc sơn âm mà lại dùng độ số dương. 
Nếu kiêm đúng pháp độ thì trong trường hợp đắc vượng khí tới hướng cũng có thể phát khá lớn,
trong trường hợp thất vận hoặc gặp khí suy tử chiếu tới cũng không đến nỗi mắc tai họa nặng
lắm. Nếu kiêm không đúng pháp độ thì dù đắc vượng khí tới hướng mà có đắc tài đắc lộc cũng
  63Phong Thủy – Huyền Không Học
có những tai họa bất ngờ. Gặp lúc thất vận thì hung họa càng khủng khiếp, không thể đo lường
được. 
Một điều cần để ý là khi 1 căn nhà hay 1 ngôi mộ kiêm hướng thì chính tọa chính hướng của nó
được gọi là “Chủ Sơn, Chủ Hướng”, còn tọa-hướng được kiêm gọi là “Chi Thần”. Rồi phải xem
cổng, cửa, lai, khứ thủy… phải cùng 1 Nguyên Long với “Chủ Sơn, Chủ Hướng”, chứ không thể
cùng Nguyên Long với “Chi Thần” được. 
Phương Pháp Chọn Hướng Nhà Phần 3
Đại Không Vong 
Tuyến Đại không vong là những đường ranh giới giữa 8 hướng trên la bàn. Biết rằng 1 vòng tròn
trên la bàn bao gồm 360 độ, nếu chia ra 8 hướng thì mỗi hướng sẽ chiếm đúng 45 độ. Những
tuyến độ nằm giữa 2 hướng là những tuyến Đại không vong. Ví dụ như hướng BẮC bắt đầu từ
337 độ 5 đến 22 độ 5, kế đó là hướng ĐÔNG BẮC bắt đầu từ 22 độ 5 đến 67 độ 5. Những tuyến
vị 337 độ 5, hoặc 22 độ 5, hoặc 67 độ 5 là những tuyến Đại không vong. 
Như vậy, có 8 tuyến Đại không vong trên la bàn như sau: 
– Tuyến 22 độ 5 (giữa BẮC và ĐÔNG BẮC). 
– Tuyến 67 độ 5 (giữa ĐÔNG BẮC và ĐÔNG). 
– Tuyến 112 độ 5 (giữa ĐÔNG và ĐÔNG NAM). 
– Tuyến 157 độ 5 (giữa ĐÔNG NAM và NAM). 
– Tuyến 202 độ 5 (giữa NAM và TÂY NAM). 
– Tuyến 247 độ 5 (giữa TÂY NAM và TÂY). 
– Tuyến 292 độ 5 (giữa TÂY và TÂY BẮC). 
– Tuyến 337 độ 5 (giữa TÂY BẮC và BẮC). 
Ngoài 8 tuyến vị kể trên (được coi là 8 tuyến Đại không vong chính), còn có những tuyến nằm
gần sát và 2 bên những tuyến đó trong khoảng 1 độ 5 cũng đều được coi là những tuyến Đại
không vong cả. 
– Thí dụ 1: một căn nhà có hướng 21 độ. Vì tuyến này chỉ cách tuyến Đại không vong chính
(giữa 2 hướng BẮC và ĐÔNG BẮC, tức tuyến 22 độ 5) có 1 độ 5, cho nên hướng nhà này phạm
Đại không vong. 
– Thí dụ 2: một căn nhà có hướng 23 độ 5. Vì tuyến này cũng chỉ cách tuyến Đại không vong
chính có 1 độ, nên nó cũng là tuyến Đại không vong. 
  64Phong Thủy – Huyền Không Học
– Thí dụ 3: một căn nhà có hướng là 20 độ 5. Vì tuyến này cách tuyến Đại không vong chính 2
độ, nên nó không được coi là tuyến Đại không vong nữa. 
Đối với Phong thủy Huyền Không, tất cả mọi tuyến Đại không vong đều là những tuyến vị cực
xấu. Nếu cất nhà, xây mộ theo những hướng đó thì về nhân sự có thể bị chết người, cô quả hay bị
tuyệt tự. Về tài lộc có thể bị phá sản, lao tù vì tiền bạc… Về bản chất con người sống trong những
nhà đó cũng chủ thô tục, bần tiện, thiếu liêm sỉ hoặc hung ác, lại hay thấy ma quỷ… 
Tuyến Đại không vong sở dĩ cực xấu là vì tọa-hướng của căn nhà đã kiêm quá nhiều (từ 6 đến 7
độ 5) nên khí của căn nhà đã hoàn toàn bị pha tạp, biến chất. Nó vừa kiêm khí của sơn khác
(trong 24 sơn), vừa kiêm khí của hướng khác (trong 8 hướng). 
– Thí dụ nhà hướng 22 độ, tọa ĐINH hướng QUÝ kiêm MÙI-SỬU 7 độ, nên tọa và hướng vừa
kiêm đều 2 sơn (tọa là ĐINH kiêm MÙI; hướng là QUÝ kiêm SỬU). Nhưng vì ĐINH thuộc
hướng NAM, còn MÙI thuộc hướng TÂY NAM, nên tọa của nhà này vừa thuộc hướng NAM,
vừa kiêm thêm hướng TÂY NAM nữa. Tương tự, ở hướng là QUÝ kiêm SỬU, nhưng QUÝ
thuộc hướng BẮC, còn SỬU thuộc hướng ĐÔNG BẮC, nên hướng nhà này vừa thuộc hướng
BẮC, vừa kiêm ĐÔNG BẮC. 
Những nhà thuộc tuyến Đại không vong đều bị coi là “LẠC QUẺ” hay “XUẤT QUÁI” (tức ra
ngoài phạm vi 1 hướng) bởi vì tạp khí hỗn loạn, không có một chính khí đủ mạnh để làm chủ khí,
như nhà không chủ. Những căn nhà này dể có nhiều tai họa nghiêm trọng như bị tà khí chi phối,
bị ma quỷ quấy phá, cũng như con người trở nên hẹp hòi, thô lậu, bần tiện, gian trá hơn. Chính vì
vậy mà “Trạch vận Tân án” mới nói những nhà có hướng thuộc tuyến Đại không vong thì ”tiến
thoái đều khó, trở thành tiện cục (cách bần tiện), khiến vợ, chồng lục đục, anh em bất hòa, văn
nhân thì mắc bệnh thần kinh, nhiều sự bất hạnh liên tiếp xảy ra”. 
Tiểu Không Vong 
Tuyến Tiểu không vong: nếu tuyến Đại không vong là những tuyến nằm ngay lằn ranh của 2
hướng, thì tuyến Tiểu không vong là những tuyến nằm ngay lằn ranh của 2 sơn. Như chúng ta đã
biết, trên la bàn gồm 360 độ được chia ra 8 hướng, mỗi hướng chiếm 45 độ. Trong mỗi hướng lại
được chia ra làm 3 sơn, nên mỗi sơn chiếm 15 độ. Cho nên tổng cộng có 24 sơn trên la bàn, và vì
vậy cũng có 24 tuyến Tiểu không vong chính như sau: 
– Hướng BẮC: gồm những tuyến: 352 độ 5, 7 độ 5, và 22 độ 5. 
– Hướng ĐÔNG BẮC: những tuyến: 37 độ 5, 52 độ 5, và 67 đô 5. 
– Hướng ĐÔNG: gồm những tuyến: 82 đô 5, 97 độ 5, và 112 độ 5. 
– Hướng ĐÔNG NAM: những tuyến: 127 độ 5, 142 độ 5, và 157 độ 5. 
– Hướng NAM: gồm những tuyến: 172 độ 5, 187 độ 5, và 202 độ 5. 
– Hướng TÂY NAM: những tuyến: 217 độ 5, 232 độ 5, và 247 độ 5. 
  65Phong Thủy – Huyền Không Học
– Hướng TÂY: gồm những tuyến: 262 độ 5, 277 độ 5, và 292 độ 5. 
– Hướng TÂY BẮC: những tuyến: 307 độ 5, 322 độ 5, và 337 độ 5. 
Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì ta thấy tất cả những tuyến Tiểu không vong cuối cùng của mỗi hướng
như 22 độ 5 của hướng BẮC, 67 độ 5 của hướng ĐÔNG BẮC, 112 độ 5 của hướng ĐÔNG…
cũng chính là những tuyến Đại không vong. 
Cho nên trên thực tế, những nhà có hướng phạm phải những tuyến Đại không vong bao giờ cũng
kèm thêm vấn đề phạm cả tuyến Tiểu không vong nữa. Chính vì vậy mà mức độ phát sinh tai
họa của chúng mới càng thêm mãnh liệt. 
Ngoài 24 tuyến Tiểu không vong chính ở trên, còn cần phải để ý đến những tuyến nằm gần khu
vực đường ranh giới giữa 2 sơn, nhưng cũng chia thành những trường hợp khác biệt như sau: 
1) Những tuyến nằm ở phần giữa 2 sơn, nhưng 1 sơn thuộc Địa nguyên Long, 1 Sơn thuộc Thiên
nguyên Long (xin xem lại bài “24 sơn-hướng và Tam nguyên Long): thì tất cả những tuyến nằm
gần tuyến Tiểu không vong chính trong khoảng cách là 1 độ rưỡi – dù là bên trái hay bên phải
của nó – cũng đều bị coi là những tuyến Tiểu không vong. 
Thí dụ: Hai sơn NHÂM và TÝ của hướng BẮC được phân chia bởi tuyến vị 352 độ 5. Đó là
tuyến Tiểu không vong chính. Nhưng vì NHÂM thuộc Địa nguyên Long, còn TÝ thuộc Thiên
nguyên long, cho nên tất cả những tuyến nằm cách tuyến vị 352 độ 5 trong phạm vị 1 độ 5 – dù
là bên phải hay bên trái của nó – như các tuyến 351 độ, 352 độ, 353 độ, 354 độ cũng đều là
những tuyến Tiểu không vong cả. Nhưng các tuyến như 350 độ 5, hoặc 354 độ 5 thì lại không
còn được coi là những tuyến Tiểu không vong nữa, vì đã cách tuyến Tiểu không vong chính hơn
1 độ 5 rồi. 
Một điều cần nói thêm là vì giữa Địa nguyên long với Thiên nguyên long trong cùng 1 hướng
bao giờ cũng có vấn đề trái nghịch âm-dương, nếu Thiên nguyên long là sơn âm thì Địa nguyên
long sẽ là sơn dương, và ngược lại, cho nên những tuyến Tiểu không vong nằm giữa 2 sơn
(hướng) này còn bị gọi là những tuyến “sai lạc âm-dương” hoặc “âm-dương sai thố”. 
2) Những tuyến nằm ở phần giữa 2 sơn, nhưng 1 sơn thuộc Thiên nguyên Long, 1 sơn thuôc
Nhân nguyên Long: thì chỉ có tuyến vị chính giữa 2 sơn mới bị coi là tuyến Tiểu không vong mà
thôi. Tuy nhiên trên thực tế thì những tuyến Tiểu không vong này đều vô hại. Lý do là vì trong
cùng 1 hướng thì sơn thuộc Thiên nguyên Long bao giờ cũng cùng âm-dương với sơn thuộc
Nhân nguyên Long. Mà vì đã nằm trong cùng 1 hướng, lại cùng 1 khí âm hoặc dương, nên dù có
nằm chồng lên đường phân giới giữa 2 sơn cũng vẫn không sợ khí bị pha tạp hay hỗn loạn. 
Cho nên nguyên tắc chính của Huyền không vẫn là vấn đề thuần khí. Khí đã thuần thì có thể
kiêm nhiều, khí không thuần thì dù 1 độ cũng không kiêm, còn những tuyến vị Đại-Tiểu không
  66Phong Thủy – Huyền Không Học
vong chỉ là những mức độ ấn định sự kiêm hướng sai lạc quẻ (Đại không vong) hoặc âm-dương
(Tiểu không vong) đã tới mức độ tối đa, cực kỳ hung hiểm rồi vậy. 
Thí dụ: Hai sơn TÝ và QUÝ thuộc hướng BẮC được phân chia bởi tuyến vị 7 độ 5, nên trên lý
thuyết thì đó là tuyến Tiểu không vong chính. Nhưng vì TÝ là âm sơn, thuộc Thiên nguyên Long;
còn QUÝ cũng là âm sơn, thuộc Nhân nguyên Long. Giữa chúng không có sự khác biệt về âm-
dương (vì cùng là âm sơn) hay tính chất (cùng thuộc hướng BẮC). Cho nên ngay cả những nhà
có tuyến vị là 7 độ 5 (tức trùng với tuyến Tiểu không vong) cũng không sao cả. 
3) Những tuyến nằm giữa 2 sơn, nhưng 1 sơn là Nhân nguyên long, 1 sơn là Địa nguyên Long:
đây chính là trường hợp của những tuyến Đại không vong đã nói ở phần trên. 
Như vậy nếu xét kỹ thì thật ra trên la bàn chỉ có 8 tuyến Đại không vong và 8 tuyến Tiểu không
vong chính mà thôi. Bên cạnh chúng còn có thêm 1 số tuyến nằm trong khoảng cách 1 độ 5 ở 2
bên cũng đều được xem là những tuyến vị Đại-Tiểu không vong cả. Còn ngoài ra, những tuyến
vị nằm giữa 2 sơn thuộc Thiên nguyên Long và Nhân nguyên Long trên thực tế không phải là
Không vong. Còn những tuyến nằm giữa 2 sơn thuộc Nhân nguyên Long và Địa nguyên Long là
trường hợp Đại không vong rồi vậy. 
Xét về mức độ tác hại thì những hướng Tiểu không vong cũng gây ra nhiều tai họa cho những ai
sống trong căn nhà đó, như gia đình đổ vỡ, ly dị, tài lộc hao tán, dễ bị thưa kiện, hình ngục,
người sống trong nhà cũng thường bất chính, hay vi phạm luật lệ, phạm pháp hoặc trộm cắp,
hung dữ, lại dễ thấy ma quỷ… Cho nên sách “Trạch vận tân án” mới viết những nhà phạm tuyến
Tiểu không vong (tức âm-dương sai thố) thì thường là “tiến, thoái lưỡng nan, không tạo dựng nổi
uy quyền, danh tiếng. Lại chuốc kiện tụng, thị phi, trở thành bại cục (cách thất bại), hao tổn công
sức”. 
Ngoài những tuyến Đại-Tiểu không vong ở trên thì trong 1 số sách vở còn đề cập đến những
đường phân giới của 64 quẻ tiên thiên, và cũng xem những tuyến đó là Đại không vong. Rồi gộp
hết tất cả những tuyến đó, cộng với những tuyến Đại-Tiểu không vong chính và gọi chúng là
những tuyến “BẤT KHẢ LẬP” (tức những tuyến vị không thể chọn để lập hướng nhà hay mộ). 
Tuy nhiên, nếu xét kỹ thì thấy những đường phân giới của 64 quẻ Tiên thiên thật ra cũng trùng
với những tuyến vị “Phân châm” hoặc “Phân kim” trên Tưởng bàn (tức 1 loại la bàn do Tưởng
đại Hồng làm ra), mà trong đó, cách tính để chia tuyến vị của 64 quẻ Tiên Thiên như sau: lấy 64
quẻ chia cho 8 hướng, thì mỗi hướng có 8 quẻ. Mỗi hướng tổng cộng có 45 độ, chia cho 8 quẻ thì
mỗi quẻ chiếm 5 độ, còn dư 5 độ. Để phân chia cho đồng đều, Tưởng đại Hồng xếp 5 quẻ tiên
thiên vào phần giữa của mỗi hướng (tỗng cộng là 40 độ). Còn khu vực tiếp giáp giữa mỗi hướng
thì để chừa ra mỗi bên là 2 độ 5 (tổng cộng là 5 độ). Khu vực này được coi là khu vực “xuất
quái” (ra khỏi quẻ hay hướng). 
  67Phong Thủy – Huyền Không Học
Như vậy, tổng cộng độ số của 8 quẻ (40 độ) và khoảng trống ở gần ranh giới giữa 2 hướng (5 độ)
là 45 độ, tức đã bao hàm hết 1 hướng. Nếu tính như vậy thì tất cả mọi tuyến vị chính giữa của 24
sơn đều nằm trên đường phân giới của 64 quẻ Dịch. 
Đó là lý do tại sao có 1 số trường phái Phong thủy (nhất là Tam hợp phái) thường cho rằng tuyến
vị chính giữa của 24 sơn là những tuyến “Đại không vong”, cho nên khi lập hướng nhà hay mộ
thì họ thường tránh những tuyến vị đó, mà kiêm sang bên phải hoặc trái 3 độ, chứ không dám lấy
đơn hướng. 
Đây là 1 sai lầm, chẳng những vì họ đã không biết tới vấn đề hướng nhà phải thuần khí, mà còn
có thể kiêm không đúng độ số, vì không phải tọa-hướng nào cũng có thể kiêm 3 độ, mà còn tùy
thuộc vào những sơn mà chúng tọa lạc là âm hay dương. 
Hơn nữa, hướng kiêm 3 độ cũng là lằn ranh giới giữa chính hướng và kiêm hướng, nên nếu kiêm
không cẩn thận, hướng đó có thể đã ra ngoài chính hướng và thuộc về kiên hướng, nên có thể
đang từ tốt biến thành xấu… 
Ngoài ra, vì các sách vở cổ xưa hoặc đã thất bản, hoặc cố tình không nói tới lý do tại sao lại đem
64 quẻ Tiên thiên vào trong la bàn. Nhưng theo thiển ý của người viết thì có lẽ chỉ là dùng để
phụ đoán thêm tính chất của từng hướng nhà mà thôi (như trường hợp Nhị thập bát tú…), chứ
không phải mục đích là để chọn phương hướng. 
Chính vì vậy mà tuy Tưởng đại Hồng vẫn đưa 64 quẻ Tiên thiên vào trong la bàn do ông chế tạo,
nhưng khi chọn hướng thì vẫn lấy đơn hướng (tức là đè lên đường phân giới của quẻ Dịch). Điều
này chứng tỏ đường phân giới của 64 quẻ Tiên thiên thật ra không có giá trị gì về phương diên
lập hướng cả. 
Đối với những nhà phạm tuyến Đại-Tiểu không vong tuy rằng rất xấu, nhưng nếu biết cách hóa
giải thì cũng có thể biến xấu thành tốt mà xử dụng được, chứ cũng không phải nhất quyết vì
chúng thuộc những tuyến “bất khả lập” nên hoàn toàn không xử dụng được. Vấn đề này sẽ được
nói trong 1 dịp khác. 
Ngoài ra,  đối với trường hợp những nhà có tọa-hướng thuộc Thiên nguyên Long kiêm Nhân
nguyên Long, hoặc Nhân nguyên Long kiêm Thiên nguyên Long tuy có thể kiêm nhiều mà
không sợ phạm Không vong, nhưng vẫn phải kiêm đúng pháp độ, tùy theo tọa-hướng thuộc sơn
dương hay âm. Nếu thuộc sơn dương thì có thể kiêm tới 7 độ, nếu là sơn âm thì chỉ có thể kiêm
tới 6 độ mà thôi. 
  68Phong Thủy – Huyền Không Học
Phương Pháp Chọn Hướng Nhà Phần 4
Thành môn 
Trong việc chọn tọa-hướng cho nhà ở (hay phần mộ), ngoài những vấn đề đã được nêu ra thì còn
cần để ý tới khu vực 2 bên phía trước như thế nào để có thể dùng bí quyết của “Thành môn”. 
Thành môn, tức cổng thành, là nơi ra, vào thành cũng là chỗ dẫn nước ra, vào ở phía dưới. Cho
nên Thành môn chính là cửa ngõ để vào huyệt, hoặc nơi thủy đến, thủy đi, thủy hội tụ ở 2 bên
phía trước. Đối với nhà cửa thì nếu khu vực đó có ngõ rẽ vào nhà hay ngã ba, ngã tư, ao, hồ, biển,
hoặc chỗ 2 dòng sông tụ hội… thì những nhà đó được xem như có Thành môn. 
Thành môn cũng được chia ra làm 3 loại như sau: 
1) Thành môn chính: nằm ở những khu vực mà khi kết hợp với khu vực ở đầu hướng sẽ hợp
thành những số Tiên thiên như 1-6, 2-7, 3-8, 4-9. 
Thí dụ: Căn nhà hướng NAM, có ngõ vào nhà nằm ở khu vực phía ĐÔNG NAM. Vì ĐÔNG
NAM thuộc quẻ TỐN mang số 4, còn NAM thuộc quẻ LY mang số 9, hợp thành số Tiên thiên 4-
9, nên ngõ vào nhà đó được coi là Thành môn chính. 
2) Thành môn phụ: chỉ là những vị trí nằm bên cạnh đầu hướng, nhưng không có sự tương hợp
thành những số Tiên thiên như ở trên. 
Thí dụ: Nhà hướng NAM, nhưng có ngõ vào nhà ở khu vực TÂY NAM. Vì NAM là số 9, TÂY
NAM là số 2, giữa 2 khu vực này không có sự tương hợp thành số Tiên thiên, nên đây là Thành
môn phụ. 
3) Thành môn ngầm: ngoài Thành môn chính (được gọi là “Chính mã”) và Thành môn phụ
(được gọi là “tá mã”), còn có Thành môn ngầm, nhưng cũng được chia thành 2 loại như sau: 
a) Khi an vận bàn mà vận tinh Ngũ Hoàng tới 1 trong 2 phía bên cạnh đầu hướng. Nếu nơi đó có
thủy hay cửa khẩu, ngõ ra vào… thì cũng được coi là Thành môn. 
Thí dụ: nhà tọa TÝ hướng NGỌ (180 độ), nhập trạch trong vận 8, nên khi an vận bàn thì vận tinh
Ngũ Hoàng sẽ đến phía TÂY NAM. Nếu nơi này có ngã tư, ngõ vào nhà, ao, hồ… thì được xem
là Thành môn ngầm. Sở dĩ như thế là vì trong mỗi vận, khu vực có vận tinh Ngũ Hoàng bao giờ
cũng là khu vực của Linh Thần (xin xem lại bài “Chính Thần và Linh Thần”), nên khi khu vực
này có cổng, ngõ hay thủy khẩu thì được xem như Linh thần đắc thủy, chủ đại vượng cho nhà
cửa trong vận đó. Vì vậy nó mới được xem như 1 loại Thành môn mà thôi. 
b) Khi các vận, sơn hay hướng tinh tới 2 phía bên cạnh đầu hướng, mà chúng lại kết hợp với địa
bàn tại nơi đó thành các số Tiên thiên. Nếu khu vực đó có cổng, ngã ba, ao, hồ, núi cao… thì
cũng được xem như có Thành môn. 
  69Phong Thủy – Huyền Không Học
Thí dụ: nhà tọa CANH, hướng GIÁP (tức hướng ĐÔNG, 75 độ), nhập trạch trong vận 8. Nếu an
Vận bàn thì vận tinh số 6 tới hướng. Bây giờ nếu muốn an Hướng bàn thì lấy số 6 nhập trung
cung xoay nghịch (vì hướng GIÁP tương  ứng với sơn TUẤT của số 6, là sơn âm nên xoay
nghịch – xin xem lại bài PHƯƠNG PHÁP LẬP TINH BÀN) thì số 3  đến ĐÔNG BẮC. Vì
ĐÔNG BẮC nằm bên cạnh khu vực đầu hướng của căn nhà, mà địa bàn của nó là số 8, nên khi
gặp hướng tinh số 3 tới sẽ tạo thành cặp số Tiên thiên 3-8. Nếu nơi này có thủy hay cổng, ngõ
vào nhà thì được xem là có Thành môn. 
Đối với Huyền không Học, việc xác định Thành môn là 1 yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn
phương vị tọa hướng cho ngôi nhà hay phần mộ. Bởi vì như Thẩm trúc Nhưng nói:”Thành môn
là nơi then chốt để khí tiến vào huyệt”, hoặc như Bạch hạc Minh xem nó “giống như yết hầu của
con người”. Cho nên Thành môn chính là nơi nắm giữ vận khí của chân long địa huyệt hay nhà
cửa. Nếu nó tốt thì dù nhà cửa hay phần mộ có gặp hướng xấu, hay bị hung khí xung sát cũng
vẫn bình yên, hoặc có thể hóa hung thành cát mà làm cho nhà đó vẫn vượng phát. 
Riêng đối với những căn nhà đã lập phương hướng đúng phép mà lại còn đắc Thành môn thì
chẳng khác nào áo gấm thêm hoa, tài lộc và nhân đinh sẽ hưng thịnh 1 thời. Cho nên sách mới có
câu:”Bí quyết Thành môn là cực tốt (tối vi lương), cất nhà, lập mộ thì đại cát”. 
Tuy nhiên, cách dùng Thành môn không phải cứ hễ thấy ở 2 bên đầu hướng có cổng, ngã ba, ngã
tư hay sông nước là có thể xử dụng, mà còn phải theo những nguyên tắc căn bản sau đây: 
– Tọa-hướng nhà phải đồng Nguyên long với khu vực có cổng, cửa hoặc sông nước ở 2 bên đầu
hướng. Điều này đã nói rõ trong bài “Phương pháp chọn hướng nhà (1)”, phần bàn về vấn đề
thuần khí (chỉ có sự khác biệt là với vấn đề thuần khí thì có thể lấy được cả những cổng, ngõ, nơi
có thủy… tại bất cứ khu vực nào, miễn là được đồng nguyên với hướng; còn Thành môn thì chỉ
lấy được ở 2 phía bên cạnh hướng mà thôi). 
* Thí dụ: nhà tọa TÝ hướng NGỌ (180 độ), nhập trạch trong vận 8. Vì nhà này hướng NGỌ (tức
hướng NAM), nên khi chọn Thành môn thì chỉ có thể lấy ở khu vực 2 bên của đầu hướng, tức là
2 phía ĐÔNG NAM và TÂY NAM. Do đó, nếu ở sơn TỐN thuộc phía ĐÔNG NAM, hoặc sơn
KHÔN thuộc phía TÂY NAM có cổng, ngõ hay thủy khẩu thì nhà đó có Thành môn. Còn những
khu vực THÌN, TỴ của ĐÔNG NAM, cũng như MÙI, THÂN của TÂY NAM tuy cũng nằm ở 2
bên hướng, nhưng do không đồng nguyên với tọa-hướng nên không thể lấy làm Thành môn. 
– Khu vực của Thành môn cũng phải đắc vượng khí của Phi tinh, có như thế mới hóa giải được
khí xấu nơi đầu hướng, hoặc làm cho khí nơi đầu hướng càng thêm tốt đẹp. Nhưng muốn biết
vượng khí có tới Thành môn hay không, thì không phải căn cứ vào Hướng tinh tại đó để xác
quyết, mà phải xem Thành môn nằm tại sơn nào (trong 24 sơn)? Sơn đó trùng với sơn nào của
vận tinh tới khu vực đó? Rồi mới đem vận tinh  đó nhập trung cung, xoay chuyển theo chiều
thuận (hay nghịch) tùy theo sơn của vận tinh  đó là dương hay âm. Nếu số  đến khu vực của
Thành môn cũng tương đồng với đương vận thì tức là có vượng khí đến Thành môn. 
  70Phong Thủy – Huyền Không Học
* Thí dụ: cũng lấy nhà tọa TÝ hướng NGỌ ở trên. Nếu an vận bàn của vận 8 thì vận tinh số 5
đến TÂY NAM, vận tinh số 7 đến ĐÔNG NAM. Vì phía TÂY NAM chỉ có sơn KHÔN có thể
chọn làm Thành môn, mà KHÔN thuộc dương nên lấy 5 nhập trung cung xoay thuận thì 2 đến
KHÔN, là tử khí trong vận 8 nên không thể dùng (tuy nhiên, vì vận tinh 5 tới phía TÂY NAM
tạo thành cách “Thành môn ngầm”, nên lại là 1 cách khác). Kế đó, quay sang vận tinh số 7 ở
ĐÔNG NAM. Vì chỉ có sơn TỐN mới có thể chọn làm Thành môn, mà TỐN trùng với sơn DẬU
của số 7, là sơn âm nên lấy 7 nhập trung cung xoay nghịch thì 8 đến TỐN, là vượng khí của vận
8, nên nơi này có thể dùng làm Thành môn. Vì vậy, nếu phương TỐN của nhà này mà có cổng,
ngõ vào nhà, thủy khẩu… thì tài lộc sẽ đại vượng. 
Về mức độ tác dụng của các loại Thành môn thì Thẩm trúc Nhưng thường cho rằng Thành môn
chính có tác dụng mạnh hơn Thành môn phụ, nhưng ông không nói gì tới hiệu lực của Thành
môn ngầm. Tuy nhiên nếu nhìn thì cũng có thể thấy là tác dụng của Thành môn ngầm phải yếu
hơn Thành môn phụ. Nhưng vì không phụ thuộc vào việc bảo vệ nguyên khí cho tọa-hướng, nên
Thành môn ngần không bị giới hạn trong phạm vi 1 sơn, mà có thể bao hàm hết cả 1 hướng. 
Thí dụ: nhà tọa TÝ hướng NGỌ trong vận 8, khu vực phía TÂY NAM có vận tinh số 5 đắc
Thành môn ngầm. Thành môn này có thể chiếm hết 3 sơn MÙI-KHÔN-THÂN của hướng TÂY
NAM, chứ không bị giới hạn trong 1 sơn như những Thành môn chính hay phụ, nhưng tác dụng
của nó cũng yếu hơn 2 loại Thành môn kia. 
Ngoài ra, về thời gian ảnh hưởng của Thành môn đối với 1 căn nhà hay 1 địa huyệt thì tùy theo
từng loại Thành môn mà sẽ rất lâu dài hay chỉ ngắn ngủi trong 1 vận. Điều này sẽ được nói trong
1 dịp khác. 
Phối hợp Phi tinh với địa hình (loan đầu) 
Ngoài những vấn đề kể trên thì còn phải để ý đến địa hình bên ngoài xem có phù hợp với Phi
tinh hay không? 
Nói địa hình (hay loan đầu) phù hợp với Phi tinh tức là những nơi có thủy của sông, hồ, ao biển,
hoặc đường đi, sân rộng, đồng trống… phải nằm trùng với những nơi có sinh khí hay vượng khí
của Hướng tinh. Còn những nơi có núi đồi, gò cao, hay nhà cửa, cây cối… thì phải nằm trùng với
những khu vực có sinh khí hay vượng khí của Sơn tinh. 
Tuy nhiên, vì những điều này đã được nói khá nhiều trong những bài trước đây như “VƯỢNG
SƠN, VƯỢNG HƯỚNG”, “THƯỢNG SƠN, HẠ THỦY”, “THU SƠN, XUẤT SÁT”… cho nên
bạn đọc có thể đọc kỹ những bài đó để am tường vấn đề phối hợp giữa loan đầu và Phi tinh. 
KẾT LUẬN 
Qua việc khảo sát các vấn đề thuần khí, chính hướng, kiêm hướng, Đại-Tiểu không vong, chúng
ta có thể đi đến kết luận là những tuyến vị chính giữa của mỗi sơn (tức tuyến vị đơn hướng) là
  71Phong Thủy – Huyền Không Học
những tuyến tốt nhất trong việc tuyển chọn tọa-hướng cho nhà của. Nếu chúng còn có thể phối
hợp được với Thành môn, cũng như có được sự ứng hợp giữa Phi tinh với loan đầu thì nhà đó sẽ
đại phát cả phú lẫn quý, con người cũng trong sạch, thanh khiết, chứ không thô lậu, bỉ tiện, hoặc
đê hèn, gian trá… 
Nếu nhìn vào đại cuộc thì các thành phố, kinh đô của mọi quốc gia cũng cần hoạch định đường
xá như thế nào, để khi xây dựng nhà cửa thì sẽ không có những nhà kiêm hướng qúa nhiều, hay
phạm không vong, sai thố… tức là những điều kiện có thể phát sinh ra nhiều tai họa hoặc tội ác. 
Tuy rằng những thành phố, kinh đô vẫn phải chịu ảnh hưởng của vận khí long mạch tại đó, nên
cũng có những lúc hưng thịnh hoặc suy đồi, nên tội ác, tai họa không phải sẽ không bao giờ có.
Nhưng nhìn chung thì cuộc sống của những người dân sống trong những thành phố, quốc gia đó
sẽ được yên ổn, thịnh vượng hơn những thành phố hay những quốc gia khác. 
Lấy thí dụ như trung tâm của thủ đô Washington Hoa Kỳ chỉ làm đường theo 4 trục chính là
BẮC-NAM, ĐÔNG-TÂY, cho nên nhà cửa, dinh thự…  đại  đa số chỉ có 4  đơn hướng là TÝ,
NGỌ, MÃO, DẬU. Hay như trung tâm thành phố New York cũng chỉ làm đường theo 4 trục
chính là 30 độ – 210 độ, hoặc 300 độ – 120 độ, cho nên đại đa số nhà cửa cũng chỉ nằm trong 4
đơn hướng là THÌN, TUẤT, SỬU, MÙI mà thôi. 
Phương Pháp Chọn Hướng Nhà – Phụ Chú
Phương Pháp Chọn Hướng Của Tưởng Đại Hồng. 
Tưởng đại Hồng sinh vào cuối thời Minh và sống qua tới đầu thời nhà Thanh, là một nhà Phong
thủy nổi tiếng của thời đại đó,  đồng thời cũng là người được chân truyền những bí pháp của
Huyền Không. Tuy  đương thời ông không viết sách  để nói về phương pháp chọn hướng của
mình, nhưng qua một số trường hợp mà ông chọn hướng cho người khác, được đệ tử của ông là
Khương Diêu kể lại trong tác phẩm “Tòng sư tùy bút”, chúng ta cũng có thể đoán là ông chỉ
dùng  đơn hướng, chứ ít khi dùng kiêm hướng. Ngoài  đoạn văn  đã  được trích dẫn trong bài
“PHƯƠNG PHÁP CHỌN HƯỚNG NHÀ (2)”, thì còn một số đoạn văn khác xin được trích ra
dưới đây để bạn đọc tham khảo thêm: 
1) Thẩm hiếu Tử người Đông Quan, hạ táng người thân, địa sư điểm huyệt sơn THÌN hướng
TUẤT kiêm ẤT-TÂN (tức kiêm 3 độ chứ không nhiều). Phu tử cùng tôi đi ngang qua đó, thấy
Hiếu Tử ôm quan tài khóc lóc thật là thảm thiết. Thầy quan sát biết là người hiếu hạnh, mới sửa
lại lập sơn CÀN hướng TỐN (chú thích của người viết: tức đơn hướng chứ không kiêm độ nào
cả. Một điều bạn đọc cần biết là người xưa khi lấy tọa-hướng, tuy không nói rõ bao nhiêu độ,
nhưng nếu tọa-hướng đó bị kiêm, dù là chỉ kiêm1 hoặc 2 độ thì họ sẽ luôn nói kiêm thêm tọa-
hướng nào vào). Sau khi táng mười năm, Hiếu Tử nhờ buôn bán mà khá lên, tích lũy được hơn
mười vạn, sinh được nhiều con trai tướng mạo đều khôi vĩ, thông minh hơn người. Lúc táng là
vận 2 Thượng nguyên, mùa xuân năm GIÁP NGỌ. 
  72Phong Thủy – Huyền Không Học
* Chú thích của người viết: mộ chôn vào vận 2, lấy tọa CÀN hướng TỐN thì đắc vượng khí của
Hướng tinh tới hướng, vượng khí của Sơn tinh tới tọa, tức là được “ĐÁO SƠN, ĐÁO HƯỚNG”
nên vượng phát cả tài lẫn đinh. 
Nếu chọn tọa THÌN hướng TUẤT kiêm ẤT-TÂN như những địa sư khác chỉ thì mộ sẽ bị vượng
khí của Hướng tới tọa, vượng khí của Sơn tới Hướng, tức là bị cách “THƯỢNG SƠN, HẠ
THỦY” chủ phá bại cả về nhân đinh lẫn tài lộc. 
2) Mùa xuân năm ẤT DẬU (vận 2), Tiên sinh điểm huyệt cho nhà họ Thương, dùng sơn CẤN
hướng KHÔN (tức cũng dùng đơn hướng). Chúng tôi bàn luận thì thấy phạm “THƯỢNG SƠN,
HẠ THỦY”, vả lại còn phạm “PHẢN-PHỤC NGÂM”. Không hiểu vì sao lại dùng Sơn-Hướng
như vậy, bèn hỏi thầy. Thầy mỉn cười nói:”Các con chờ xem ngày sau huyệt này như thế nào”?
Chưa tới 2 năm, nhà họ Thương tài, đinh, phú quý đều có đủ cả 3. Năm ấy vào mùa Đông, thầy
cũng lại dùng Sơn-Hướng đó điểm huyệt cho nhà họ Vương, sau gia đạo của họ Vương cũng
ngày càng hưng thịnh. Tôi hỏi thầy 3 lần, thầy chỉ cười mà không đáp, (nên) không biết đây là
phép gì? 
* Chú thích của người viết: Vận 2 lập tọa CẤN hướng KHÔN thì toàn bàn (9 cung) sẽ đắc TAM
BAN QUÁI (sẽ nói trong 1 bài khác) nên tài, đinh, phú quý đều có đủ. Chỉ vì Khương Diêu chưa
  73Phong Thủy – Huyền Không Học
được Tưởng đại Hồng dạy cho bí quyết này nên mới còn bỡ ngỡ, chỉ nhìn thấy được những cách
“THƯỢNG SƠN, HẠ THỦY” và “PHẢN-PHỤC NGÂM mà thôi. 
Nhìn vào 2  đoạn văn trên, cộng với đoạn văn  đã được trích dẫn trong bài “PHƯƠNG PHÁP
CHỌN HƯỚNG NHÀ (2)”, chúng ta có thể thấy là Tưởng đại Hồng khi chọn hướng thường là
lấy đơn hướng, chứ không lấy kiêm 3 độ như 1 số phái khác hay làm, bất kể những tọa-hướng đó
là thuộc về những Sơn thuộc Địa Chi (như những sơn TÝ, SỬU, DẦN, MÃO…) hoặc Tứ Ngung
(là CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN). Điều này cũng phá bỏ những lý thuyết cho rằng những Sơn thuộc
Tứ Ngung (CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN) và Thiên Can (GIÁP, ẤT, BÍNH, ĐINH, CANH, TÂN,
NHÂM, QUÝ), khí của chúng đều quá mạnh, nên không thể lấy đơn hướng (tức lấy tuyến chính
giữa để lập hướng). Nếu lấy thì hung họa sẽ tới, cho nên khi gặp những hướng đó thì đều phải
kiêm 2, 3 độ, tức là để tránh những trường khí quá mạnh đưa tới!!! 
Dưới đây là 1 đoạn văn khác gián tiếp cho thấy sự sai lầm của lý thuyết trên như sau: 
“Thông gia của tôi (tức Khương Diêu) nhờ địa sư Quảng Diên ngoài 10 năm mới tìm được 1
cuộc đất cực đẹp. Năm GIÁP TÝ, niên hiệu Khang Hy thứ 23, vân 1, sơn NHÂM hướng BÍNH.
Sau khi táng 1 năm thì toàn gia bị bệnh dịch chết hết. Con cháu của họ tranh cãi về chuyện này
cho tới nay vẫn chưa dứt. Phu tử Đỗ Lăng (tức Tưởng đại Hồng) lên núi quan sát thì cười mà
nói:”Cuộc đất này đúng là đẹp, đáng tiếc phạm vào “Phản ngâm, Phục ngân” gặp họa vì táng
không đúng thời vậy”. 
  74Phong Thủy – Huyền Không Học
Đọc đoạn văn trên chúng ta thấy đối với Tưởng đại Hồng thì nguyên do dẫn tới tai họa không
phải là vì tọa-hướng thuộc Thiên Can (NHÂM-BÍNH) mà lại lấy đơn hướng, mà chỉ vì lập trong
vân 1, Sơn-Hướng tinh 1-1 đều đến phía BẮC tức là bị “Phục ngâm”, Sơn tinh số 2 là Sinh khí
tới Hướng nên bị “Hạ thủy”, Hướng tinh số 9 tới hướng (phía NAM) là suy khí mà còn bị “Phục
ngâm”. Đó mới chính là nguyên do dẫn đến tai họa mà thôi. 
Còn một số trường phái khác lại cho rằng khí của những Sơn thuộc Địa Chi, nhất là những Sơn
của Tứ Chính (tức TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU) thì khí trường của nó cực mạnh, cho nên không được
lấy đơn hướng, mà phải kiêm 2, 3 độ để tránh lực của nó thì mới không bị tai họa!!! Rất tiếc là
trong sách vở không có thí dụ nào của Tưởng đại Hồng (hay những bậc danh sư khác) về những
hướng này. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào bản đồ trung tâm của Thủ đô Washington của Hoa Kỳ,
với hầu hết nhà cửa, dinh thự của chính phủ và tư nhân đều cất theo 4 chính hướng TÝ, NGỌ,
MÃO, DẬU mà nói rằng vì thủ đô của nước Mỹ thiết kế phạm phải 4 hướng của Tứ Chính, cho
nên những ai làm việc và sinh sống tại đây sẽ nghèo đói và bị nhiều tai họa hơn những thành phố
hay thủ đô khác thì thật là không có gì sai lầm hơn vậy. 
Vấn Đề Quân Bình Thủy-Hỏa
1) Từ Tiên thiên tới Hậu thiên Bát quái: Biết rằng vũ trụ lúc ban đầu chỉ là 1 khoảng trống vô
hình, đến khi có Trời-Đất xuất hiện rồi mới hình thành mọi hiện tượng như ngày, đêm, sấm chớp,
gió mưa mà tạo nên đồi núi, sông, hồ… Cho nên Tiên thiên Bát quái do Phục Hy đặt ra mới xếp
quẻ CÀN (Trời) ở phía trên, quẻ KHÔN (Đất) ở phía dưới, ngụ ý lấy Trời-Đất là chủ tể của vũ
trụ, rồi bên trên mới phát sinh ra gió (TỐN) và mưa (ĐOÀI), bên dưới xuất hiện sấm (CHẤN) và
núi (CẤN). Mặt trời mọc ở phía ĐÔNG nên xếp quẻ LY (Hỏa) ở đó, còn thủy nguồn từ phía
TÂY chảy  đến, nên là phương vị của quẻ KHẢM. Chính vì vậy nên Tiên thiên Bát quái còn
được coi là quy luật vận hành và biến chuyển của vũ trụ, với Trời-Đất đứng giữa theo thứ tự trên,
dưới mà phát sinh cũng như điều hành mọi sự. 
Sau khi Trời-Đất đã hình thành, gió, mưa, sấm chớp, núi non, nước, lửa đều đã có thì lại xảy ra
sự tương tác giữa 2 thế lực đối nghịch Thủy-Hỏa mà làm nảy sinh ra sự sống. Tuy rằng từ trong
  75Phong Thủy – Huyền Không Học
Thủy thì sự sống đã phôi phai hình thành, nhưng phải nhờ sức ấm của Hỏa thì sự sống mới có
thể được duy trì, tồn tại và phát triển. Chính vì vậy mà Văn Vương nhà Chu (khoảng hơn 1,000
năm B.C) khi đặt ra Hậu thiên Bát quái mới xếp 2 quẻ KHẢM (Thủy) – Ly (Hỏa) vào thay thế vị
trí của CÀN-KHÔN để điều khiển Ngũ hành mà làm nảy sinh cũng như duy trì sự sống trên trái
đất theo 1 quy luật tương sinh theo chiều thuận (tức chiều kim đồng hồ) là Thủy sinh Mộc, Mộc
sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim rồi Kim sinh Thủy là trở lại từ đầu. Tức là từ Thủy mới
có thể phát sinh ra vạn vật, rồi nhờ sức Hỏa mà giúp cho vạn vật được tăng trưởng mạnh mẽ.
Cho nên mới nói “Thủy là nguồn của vạn vật, Hỏa là cha của vạn vật”. Nếu không có Thủy thì
sự sống không thể phát sinh, không có Hỏa thì sự sống không thể hình thành. Và sự tương tác
giữa Thủy-Hỏa chính là đầu mối phát sinh và phát triển của vạn vật cũng như sự sống trên trái
đất. 
Sự ra đời của Hậu thiên Bát quái là 1 bước tiến quan trọng và vượt bực của nền văn minh và
khoa học Đông phương. Đi cùng với Tiên thiên Bát quái, nó đã tóm gọn tất cả một giai đoạn
biến hóa, hình thành của vũ trụ từ vô hình cho đến lúc sự sống được hình thành và hiện hữu trên
mặt đất. Nếu nói Tiên thiên là quy luật biến hóa của Trời-Đất thì Hậu thiên chính là quy luật biến
hóa của sự sống. Nếu trong vũ trụ lấy Trời (CÀN)-Đất (KHÔN) làm chủ, thì trong sự sống phải
lấy Thủy-Hỏa đứng đầu. Đây là 1 yếu tố cực kỳ quan trọng, là nền tảng cho nhiều ngành triết lý
và khoa học Đông phương, kể cả Đông y và Phong thủy. 
2) Sự cân bằng Thủy-Hỏa: tuy rằng Thủy-Hỏa là nguồn phát sinh và nuôi duỡng vạn vật, nhưng
chúng không thể tách rời, hay tự tạo 1 mình, mà luôn luôn phải có sự điều hòa, phối hợp giữa 2
yếu tố này. Nếu chỉ có Thủy mà không có Hỏa thì trái đất sẽ hàn lạnh đến cực độ, nên sự sống dù
có phát sinh cũng không thể thành hình. Nếu chỉ có Hỏa mà không có Thủy thì cực khô, nóng,
vạn vật sẽ bị thiêu hủy hoặc không thể nảy sinh. Cho nên điều kiện đầu tiên để có sự sống là
Thủy-Hỏa phải đối đãi, tương tác với nhau. Nói “đối đãi” tức là chúng phải nằm ở những khu
vực đối nghịch và tách rời nhau, nhưng không phải để đối chọi, mà là để tương ứng và quân bình
nhau. Chính vì vậy nên trong Hậu thiên Bát quái mới xếp quẻ LY ở NAM, quẻ KHẢM ở BẮC,
LY thế chỗ của quẻ CÀN (trong Tiên thiên Bát quái) nên  đứng  ở trên, KHẢM thay chỗ của
KHÔN mà nằm phía dưới. Tuy mới thoạt nhìn thì chỉ thấy đó là thế đối nghịch, nhưng nếu xét
kỹ thì KHẢM (1) và LY (9) xuyên qua Thiên tâm mà tạo ra tình huống âm-dương, Phu-Phụ
“Hợp thập” với nhau. Tức là phải thông qua hình thức xung đối mới có thể tương tác và quân
bình cho nhau mà tạo dựng cũng như duy trì và phát triển sự sống. Cũng vì vậy nên chẳng những
Thủy-Hỏa không thể tách rời, mà còn phải tương xứng và quân bình cho nhau nữa, như 1 LY đối
với 1 KHẢM trong Hậu thiên Bát quái, tức 1 âm-1 dương, 1 vợ-1 chồng mới có thể tạo dựng và
nuôi dưỡng được con cái. Một vấn đề quan trọng khác là giữa Thủy-Hỏa phải có sự quân bằng,
chứ không được chênh lệch, có như vậy mới bảo đảm cho sự sống được hài hòa, mọi sinh vật
tươi tốt, lớn mạnh không ngừng. Nếu chẳng may có sự chênh lệch thì trong sự sống sẽ xuất hiện
nhiều biến động. Nếu Thủy nhiều tất Hỏa sẽ yếu, khiến cho âm khí, hàn lạnh sẽ làm chủ vạn vật,
nên sự sống dù có được hình thành cũng khó mà tăng trưởng mạnh mẽ. Nếu Hỏa nhiều thì Thủy
  76Phong Thủy – Huyền Không Học
sẽ suy kiệt, sự sống dù có nhưng bị nhiệt Hỏa bức bách nên cũng khó lòng mà được yên ổn, lâu
dài. Chẳng những thế mà nếu Thủy quá mạnh thì sẽ dập tắt Hỏa, nếu Hỏa quá mạnh thì sẽ làm
khô cạn Thủy nên đều là những nguyên nhân đưa tới sự hủy diệt. 
Cho nên sự cân bằng Thủy-Hỏa là 1 vấn đề quan trọng, là mấu chốt trong quá trình sinh thái của
vạn vật, là nguồn gốc bảo vệ và duy trì sức khỏe cũng như hạnh phúc của con người. Chính nhờ
những phát kiến và nguyên lý về Thủy-Hỏa của Hậu thiên Bát quái mà Đông y từ nghìn xưa đã
biết thận (thuộc Thủy) là nội tạng đầu tiên xuất hiện trong cơ thể con người, hoặc những bệnh về
tim (thuộc Hỏa) là căn do bởi thận, cho nên muốn chữa dứt bệnh tim thì phải lo chữa thận. Hoặc
căn nguyên những bệnh về gan (Mộc), Phế (Kim), dạ dày (Thổ)… cũng đều từ thận hay tim mà
ra… tức là căn do của bệnh tật, nguồn gốc của tử, sinh cũng đều do sự tương tác và cân bằng
Thủy-Hỏa mà thôi. 
3) Ứng dụng trong Phong thủy: nhưng những nguyên lý về Thủy-Hỏa trong Hậu thiên Bát quái
chẳng những được ứng dụng vào Đông Y và những nghành khoa học Đông phương khác, mà
còn được ứng dụng triệt để và hữu hiệu trong Phong thủy. Như chúng ta đã biết, đối với nhà cửa
thì cổng, cửa ra vào, đường phố, ao hồ chung quanh nhà, buồng tắm trong nhà… đều thuộc Thủy.
Còn bếp, cửa sổ, những vật dụng tiêu thụ điện, lửa… đều thuộc Hỏa (sở dĩ cửa sổ thuộc Hỏa là vì
chỉ dùng để lấy ánh sáng, chứ không phải là lối ra, vào. Chính vì vậy nên phái Phong thủy Mật
tông mới cho rằng nếu cửa sổ để dơ bẩn thì người trong nhà dễ bị bệnh về mắt, mà mắt thuộc
Hỏa. Hoặc nhiều phái Phong thủy thường đòi hỏi số lượng cửa sổ và cửa ra vào phải tương ứng,
cứ 1 cửa ra vào thì chỉ được có tối đa là 3 cửa sổ, tức là muốn tạo nên sự cân bằng giữa Thủy
(cửa ra vào) và Hỏa (cửa sổ) mà thôi. Nếu nhà quá nhiều cửa sổ thì người trong nhà hiếu động
hoặc bướng bỉnh, hung hãn (vì Hỏa quá nhiều)…). Biết rằng Thủy là nguồn của sự sống, nên 1
căn nhà tối thiểu cũng phải có 1 cửa ra vào thì mới có người vào ở được. Đó là chưa kể nếu vị trí
cửa còn đắc vượng khí của Hướng tinh (tức đắc vượng “Thủy”) thì tài lộc của nhà đó sẽ dồi dào
(vì Thủy là nguồn sống của vạn vật, nên đối với con người chính là của cải, lương thực). Nhưng
nếu nhà đó chỉ có 1 cửa ra vào, 4 bề bít kín, tối tăm thì dù có của cải nhưng sức khỏe yếu kém,
cuộc sống âm u, tẻ lạnh (vì thiếu Hỏa). Chính vì thế nên nhà mới cần mở cửa sổ để lấy ánh sáng
chiếu vào. Nhưng ánh sáng chỉ là 1 nguồn Hỏa gián tiếp, nên dù có nhiều cũng chưa chắc đã lấy
lại được thế quân bình Thủy-Hỏa, nhất là nếu chung quanh nhà lại có đường đi, ao, hồ, hoặc
buồng tắm, bể nước… trong nhà. Cho nên đa số nhà cửa mới phải dùng đến bếp là nguồn dẫn
Hỏa trực tiếp để đem lại thế quân bình Thủy-Hỏa ngay trong môi trường sống. Vì trong Hậu
thiên bát quái, Hỏa là nguồn tăng trưởng và phát triển của vạn vật, mà bếp thường là nguồn xử
dụng Hỏa nhiều nhất trong 1 căn nhà, nên ảnh hưởng đầu tiên của nó là tới vấn đề sức khỏe của
mọi người sống trong căn nhà đó. Do đó, nếu biết cách đặt bếp sao cho làm tăng được sức của
Hỏa, hoặc tạo được thế quân bình giữa Thủy-Hỏa trong nhà thì sức khỏe của mọi người trong
nhà sẽ tốt, còn nếu không kiến tạo được sự cân bằng thì sẽ bị thế “Thủy vượng, Hỏa suy” hay
ngược lại, khiến cho sức khỏe của mọi người trong nhà sẽ rất yếu kém. 
  77Phong Thủy – Huyền Không Học
Có những trường hợp nhà có cổng, cửa vừa lớn, vừa đắc sinh, vượng khí, mà chung quanh nhà
lại có sông, hồ, biển lớn… cũng đắc sinh, vượng khí, tức là “Thủy cục” của nhà đó cực vượng.
Lúc đó, dù bếp có được thiết kế hoàn bị đến đâu đi nữa (như cách xa buồng tắm, bồn rửa chén,
bể nước…) cũng vẫn bị vượng Thủy của căn nhà áp chế. Cho nên muốn tái lập lại được thế quân
bình Thủy-Hỏa cho căn nhà đó thì bếp cần phải được đặt tại những nơi có khí sinh, vượng của
Sơn tinh, có như thế thì vượng Thủy của căn nhà mới được chế ngự, và Hỏa mới không còn bị
Thủy lấn áp. Lý do là vì Sơn tinh (bất kể phi tinh là hành gì) 1 khi là sinh, vượng khí đều lấy Thổ
(núi) làm đầu (cũng như Hướng tinh nếu là khí sinh, vượng cũng đều lấy Thủy làm trọng). Một
khi Thủy khí của căn nhà quá mạnh, Hỏa khí của bếp không địch nổi, nhưng nếu đặt bếp tại nơi
có vượng khí của Sơn tinh tức là mượn sức Thổ mà kềm chế Thủy. Lại còn lấy Hỏa (của bếp)
sinh Thổ, khiến cho Thổ khí đã vượng lại còn được sinh, có như thế mới đủ sức chế ngự Thủy
mà tái lập lại thế quân bình Thủy-Hỏa. Vì vậy nên người xưa mới có câu:”Thủy là nguồn của
Hỏa, Hỏa là chủ của Thủy” chính là vì Hỏa tuy bị Thủy khắc, nhưng có thể sinh ra Thổ mà chế
ngự Thủy vậy. Những nhà đã có Thủy khí cực mạnh mà vẫn tạo được sự cân bằng Thủy-Hỏa là
những nhà đại phúc lộc, tài lộc, nhân đinh đều sẽ cực vượng. Ngược lại, nếu không có sự cân
bằng đó thì Thủy sẽ áp chế Hỏa, khiến cho nhà đó tuy giàu có nhưng thường hay bị rơi vào tình
trạng cô đơn hay tuyệt tự. 
Một trường hợp khác là có những nhà khi đặt bếp lại vô tình để nó nằm tại những khu vực có
sinh, vượng khí của Hướng tinh. Đây là 1 sai lầm tai hại vì đem bếp (Hỏa) vào đặt tại chỗ có
vượng Thủy, khiến cho Thủy-Hỏa tương khắc mà làm hao tổn cả tài-đinh. Chính vì vậy nên
trong “Thẩm thị Huyền không học” mới nhắc nhở phải tránh đặt bếp nơi chỗ có vượng khí. Nếu
nơi này có thêm bồn rửa chén hoặc bể nước… thì tài sẽ vượng nhưng đinh không vượng. Còn nếu
bếp đạt được những điều kiện tiêu chuẩn như xa lánh thủy, hoặc bếp lớn, được xử dụng thường
xuyên… thì nhà tuy đông người nhưng tài lộc suy sụp. Cho nên bếp đặt tại khu vực có vượng khí
của Hướng tinh thì hoặc là làm cho Thủy-Hỏa xung khắc, hoặc là làm cho Thủy-Hỏa mất quân
bằng nên đều là vấn đề tai hại và cần phải tránh. 
Nói tóm lại, 1 khi đã hiểu được nguyên lý Thủy-Hỏa tương tác và quân bằng với nhau là nền
tảng của sự sống thì sẽ thấu hiểu được mọi công dụng của bếp, những phương pháp đặt bếp cho
từng trường hợp cần thiết, cũng như nhiều nguyên lý Phong thủy khác. Hơn nữa, ngày nay với
lối kiến trúc và tiện nghi hiện đại, với 1 nhà 5, 7 phòng tắm, cùng với sky-light (giếng trời), hồ
tắm, lò sưởi điện, hệ thống TV, máy hát, computer… sẽ dễ làm cho nhiều người học Phong thủy
phải hoang mang, bối rối. Nhưng nếu quay về với Hậu thiên Bát quái, nắm được những nguyên
lý của Thủy-Hỏa vô hình thì mọi thứ sẽ được làm sáng tỏ. Cho nên như GS Nguyễn hữu Lương,
tác giả bộ “Kinh Dịch với vũ trụ quan Đông phương” đã viết: Hậu thiên Bát quái là “công trình
sáng tác vĩ đại nhất của Văn Vương… Đó là một siêu phẩm tân kỳ của một bộ óc toán lý học bậc
sư của thế giới cổ kim”, và “Có Tiên thiên mà không có Hậu thiên thì quan niện vũ trụ chưa
được toàn diện” là vậy. 
  78Phong Thủy – Huyền Không Học
CHỌN TUỔI LÀM NHÀ
Từ xưa  đến nay, việc dùng tuổi chọn hướng nhà (đã nói trong bài ” Chọn Hướng Nhà Theo
Tuổi”), cũng như lựa chọn năm thích hợp cho việc xây cất đã trở thành 1 thói quen, có thể nói
gần như là 1 tập quán. Lý do vì nhiều trường phái Phong thủy thường cho rằng mỗi người chỉ có
thể làm nhà trong 1 số tuổi nhất định, còn đa số đều bị những “hạn tuổi”. Nếu mua hay làm nhà
trong những năm bị “hạn tuổi” thì tai họa dễ xảy ra: từ đau ốm đến mất của, mất người. Những
“hạn tuổi” này nếu kể ra thì rất nhiều, nên ở đây chỉ xin bàn đến 1 số hạn được biết tới nhiều nhất
là Kim Lâu, Hoang Ốc, Địa Sát, Thọ Tử và Tam Tai. 
Hạn Kim Lâu: bị cho là rất nguy hiểm, nếu mua hoặc xây nhà sẽ có tai họa hoặc chết chóc cho
mọi người trong nhà. Cách tính hạn này là dùng số tuổi (ta) chia cho 9, rồi tùy theo số dư mà sẽ
thành các trường hợp dưới đây: 
– Nếu số dư là 1: thì năm đó phạm Kim lâu thân, nếu xây nhà sẽ có tai họa cho chính gia chủ. 
– Nếu số dư là 3: thì phạm Kim lâu thê, tức sẽ có tai họa xảy ra cho vợ. 
– Nếu dư số là 6: thì phạm Kim lâu tử, sẽ có tai họa cho con cái. 
– Nếu số dư là 8: thì phạm Kim lâu lục súc, chủ tai họa cho gia súc, hay công việc làm ăn thất bại. 
– Thí dụ: 1 người sinh năm 1981 (Tân Dậu), đến năm 2008 là được 28 tuổi (ÂM LỊCH). Nếu lấy
28 tuổi chia cho 9 sẽ được 3, còn dư 1, nên năm đó người này phạm Kim lâu thân. Do đó, nếu
xây nhà thì bản thân sẽ gặp tai họa. 
Các hạn Hoang Ốc, Địa Sát, Thọ Tử: cũng chủ chết chóc, bệnh tật, tán gia bại sản nếu mua hoặc
xây nhà trong năm đó. 
Về cách tính những hạn này thì theo như hình dưới đây: 
– Từ ô số 1 khởi 10 tuổi, đếm tiếp lên 11 tuổi ở ô số 2, 12 tuổi ô số 3… 
– Từ ô số 2 khởi 20 tuổi, đếm tiếp 21 ở ô số 3, 22 tuổi sang ô số 4… 
– Từ ô số 3 khởi 30 tuổi, đếm 31 ở ô số 4, 32 ở ô số 5   
  79Phong Thủy – Huyền Không Học
– Từ ô số 4 khởi 40 tuổi, đếm 41 ở ô số 5, 42 ở ô số 6   
Cứ như thế cho đến tuổi của người muốn xây nhà. Nếu gặp các ô 1, 2, 4 là những năm tốt. Nếu
gặp phải ô số 3 là bị hạn ĐỊA SÁT, số 5 bị hạn THỌ TỬ, số 6 bị hạn HOANG ỐC đều không
được cất nhà hay mua nhà. 
– Thí dụ: 1 người sinh năm 1971 (TÂN HỢI), đến năm 2008 muốn mua nhà. Lúc đó, người này
được 38 tuổi (tuổi ta). Cho nên từ cung số 3 khởi 30 tuổi, đến 31 ở cung số 4, 32 ở cung số 5, 33
cung số 6   cho tới 38 tuổi đến cung số 5 là gặp hạn Thọ Tử. Vì vậy, người này không thể xây
hoặc mua nhà trong năm 2008. 
Nếu tính sẵn các hạn Kim Lâu, Hoang ốc, Địa sát, Thọ tử sẽ thấy đời người từ 21 đến 75 tuổi sẽ
liên tiếp gặp những hạn đó như sau: 
– Những tuổi gặp hạn Kim Lâu: 21, 24, 26, 28, 30, 33, 35, 37, 39, 42, 44, 46, 48, 51, 53, 55, 57,
60, 62, 64, 66, 69, 71, 73, 75. 
– Những tuổi gặp Hoang ốc, Địa sát, Thọ tử: 21, 23, 24, 27, 29, 30, 32, 33, 36, 38, 39, 41, 42, 45,
47, 48, 50, 51, 54, 56, 57, 60, 63, 65, 66, 69, 72, 74, 75. 
Hạn Tam Tai: 
Là 3 năm hạn liên tiếp cho các tuổi như sau: 
– Người tuổi THÂN, TÝ, THÌN gặp các năm DẦN – MÃO – THÌN. 
– Người tuổi DẦN, NGỌ, TUẤT gặp các năm THÂN – DẬU – TUẤT. 
– Người tuổi TỴ, DẬU, SỬU gặp các năm HỢI – TÝ – SỬU. 
– Người tuổi HỢI, MÃO, MÙI gặp các năm TỴ – NGỌ – MÙI. 
Như vậy, nếu xét kỹ đời người từ 21 đến 75 tuổi, chỉ có những năm 22, 25, 31, 34, 40, 43, 49, 52,
58, 59, 61, 67, 68, 70 là không gặp các hạn kim Lâu, Hoang Ốc, Địa Sát, Thọ Tử mà thôi. Đó là
chưa kể những năm bị hạn Tam tai, nên rốt cuộc việc xây hoặc mua nhà là rất hạn chế. 
– Thí dụ: 1 người sinh năm CANH THÌN (1940) thì các năm 25, 43, 67 còn bị hạn Tam tai, cho
nên những năm có thể xây nhà lại càng bị giới hạn. 
Do những năm có thể mua hoặc xây nhà quá ít, mà điều này lại đòi hỏi rất nhiều của cải và công
sức, nên vấn đề thường gặp là khi có đầy đủ điều kiện về tài chánh lại gặp “hạn” xấu. Còn khi
gặp năm “tốt” thì không đủ khả năng để xây hoặc mua nhà. Để giải quyết vấn đề này, người ta
bày ra cách nhờ những người không gặp hạn tuổi đứng tên hoặc khấn vái dùm, hay cúng sao giải
hạn (Tam Tai, Thái Tuế, Tuế Phá). Rồi tự cho rằng chỉ như thế mới có thể giúp cho người mua
  80Phong Thủy – Huyền Không Học
hay xây nhà trong những năm bị “hạn tuổi” sống yên ổn trong căn nhà đó. Còn nếu không sẽ bị
đau yếu, chết người, hay tán gia bại sản. 
Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp người mua hoặc xây nhà trong những năm gặp Kim Lâu,
Hoang Ốc, Tam Tai   mà chẳng cần cúng vái hay mượn người khác đứng tên, nhưng sau khi vào
ở vẫn làm ăn phát đạt và không có tai họa gì cả. 
– Thí dụ 1: có gia đình nọ, chồng sinh năm 1967 (ĐINH MÙI), vợ sinh năm 1972 (NHÂM TÝ).
Vào năm 2004, họ mua 1 căn nhà hướng chính NAM (180 độ). Năm đó, người chồng được 38
tuổi, nên gặp hạn Thọ Tử; vợ được 33 tuổi, nên phạm Hoang Ốc. Khi mua nhà, họ cũng không
cúng vái hay nhờ ai đứng tên dùm, nhưng sau khi vào ở thì vấn đề tài chánh ngày càng khá giả.
Sau 1 năm, người chồng kiếm được công việc khá hơn, cũng như thoải mái, bớt căng thẳng hơn
lúc trước rất nhiều. Rồi đến đầu năm 2008, người vợ cũng tìm được công việc có mức lương cao
hơn, cũng như nhiều “phụ cấp” hơn. 
Nhà này có cửa trước nằm trong cung Ngọ (phía NAM), đắc vượng khí Bát Bạch (số 8) tới cửa
như bảng trạch vận ở hình dưới. 
– Thí dụ 2: một gia đình khác, chồng sinh năm 1964 (GIÁP THÌN), vợ sinh năm 1966 (BÍNH
NGỌ), cũng mua nhà năm 2004, hướng chính TÂY (270 độ). Năm đó, chồng được 41 tuổi, nên
phạm Thọ Tử; vợ được 39 tuổi, nên phạm Tam Tai lẫn Hoang Ốc. Khi mua nhà, họ cũng không
cúng vái hay nhờ ai đứng tên dùm. Nhưng sau khi vào ở, người chồng đang bị thất nghiệp bắt
đầu kiếm được việc làm, với mức lương gần gấp đôi công việc trước đó. Còn người vợ đang làm
việc lặt vặt ở nhà để phụ thêm cho chồng, bỗng dưng được người khác đem việc tới cho làm, thu
nhập cũng gấp 3, 4 lần lúc trước. Cho đến nay (2008), họ vẫn ở trong căn nhà đó, và ngoại trừ
những lúc bị nhức đầu, cảm cúm   cũng chưa thấy có tai họa gì cả. 
Nhà này tuy hướng TÂY, nhưng phía trước không có cửa, mà cửa trước lại nằm tại cung NGỌ
(phía NAM), có buồng tắm ngay sát cửa. Còn cửa sau nằm ở phía TÂY BẮC. Cửa trước nhờ đắc
  81Phong Thủy – Huyền Không Học
cặp số 1 – 6 (Thủy tiên thiên), lại có buồng tắm cũng là thủy, nên chủ công việc làm ăn thuận lợi,
tiền của sung túc. 
– Thí dụ 3: người quả phụ sinh năm 1922 (NHÂM TUẤT), nhà bị pháo kích năm 1968 (đã được
nói qua trong bài “Cúng sao giải hạn”). Sau đó, bà cho xây nhà lại, đến sau Tết KỶ DẬU (1969)
thì hoàn tất. Vào năm xây nhà, bà phạm Thọ Tử, Tam Tai, khi nhập trạch cũng bị Hoang Ốc,
Tam Tai, nhưng bà cũng không cúng vái hay nhờ ai đứng tên. Vậy mà khi vào ở chẳng những đã
không có tai họa gì, mà sau  đó còn phát tài lớn. Bà có 2 người con trai là sĩ quan trong
QLVNCH, mặc dù xông pha chiến trận liên miên, nhưng tính mạng vẫn an toàn, không 1 lần bị
thương tích. Đến năm 1975, các con đều sang Mỹ an toàn, chỉ có mình bà ở lại (để trông coi tài
sản). Sau đó, nhờ bán nhà cho người khác trước khi cuộc đánh “tư sản mại bản” diễn ra, bà vẫn
ôm tiền chạy thoát, rồi đến năm 1978 mới vượt biển và được các con bảo lãnh sang Hoa Kỳ. 
Vì căn nhà này hướng 60 độ (ĐÔNG BẮC), vào ở năm 1969 nên lập trạch vận trong vận 6, đắc
vượng khí (số 6) tới tọa (phía sau) và hướng (phía trước) như hình dưới, nên đây là cách tốt cả về
tiền bạc lẫn nhân sự (vượng cả tài – đinh). Do đó, mặc dù trong thời kỳ đất nước trải qua nhiều
cuộc đổi thay, sóng gió, cả gia đình bà đều thoát hiểm dễ dàng. 
  82Phong Thủy – Huyền Không Học
– Thí dụ 4: tỉ phú giàu nhất thế giới Warren Buffet sinh năm 1930 (CANH NGỌ). Vào năm 1957
(ĐINH DẬU), ông mua 1 căn nhà tại tiểu bang Nebraska, rồi dọn vào ở từ đó cho tới bây giờ
(2008). Lúc đó, ông được 28 tuổi, nên phạm cả Kim Lâu thân lẫn Tam Tai, và dĩ nhiên là đã
chẳng nhờ ai đứng tên, hay cúng kiến gì cả. Thế nhưng từ khi vào ở thì tài lộc và danh tiếng ngày
1 tăng tiến đến tột bậc. 
Vì hướng nhà của Warren Buffet là 105 độ (tọa TÂN hướng ẤT), mua năm 1957 (tức trong vận
5), nên nếu lập trạch vận thì vừa đắc vượng khí (số 5) đến tọa – hướng, vừa đắc cả “Thất tinh đả
kiếp” và “toàn bàn hợp thập” (*), nên là cách tốt đẹp nhất của Phong thủy, có thể phát suốt 180
năm mà không bị suy bại. 
Cho nên, vấn đề nhà xấu hay tốt là do vận khí của căn nhà, chứ không phải vì xây hoặc mua vào
năm bị những “hạn” Kim Lâu, Hoang Ốc, Tam Tai   và cứ nhất quyết phải tránh những năm đó,
hay phải cúng vái, hoặc nhờ người khác đứng tên mới được. Nếu vận khí nhà đã tốt thì dù có xây
nhằm hạn tuổi nào cũng vẫn tốt; còn nếu đã xấu thì dù có tránh được hết mọi hạn tuổi cũng vẫn
xấu. Điều này phù hợp với việc các nước Âu – Mỹ không bao giờ lựa tuổi, hay cúng vái, mượn
tên mỗi khi xây nhà (ngoại trừ trường hợp làm ăn bất hợp pháp)!!! Thế mà chẳng những mức
sống của họ cao hơn, ít bị khốn khó, tai họa hơn, mà còn sản sinh ra rất nhiều người giàu có, nổi
tiếng. Trong khi người Á Đông chúng ta mỗi chút mỗi kiêng, cúng vái đủ thứ, thế mà nghèo vẫn
cứ nghèo, lại thêm hung họa, tai ách liên miên. Vì vậy, việc tìm hiểu về Phong thủy không
những là để có thể tin những điều đáng tin, mà còn gạn lọc và loại bỏ bớt những vấn đề mê tín và
không cần thiết. 
CHỌN HƯỚNG NHÀ THEO TUỔI
Từ trước đến nay, khi nói đến vấn đề chọn hướng nhà, người ta đều dựa vào phương pháp phân
chia nhà và tuổi thành 2 nhóm ĐÔNG – TÂY như sau: 
– Những người có năm sinh thuộc các quẻ CHẤN, TỐN, KHẢM, LY là thuộc ĐÔNG TỨ
MỆNH, và chỉ có thể chọn những nhà có phương tọa thuộc các hướng ĐÔNG, ĐÔNG NAM,
BẮC và NAM, tức những nhà thuộc ĐÔNG TỨ TRẠCH thì mọi sự mới được tốt đẹp. 
  83Phong Thủy – Huyền Không Học
– Những người có năm sinh thuộc các quẻ CÀN, KHÔN, CẤN, ĐOÀI là thuộc TÂY TỨ MỆNH,
nên chỉ có thể chọn những nhà có tọa thuộc các hướng TÂY BẮC, TÂY NAM, ĐÔNG BẮC và
TÂY, tức những nhà thuộc TÂY TỨ TRẠCH. 
Nếu người mệnh ĐÔNG mà ở TÂY trạch, hay người mệnh TÂY ở ĐÔNG trạch thì thường là
làm ăn thất bại, dễ mắc đủ mọi tai họa, bệnh tật, chết chóc. 
– Thí dụ: chủ nhà là nam, sinh năm 1960 (CANH TÝ) mệnh TỐN, tức thuộc Đông tứ mệnh, nên
chỉ có thể chọn những nhà có phương tọa thuộc các hướng BẮC, NAM, ĐÔNG và ĐÔNG NAM. 
Tuy nhiên, có nhiều người dù đã được “đúng hướng hợp với bản mệnh”, nhưng sau khi vào ở
vẫn bị nhiều tai nạn, khốn khó, yểu tử như những trường hợp dưới đây: 
– Trường hợp 1: Một gia đình nọ, cả 2 vợ, chồng đều sinh năm 1926 (BÍNH DẦN), nên chồng
mệnh KHÔN, vợ mệnh TỐN. Vào năm 1965, họ dọn vào 1 căn nhà hướng TÂY NAM (210 độ),
tọa ĐÔNG BẮC, nên tọa – hướng đều hợp với tuổi của chồng, nhưng khắc tuổi người vợ. Không
những thế, bếp còn nằm ở khu vực TÂY BẮC, miệng bếp nhìn về hướng TÂY NAM. Nhưng sau
khi vào ở thì gia đình càng ngày càng lụn bại, lại hay bị bệnh tật, tai họa liên miên. Sau khi ở đó
được hơn 8 năm, người chồng bị đứt mạch máu và bại liệt nửa người, rồi chỉ hơn 1 năm sau thì
ông qua đời. 
– Trường hợp 2: Một người nữ, sinh năm 1950 (vì sinh trong tháng 1 nên vẫn thuộc năm KỶ
SỬU), mệnh LY. Vào năm 1995, người này dọn vào ở trong căn nhà tọa BẮC hướng NAM (hay
tọa TÝ hướng NGỌ). Bếp nằm tại khu vực phía TÂY BẮC, hướng bếp (tức hướng lưng người
đứng nấu) nhìn về phía NAM. Khi mới vào ở mọi sự bình thường, nhưng đến năm 2003 thì bị
thất nghiệp, rồi sang năm 2004 lại phát hiện bị bệnh ung thư. Sau mấy năm trời đau đớn chịu
đựng thì qua đời vào đầu năm 2008. 
– Trường hợp 3: Một gia đình nọ, chồng sinh năm 1958 (MẬU TUẤT), mệnh CÀN, vợ sinh năm
1961 (TÂN SỬU), mệnh CHẤN, mua nhà tọa BẮC hướng NAM từ cuối năm 2003. Bếp nằm
trong khu vực phía BẮC và nhìn về hướng NAM. Tuy nhà này “hợp” với tuổi của người vợ, còn
“khắc hại” tuổi của người chồng, nhưng sau khi vào ở chưa vừa 3 năm thì người vợ bị đủ thứ tai
họa, mất việc, kiện tụng, bệnh hoạn, thần kinh suy nhược trong khi người chồng thì tương đối ổn
định, tuy có nóng nảy hơn lúc trước. 
Qua những trường hợp trên, cũng như rất nhiều trường hợp thực tế khác, có thể thấy phương
pháp dùng tuổi để chọn hướng nhà là hoàn toàn sai lầm, và đôi khi còn mang tới nhiều kết quả
tai hại. 
Nhưng nếu nói như thế thì sẽ không có phương pháp nào để chọn hướng nhà? Và những người
muốn mua nhà, xây nhà đều chỉ có thể chọn đại rồi phó mặc cho số phận? Thật ra, Phong thủy
cũng có 2 phương pháp chọn hướng nhà: thứ nhất là tìm vận khí của căn nhà theo Phi tinh; thứ 2
  84Phong Thủy – Huyền Không Học
là dựa vào sự cân bằng ngũ hành của tất cả năm, tháng, ngày, giờ sinh, tức lựa chọn hướng nhà
theo phương vị của dụng thần trong Tứ trụ (hoặc Bát tự), chứ không thể chỉ theo mệnh quái của
năm sinh được. Dưới đây xin được trình bày sơ qua 2 vấn đề đó để bạn đọc có thể nắm được như
sau: 
1/ Dựa theo vận khí của căn nhà: tức là phải dùng phương pháp lập trạch vận theo Huyền Không
Phi Tinh, để xem nhà có nhận được vượng khí hay không trước khi tuyển chọn. Vấn đề này rất
dài dòng, vì đòi hỏi phải học và nắm vững những lý thuyết về Huyền không mới có thể làm được. 
– Thí dụ: trong trường hợp 1 ở trên, nhà hướng 210 độ (tức tọa SỬU hướng MÙI), vào ở năm
1965 là trong vận 6. Nếu lập trạch vận căn nhà theo Huyền không phi tinh sẽ được như hình dưới. 
Vì lúc đó đang trong vận 6 (1964 – 1984), mà phía trước nhà có Sơn tinh số 6, còn phía sau có
Hướng tinh 6, nên nhà này bị “Thượng Sơn Hạ Thủy ” (xin đọc bài Thượng Sơn Hạ Thủy trong
mục “Lý thuyết Phong thủy – Huyền không” để biết thêm về vấn đề này). Đã thế, phía sau nhà
không có cửa để đón vượng khí của Hướng tinh 6, còn phía trước gặp phải Tử khí (Hướng tinh
9). Chưa kể khu vực phía TÂY nhà còn có cửa hông, gặp phải sát khí Ngũ Hoàng (số 5) nên mới
bị lắm tai họa, bệnh tật và mất người như thế, cho dù hướng nhà có hoàn toàn “hợp” với tuổi của
gia chủ đi nữa. 
Một điều cần chú ý là nếu phía sau nhà này (tức khu vực phía ĐÔNG BẮC) có cửa hoặc ao, hồ
thì vận khí của căn nhà sẽ thay đổi và tốt đẹp hơn. Vì vậy, ngoài việc lập Phi tinh của trạch vận,
còn phải biết kết hợp nó với thiết kế và địa hình trong, ngoài mới có thể luận đoán chính xác vận
khí của từng căn nhà. 
2/ Dựa vào sự cân bằng của Ngũ hành trong Tứ trụ: tức là phải xét hết mọi yếu tố của năm, tháng,
ngày, giờ sinh để tìm ra dụng thần và kỵ thần, rồi từ đó mới có thể chọn được hướng nhà thích
hợp cho từng người hoặc gia chủ. 
  85Phong Thủy – Huyền Không Học
– Thí dụ: trong trường hợp 2 ở trên, người đàn bà đó sinh ngày 25/1/1950, lúc 9g tối. Nếu đổi ra
Can – Chi theo âm lịch thì năm, tháng, ngày, giờ sinh sẽ là 8g tối: 
Ngày sinh CANH (Kim) là mệnh, tuy được THÂN (cũng thuộc hành Kim) trợ giúp, nhưng sinh
vào tháng SỬU là mệnh CANH gặp Mộ địa, lại còn bị BÍNH – ĐINH ở 2 bên đều là Hỏa khắc
mệnh, cho nên mệnh này nhược (yếu) mà còn bị khắc. Vì vậy, cần lấy KỶ (Thổ) để điều tiết Hỏa
mà sinh cho mệnh làm dụng thần, QÚY (Thủy) tàng ẩn trong SỬU để khắc chế bớt Hỏa làm hỷ
thần, còn BÍNH – ĐINH Hỏa đều là kỵ thần. Vào thời gian từ 53 đến 62 tuổi, người này nhập đại
vận QUÝ MÙI, Thiên khắc – Địa xung với cả năm và tháng sinh, khiến cho dụng thần và hỷ thần
KỶ – QUÝ đều bị xung mất, chỉ còn có BÍNH Hỏa khắc mệnh. Vì Kim bị Hỏa khắc là có bệnh ở
ngực hoặc phổi, cho nên mới bị ung thư vú. Đã vậy lại còn ở nhà hướng NAM (thuộc cung LY –
Hỏa), hàng ngày ra, vào là đều đi về phía của kỵ thần và hung thần Hỏa nên mệnh càng bị khắc
nặng. Khi vừa qua năm MẬU TÝ là năm Hỏa vượng, tháng 1 âm lịch là tháng GIÁP DẦN, tức
Mộc vượng sinh Hỏa, mệnh bị khắc không còn đường cứu chữa nên phải lìa đời. 
Cho nên, nếu dựa theo Tứ trụ thì người này không thể ở nhà hướng NAM hoặc ĐÔNG, mà nên
chọn những nhà thuộc các hướng ĐÔNG BẮC, TÂY NAM (thuộc Thổ), hoặc BẮC (Thủy), hay
TÂY và TÂY BẮC (Kim). Vì vậy nếu dọn đi nơi khác thì đã có thể thoát hiểm, nhưng rất tiếc là
đã không chịu làm gì cả. 
Do đó, có thể thấy ngay cả những người sinh cùng năm, tháng, ngày, giờ với người này, nhưng
nếu phương hướng nhà ở khác biệt thì vận số của mỗi người cũng sẽ khác biệt, chứ không phải ai
sinh cùng năm, tháng, ngày, giờ đó đều sẽ bị ung thư và qua đời vào đầu năm 2008. Đó chính là
những trường hợp “đức năng thắng số” mà cổ nhân thường nhắc tới. 
Trường hợp này cũng cho thấy là không phải tất cả mọi người cùng 1 tuổi đều có thể (hay không
thể) ở cùng 1 hướng nhà, mà còn tùy theo phương hướng của dụng, hỷ thần hay kỵ thần. Vì vậy,
có những người cùng tuổi KỶ SỬU, mệnh LY mà ở nhà hướng NAM thì lại tốt, nhưng có người
ở lại bình thường hoặc rất xấu. 
Ngoài ra, dưới đây là trường hợp tòa Bạch Ốc, chỗ ở và làm việc của các TT Hoa Kỳ, cùng với
tuổi và mệnh quái của các TT từ Abraham Lincoln cho tới George W. Bush hiện giờ. 
  86Phong Thủy – Huyền Không Học
Tòa nhà này tọa chính BẮC (0 độ), hướng chính NAM (180 độ), nên thuộc ĐÔNG trạch, nên
đúng ra phải tốt và phù hợp với những TT thuộc ĐÔNG TỨ MỆNH. Nhưng nhìn vào bảng trên,
ta thấy chẳng những tòa Bạch Ốc lại “thu hút” nhiều TT thuộc TÂY TỨ MỆNH, mà hầu hết
những TT nổi tiếng tài ba và đi vào lịch sử như Lincoln, T. Roosevelt, F.D. Roosevelt, Truman,
Eisenhower, Kennedy, Reagan cũng đều thuộc TÂY TỨ MỆNH. Còn hầu hết những TT thuộc
ĐÔNG TỨ MỆNH lại thất bại và bị lịch sử chê trách, ngoại trừ W. Wilson là được ca ngợi mà
thôi. Riêng W. (Bill) Clinton tuy cai trị thành công, nhưng lại bị qúa nhiều tai tiếng, nên chỉ được
đánh giá bình thường hay tương đối khá mà thôi. Vì vậy, vấn đề được đặt ra là 1 người có mệnh
quái “phù hợp” với hướng nhà cũng chưa chắc đã được thuận lợi và mọi sự tốt đẹp, trong khi 1
người có mệnh quái khác biệt với hướng nhà cũng chưa chắc đã hoàn toàn thất bại và bị “vùi
xuống đất đen” như người ta thường nghĩ. 
  87Phong Thủy – Huyền Không Học
CÚNG SAO GIẢI HẠN
Từ trước đến nay, việc cúng sao giải hạn đã trở nên rất phổ biến trong dân gian, đến nỗi hàng
năm, các lịch sách Tử vi đều đề cập đến vấn đề này. Đối với những môn Thiên văn hay Tử vi,
những sao thường được nhắc đến nhiều nhất là Cửu Diệu (hay 9 chùm sao), gồm có: La Hầu,
Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hớn, Kế Đô, Thái Âm, Mộc Đức. Người ta
thường cho rằng đây là những chùm sao “chiếu mệnh”, nên sẽ có ảnh hưởng lớn đến vận số của
mọi người trong suốt 1 năm. Đi đôi với 9 chùm sao đó là 8 hạn Huỳnh Tuyền, Tam Kheo, Ngũ
Mộ, Thiên Tinh, Toán Tận, Thiên La, Địa Võng, Diêm Vương, cũng luân phiên nhau ảnh hưởng
đến vận số của tất cả mọi người trong năm. Ngoài ra, còn có sao Thái Tuế và hạn Tam Tai cũng
đều là những sao hay hạn cần phải cúng tế mới có thể hóa giải được những điều xấu hay tai nạn. 
NHỮNG SAO CHIẾU MỆNH (CỬU DIỆU): cách tính sao chiếu mệnh là dựa vào bảng dưới
đây: 
– Thí dụ: 1 người nam, sinh năm 1981 (TÂN DẬU). Vào năm 2008, người này được 28 tuổi (27
tuổi D.L.). Nếu tra bảng trên thì bị sao La Hầu “chiếu mệnh” trong năm đó. 
Trong 9 sao ở trên, các sao Thái Dương, Thái Aâm, Mộc Đức được xem là tốt, còn các sao Vân
Hớn, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, La Hầu, Kế Đô đều là những sao xấu. 
Về cách cúng sao thì tùy vào số lượng sao của mỗi chùm mà thắp đèn, nến khẩn vái vào những
ngày chúng xuất hiện hàng tháng. 
– Thí dụ: Kế Đô là 1 chùm gồm có 21 ngôi sao, thường xuất hiện về phía Tây vào giờ Dậu (17g –
19g tối) trong các ngày 18 mỗi tháng (Âm lịch). Vì vậy, những ai bị sao này chiếu mệnh thì vào
những ngày, giờ đó phải đốt 21 ngọn đèn, cùng với lễ vật, xoay mặt về hướng Tây mà khấn vái   
PHẠM THÁI TUẾ: là những người có Địa Chi của năm sinh trùng với năm hạn. 
  88Phong Thủy – Huyền Không Học
– Thí dụ: năm 2008 là năm MẬU TÝ, nên tất cả những người sinh năm Tý (1996, 1984, 1972,
1960, 1948, 1936, 1924, 1912  ) đều bị “phạm Thái Tuế” (vì tuổi và năm đó trùng nhau). Những
trường hợp này cũng hay bị tai họa, bệnh tật, công việc trắc trở   
Về cách cúng Thái Tuế thì phải có bài vị, cùng với lễ vật như hoa quả  mà cúng vào đầu tháng 1
Aâm lịch để giải trừ tai họa. Rồi đến cuối tháng 12 Aâm lịch cũng phải dùng lễ vật cúng để tiễn
Thái tuế vì đã hết năm. 
PHẠM TAM TAI: là phạm 3 năm hạn xấu liên tiếp. Cách tính như sau: 
– Người tuổi Dần, Ngọ, Tuất: bị hạn liên tiếp trong 3 năm Thân – Dậu – Tuất. 
– Người tuổi Thân, Tý, Thìn: gặp các năm Dần – Mão – Thìn. 
– Người tuổi Tỵ, Dậu, Sửu: gặp các năm Hợi – Tý – Sửu. 
– Người tuổi Hợi, Mão, Mùi: gặp các năm Tỵ – Ngọ – Mùi. 
Về cách cúng hạn Tam Tai thì phải dùng 1 vài thứ thuộc về cơ thể của người bị hạn như tóc,
móng tay, móng chân   gói chung với 3 đồng tiền. Sau đó đốt 3 ngọn đèn cùng với lễ vật mà
cúng vái. Khi đã khấn vái xong thì đem bỏ bọc đựng tiền và móng tay, móng chân nơi ngã ba
(tức cái gì cũng dùng con số 3). 
Đó là những phương pháp “thần bí” nhằm giúp hóa giải mọi tai họa do bị sao chiếu mệnh, hoặc
do Thái Tuế và Tam Tai gây ra. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp người cúng sao “giải hạn”
không những đã không hết tai họa, mà càng lúc càng bị khốn đốn. Ngược lại, có những người
gặp “hạn” mà lại không cúng kiến gì, nhưng chẳng những đã không bị tai họa, mà vẫn thăng
quan tiến chức hay vượng phát tài lộc, gặp nhiều may mắn   
– Thí dụ 1: vào năm 2006, 1 người nữ sinh năm 1961 (TÂN SỬU – tức 46 tuổi Â.L.) bị sao Kế
Đô chiếu mạng. Biết được điều đó, chị đã cúng sao hàng tháng để “giải hạn”. Thế nhưng công
việc làm của chị ngày 1 khó khăn, cấp trên chèn ép dữ dội rồi cuối cùng bị đuổi việc. Sau đó lại
khốn khổ vì việc kiện tụng. Chỉ sau khi đã phát hiện được những hung sát trong Tứ trụ, cũng như
vận khí của căn nhà để dùng những biện pháp hóa giải, mọi sự mới dần dần đỡ hơn và cuối cùng
thắng kiện (đã được nói trong bài “Nhà bị kiện tụng”). 
– Thí dụ 2: 1 người Mỹ sinh ngày 01 tháng 4 năm 1948 (tức năm Mậu Tý). Vào năm 2008 (cũng
năm Mậu Tý), người này vừa phạm Thái Tuế, vừa bị sao Kế Đô “chiếu mệnh”, vừa gặp hạn Địa
Võng. Mà vì là người Tây Phương, nên dĩ nhiên là ông ta chẳng cúng kiến gì. Thế nhưng vào
đúng ngày sinh của mình, ông ta trúng số độc đắc 150 triệu dollars. 
  89Phong Thủy – Huyền Không Học
– Thí dụ 3: Hai TT Mỹ Bill Clinton và George W. Bush đều sinh năm Bính Tuất (1946). Ông
Clinton đắc cử TT lần đầu vào năm 1992 (NHÂM THÂN), tức đang trong hạn Tam Tai. Ông
Bush tái đắc cử nhiện kỳ 2 vào năm 2004 (GIÁP THÂN) cũng trong hạn Tam Tai. 
– Thí dụ 4: 1 người đàn bà sinh năm 1922 (Nhâm Tuất). Vào khoảng tháng 4 năm 1968 (Mậu
Thân), nhà bà bị đạn pháo kích bắn sập. Nhờ nằm trong công sự làm trong nhà nên cả gia đình
hầu như không bị gì cả. Sau đó, bà cho xây lại nhà cửa khang trang hơn, khuếch trương công
việc buôn bán và ngày càng giàu có. Mặc dù là trong năm đó, bà đang bị hạn Tam Tai (chưa kể
hạn Thọ Tử   nhưng vì không liên quan tới bài này nên tạm không nói tới) mà cũng chẳng cúng
sao giải hạn gì cả. Đến sau này vào năm 1975, cả gia đình bà đều lần lượt sang Mỹ được an toàn. 
Cho nên, vấn đề cúng sao giải hạn là 1 việc hết sức mơ hồ, vì nhiều khi không cần thiết, hoặc
cũng không giúp được gì cho người bị tai nạn. Ngoài ra, không phải tất cả những người cùng 1
tuổi là sự hên, xui đều giống nhau như 3 lá số cùng sinh năm BÍNH TUẤT (1946) dưới đây: 
1/ Lá số Bill Clinton: sinh ngày 19 tháng 8 năm 1946, lúc 8g 51 sáng. Nếu lấy Tứ trụ thì năm,
tháng, ngày, giờ sinh sẽ là: 
 BÍNH TUẤT BÍNH THÂN ẤT SỬU KỶ MÃO 
Vì ông sinh ngày ẤT SỬU là ngày Kim Thần, trụ năm, trụ tháng đều có BÍNH – Hỏa là cách
“Kim thần gặp Hỏa, phú quý vang dội”, nên đây là số lãnh tụ, có uy quyền và danh tiếng lớn.
Vào năm BÍNH TUẤT (2006), tuy ông “phạm Thái Tuế”, nhưng nhờ được gặp thêm BÍNH –
Hỏa, nên mọi sự vẫn thuận lợi. Vì vậy trong năm đó, ông đi công du, diễn thuyết khắp nơi và thu
về hàng chục triệu dollars. 
2/ Lá số George W. Bush: sinh ngày 06 tháng 7 năm 1946, lúc 7g26 sáng. Nếu lấy Tứ trụ thì
năm, tháng, ngày, giờ sinh sẽ là: 
 BÍNH TUẤT ẤT MÙI TÂN TỴ TÂN MÃO 
Vì ông sinh ngày TÂN TỴ là TÂN – Kim bị TỴ – Hỏa khắc, nên dù được Thiên Can TÂN ở trụ
giờ trợ giúp cũng vẫn là thân nhược. Cho nên mệnh này cần có Thổ – Kim sinh trợ và rất sợ Hỏa.
Vì vậy, vào năm BÍNH TUẤT (2006), Kim mệnh bị 2 Hỏa (BÍNH của năm sinh lẫn năm hạn)
khắc, nên là 1 năm vất vả, gặp nhiều khó khăn (chiến trường Iraq sôi động, cũng như mất đa số
trong quốc hội về tay đảng Dân Chủ  ). Tuy nhiên, nhờ có Thổ của TUẤT, MÙI hóa bớt Hỏa để
sinh Kim, nên vẫn giữ được chiếc ghế TT với đầy đủ quyền hành. 
3/ Lá số 1 người phụ nữ: sinh ngày 01 tháng 12 năm 1946, lúc 5g 30 sáng (đúng ra là 3g 30 vì
lúc đó, VN đang theo giờ Tokyo). Nếu lập Tứ trụ thì năm, tháng, ngày, giờ sinh sẽ là: 
 BÍNH TUẤT KỶ HỢI KỶ DẬU BÍNH DẦN 
  90Phong Thủy – Huyền Không Học
Vì sinh ngày KỶ DẬU, nên KỶ – Thổ là mệnh. Trụ năm, trụ giờ đều có BÍNH – Hỏa sinh mệnh,
lại thêm Kỷ của trụ tháng và Tuất của trụ năm đều là Thổ trợ giúp mệnh, nên đây là trường hợp
Hỏa nóng, Thổ khô. Vào năm BÍNH TUẤT (2006), người này còn gặp thêm BÍNH – Hỏa, nên
Hỏa càng dữ dội. Vì vậy, năm đó chẳng những tài lộc vô cùng khó khăn, mà còn bị bệnh tật, tai
họa, thần kinh vô cùng căng thẳng, cũng như mắc chứng thổ huyết (ói ra máu). Sau này phải
dùng cách dời đổi chỗ ở theo Phong thủy mới hết tai họa, bệnh tật. 
Cho nên, cả 3 trường hợp đều cùng 1 tuổi, cùng “phạm Thái Tuế”, cùng gặp hạn Địa Võng , 2
ông Bush và Clinton đều bị sao Kế Đô “chiếu mệnh”, còn người đàn bà gặp sao Thái Dương,
nhưng hoàn cảnh của mỗi người đều khác nhau rất xa trong cùng 1 năm. Điều này cho thấy vận
số mới là yếu tố quyết định, chứ không phải là những sao chiếu mệnh hay những hạn. Chính vì
vậy nên có rất nhiều trường hợp mặc dù “cúng tế” nhưng tai họa vẫn tới, hoặc không “cúng tế”
nhưng vẫn gặp nhiều may mắn, thuận lợi. Vì vậy, cách tốt nhất là tìm hiểu số mạng hoặc Phong
thủy mà tìm cách hóa giải những điều xấu. 
Ôi mệt mỏi quá đi thôi !!!!!!!
C
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                    

Các bài viết trên blog được mình sưu tầm, tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều bài viết không tìm lại được tác giả, nếu có bất cứ thắc mắc, khiếu lại về bản quyền bài viết vui lòng liên hệ với mình theo số ĐT: 0909399961 , mình rất vui được tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các bạn

Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: 0909399961Email: [email protected].
Website: //thamdinh.com.vn

Dịch Vụ của chúng tôi:
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học