Nỗ lực không ngừng để có Luật Đất đai tốt nhất

BÀI 5: NỖ LỰC KHÔNG NGỪNG ĐỂ CÓ LUẬT ĐẤT ĐAI TỐT NHẤT

(ĐCSVN)– Nhìn tổng thể, dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, có nhiều điểm đổi mới phù hợp với các quan điểm, định hướng đổi mới chính sách pháp luật về đất đai theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW, trong đó có nội dung về cơ chế xác định giá đất.

Bám sát Nghị quyết số 18-NQ/TW để giải bài toán định giá đất

Có thể nói hiện nay việc thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng là yêu cầu tiên quyết của việc xây dựng dự án Luật; đặc biệt với dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 về “tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” làm định hướng cho việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, trong đó có việc sửa đổi toàn diện Luật Đất đai. Chính vì vậy, việc hoàn thiện dự thảo Luật phải bám sát tinh thần và các nội dung đã nêu tại Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Nghị quyết 18-NQ/TW yêu cầu “có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường”. Chủ trương này đã bước đầu được cụ thể hóa tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV chia sẻ, dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc. Theo thống kê sơ bộ nhận thấy dự thảo luật mới đã sửa đổi đến 80% so với luật cũ.

Ông nhấn mạnh, định giá đất là nội dung rất quan trọng tại dự luật này. Bởi kết quả định giá đất sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích, mục tiêu khác nhau liên quan đến tính tiền thuế, tiền phí, tiền đền bù, giao dịch để chuyển nhượng, đấu giá, mua bán quyên sử dụng đất….

TS. Cấn Văn Lực đánh giá, dự thảo luật mới nhất đã “gút” lại còn 4 phương pháp định giá đất khá phù hợp. “Chúng tôi đã khảo sát khoảng 60 quốc gia trên giới cũng cơ bản áp dụng 4 phương pháp như vậy” – TS. Cấn Văn Lực cho biết.

Cụ thể, theo TS. Cấn Văn Lực, 4 phương pháp này gồm: phương pháp so sánh trực tiếp; phương pháp thu nhập; phương pháp thặng dư và phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất (chỉ riêng Việt Nam áp dụng).

Ông phân tích rõ, Việt Nam có thêm phương pháp hệ số sử dụng giá đất là bởi đặc thù có giai đoạn quá độ để tiến tới tính giá đất sát giá thị trường.

Hơn nữa, Việt Nam có nhiều địa phương, địa bàn áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất khác nhau. “Tuy nhiên về lâu dài cũng chỉ xoay quanh 3 phương pháp chính: so sánh, thu nhập và thặng dư” – TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

Để xây dựng được giá đất chuẩn, sát với giá thị trường, theo TS. Cấn Văn Lực cần chuẩn hóa quy trình định giá đất, có thể bao gồm các bước như: Lựa chọn/xác định vùng giá trị và thửa đất chuẩn theo mục đích sử dụng, đặc điểm tương đồng (thông qua tổ chức khảo sát, điều tra về đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai…); Xây dựng hệ thống tính giá đất và áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp; Thành lập Hội đồng thẩm định giá đất; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/huyện (UBND cấp tỉnh/huyện) trình Hội đồng nhân dân thông qua và ban hành quyết định về Bảng giá đất (hàng năm), giá đất cụ thể… (có tham vấn Tổ chức tư vấn định giá đất); Công bố Bảng giá đất.

Dự án luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 tới đây. Theo các chuyên gia, với nội dung định giá đất – vấn đề được coi là khó nhất, phức tạp nhất liên quan đến tài chính về đất đai thì nhiệm vụ đặt ra là cơ quan soạn thảo, thẩm tra phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng để quy định tại luật bảo đảm tính ổn định và tính khả thi của quy định, bảo đảm thể chế hóa theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, nếu xử lý, khơi thông được chính sách tài chính về đất đai và giá đất thì những vấn đề khác của Luật Đất đai cũng sẽ được xử lý, kể cả việc thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư.

Tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật “đến phút cuối cùng”

Luật Đất đai là đạo luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, phức tạp, có tác động đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội của đất nước. Không chỉ giữ vị trí trung tâm trong hệ thống pháp luật về đất đai mà đạo luật này còn tác động sâu sắc tới việc thực thi các chính sách, các quy định trong rất nhiều đạo luật khác.

Nhìn lại quá trình xây dựng dự án luật có thể thấy, Chính phủ, trực tiếp là Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng các các Bộ ngành nêu cao tinh thần trách nhiệm trong xây dựng, hoàn thiện dự án luật.

Để phục vụ cho việc sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1188/QĐ-TTg ngày 05/8/2020 thành lập Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi) do 01 Đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, Lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và một số địa phương là Thành viên.

Ban Chỉ đạo đã Ban hành Kế hoạch tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Ngày 19 tháng 7 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 857/QĐ-TTg kiện toàn Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Ban Chỉ đạo đã họp và cho ý kiến về một số nội dung cơ bản của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và một số vấn đề xin ý kiến.

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là minh chứng rõ nét cho quan điểm làm luật “từ sớm, từ xa” của Quốc hội và các cơ quan soạn thảo.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng Đề cương tổng kết thi hành Luật Đất đai và có văn bản gửi đề nghị các Bộ ngành, địa phương tổ chứcthực hiện tổng kết. Quá trình tổng kết thi hành Luật Đất đai đã được tiến hành song song với tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu ban Chấp hành Trung ương Khoá XI. Trên cơ sở kết quả tổng kết của các Bộ, ngành và địa phương, Bộ đã xây dựng Báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai; lập hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi)…

Đặc biệt, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là minh chứng rõ nét cho quan điểm làm luật “từ sớm, từ xa” của Quốc hội. Các cơ quan của Quốc hội vào cuộc từ sớm, phối hợp chặt chẽ ngay từ quá trình soạn thảo để bảo đảm chất lượng cao nhất dự án Luật trình Quốc hội. Được biết, dự Luật đã được Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội nghiên cứu, làm việc với các bên liên quan trước hơn 1 năm dự án được thảo luận lần đầu tiên tại Kỳ họp thứ 4.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu cơ quan chủ trì thẩm tra xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết từng hoạt động và tiến độ thời gian từ khâu thẩm tra cho đến khi Quốc hội biểu quyết thông qua; chỉ đạo phân công các cơ quan khác của Quốc hội thẩm tra về nội dung của dự án thuộc phạm vi lĩnh vực do cơ quan mình phụ trách.

Quá trình xây dựng dự thảo luật đất đai không thể không nhắc đến việc lấy ý kiến Nhân dân. Đây thực sự là đợt sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng; thu hút được sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp Nhân dân, nhân sĩ, trí thức, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; huy động trí tuệ, tâm huyết của toàn thể các tầng lớp Nhân dân.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến hết ngày 8/4/2023, đã có hơn 12 triệu lượt ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), tập trung chủ yếu vào các nội dung: bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất… Việc tiếp thu ý kiến của nhân dân được thực hiện ngay trong quá trình lấy ý kiến.

Nhìn tổng thể, dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, có nhiều điểm đổi mới phù hợp với các quan điểm, định hướng đổi mới chính sách pháp luật về đất đai theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao, đã cơ bản giải quyết được các tồn tại, vướng mắc hiện nay, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước.

Dự thảo Luật có nhiều quy định đổi mới để giải quyết những vấn đề bất cập, tồn tại của thực tiễn đặt ra trong quá trình tổng kết việc thi hành Luật Đất đai, trong đó có nội dung về cơ chế xác định giá đất.

Chỉ còn một tháng Dự thảo luật sẽ được trình Quốc hội xem xét và thông qua tại Kỳ họp thứ 6, cũng chỉ còn từng đó thời gian để cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra tiếp thu các ý kiến nhằm “chốt” được phương án cho bài toán khó – định giá đất.

Trong một cuộc làm việc với Bộ TN&MT và lãnh đạo, đại diện một số bộ, ngành, hiệp hội về tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi hồi tháng 7/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà khẳng định Chính phủ có trách nhiệm cùng với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các uỷ ban của Quốc hội trao đổi cặn kẽ mọi ý kiến để tiếp thu, hoàn thiện trong quá trình xây dựng dự thảo Luật.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhấn mạnh tinh thần tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đến phút cuối cùng trước khi ban hành

Theo đánh giá của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đến thời điểm này chất lượng dự án Luật được nâng lên một cách cơ bản, bảo đảm chất lượng khá tốt và đi đúng hướng, có đủ điều kiện để tiến hành các quy trình tiếp theo để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.

Người đứng đầu Quốc hội đề nghị các cơ quan tuyệt đối không chủ quan, phải nỗ lực không ngừng nghỉ để có được dự thảo Luật đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thực tiễn; nhấn mạnh phải thể chế hóa đầy đủ quan điểm, nội dung của Nghị quyết số 18-NQ/TW, bảo đảm tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật và tính khả thi trong từng quy định./.

Các bài viết trên blog được mình sưu tầm, tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều bài viết không tìm lại được tác giả, nếu có bất cứ thắc mắc, khiếu lại về bản quyền bài viết vui lòng liên hệ với mình theo số ĐT: 0909399961 , mình rất vui được tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các bạn

Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: 0909399961Email: [email protected].
Website: //thamdinh.com.vn

Dịch Vụ của chúng tôi:
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học