Thẩm Định Dự Án

Liên Hệ : 0909.399.961

Tăng số thẩm định viên tối thiểu trong doanh nghiệp thẩm định giá

Thẩm định viên

Tăng số thẩm định viên tối thiểu trong doanh nghiệp thẩm định giá

(TDGTS- Thẩm định viên trong doanh nghiệp thẩm định giá)– Thẩm định viên là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác định giá trị tài sản thẩm định giá một cách độc lập, minh bạch phục vụ nhiều mục đích cho các bên liên quan. Thẩm định viên phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, khách quan khi tiến hành thẩm định giá, đáp ứng các tiêu chuẩn của thẩm định viên về giá quy định tại Luật Giá và các văn bản hướng dẫn.

Vậy mỗi doanh nghiệp thẩm định giá cần tối thiểu bao nhiêu thẩm định viên?

Đối với một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định hiện hành thì chỉ cần có tối thiểu 3 thẩm định viên về giá.

Nhưng theo Bộ Tài chính cho rằng thì quy định này đang dẫn tới bất cập là sự phát triển nhanh về số lượng các doanh nghiệp thẩm định giá trong thời gian qua. Để kiểm soát được số doanh nghiệp thẩm định giá đăng ký mới cần phải tăng số lượng tối thiểu lên 5 thẩm định viên trong một doanh nghiệp thẩm định giá.

Phát triển nhanh do quy định dễ dàng

Trong dự thảo Báo cáo Báo cáo Đánh giá tác động các chính sách đề nghị xây dựng Luật Giá (sửa đổi), Bộ Tài chính cho rằng, Với thực trạng hiện nay số lượng thẩm định viên là trên 2.300 thì việc doanh nghiệp thẩm định giá có tối thiểu 3 thẩm định viên, chi nhánh của doanh nghiệp thẩm định giá có tối thiểu 2 thẩm định viên để kinh doanh dịch vụ thẩm định giá là điều vô cùng dễ dàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Thẩm định giá máy móc thiết bị
  • Thẩm định giá doanh nghiệp
  • Thẩm định giá dự án đầu tư
  • Thẩm định giá tài sản vô hình
  • Thẩm định giá bất động sản

Theo bộ Luật Giá 2012 cũng chưa có quy định cụ thể nào về số năm kinh nghiệm hành nghề của đại diện pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá. Dẫn tới tình trạng có nhiều thẩm định viên mới được cấp thẻ thẩm định viên, chưa am hiểu thị trường, thiếu kiến thức hành nghề nhưng đã đăng ký thành lập doanh nghiệp thẩm định giá, dùng trò hạ giá dịch vụ để thu hút khách hàng nhưng chất lượng dịch vụ lại vô cùng kém.

Để khắc phục tạm thời tình trạng này, dự thảo đề xuất nâng cao điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.

Cụ thể, nâng số lượng của thẩm định viên về giá từ 3 lên 5 người, các thành viên góp vốn đều là thẩm định viên về giá, điều kiện của giám đốc chi nhánh tương ứng với điều kiện của giám đốc doanh nghiệp…

Đồng tình với ý kiến trên, bà Nguyễn Thị Hiền – Chủ tịch HĐQT – Giám đốc Công ty CP Tư vấn Thẩm định giá VCHP chỉ ra, nay thực tế cho thấy trong 2 năm vừa qua số lượng doanh nghiệp thẩm định giá đã phát triển quá nhanh, vượt quá định hướng phát triển nghề trong giai đoạn 2013-2020.

Tính đến thời điểm hiện tại cả nước đã có hơn 400 doanh nghiệp được cấp giấy Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá và đang hoạt động, khi đó định hướng phát triển doanh nghiệp trên cơ sở quy mô thị trường đến năm 2020 chỉ là 250 doanh nghiệp.

Phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp thẩm định giá dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành thẩm định giá, có những cạnh tranh lành mạnh thì cũng có cả những cuộc cạnh tranh không lành mạnh. Dùng nhiều cách để thu hút khách hàng như hạ giá dịch vụ thẩm định giá, cạnh tranh về tiến độ bỏ qua việc kiểm soát chất lượng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định giá…

Chất lượng dịch vụ không nằm ở số lượng thẩm định viên về giá

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại chỉ ra điều ngược lại tại bản góp ý cho dự thảo Báo cáo của mình.

Theo quy định tại Luật Giá hiện hành thì thẩm định viên về giá hành nghề “ký báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá về kết quả thẩm định giá”.

Do đó chất lượng của hoạt động thẩm định giá phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của thẩm định viên về giá.

Nếu mục tiêu chính sách hướng đến chất lượng dịch vụ của hoạt động thẩm định giá thì cần phải điều chỉnh chính sách về thẩm định viên về giá để đảm bảo năng lực của đội ngũ này,nhằm nâng cao chất lượng của báo cáo kết quả thẩm định giá cũng như chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp thẩm định giá.

Đưa ra các yêu cầu khắt khe hơn về điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp thẩm định giá bằng việc tăng số lượng thẩm định viên về giá trong doanh nghiệp, yêu cầu các thành viên góp vốn đều là thẩm định viên về giá hay đặt ra điều kiện đối với người đại diện theo pháp luật là chưa đủ bằng chứng thuyết phục là sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Số lượng thẩm định viên về giá trong một doanh nghiệp không quyết định đến chất lượng dịch vụ. Trong khi đó chịu trách nhiệm cho chất lượng của Báo cáo thẩm định vẫn là cá nhân từng thẩm định viên về giá.

Mục tiêu khác mà Bộ Tài chính hướng tới là muốn đưa ra là thu hẹp số lượng doanh nghiệp thẩm định giá để tránh những cuộc cạnh tranh không lành mạnh bằng cách hạ thấp giá dịch vụ, bỏ qua nhiều quy trình để đẩy nhanh tiến độ…

Bộ Tài chính tin rằng, việc thu hẹp số lượng doanh nghiệp thẩm định giá chọn lọc các doanh nghiệp thẩm định có uy tín, đủ năng lực sẽ làm cho khách hàng dễ dàng trong việc lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá có chất lượng dịch vụ thẩm định tốt.

Tuy nhiên, VCCI lại cho rằng, nếu số lượng doanh nghiệp thẩm định giá bị thu hẹp thì khách hàng sẽ ít có lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá hơn so với trước đây và có nguy cơ phải chịu chi phí tăng cao hơn trước đây, trong khi chất lượng chưa chắc được đảm bảo.

Ý kiến dự thảo tăng số thẩm định viên tối thiểu trong doanh nghiệp thẩm định giá đang gặp phải những ý kiến trái chiều khác nhau. Mong rằng trong thời gian tới Bộ Tài chính sẽ đưa ra được những quy định cụ thể có tác động tích cực đến thị trường thẩm định giá.

Theo markettimes.vn

Bịt lỗ hổng trong thẩm định giá

Bịt lỗ hổng trong thẩm định giá

Bịt lỗ hổng trong thẩm định giá

(TDGTS- Bịt lỗ hổng trong thẩm định giá)-Ngành thẩm định giá theo các chuyên gia nhận định, cần hoàn thiện các cơ chế chính sách, văn bản pháp luật bằng cách định lượng được các tiêu chuẩn để có cơ sở tính toán và kiểm tra cho chuẩn mực…

Tính trên cả nước đến ngày 1/1/2021 cả nước đã có 409 doanh nghiệp đã đươc Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Trong đó có 333 doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, với 1.723 thẩm định viên đăng ký hành nghề tại các doanh nghiệp này.

Hoạt động thẩm định giá đã mang lại nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên cũng bộc lộ không ít những yếu kém, minh chứng là hàng loạt các sai phạm đã bị cơ quan chức năng phát hiện, đã có những thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá bị khởi tố và thu hồi giấy phép kinh doanh.

Thời gian qua Cơ quan Cảnh sát điều tra liên tục khởi tố các vụ việc liên quan tới vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên, Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa, Sở Y tế Cần Thơ, vụ án nâng khống giá cây xanh tại Hà Nội, vụ CDC Hà Nội, Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai…

Tại Bệnh viện Bạch Mai, cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam nhiều đối tượng để phục vụ công tác điều tra về các nghi vấn, trong đó có một số cá nhân tại Công ty BMS có hệ thống robot được nhập khẩu có giá trị 7,4 tỷ đồng (gồm VAT). Các bị can bước đầu được xác định là câu kết nâng khống lên 39 tỷ đồng, hợp thức bằng chứng thư thẩm định giá không có giá trị pháp lý.

Vụ nâg khống giá cây xanh tại Hà Nội đã tạo bức xúc lớn trong dư luận. Điều tra vụ bê bối này, các bị can được cho là có sự thông đồng, câu kết giữa cán bộ Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị Sở Xây dựng Hà Nội với thẩm định viên đơn vị thẩm định giá ban hành chứng thư hợp thức; thông đồng với các đơn vị cung cấp cây xanh lập khống hợp đồng mua bán, hóa đơn giá trị gia tăng đưa vào hồ sơ quyết toán để rút tiền trái quy định, gây thiệt hại tài sản nhà nước hàng chục tỷ đồng.

Gần đây nhất là vụ việc cơ quan điều tra đã khởi tố, tạm giam 8 bị can trong đó có Nguyễn Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Y dược Vimedimex về tội “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản” cùng 7 người khác. Qua xác định ban đầu, Công ty Thẩm định giá và đầu tư Hà Nội đã thông đồng với cán bộ của Ban Quản lý dự án huyện Đông Anh (đại diện người có tài sản) để can thiệp điều chỉnh giá trên chứng thư thẩm định. Sau đó, các công ty đấu giá đã có hành vi thông đồng, dìm giá trong quá trình đấu giá.

Theo quy định của Luật Giá thì kết quả thẩm định giá được sử dụng làm một trong những căn cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và các bên liên quan xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá đối với tài sản. Nhưng hiện nay kết quả thẩm định này được pháp luật chuyên ngành gần như sử dụng ngay để làm căn cứ duy nhất để định giá, chính điều này dẫn tới hàng loạt những sai phạm xảy ra bắt nguồn từ sai phạm trong khâu thẩm định giá.

Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa – Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến những sai phạm trong khâu thẩm định giá bắt nguồn từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.

– Nguyên nhân chủ quan, theo ông Thoả là do năng lực của thẩm định viên yếu, không tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

– Nguyên nhân khách quan là hệ thống pháp luật về thẩm định giá còn chưa đồng bộ, hoàn chỉnh, thông tin thị trường thiếu minh bạch, khách hàng thẩm định giá cung cấp thông tin về tài sản thiếu trung thực, có ý đồ tư lợi…

Theo ông Thỏa, hội đồng thẩm định giá cũng có trách nhiệm trong việc xảy ra những sai phạm trong hoạt động thẩm định giá. “Trên thực tế, các doanh nghiệp thẩm định giá chỉ đưa ra mức giá tư vấn, chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản quyết định mức giá nào thì cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu sai phạm. Quy trình thẩm định giá đưa ra là chặt chẽ, nhưng thực tế hội đồng thẩm định giá khi thẩm định lại chủ yếu dựa trên thông tin của doanh nghiệp thẩm định giá mà thiếu khảo sát độc lập để đối chiếu nên để xảy ra sai phạm là điều dễ hiểu”

Trước thực trạng nhiều sai phạm của các doanh nghiệp TDG cũng như cá nhân thẩm định viên, theo ông Thoả việc cần làm hiện nay là phải hoàn thiện quản lý nhà nước về thẩm định giá. Cũng như thiện các cơ chế chính sách và văn bản pháp luật về thẩm định giá, tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, quy định các điều kiện chặt chẽ về đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn của các thẩm định viên về giá.

Việc làm cấp thiết là phải định lượng được các tiêu chuẩn thẩm định giá để các doanh nghiệp thẩm định giá, hội đồng thẩm định giá tiếp cận góc độ nào cũng có thể tính được giá đúng.

Ví dụ như một số phương pháp thẩm định giá quy giá trị tương lai về giá trị hiện tại (như phương pháp thặng dư và phương pháp dòng tiền chiết khấu) đều phải xác định tỷ suất vốn hóa. Tuy nhiên, việc xác định tỷ suất này được pháp luật về thẩm định giá hướng dẫn “căn cứ theo thị trường” một cách chung chung, trong khi tỷ suất này chỉ cần tăng, giảm một chút đã khiến kết quả thẩm định giá sai khác.

Theo Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nếu tỷ suất này được tổng hợp cụ thể, được định lượng rõ là với tài sản bất động sản thì tỷ suất vốn hóa thường là bao nhiêu; đối với tài sản khác thì tỷ suất này là bao nhiêu thì doanh nghiệp thẩm định giá sẽ có cơ sở tính toán chính xác. Cơ quan thanh, kiểm tra cũng có có sở để đánh giá tính chuẩn mực của doanh nghiệp thẩm định giá.

“Để quản lý hoạt động thẩm định giá có hiệu quả hơn, Bộ Tài Chính cần đánh giá cụ thể kết quả hoạt động thẩm định giá để có những sửa đổi bổ sung cho phù hợp, trong đó sẽ sửa đổi bổ sung theo hướng “định lượng” nhiều hơn “định tính” về các tiêu chuẩn thẩm định giá, “mở rộng” và “nâng cấp” thêm các quy định về các chế tài hiện hành” – Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam nói.

Để thẩm định giá phát huy được đúng vai trò của mình trong xã hội, các cơ quan có thẩm quyền quản lý cần đưa ra được những quy định, tiêu chuẩn chặt chẽ nhằm “bịt lỗ hổng”, tránh tạo cơ hội cho “ lòng tham” của người khác trỗi dậy.

Theo diendandoanhnghiep.vn

Quản lý chặt chẽ, ngăn chặn sai phạm trong lĩnh vực thẩm định giá

Thẩm định giá

Quản lý chặt chẽ, ngăn chặn sai phạm trong lĩnh vực thẩm định giá

(TDGTS- Sai phạm trong lĩnh vực thẩm định giá)-Nếu khắc phục được bất cập trong công tác thẩm định giá, thì không chỉ nền kinh tế phát triển lành mạnh hơn mà chắc chắn công tác phòng, chống tham nhũng cũng sẽ có bước tiến quan trọng.

Mới đây tại 1 buổi phỏng vấn, ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, thời gian tới cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục tăng cường công tác quản lý, nhằm ngăn chặn các sai phạm trong lĩnh vực thẩm định giá.

Đồng thời, Bộ Tài chính chú trọng xây dựng nội dung cập nhật kiến thức cho thẩm định viên về giá, đặc biệt tiếp tục các nội dung cập nhật nhằm nâng cao đạo đức hành nghề.

Quản lý chặt chẽ, ngăn chặn sai phạm trong lĩnh vực thẩm định giá

Trả lời câu hỏi “Dịch vụ thẩm định giá ngày càng phát triển, bên cạnh những đóng góp quan trọng của ngành nghề kinh doanh này, vẫn còn hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh”, cố tình làm sai lệch kết quả nhằm tư lợi cá nhân.

Theo Cục trưởng Bộ Tài chính: Dịch vụ thẩm định giá (TĐG) góp phần tiết kiệm chi tiêu trong đầu tư mua sắm tài sản, chống lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chủ tài sản, của các nhà đầu tư, các bên liên quan tham gia giao dịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, minh bạch quan hệ kinh tế giữa các chủ thể tham gia thị trường.

Ngoài những đóng góp tích cực, dịch vụ thẩm định giá cũng đã xuất hiện hiện tượng tiêu cực, một số doanh nghiệp TĐG, thẩm định viên về giá hành nghề (có tính chất cá nhân) đã có những sai phạm cố tình không tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức hành nghề, vi phạm tiêu chuẩn TĐG Việt Nam, làm sai lệch kết quả khi trả khách hàng; nhất là trong việc TĐG phục vụ cho việc đấu thầu mua sắm, đặc biệt mua sắm thiết bị vật tư y tế, giáo dục. Đã có một số thẩm định viên bị khởi tố, phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình khi làm trái những quy định trong quá trình hoạt động nghề nghiệp

Những sai phạm trong hành nghề xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ qua.

– Nguyên nhân khách quan: Do hệ thống pháp luật đôi khi còn chồng chéo, chưa đồng bộ. Thông tin về thị trường tài sản, hàng hóa, dịch vụ còn hạn chế, ít công khai và minh bạch. Khách hàng TĐG cung cấp thông tin về tài sản TĐG chưa trung thực và đầy đủ. Việc thực hiện đấu thầu/đấu giá có nhiều quy định còn thiếu tính minh bạch, nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực.

– Nguyên nhân chủ quan, chủ yếu do việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp TĐG, nhất là tình trạng móc ngoặc, thông đồng với khách hàng TĐG là chủ đầu tư để làm sai lệch kết quả TĐG; cạnh tranh không lành mạnh.

Theo khảo sát thực tế có những ý kiến cho rằng, tốt nhất cần đơn vị kiểm toán vào hậu kiểm tất cả các kết quả TĐG mà doanh nghiệp thẩm định giá làm phục vụ công tác đấu thầu và một số hoạt động mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước, nhận định này có đúng không?.

Theo ông Nguyên An Tuấn thì nhận định này chưa thực sự thỏa đáng, bởi theo luật giá 2022: TĐG là việc cơ quan, tổ chức có chức năng TĐG xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn TĐG.

Hoạt động TĐG được thực hiện theo nhu cầu khách hàng, kết quả TĐG có giá trị để tư vấn cho khách hàng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về giá. Các giao kết giữa doanh nghiệp TĐG với khách hàng đã được điều chỉnh bằng Bộ luật Dân sự, hoạt động TĐG được điều chỉnh bởi Luật Giá và tiêu chuẩn TĐG.

Nếu giao kiểm toán độc lập thì bản thân kiểm toán độc lập cũng là một nghề độc lập với nghề TĐG và cũng là một hoạt động dịch vụ tư vấn, nên không thể hoạt động tư vấn này kiểm toán hoạt động tư vấn khác. Thẩm định giá là hoạt động có tính chuyên môn nghiệp vụ sâu, am hiểu pháp luật, am hiểu thị trường, có kỹ năng chuyên môn về kiến thức kinh tế tổng hợp rất khác với lĩnh vực chuyên môn của kiểm toán độc lập và kiểm toán độc lập không có khả năng thực hiện được.

Nếu Kiểm toán Nhà nước thực hiện việc kiểm toán kết quả TĐG, theo quy định của pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công theo quy định tại Luật Kiểm toán Nhà nước, thì bản thân Kiểm toán Nhà nước cũng tôn trọng kết quả TĐG nếu kết quả TĐG phù hợp với quy định pháp luật về TĐG. Mặt khác hoạt động TĐG cũng chỉ là dịch vụ tư vấn cho việc định giá của cơ quan hoặc người có thẩm quyền định giá. Khoản 1 Điều 32 Luật Giá cũng đã xác định rõ: Kết quả TĐG được sử dụng làm một trong những căn cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và các bên liên quan xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá đối với tài sản.

Đồng thời, khoản 5 Điều 1 Nghị định số 12/2021/NĐ-CP của Chính phủ cũng xác định: Khi phát sinh tranh chấp về kết quả TĐG giữa DNTĐG và khách hàngTĐG, việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo các hình thức: thương lượng, hòa giải trên cơ sở những cam kết đã ghi trong hợp đồng TĐG; giải quyết bằng trọng tài thương mại; khởi kiện tại tòa án theo quy định của pháp luật.

Người quyết định giá là các cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản, kết quả TĐG chỉ mang tính chất tư vấn. Tất nhiên, nói như thế không có nghĩa là thẩm định viên và DNTĐG không có trách nhiệm trong hoạt động tư vấn của mình, Luật Giá cũng đã quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên và DNTĐG đối với hoạt động tư vấn của mình; Đối với những trường hợp vi phạm quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Theo nhận định của ông Nguyễn Anh Tuấn thì các thẩm định viên và DNTĐG phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình. Để tiếp tục quản lý chặt chẽ hơn đối với hoạt động này, cơ quan quản lý nhà nước sẽ có những biện pháp chính đáng. Các sai phạm của thẩm định viên và DNTDG rất cần các cơ quan pháp luật xử lý kịp thời để loại ra khỏi cộng đồng các DNTĐG và thẩm định viên về giá hành nghề, làm cho hoạt động nghề được lành mạnh hơn.

Nhằm kịp thời ngăn ngừa và ngăn chặn các sai phạm có thể xảy ra, cơ quan quản lý nhà nước đã hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm nâng cao điều kiện đối với hoạt động cung cấp dịch vụ TĐG. Gần đây, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP của Chính phủ, nhằm siết chặt hoạt động nghề, nâng tiêu chuẩn người đại diện pháp luật, giám đốc, tổng giám đốc doanh nghiệp và thẩm định viên về giá hành nghề.

Tại buổi phóng vấn ông Nguyễn Anh Tuấn đã đưa ra những nhận định của bản thân để giải đáp các thắc mắc về vấn đề quản lý và giám sát chặt chẽ nhằm ngăn chặn sai phạm trong lĩnh vực thẩm định giá. Mong rằng bản thân mỗi định giá viên và doanh nghiệm TDG trong quá trình hoạt động nghề nghiệp cần tuân thủ đúng các tiêu chuẩn định giá và đạo đức nghề nghiệp.

Theo thoibaotaichinhvietnam.vn

Bộ Tài chính siết chặt hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp

Siết chặt hoạt động thẩm định giá

Bộ Tài chính siết chặt hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp

(TDGTS – Siết chặt hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp)-Theo quy định của Luật Giá năm 2012, kinh doanh dịch vụ thẩm định giá là một hoạt động kinh doanh có điều kiện. Thẩm định giá là một lĩnh vực dịch vụ tài chính rất quan trọng, có tác động rất lớn đến hoạt động kinh tế. Chính vì thế kết quả của dịch vụ này đòi hỏi độ tin cậy và tính hợp lý rất cao

Để đảm bảo độ tin cậy về kết quả của dịch vụ, Bộ Tài chính đã có những động thái như đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với nhiều doanh nghiệp và thu hồi giấy phép kinh doanh để siết chặt hoạt động thẩm định giá

Để hoạt động thẩm định giá hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, thời gian qua, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm về thẩm định giá. Công tác giám sát, kiểm tra và thanh tra đã phát hiện và xử phạt hành chính đối với các DN có hành vi vi phạm pháp luật về thẩm định giá. Kiêm tra và giám sát hoạt động thẩm định giá thông qua cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; hoạt động hành nghề thẩm định giá của các thẩm định viên; hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá hàng năm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thẩm định giá của các doanh nghiệp…

Mỗi năm, Bộ Tài chính sẽ thực hiện công khai Danh sách các doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện kinh doanh, cũng như các thẩm định viên về giá đủ điều kiện hành nghề công khai trên website của Bộ Tài chính; chú trọng giám sát và đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá.

Năm 2020 théo báo cáo của Bộ Tài chính đã thực hiện đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định đối với 193 doanh nghiệp thẩm định giá; đã ban hành nhiều quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. 9 tháng đầu năm 2021 thu hồi 8 doanh nghiệp vì vi phạm quy định tại Luật giá.

Với nhiều doanh nghiệp vi phạm quy định Bộ Tài chính cũng đã tiến hành đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Theo báo cáo mới nhất tính riêng 9 tháng đầu năm 2021 đã có 3 doanh nghiệp hoạt động trong ngành bị đình chỉ.

Trước thực trạng vừa qua một số thẩm định viên về giá hành nghề đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố bắt giam có liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá, Bộ Tài chính đã chủ động nắm bắt thông tin về các sai phạm, cũng như dấu hiệu sai phạm của các thẩm định viên về giá và doanh nghiệp thẩm định giá và đều có văn bản gửi các doanh nghiệp thẩm định giá yêu cầu báo cáo về vụ việc xảy ra tại doanh nghiệp, trong một số trường hợp đã tiến hành làm việc trực tiếp với doanh nghiệp để làm rõ thông tin bị truy tố.

Từ những yếu tố đó có thể nhìn nhận, đánh giá sai phạm và những tồn tại, đồng thời, có văn bản gửi các doanh nghiệp thẩm định giá yêu cầu chấn chỉnh kịp thời hoạt động thẩm định giá; chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về thẩm định giá, nhất thực hiện đúng các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

Bộ Tài chính cũng chủ động trong việc thực hiện các hoạt động giám định, cũng như định giá trong tố tụng hình sự đối với nhiều vụ án; đồng thời cử nhiều lượt công chức tham gia Hội đồng và Tổ giúp việc Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự của các Bộ, ngành liên quan.

Công tác kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá luôn được Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm. Trong đó, công tác quản lý, theo dõi việc đăng ký và duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của DN thẩm định giá và điều kiện hành nghề của thẩm định viên.

Thẩm định viên về giá

(TĐGTS Thẩm định viên)Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá. Trong quá trình thẩm định giá thì thẩm định viên là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác định giá trị tài sản thẩm định giá một cách độc lập, minh bạch phục vụ nhiều mục đích cho các bên liên quan.

Thẩm định viên phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, khách quan khi tiến hành thẩm định giá, đáp ứng các tiêu chuẩn của thẩm định viên về giá quy định tại Luật Giá và các văn bản hướng dẫn.

1. Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá.

Theo Điều 34 Luật giá 2012 để được cấp thẻ thẩm định viên về giá hành nghề trong lĩnh vực giá thì tiêu chuẩn thẩm định viên về giá phải có các điều kiện sau:

(1). Có năng lực hành vi dân sự.

(2). Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan.

(3). Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá và các ngành gồm: Kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.

(4). Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 (ba mươi sáu) tháng trở lên tính từ ngày có bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành quy định tại Khoản 3 Điều này.

(5). Có Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá do cơ quan, tổ chức có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp theo quy định của Bộ Tài chính, trừ các trường hợp sau:

a) Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành vật giá, thẩm định giá;

b) Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ngành kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá và đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thẩm định giá.

(6). Có Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp.

2. Điều kiện hành nghề thẩm định viên về giá

Theo Điều 35 Luật giá 2012 điều kiện Thẩm định viên về giá hành nghề gồm

(1). Thẩm định viên về giá hành nghề là người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 34 của Luật Giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp thẩm định giá.

(2). Quyền và nghĩa vụ của Thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá được quy định tại Điều 37 của Luật Giá.

3. Những người không được hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá.

Theo Điều 36 Luật giá 2012 Những người không được hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá bao gồm:

(1). Người không đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 34 của Luật này.

(2). Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.

(3). Người đang bị cấm hành nghề thẩm định giá theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, giá, thẩm định giá mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đang bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

(4). Người đã bị kết án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên.

(5). Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định xử phạt.

(6). Người đang bị đình chỉ hành nghề thẩm định giá.

4. Quyền và nghĩa vụ hành nghề thẩm định viên

Theo Điều 37 Luật giá 2012 Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá hành nghề

4.1. Quyền

a) Hành nghề thẩm định giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;

c) Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến tài sản thẩm định giá và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thẩm định giá;

d) Từ chối thực hiện thẩm định giá nếu xét thấy không đủ điều kiện thực hiện thẩm định giá;

đ) Tham gia tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật;

e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

4.2. Nghĩa vụ

a) Tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Thực hiện đúng và đầy đủ hợp đồng thẩm định giá;

c) Ký báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá về kết quả thẩm định giá;

d) Giải trình hoặc bảo vệ kết quả thẩm định giá do mình thực hiện với khách hàng thẩm định giá hoặc bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá không phải là khách hàng thẩm định giá nhưng có ghi trong hợp đồng thẩm định giá khi có yêu cầu;

đ) Tham gia các chương trình bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá do cơ quan, tổ chức được phép tổ chức;

e) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá;

Thẩm định viên về giá có nghĩa vụ lưu trữ hồ sơ tài liệu thẩm định giá tài sản do mình thực hiện tối thiểu trong thời gian 10 năm kể từ ngày công bố chứng thư thẩm định giá. Trường hợp thẩm định viên về giá chuyển đi nơi khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về tính pháp lý của toàn bộ tài liệu, số liệu, kết quả thẩm định giá trong hồ sơ đã bàn giao trong thời gian lưu trữ theo quy định.

g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

5. Thẻ thẩm định viên về giá

(1). Công dân Việt Nam có đủ các điều kiện dự thi theo quy định của Bộ Tài chính và đạt các yêu cầu của kỳ thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính tổ chức thì được Bộ Tài chính cấp Thẻ thẩm định viên về giá.

(2). Người có chứng chỉ hành nghề thẩm định giá của nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam công nhận, có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 Nghị định này và đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do Bộ Tài chính quy định thì được Bộ Tài chính cấp Thẻ thẩm định viên về giá.

6. Các hành vi thẩm định viên không được thực hiện

a) Hành nghề thẩm định giá với tư cách cá nhân;

b) Đăng ký hành nghề thẩm định giá trong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên;

c) Thực hiện thẩm định giá cho đơn vị được thẩm định giá mà thẩm định viên về giá có quan hệ về góp vốn, mua cổ phần, trái phiếu hoặc có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được thẩm định giá.

Thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá phải thực hiện công việc thẩm định giá theo những kỹ thuật và tiêu chuẩn chuyên môn đã quy định trong hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan hiện hành.

Thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá có quyền thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành để thực hiện tư vấn và đưa ra các kết luận chuyên môn phục vụ cho hoạt động thẩm định giá.

Bộ Tài chính thông báo điều chỉnh thông tin thẩm định viên năm 2023

Ngày 21/9, Bộ Tài chính đã ra công văn số 837/TB-BTC thông báo về việc điều chỉnh thông tin về thẩm định viên đăng ký hành nghề năm 2023.

Bộ Tài chính thông báo điều chỉnh thông tin thẩm định viên năm 2023

Trên cơ sở đề nghị của các doanh nghiệp thẩm định giá và việc rà soát, điều chỉnh danh sách thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp. Bộ Tài chính đã ra thông báo số 837/TB-BTC về việc điều chỉnh thông tin về thẩm định viên đăng ký hành nghề năm 2023 tại các doanh nghiệp thẩm định giá được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.

Cụ thể, thông tin thẩm định viên được điều chỉnh như sau:

2-10-2.png
2-10-3.png
2-10-4.png
2-10-5.png

Bộ Tài chính yêu cầu trong quá trình hoạt động thẩm định giá, các doanh nghiệp thẩm định giá và các thẩm định viên về giá có trách nhiệm thực hiện đúng những quy định tại Luật Giá, các văn bản hướng dẫn có liên quan và các nội dung ghi trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.