Thẩm Định Dự Án

Liên Hệ : 0909.399.961

Khái niệm về giá cả, chi phí và giá trị, giá trị thị trường

Khái niệm về giá cả, chi phí và giá trị, giá trị thị trường

1. Khái niệm về giá cả, chi phí và giá trị
Sự không chính xác của ngôn ngữ, đặc biệt trong một cộng đồng quốc tế có thể và dẫn đến sự giải thích sai và sự hiểu lầm. Đây là một vấn đề mà khi từ ngữ thường được sử dụng trong một ngôn ngữ cũng được sự sử dụng cho các ý nghĩa cụ thể trong phạm vi một lĩnh vực nào đó. Điều quan trọng là trong trường hợp này với các thuật ngữ giá cả, chi phí, thị trường và giá trị khi chúng được sử dụng trong lĩnh vực thẩm định giá.
  • Giá cả (Price) là một thuật ngữ chỉ số lượng chào bán, trả mua hay được thanh toán cho một hàng hoá và dịch vụ. Đó là một thực tế lịch sử dù điều đó được thể hiện rộng rãi hay thừa nhận trong cá nhân.
  • Chi phí (cost) là mức giá phải trả cho hàng hoá và dịch vụ hay số lượng yêu cầu để tạo ra hoặc sản xuất hàng hoá hay dịch vụ. Khi hoàn thành, nó là một thực tế lịch sử. Giá cả trả cho một hàng hoá hay dịch vụ trở thành chi phí của nó đối với người mua.
  • Giá trị (Value) là một khái niệm kinh tế đề cập đến mối quan hệ tiền tệ giữa hàng hoá và dịch vụ có sẵn để mua và những người mua người bán chúng. Giá trị không phải là một thực thể mà là sự ước tính giá trị của những hàng hoá và dịch vụ tại một thời điểm nào đó phù hợp với một định nghĩa nhất định về giá trị. Khái niệm kinh tế của giá trị phản ánh quan điểm lợi ích của một thị trường tập trung vào ng
2 Khái niệm về giá trị thị trường BĐS
Giá trị thị trường của một bất đống sản là số tiền ước tính để một bất động sản nên trao đổi vào ngày thẩm định giá giữa một người mua tự nguyện (muốn mua) với một người bán tự nguyện (muốn bán) trong các giao dịch khách quan, trong khoảng thời gian giao dịch đủ dài sau khi đã tìm hiểu kỹ thị trường và các bên hành động một cách hiểu biết lẫn nhau, thận trọng và không áp đặt(Tiêu chuẩn thẩm định giá 2005)
Nội dung trên đây được hiểu như sau:
  • Số tiền ước tính: đây là yếu tố lượng về tiền sẽ được đưa ra trong trao đổi để lấy bất động sản (giá).
  • Người mua tự nguyện và người bán tự nguyện: điều này có nghĩa là cả hai bên đều có thể đưa ra sự lựa chọn và một quyết định khách quan để trao đổi và giao dịch.
  • Khách quan: có nghĩa là không có mối quan hệ, liên hệ hoặc phối hợp giữa các bên để ảnh hưởng đến sự cân nhắc về số tiền mua, bán.
  • Hành động một cách thận trọng: có nghĩa là mỗi bên đã cân nhắc quan điểm nhất định của chính mình và đã cân nhắc lựa chọn khách quan.
  • Hành động không áp đặt: có nghĩa là không có sự thúc ép đặt lên người mua hoặc người bán.
3 Khái niệm về giá trị phi thị trường BDS
Giá trị sử dụng hay giá trị hữu dụng của bất động sản:đó là khả năng thoả mãn nhu cầu của người sử dụng. Mỗi bất động sản có một giá trị chủ quan đối với người đang sử dụng hoặc muốn sử dụng bất động sản đó.
Giá trị đầu tư:là giá trị hiện tại của các quyền trong tương lai về thu nhập do khai thác bất động sản. Giá trị đầu tư bị ảnh hưởng bởI: Khả năng thu hồi vốn của việc khai thác bất động sản nhanh hay chậm; và Thu nhập mang lại do đầu tư vào bất động sản nhiều hay ít. Giá trị đầu tư của một bất động sản thường là khác nhau đối với những nhà đầu tư riêng lẻ khác nhau, trong khi giá trị thị trường chỉ có một.
Giá trị trao đổi hay giá cả bất động sản:đó là một khoản tiền yêu cầu, chào bán hoặc trả cho một bất động sản. Do các động cơ và các mối quan tâm đặc biệt của một người mua và Người bán nhất định, mức giá được trả cho bất động sản có thể có hoặc không có sự liên hệ nào với giá trị có thể được quy cho bất động sản bởi những người khác.
Nói chung giá cả biểu hiện bằng tiền của giá trị bất động sản. Giá cả của một bất động sản cụ thể có thể lớn hơn bằng hay nhỏ hơn giá trị thị trường của bất động sản đó.
Do vậy trước khi thừa nhận giá cả như là chứng cứ thật sự của giá trị thị trường, nhà thẩm định giá phải nghiên cứu kỹ lưỡng các điểm sau.
  • Mối liên hệ giữa các bên trong một giao dịch.
Mối liên hệ giữa các bên có tầm quan trọng trong việc xác định giá bán có phải đúng là chứng cứ thị trường hay không. Chỉ có khi người mua và người bán thực hiện theo một mục đích hợp lý và trên cơ sở khách quan thì mới được coi là chứng cứ thị trường.
  • Các điều khoản liên quan đến việc bán
Các điều khoản bán khác nhau sẽ dẫn đến giá bán khác nhau. Do vậy, nhà thẩm định phải xem xét kỹ các điều khoản bán để xác định chứng cớ thị trường.
  • Điều kiện thị trường có là bình thường hay không bình thường.
Thị trường là bình thường có nghĩa là khi cung và cầu của thị trường cân bằng, và khi sự trả giá không phản ánh một giá tăng cao do sự khan hiếm của cung, hoặc không là một giá thấp do cung quá mức. Đồng thời giao dịch là chín muồi, có thông tin tốt và không có bất kỳ sự cưỡng ép nào. Khi đó giá của bất động sản giao dịch mới được coi là chứng cớ của giá trị thị trường.
4. Các yếu tố vĩ mô tác động đến giá bất động sản
  • Chính sách của Nhà nước tác động rất lớn và trực tiếp đến giá bất động sản, thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:
– Nhà nước ban hành các quy định về quyền sở hữu, thuê đất, sử dụng, chuyển nhượng bất động sản. .
– Nhà nước quy định các chính sách và nghĩa vụ tài chính có liên quan đến quyền sử dụng đất (thuế, tiền thuê, tiền sử dụng đất …) .
– Nhà nước hoạch định và công bố quy hoạch về việc sử dụng đất cho từng khu vực.
  • Các yếu tố kinh tế chung của quốc gia, địa phương
– Các yếu tố này ảnh hưởng đến cầu và qua đó tác động đến cung bất động sản nên ảnh hưởng đến giá bất động sản.
– Giá bất động sản biến động tỷ lệ thuận với giá gia tăng kinh tế cũng như thu nhập quốc dân của quốc gia và địa phương.
– Các yếu tố này gồm sự biến động của tổng sản phẩm quốc gia, thu nhập bình quân đầu người dân, tiết kiệm cá nhân và đầu tư…
  • Cung cầu bất động sản:Cũng giống như bất cứ hàng hoá, dịch vụ nào khác, giá bất động sản trên thị trường là giá cân bằng giữa cung cầu.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu gồm có: – Sự tăng trưởng về dân số và các nhu cầu phát triển; – Thu nhập; – Tỉ lệ thất nghiệp; – Đô thị hóa; – Sự phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng;

Các yếu tố ảnh hưởng đến cung bao gồm: – Phát triển kinh tế; – Sự phát triển của kết cấu hạ tầng; – Sự tham gia của Nhà nước; – Các yếu tố xã hội và tâm lý;

5. Các yếu tố vi mô tác động đến giá bất động sản
Chi phí:Là toàn bộ phí tổn mà người đang sử dụng phải bỏ ra để tạo lập hoặc để có được quyền “sở hữu” bất động sản, đây là yếu tố quan trọng mà nhà thẩm định giá phải xem xét khi thẩm định giá bất động sản.

Sự hữu dụng:Xét về mục đích sử dụng một bất động sản có khả năng dùng để ở, để kinh doanh hoặc có thể kết hợp cả hai mục đích. Xét về tính năng hiệu quả một bất động sản có thể sử dụng ngay có giá trị hơn một bất động sản phải tốn chi phí và thời gian sửa chữa để có thể sử dụng được. Do vậy, khi thẩm định giá bất động sản cần chú ý đến đặc điểm của vật kiến trúc và tài sản khác gắn liền với đất.

Các yếu tố vật chất gồm có:– Địa điểm nơi bất động sản tọa lạc; – Hình dáng lô đất; – Quy mô, kích thước của lô đất; – Kiểu nhà, loại nhà, kích thước nhà và tuổi của tài sản; – Môi trường:

Nguyên tắc và quy trình thẩm định giá bất động sản

Quy định mới của Chính phủ về định giá đất
1. Nguyên tắc thẩm định giá bất động sản
  • Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất
  • Nguyên tắc cung – cầu
  • Nguyên tắc đóng góp
  • Nguyên tắc thay thế
  • Nguyên tắc cân bằng
  • Nguyên tắc dự tính lợi ích tương lai
  • Nguyên tắc thu nhập tăng hoặc giảm
  • Nguyên tắc phân phối thu nhập
  • Nguyên tắc thay đổi
  • Nguyên tắc tuân thủ
  • Nguyên tắc cạnh tranh
Ngoài các nguyên tắc thẩm định giá áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam số 06 ban hành kèm theo Quyết định số 77/2005/QĐ-BTC ngày 01/11/2005 của Bộ tài chính thì nguyên tắc thẩm định giá bất động sản còn có những nguyên tắc sau:
  • Nguyên tắc phù hợp
  • Nguyên tắc sinh lợi của đất…
2. Quy trình thẩm định giá bất động sản:
Xác định vấn đề:
  • Thiết lập mục tiêu hoặc mục đích thẩm định giá:
  • Nhận biết về bất động sản cần thẩm định giá: đặc điểm pháp lý, kinh tế kỹ thuật
  • Chọn cơ sở giá trị của thẩm định giá và phương pháp thẩm định giá
  • Thiết lập ngày có hiệu lực
  • Thống nhất với KH về thời gian hoàn thành và giá dịch vụ
Lên kế hoạch thẩm định giá:
  • Nhận biết các yếu tố cung cầu, thích hợp với chức năng, đặc tính và các quyền của BĐS được mua/ bán/ cho thuê và đặc điểm của thị trường
  • Nhận biết các tài liệu cần thiết cho yêu cầu thẩm định giá: BĐS, thị trường, ….
  • Thiết kế chương trình
  • Lập đề cương báo cáo
  • Lập kế hoạch thời biểu công việc cho từng bước công việc và cho tòan bộ quá trình
Thẩm định hiện trạng BĐS thẩm định giá và các bất động sản so sánh
  • Tiến hành thu thập và tổng hợp tài liệu trên thị trường:Dữ liệu tổng quát: kinh tế, chính trị của khu vực, địa bàn, tỉnh thành; – Dữ liệu đặc biệt: chi phí, thu nhập, giá thị trường, giá cho thuê, lãi suất, lợi nhuận….
  • Tiến hành thẩm định hiện trạng BĐS : – BĐS thẩm định giá; – Các BĐS so sánh;
Phân tích thông tin và ứng dụng phương pháp
  • Phân tích sử dụng hiệu quả nhất và có hiệu quả nhất:
  • Phân tích thị trường:
  • Phân tích bất động sản thẩm định và bất động sản so sánh::
  • Sử dụng những dữ liệu đã thu thập và phân tích vào các phương pháp
  • Phân tích những mặt thuận lợi và hạn chế của các thông tin
Ước lượng giá trị thị trường /phi thị trường BĐS thẩm định giá
  • Đưa ra kết quả của từng phương pháp thẩm định giá
  • Đưa ra giá trị thị trường của bất động sản thẩm định ( giá trị thị trường hoặc giá trị phi thị trường )
  • Đưa ra nhận xét về kết quả thẩm định giá
  • Đưa ra những hạn chế về kết quản thẩm định giá
Báo cáo và chứng thư thẩm định giá BĐS
Báo cáo thẩm định giá thể hiện kinh nghiệm và kỹ năng của nhà thẩm định giá và là sản phẩm cuối cùng của toàn bộ công việc thẩm định giá.
Báo cáo thẩm định giá là sự tóm tắt các dữ liệu được phân tích, các phương pháp được áp dụng và lý do dẫn đến kết luận về giá trị
Báo cáo thẩm định giá cần phải nêu được những nội dung chính sau đây:
  • Loại bất động sản cần thẩm định
  • Khách hàng thẩm định
  • Mục đích thểm định
  • Thời điểm thẩm định
  • Đặc điểm pháp lý và kinh tế-kỹ thuật của bất động sản thẩm định
  • Cơ sở giá trị của thẩm định giá
  • Các căn cứ để thẩm định giá
  • Ứng dụng các phương pháp thẩm định giá
  • Kết quả thẩm định giá
  • Những hạn chế của kết quả thẩm định giá

Phương pháp so sánh trực tiếp ( hay phương pháp so sánh thị trường) trong định giá bất động sản

1. Các nguyên tắc và trường hợp ứng dụng
a) Nguyên tắc áp dụng:
Nguyên tắc thay thế:Một nhà đầu tư có lý trí sẽ không trả giá cho một tài sản nhiều hơn chi phí để mua một tài sản lựa chọn mà có cùng một sự hữu ích như nhau.

Nguyên tắc sự đóng góp:Quá trình điều chỉnh có ước tính sự tham gia đóng góp của các yếu tố hay các bộ phận của tài sản đối với tổng số giá trị thị trường

b) Các trường hợp áp dụng
Phương pháp so sánh trực tiếp thường được sử dụng để thẩm định giá trị tài sản trong các trường hợp sau:
– Các tài sản có tính đồng nhất như: các căn hộ, các chung cư, các dãy nhà cùng xây dựng một kiểu, các ngôi nhà riêng biệt và bán riêng biệt, các phân xưởng, các nhà kho trên một mặt bằng, các nhóm văn phòng và nhóm cửa hiệu.
– Đất trống.
2. Phương pháp luận và các bước tiếp cận
Phương pháp luận:Phương pháp này được thực hiện bằng cách so sánh giá của tài sản tư
ơng đồng để xác định giá trị tài sản cần thẩm định.

Các bước tiếp cận (4 bước)

  • Bước1: Tìm kiếm và tập hợp thông tin về bất động sản thẩm định giá và các bất động sản có thể so sánh được.
– Lựa chọn các bất động sản có tính hữu ích tương đương và có thể so sánh được
– Thu thập thông tin: + Thông tin tổng hợp; + Thông tin đặc biệt; + Thụng tin cụ thể;
– Kiểm tra độ chính xác các thông tin và xem xét điều kiện giao dịch của các bất động sản so sánh đã lựa chọn.
  • Bước 2: Nội dung Thẩm định hiện trạng bất động sản thẩm định giá và các bất động sản so sánh: – Pháp lý; – Kỹ thuật; – Kiểm tra về môi trường; – Giá bán (giá thị trường) ;
  • Bước 3: Phân tích và thực hiện việc điều chỉnh

Phân tích
– Phân tích sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất: nhận dạng mức độ tiềm năng, khả thi về pháp lý, khả năng tài chính và sử dụng tối da của BĐS thẩm định giá
– Phân tích thị trường: xác định các lực lượng tham gia thị trường có ảnh hưởng đến giá trị của tài sản, đánh giá động thái thị trường (thay đổi cung – cầu, bối cảnh thị trường, …) và động thái người mua tiềm năng
– Phân tích bất động sản thẩm định giá và các bất động sản so sánh về pháp lý, kinh tế – kỹ thuật, môi trường, giá thị trường, nhằm rút ra được những điểm tương đồng, khác biệt, nêu những ưu và nhược điểm, những thuận lợi cũng như những khó khăn của BĐS thẩm định giá so với các BĐS so sánh.

– Phân tích cung cầu, lực lượng tham gia thị trường, động thái người mua – người bán tiềm năng.
– Phân tích nguồn thu thập thông tin và độ tin cậy của thông tin,
– Phân tích điều kiện giao dịch
Thực hiện việc điều chỉnh để tìm ra giá bán đã được điều chỉnh
– Nguyên tắc điều chỉnh: lấy BĐS thẩm định giá làm chuẩn, những yếu tố tồn tại ở BĐS thẩm định giá mà không tồn tại ở BĐS so sánh thì cộng thêm vào và ngược lại.
– Thực hiện điều chỉnh để tìm ra giá bán đã được điều chỉnh:
Xác định các yếu tố cơ bản làm ảnh hưởng đến giá trị của BĐS
+ Pháp lý
+ Quy mô diện tích
+ Kích thước hình dáng
+ Điều kiện hạ tầng
+ Điều kiện kinh tế
+ Môi trường sống
+ Quy hoạch
+ Lợi ích tương lai
Có 2 cách điều chỉnh: Điều chỉnh gộp và Điều chỉnh theo tỷ lệ
  • Bước 4: Ước tính giá trị thị trường của bất động sản thẩm định giá:
– Căn cứ vào giá bán đã được điều chỉnh, kết hợp với động thái thị trường, và động thái người mua tiềm năng tại thời điểm thẩm định giá, thẩm định viên sẽ ước tính giá trị thị trường của BĐS.
3. Những điều kiện cần phải có để thực hiện:
  • Chất lượng thông tin
  • Thông tin thu thập phải phải có khả năng so sánh
  • Thị trường phải ổn định
4. Các hạn chế của phương pháp:
  • Cần phải có thông tin
  • Dữ liệu mang tính lịch sử

Phương pháp chi phí trong thẩm định giá bất động sản

Chính phủ ban hành 4 phương pháp định giá đất
1 Các nguyên tắc và trường hợp ứng dụng
Nguyên tắc thay thế:Một người mua tiềm năng có đầy đủ thông tin hợp lý sẽ không bao giờ trả giá cho một tài sản lớn hơn so với chi phí bỏ ra để mua đất và xây dựng một công trình có cùng một lợi ích tương tự.
Các trường hợp áp dụng
  • Thẩm định giá tài sản dành cho mục đích sử dụng đặc biệt như bệnh viện, trường học, nhà thờ, thư viện, nhà máy điện, nhà máy hoá chất, các cơ sở lọc dầu… là các tài sản ít có những chứng cớ so sánh thị trường.
  • Thẩm định giá cho các mục đích bảo hiểm.
  • Phương pháp chi phí cũng thường được sử dụng như là phương pháp kiểm tra đối với các phương pháp thẩm định giá khác.
2. Phương pháp luận
Khi tiến hành thẩm định giá một bất động sản nào ta nhận thấy rằng không tìm được trên thị trường tài sản tương đồng về mặt kỹ thuật với tài sản cần thẩm định giá, do đó không cơ sở để so sánh. Phương pháp chi phí áp dụng cho những tài sản như nhà thờ, bệnh viên… mà thị trường bất động sản cho những tài sản này ở Việt Nam chưa có giao dịch, chuyển nhượng vì vậy không thể tìm được tài sản tương đồng và đã được giao dịch để so sánh. Vì vậy cơ sở thẩm định giá ở đây là cơ sở phi thị trường.
3. Các bước tiếp cận
Bước1: Ước tính giá trị của miếng đất mục tiêu thẩm định, coi như miếng đất đó là đất trống. Giả định rằng sự sử dụng hiện tại là sử dụng cao nhất và tốt nhất.
Bước 2: Ước tính các chi phí hiện tại để xây dựng lại hoặc để thay thế những công trình xây dựng trên miếng đất.
Bước 3: Quyết định mức độ thích hợp của khấu hao tích lũy của các công trình xây dựng hiện có trên miếng đất. Sau ®ã khấu trừ khoản khấu hao tích luỹ trên khỏi chi phí hiện tại để xây dựng lại hoặc để thay thế những công trình xây dựng hiện có trên miếng đất, để có được chi phí hiện tại đã trừ đi khấu hao.
Bước 4: Cộng chi phí hiện tại đã trừ đi khấu hao này vào giá trị ước tính của miếng đất để có được giá trị của tài sản tính theo phương pháp chi phí giảm giá (khấu trừ).
4. Phân loai chi phí
Trong phương pháp chi phí để thẩm định giá bất động sản có 2 cách xác định chi phí:
Chi phí tái tạo:Là chi phí hiện hành của việc xây dựng một công trình xây dựng thay thế giống hệ với công trình đang được thẩm định giá, bao gồm cả những điểm đã lỗi thời của công trình mục tiêu đó.
Chi phí thay thế:Là chi phí hiện hành của việc xây dựng một công trình có giá trị sử dụng tương đương với công trình đang được thẩm định giá nhưng có loại bỏ các bộ phận có chức năng lỗi thời.
Thông thường phương pháp chi phí thay thế cho số lượng tính toán thấp hơn phương pháp chi phí tái tạo, bởi vì nó không tính đến các bộ phận lỗi thời và không cần thiết, và tính toán trên việc sử dụng vật liệu và kỹ thuật hiện hành. Phương pháp chi phí thay thế được coi là phương pháp hiện thực nhất và chi phí bỏ ra thấp hơn .
5. Phương pháp xác định chi phí
  • Phương pháp thống kê chi tiết của người xây dựng:
Phương pháp này được sử dụng bởi các chuyên gia tính chi phí có kinh nghiệm khi ước tính chi phí của công trình xây dựng có quy mô lớn, được hoàn thành phù hợp với các kế hoạch và chi tiết xây dựng.
Phương pháp thống kê chi tiết của nhà xây dựng được làm cẩn thận sẽ cho kết quả ước tính chi phí chính xác. Sự áp dụng phương pháp này đòi hỏi tốn nhiều công sức và thời gian. Trong thực tế nhà thẩm định giá thường không được huấn luyện kỹ thuật hoặc trình độ để tiến hành các nghiên cứu chi phí chi tiết và tỷ mỉ như vậy.
  • Phương pháp khảo sát số lượng:
Phương pháp này tương đối đơn giản hơn trong việc áp dụng và tốn ít thời gian hơn so với phương pháp vừa nêu, nó được các nhà kiến trúc sử dụng trong việc ước tính chi phí các kết cấu nhà ở. Theo phương pháp này các chi phí cho công việc xây dựng được tổng hợp từ các nhà thầu phụ theo từng hạng mục. Phương pháp khảo sát số lượng nếu được áp dụng thành thạo sẽ cho kết quả tương đối chính xác. Cụ thể như sau:
Chi phí trực tiếp gồm: – Đất đai. – Nền móng. – Xây ống khói. – Sàn. – Tường. – Mái. – Cửa. – Sơn. – Hệ thống điện nước. – Trang trí.
Các loại chi phí khác cũng tương tự như phương pháp thống kê chi tiết.
  • Phương pháp so sánh thị trường.
Phương pháp này được các nhà kiến trúc, nhà xây dựng và nhà định giá sử dụng khi việc ước tính cần có kết quả nhanh chóng. Theo phương pháp này các chi phí theo loại công việc hoặc loại kết cấu công trình tính thành đơn giản tuỳ m2 hoặc m3. Giá trị của công trình cần thẩm định giá được xác định căn cứ vào diện tích xây dựng và kết cấu loại nhà xưởng.
Khó khăn chủ yếu là nguyên nhân gây ra sự không chính xác của phương pháp so sánh thị trường là trong thực tế ít có 2 bất động sản nào hoàn toàn giống nhau, hoàn toàn về kiểu loại và chất lượng xây dựng.
Dù tính theo phương pháp nào thì cũng đòi hỏi nhà thẩm định giá phải có kiến thức nhất định về xây dựng.
6. Những thuật ngữ khấu hao.
Khái niệm về khấu hao:Sự khấu hao tích luỹ vì bất kỳ lý do nào, tạo ra sự khác nhau giữa chi phí thay thế hoặc xây dựng lại mới 1 tài sản phải bỏ ra chi phí bao nhiêu so với giá trị thị trường của tài sản giống nhau tại thời điểm thẩm định giá được gọi là khấu hao tích luỹ.
Các dạng khấu hao tích tụ:
– Hao mòn vật chất: hao mòn và hư hỏng của công trình do sử dụng, thời gian, thời tiết và bảo dưỡng kém.
– Hao mòn chức năng: Giá trị sử dụng của công trình bị giảm tương đối do thiết bị lạc mốt hay thiết kế công trình có lỗi như trần quá cao hoặc quá thấp, phòng ngủ, phòng tắm không thích hợp, lỗi thời về thiết bị dẫn đến hạn chế sử dụng tài sản có hiệu quả.
– Hao mòn kinh tế: Giá trị bị mất do các yếu tố bên ngoài tài sản như sự sử dụng đất không tương thích hoặc sự suy thoái kinh tế…
7. Cách xác định mức khấu hao tích luỹ
Đối với hao mòn vật chất việc xác định khấu hao tích lũy được xác định căn cứ theo:
Căn cứ vào tuổi thọ và thời hạn đã sử dụng để tính sự hao mòn từ đó tính giảm giá của công trình.
Căn cứ vào sự hư hỏng, hao mòn của các kết cấu chủ yếu để tính chất lượng còn lại của công trình. Chất lượng còn lại của công trình (%) = tông các (tỷ lệ chất lượng còn lại của kết cấu x tỷ lệ giá trị của các kết cấu chính so với tổng giá trị công trình) / Tổng tỷ lệ giá trị của các kết cấu chính so với tổng giá trị công trình.
  • Đối với hao mòn do lỗi thời chức năng: Căn cứ vào chi phí để khắc phục sự lỗi thời chức năng công trình.
  • Đối với giảm giá do lỗi thời bên ngoài.

Trường hợp các quy định về xây dựng hoặc quy hoạch làm giảm sút tính hữu ích của việc sử dụng và sở hữu công trình xem xét, mức độ giảm sút này để tính sự giảm giá;

Trường hợp sử dụng đất không tương thích hoặc sự suy thoái kinh tế hoặc các yếu tố kinh tế khác thì căn cứ vào tình hình thị trường để tính sự giảm giá.
8. Những hạn chế
– Chi phí không phải lúc nào cũng bằng với giá trị và có những chi phí không tạo ra giá trị.
– Giống như phương pháp so sánh trực tiếp do phải dựa vào các số liệu lấy trên thị trường nên cần có thông tin đầy đủ và chính xác về giá thành xây dựng.
– Người thẩm định giá phải có kiến thức nhất định về xây dựng, về giá thành xây dựng và phải có kinh nghiệm để có thể áp dụng được phương pháp này.
– Ngoài ra khi áp dụng pháp pháp so sánh thị trường để tính chi phí xây dựng sẽ có những mặt hạn chế như vừa nêu trên.

Phương pháp thu nhập hay Phương pháp đầu tư trong thẩm định giá bất động sản

1. Các nguyên tắc và trường hợp áp dụng.

03 nguyên tắc khi áp dụng phương pháp thu nhập:
  • Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất
  • Nguyên tắc cung cầu
  • Nguyên tắc dự kiến lợi ích tương lai.
Các trường hợp áp dụng
  • Phương pháp thu nhâp hay Phưuơng pháp đầu tư dựa trên cơ sở chuyển đổi một dòng thu nhập hàng năm thành một tổng số vốn do đó thường thẩm định đối với tài sản có khả năng tạo ra sự thặng duư tài chính vượt quá chi phí trực tiếp của việc sử dụng hiện tại đó.
  • Những tài sản được tiếp tục thuê mang lại thu nhập cho người sử dụng
  • Một sự đầu tư có mang lại lợi nhuận

2. Phương pháp luận phương pháp thu nhập truyền thống
Phương pháp luận của pháp thu nhập truyền thống được xây dựng từ các hiểu biết sau:
  • Dựa trên cơ sở chuyển đổi một dòng thu nhập hàng năm thành tổng số vốn, tổng số tiền nhận được ngày hôm nay có giá trị nhiều hơn một số tiền như thế nhận được trong tương lai.Điều này đề cập đến việc tính chiết khấu giá trị tương lai củathu nhập.
  • Cơ sở lý luận của phương pháp này là giá trị thị trường của một bất động sản bằng giá trị hiện tại của tất cả các khoản lợi nhuận tương lai có thể nhận được từ bất động sản đó.
  • Dựa trên nguyên tắc chuyển đổi các dòng thu nhập ròng tương lai thành giá trị vốn hiện tại được biết đến như là quá trình vốn hoá.
Công thức
Giá trị vốn = Thu nhập ròng/Lãi suất vốn hoá
Thu nhậpròng = Doanh thu – Chi phí – thuế
Lãi suất vốn hoácòn gọi là suất lợi tức bắt buộc hay tỷ lệ hoàn vốn
Lãi suất vốn hoá (suất lợi tức bắt buộc) =
Tỷ suất lợi nhuận của nhà đầu tư không rủi + Phụ phí rủi ro
Trong đó :
Tỷ suất lợi nhuận của nhà đầu tư không rủi =
lãi suất thực tế + tỷ lệ lạm phát dự kiến
3. Các bước tiếp cận phương pháp thu nhập truyền thống
Bước1: Ước tính Doanh thu của bất động sản.
Bước 2: Ước tính Tổng chi phí tạo ra thu nhập (thuế, bảo hành, sửa chữa…)
Bước 3: Tính thu nhập nhập ròng
Bước 4: Xác định lãi xuất vốn hoá
Bước 5: Dùng công thức vốn hoá ước tính giá trị của bất động sản
4. Các hạn chế của phương pháp thu nhập truyền thống
– Cần phải có tài liệu chính xác và đòi hỏi hiểu biết kỹ lưỡng về nghiệp vụ
– Khó khăn trong việc xác định dòng tiền chiết khấu
– Khi có nhiều dạng đầu tư thì cần phải biết sắp xếp các dạng đầu tư khác nhau
5. Kỹ thuật dòng tiền chiết khấu
Trong quá trình chuyển hoá dòng tiền cần chú ý đến thực tế số tiền nhận được hôm nay có giá trị nhiều hơn một số tiền như vậy nhận được sau thời gian đó, vì vậy cần tính dến việcchiết khấu giá trị thu nhập trong tương lai.
– Có 02 kỹ thuật dòng tiền chiết khấu
Phương pháp giá trị ròng hiện tại (Giá trị hiện tại thuần (NPV – Net Present Value):
Giá trị ròng hiện tại (NPV) của một đầu tư là sự chênh lệch giữa giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền trong tương lai và chi phí đầu tư. Giá trị ròng hiện tại dương cho thấy tài sản gia tăng theo một suất lợi tức mong muốn.
Phương pháp này có thể sử dụng để xác định giá trị hiện tại của một tài sản có tiềm năng phát triển, hay để xác định giá bán, giá mua của một tài sản.
Phương pháp suất lợi tức nội hoàn (IRR- Internal rate of retur)
Suất lợi tức nội hoàn (IRR) là tỷ lệ chiết khấu cân bằng giá trị hiện tại của lợi nhuận từ một đầu tư mang lại với chi phí mua bán ban đầu. Đây là tỷ suất chiết khấu mà với nó giá trị ròng hiện tại (NPV) của đầu tư bằng 0. Một công trình có thể đứng vững được nếu như IRR bằng hoặc lớn hơn suất lợi tức mong muốn.
Trong thẩm định giá, phương pháp giá trị ròng hiện tại (NPV) có thể được sử dụng để xác định giá trị đất còn lại của một tài sản có tiềm năng phát triển hoặc để xác định mua/bán của một tài sản.

Phương pháp thặng dư trong thẩm định giá bất động sản

TP.HCM thành lập Hội đồng thẩm định giá đất

1. Các nguyên tắc và trường hợp áp dụng
Các nguyên tắc thẩm định giá
  • Nguyên tắc sử dụng cao nhất và tốt nhất
  • Nguyên tắc lợi ích tương lai
Phương pháp thặng dư chỉ sử dụng để thẩm định đối với những bất động sản có tiềm năng phát triển. Một tài sản có thể được coi là có tiềm năng phát triển bất cứ khi nào một phần của giá trị tiềm tàng có thể được giải thoát bằng sự đầu tư vốn trên tài sản đó.
Có 3 ví dụ về tình huống phát sinh như vậy:
– Có một miếng đất trống hoặc chưa phát triển song đã cho phép phát triển, hoặc có khả năng đạt được sự cho phép đó.
– Có một tài sản với công trình xây dựng đang tồn tại có tiềm năng để nâng cấp thông qua việc thay đổi trong sử dụng hoặc cải tạo chung.
– Có một tài sản với công trình xây dựng đang tồn tại mà không có giá trị kinh tế, song đã được phép hoặc có khả năng được cấp phép phá huỷ và thay thế nó.
2. Phương pháp luận
  • Phương pháp thặng dư áp dụng để tính toán giá trị vốn của các vị trí phát triển mà ở đó các phương pháp khác có thể ước tính thấp dưới mức giá trị của vị trí đó.
  • Phương pháp thặng dư được sử dụng rộng rãi để đánh giá bất động sản có tiềm năng phát triển. Nó dựa trên nguyên tắc: Giá trị hiện tại của một bất động sản là giá trị còn lại nhận được từ giá trị ước tính của sự phát triển dự kiến trong tương lai trừ đi tất cả các chi phí để tạo ra sự phát triển đó.
Công thức tính:
Vtd = Vpt – Cpt
Trong đó:
Vtd: Giá trị thặng dư, chính là giá trị lô đất tính theo phương pháp thặng dư
Vpt : Giá trị phát triển, Cpt : Chi phí phát triển
Ước tính Giá trị phát triển (Vpt):
Tổng giá trị phát triển quy về hiện tại theo công thức:
Trong đó:
  • Tổng DT: là tổng Doanh thu phát triển
  • n: là thời gian hay dòng đời của dự án
  • r : là lãi suất tính bằng số thập phân
Ước tính chi phí phát triển (Cpt):
Tổng chi phí phát triển quy về hiện tại theo công thức
Trong đó:
  • Tổng CP: là Tổng chi phí phát triển
  • n: là thời gian hay dòng đời của dự án
  • r : là lãi suất tính bằng số thập phân
3. Các bước tiếp cận của phương pháp thặng dư (4 bước)
Bước 1. Xác định sử dụng cao nhất và có hiệu quả nhất
Bước 2. Ước tính tổng giá trị phát triển của bất động sản (dự kiến)
Bước 3. Ước tính tổng chi phí phát triển của công trình xây dựng trên đất (dự kiến)
Bước 4. Ước tính giá trị của bất động sản
Giá trị thặngdư của bất động sản – Giá trị phát triển gộp của bất động sản phát triển dự kiến = Chi phí phát triển dự kiến bao gồm cả lợi nhuận của nhà đầu tư
4. Những hạn chế của phương pháp
– Khó khăn trong việc xác định cách sử dụng cao nhất và tốt nhất.
– Tất cả mọi ước tính về chi phí và giá bán có thể thay đổi tuỳ theo các điều kiện của thị trường.
– Giá trị còn lại cuối cùng nhạy cảm đối với những thay đổi của việc ước tính các chi phí và giá bán.
– Cần phải có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tốt để ước tính tất cả các khoản mục khác nhau.
– Phương pháp này không tính đến giá trị thời gian của đồng tiền, như vậy đã giả định là tất cả các dòng tiền mặt xảy ra ở cùng một thời điểm, mà giả định này không hiện thực.