Thẩm Định Dự Án

Liên Hệ : 0909.399.961

Archives Tháng mười một 8, 2023

Thẩm định giá – Một nghề mới tại Việt Nam

Thẩm định giá – Một nghề mới tại Việt Nam

Tài chính là công cụ để điều tiết sự phát triển nền kinh tế. Để xây dựng vững vàng huyết mạch này, các doanh nghiệptrong nướccần xây dựng cho mình những rào chắn bảo vệ an toàn. Thẩm định giá ra đời giải quyết bài toán thiết lập cán cân định giá tài sản. Thẩm định giá là một nghề mới tại Việt Nam, vì vậy đặt ra rất nhiều thách thức khi bạn muốn theo đuổi ngành này.

1. Nghề thẩm định giá

Từ một khu chế xuất, một doanh nghiệp đến một chiếc ghế đều có giá. Nhưng là bao nhiêu? Trong nhiều trường hợp, câu trả lời không dễ dàng, mỗi bên liên quan có thể đưa ra các mức giá khác nhau. Người làm công việc thẩm định giá chính là “trọng tài” trong những trường hợp đó.

2. Thẩm định giá là gì?

Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế ( Điều 4-Pháp lệnh giá số 40).

Nghề thẩm định giá chia làm 2 cấp: chuyên viên thẩm định giá và trợ lý chuyên viên thẩm định giá. Theo đó, hai loại hình dịch vụ liên quan đến ngành này ra đời:

+ Thứ nhất, đó là dịch vụ thẩm định theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức của Nhà nước.

+ Thứ hai, dịch vụ thẩm định giá của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá khi thị trường bất động sản phát triển.

3. Thẩm định giá – nghề mới ở Việt Nam

Có thể định nghĩa thẩm định giá (Valuation hay Appraisement) là việc ước tính hay xác định giá trị của một tài sản, tại một thời điểm và một địa điểm nhất định.

Để làm được việc này, ngoài việc xem xét những đặc điểm riêng biệt của từng tài sản (hình dạng của thửa đất, kích thước của ngôi nhà…) còn phải xem xét các yếu tố rủi ro vô hình (rủi ro gắn với khả năng sinh lời tương lai…) và những yếu tố luật pháp (quyền sở hữu, giấy phép…) ảnh hưởng đến giá trị tài sản.

4. Thẩm định giá – nghề độc lập

Thẩm định giá là một nghề độc lập trong xã hội tương tự như nghề kế toán, kiểm toán. Thế giới có Ủy ban chuẩn mực thẩm định giá Quốc tế và tại các nước Đông Nam Á có Hiệp hội thẩm định giá ASEAN. Tại Việt Nam, đây là một nghề mới nhưng không phải vì vậy mà nghề này đơn điệu, ngược lại đây chính là cơ hội để bạn có thể phát huy hết khả năng của bản thân. Tùy theo năng lực cá nhân, bạn có thể lựa chọn nhiều địa điểm làm việc và nhiều môi trường khác nhau để tự học hỏi.

Công việc của một nhà thẩm định giá luôn đòi hỏi sự cẩn thận, kiên trì trong việc thu thập thông tin và xử lý số liệu.

5. Thẩm định giá – nghề nhiều thách thức

Gần với nghề kiểm toán, luật sư, nghề thẩm định giá luôn đòi hỏi tính kiên trì, tính tự tin, sự năng động… cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức.

Bạn có thể hình dung thẩm định giá là một công việc rất cụ thể, đòi hỏi tính kiên trì và cẩn thận trong việc thu thập thông tin và xử lý số liệu. Nghề thẩm định giá cũng đòi hỏi bạn phải tự tin vào khả năng và kết quả thẩm định của mình. Vì là người cung cấp dịch vụ cho khách hàng nên bạn cũng cần năng động trong việc xử lý các mối quan hệ, các tình huống phát sinh…

Do tính chất đặc biệt của nghề thẩm định giá, ngoài những tố chất kể trên, người thẩm định viên còn cần phải đáp ứng một số yêu cầu đặc thù của nghề nghiệp:

– Thứ nhất: Tính kỷ luật tuân thủ tiêu chuẩn thẩm định giá, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và kết quả thẩm định giá bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ và tính trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá bảo mật các thông tin của đơn vị được thẩm định giá…

– Thứ hai: Tính trung thực, thẩm định viên không được nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc các lợi ích nào khác từ tổ chức cá nhân có nhu cầu thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng thẩm định không đúng các điều khoản của hợp đồng thẩm định giá…

6. Chọn nghề thẩm định giá, bạn sẽ không thiếu việc làm

Nhu cầu về cán bộ, chuyên viên thẩm định giá ở nước ta ngày càng tăng nhanh theo đà tăng trưởngcủa nềnkinh tế thị trường.

Nghề thẩm định giá không hề đơn điệu, bạn có cơ hội lựa chọn việc làm theo năng lực cá nhân bởi có rất nhiều dịch vụ đa dạng cho khách hàng như thẩm định giá theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức Nhà nước, thẩm định giá của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá, nhu cầu này của xã hội đang ngày càng tăng.

Khi bạn chọn nghề thẩm định giá, bạn cũng có nhiều cơ hội lựa chọn địa điểm làm việc và làm việc ở nhiều môi trường:

– Cơ quan có chức năng thẩm định giá tài sản, hàng hóa thuộc các bộ, ngành kinh tế như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài nguyên – Môi trường… Các sở, phòng tài chính, phòng địa chính của các địa phương.

– Các văn phòng luật sư về sở hữu trí tuệ, phòng kiểm định chất lượng, phòng đăng kiểm…

– Các công ty bảo hiểm, xuất nhập khẩu, xây dựng, tư vấn tài chính và kinh doanh bất động sản, công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, …

7. Kỹ năng cần thiết của một thẩm định viên

Ngoài những điều kiện cần như: Sử dụng thành thạo Word, Excel, nhân thân rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, kiến thức về Ngân hàng, Tài chính, Bất động sản, Luật Kinh tế… Để có thể tiến những bước xa hơn trong ngành này, ngay từ bây giờ bạn nên trang bị thêm những kỹ năng để tự hòa nhập với công việc một cách nhanh chóng:

+Kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm tốt:sức mạnh cá nhân và sức mạnh cộng đồng sẽ được nâng lên đáng kể nếu bạn biết cách phát huy hiệu quả chúng. Khả năng làm việc độc lập, tự chủ trong công việc, cách thức phối hợp ăn ý, chặt chẽ với các thành viên trong nhóm. Tự xây dựng cho bản thân kỹ năng này sẽ bổ trợ bạn rất nhiều trong tương lai.

+Giao tiếp tốt:điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc. Vì bạn luôn phải sẵn sàng đàm phán, thương lượng với đối tác, tham gia thuyết trình trong các cuộc hội họp. Nếu kỹ năng này của bạn chưa vững, nên tranh thủ thời gian để tham gia các khóa học, điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp.

+Kỹ năng phân tích, lập kế hoạch :để có thể dự đoán được thế mạnh, hạn chế của các loại tài sản hay xu hướng biến động giá trị của tài sản, thì bạn phải có cái đầu sắc sảo, trực giác nhạy bén để phát hiện những chi tiết dù là nhỏ nhất. Từ đó xây dựng những kế hoạch dài hạn tương thích với mục tiêu đặt ra.

8. Học nghề Thẩm định giá ở đâu?

Hiện tại, hình thức đào tạo bậc đại học về thẩm định giá được tổ chức tại Học viện Tài chính và Trường ĐH Tài chính – Marketing, TP HCM (thuộc Bộ Tài chính), Trường ĐH Kinh tế TP HCM. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng đã thành lập Bộ môn Định giá (trực thuộc Khoa Marketing) và tuyển sinh chuyên ngành Thẩm định giá.Nếu yêu thích nhóm ngành này, hãy kiên trì theo đuổi đến cùng.Để góp phần xây dựng nền kinh tế bền vững cho đất nước, rất cần những nhà thẩm định viên tài ba như bạn.

9. Làm công việc Thẩm định giá tại đâu:

– Khi tốt nghiệp các bạn có thể làm việc tại các Nhân hàng vì các ngân hàng luông có những bộ phận thẩm định giá các tài sản thế chấp khi vay mới và hàng năm luôn có những hoạt động thẩm định giá lại các tài sản đã thế chấp để đánh giá lại thị trường và tổng tài sản.

– Làm việc cho các Công ty, tập đòn lớn về kinh tế trong lĩnh vực thẩm định nội bộ các dự án mà công ty đã và đang triển khai

– Làm việc cho các công ty Thẩm định giá nhưng Công ty TNHH định giá Bấn Thành- Hà Nội

trong 03 phương án trên theo mình đánh giá, sau khi tốt nghiệp các bạn lên làm việc cho các công ty thẩm định giá trước để lấn kinh nghiệp vì khi làm việc tại các công ty thẩm định giá các bạn được tiếp súc với nhiều loại tàn sản, tiếp cận được với nhiều cách thức thẩm định tài sản hơn vì thế kinh nghiệm cũng phong phú hơn. Khi thấy mình có d9uc3 kiến thức và kinh nghiệp thì có thể ứng tuyển tại các ngâ hàng, các công ty tập đoàn lớn thì khả năng thành công sẽ cao hơn

Giới thiệu dịch vụ thẩm định giá động sản

Giới thiệu dịch vụ thẩm định giá động sản

GIỚI THIỆU VỀ DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ ĐỘNG SẢN

Khái niệm về thẩm định giá động sản.

Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị tài sản phù hợp với thị trường tại một thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế.

Thẩm định giá động sản bao gồm: Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các hàng hóa dịch vụ khác,…Trong từng trường hợp và mục đích thẩm định cụ thể được vận dụng khái niệm giá trị thị trường và giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá. Thẩm định giá động sản là sự ước tính về giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thức tiền tệ cho một mục đích đã được xác định rõ trong những điều kiện của một thị trường nhất định với những phương pháp phù hợp

Phương pháp định giá động sản

  • Phương pháp so sánh / so sánh trực tiếp
  • Phương pháp chi phí giảm giá
  • Phương pháp đầu tư (phương pháp đầu tư truyền thống/kỹ thuật luồng tiền chiết khấu)
  • Phương pháp thặng dư (hay phương pháp phân tích kinh doanh / phát triển giả định)
  • Phương pháp lợi nhuận và các phương pháp khác…

Mục đích Thẩm định giá động sản

  • Thế chấp tài sản, bảo lãnh tín dụng;
  • Mua bán, chuyển nhượng, góp vốn liên doanh;
  • Thành lập doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp;
  • Xử lý nợ, giải thể doanh nghiệp;
  • Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại;
  • Hoạch toán kế toán, tính thuế ;
  • Tư vấn và lập dự án đầu tư;
  • Các mục đích khác;

Hồ sơ thẩm định

  • Danh mục tài sản, hợp đồng kinh tế mua bán,… (đối với máy móc thiết bị)
  • Giấy chứng nhận đăng ký, sổ đăng kiểm,…(đối với xe).
  • Giấy chứng nhận đăng ký, phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật,…(đối với tàu).
  • Hợp đồng thương mại, tờ khai hải quan,…(đối với tài sản nhập khẩu).

Thị trường động sản và thẩm định giá động sản

Cũng như thị trường bất động sản thị trường máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, nhà xưởng, thiết bị, vật tư, hàng hoá gọi chung là thị trường động sản là “nơi” diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và các dịch vụ có liên quan như trung gian, môi giới, tư vấn… liên quan đến động sản giữa các chủ thể tham gia vào thị trường.

Giá cả động sản phụ thuộc phần lớn vào quan hệ cung – cầu trên thị trường. Theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 01 ban hành theo quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18/4/2005 của Bộ Tài Chính: Giá thị trường của Động sản là mức giá ước tính đang được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá giữa một bên là người sẵn sàng mua và một bên là người sẵn sàng bán trong một giao dịch khách quan và độc lập trong điều kiện thương mại bình thường.

Tuy nhiên, giá cả của Động sản còn bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như những yếu tố mất cân bằng của thị trường do nhiều nguyên nhân không tính trước được như tính độc quyền, tính đầu cơ, các nhân tố cạnh tranh không lành mạnh … có những yếu tố xuất phát từ sự can thiệp của chính sách Nhà nước như điều chỉnh về chính sách thuế, hạn mức nhập khẩu…

Dịch vụ thẩm định giá Động sản là một trong những thế mạnh của chúng tôi. Với kho dữ liệu giá dồi dào, nguồn nhân lực với trình độ kinh nghiệm chuyên môn cao, chúng tôisẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin về giá trị của các bất động sản với độ tin cậy cao theo từng mục đích thẩm định.

Công ty TNHH định giá Bến Thành – Hà Nội tự hào là một trong những công ty tư vấn đầu tư và thẩm định được cấp phép hằng năm cho các hoạt động thẩm định theo tiêu chuẩn của Cục Quản lý giá – Bộ Tài chính Việt Nam.

Dịch vụ thẩm định giá động sản

Bí quyết mua nhà theo phong thủy để tài lộc kéo đến “ầm ầm”

GIỚI THIỆU VỀ DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ ĐỘNG SẢN

Khái niệm về thẩm định giá động sản.

Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị tài sản phù hợp với thị trường tại một thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế.

Thẩm định giá động sản bao gồm: Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các hàng hóa dịch vụ khác,…Trong từng trường hợp và mục đích thẩm định cụ thể được vận dụng khái niệm giá trị thị trường và giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá. Thẩm định giá động sản là sự ước tính về giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thức tiền tệ cho một mục đích đã được xác định rõ trong những điều kiện của một thị trường nhất định với những phương pháp phù hợp

Phương pháp định giá động sản

  • Phương pháp so sánh / so sánh trực tiếp
  • Phương pháp chi phí giảm giá
  • Phương pháp đầu tư (phương pháp đầu tư truyền thống/kỹ thuật luồng tiền chiết khấu)
  • Phương pháp thặng dư (hay phương pháp phân tích kinh doanh / phát triển giả định)
  • Phương pháp lợi nhuận và các phương pháp khác…

Mục đích Thẩm định giá động sản

  • Thế chấp tài sản, bảo lãnh tín dụng;
  • Mua bán, chuyển nhượng, góp vốn liên doanh;
  • Thành lập doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp;
  • Xử lý nợ, giải thể doanh nghiệp;
  • Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại;
  • Hoạch toán kế toán, tính thuế ;
  • Tư vấn và lập dự án đầu tư;
  • Các mục đích khác;

Hồ sơ thẩm định

  • Danh mục tài sản, hợp đồng kinh tế mua bán,… (đối với máy móc thiết bị)
  • Giấy chứng nhận đăng ký, sổ đăng kiểm,…(đối với xe).
  • Giấy chứng nhận đăng ký, phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật,…(đối với tàu).
  • Hợp đồng thương mại, tờ khai hải quan,…(đối với tài sản nhập khẩu).

Thị trường động sản và thẩm định giá động sản

Cũng như thị trường bất động sản thị trường máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, nhà xưởng, thiết bị, vật tư, hàng hoá gọi chung là thị trường động sản là “nơi” diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và các dịch vụ có liên quan như trung gian, môi giới, tư vấn… liên quan đến động sản giữa các chủ thể tham gia vào thị trường.

Giá cả động sản phụ thuộc phần lớn vào quan hệ cung – cầu trên thị trường. Theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 01 ban hành theo quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18/4/2005 của Bộ Tài Chính: Giá thị trường của Động sản là mức giá ước tính đang được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá giữa một bên là người sẵn sàng mua và một bên là người sẵn sàng bán trong một giao dịch khách quan và độc lập trong điều kiện thương mại bình thường.

Tuy nhiên, giá cả của Động sản còn bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như những yếu tố mất cân bằng của thị trường do nhiều nguyên nhân không tính trước được như tính độc quyền, tính đầu cơ, các nhân tố cạnh tranh không lành mạnh … có những yếu tố xuất phát từ sự can thiệp của chính sách Nhà nước như điều chỉnh về chính sách thuế, hạn mức nhập khẩu…

Dịch vụ thẩm định giá Động sản là một trong những thế mạnh của chúng tôi. Với kho dữ liệu giá dồi dào, nguồn nhân lực với trình độ kinh nghiệm chuyên môn cao, chúng tôisẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin về giá trị của các bất động sản với độ tin cậy cao theo từng mục đích thẩm định.

Công ty TNHH định giá Bến Thành – Hà Nội tự hào là một trong những công ty tư vấn đầu tư và thẩm định được cấp phép hằng năm cho các hoạt động thẩm định theo tiêu chuẩn của Cục Quản lý giá – Bộ Tài chính Việt Nam.