Thẩm Định Dự Án

Liên Hệ : 0909.399.961

Archives Tháng 4 2023

Trường hợp nào doanh nghiệp thẩm định giá không được thực hiện thẩm định giá?

Ngày 06/8/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 89/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá về thẩm định giá.

Tải về Nghị định 89/2013/NĐ-CP
  • Những người không được hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá

doanh nghiệp thẩm định giá không được thực hiện thẩm định giá, Nghị định 89/2013/NĐ-CP

Trường hợp nào doanh nghiệp thẩm định giá không được thực hiện thẩm định giá? (Ảnh minh họa)

Theo quy định tại Điều 10Nghị định 89/2013/NĐ-CP, các trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá không được thực hiện thẩm định giá bao gồm:

1.Thực hiện thẩm định giá không đảm bảo tuân thủ các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

2.Mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về danh mục bí mật nhà nước.

3.Có thẩm định viên tham gia thẩm định giá, người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp thẩm định giá là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào tổ chức là khách hàng thẩm định giá.

4.Có thẩm định viên tham gia thẩm định giá, người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp thẩm định giá mà có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột là:

  • Thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào tổ chức là khách hàng thẩm định giá;
  • Người có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành, là kế toán trưởng, thành viên Ban kiểm soát, kiểm soát viên của tổ chức là khách hàng thẩm định giá.

5.Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát, kiểm soát viên của đơn vị được thẩm định giá đồng thời là người mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp thẩm định giá.

6.Doanh nghiệp thẩm định giá và khách hàng thẩm định giá có các mối quan hệ sau:

  • Có cùng một cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức thành lập hoặc tham gia thành lập; hoặc hoạt động trong cùng một tập đoàn, tổng công ty, tổ hợp công ty mẹ – công ty con;
  • Có mối quan hệ điều hành, kiểm soát, góp vốn dưới mọi hình thức giữa hai đơn vị;
  • Cùng trực tiếp hay gián tiếp chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn dưới mọi hình thức của một bên khác;
  • Có thỏa thuận hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng.

7.Doanh nghiệp thẩm định giá đang trong thời gian bị đình chỉ hoặc tạm ngừng hoạt động thẩm định giá.

Chi tiết xem tạiNghị định 89/2013/NĐ-CPcó hiệu ngày 25/9/2013.

Ty Na

Doanh nghiệp thẩm định giá sai, ai sẽ bồi thường?

Đây là nội dung đáng lưu ý được quy định tại Thông tư 38/2014/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá.

Tải về Thông tư 38/2014/TT-BTC
  • Những người không được hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá

Theo đó, việc bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp thẩm định giá gây ra được Thông tư 38/2014/TT-BTC quy định chi tiết như sau:

  • Khi phải bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp thẩm định giá gây ra cho người sử dụng kết quả thẩm định giá thì doanh nghiệp thẩm định giá được tổ chức kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoạt động ở Việt Nam bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm đã cam kết. Trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá thì doanh nghiệp sử dụng quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp để bồi thường thiệt hại.
  • Trường hợp số tiền phải chi trả bồi thường lớn hơn số tiền được bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm hoặc lớn hơn quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thì phần thiếu sẽ được tính vào chi phí kinh doanh.

Chi tiết xem tạiThông tư 38/2014/TT-BTCcó hiệu lực từ 15/5/2014.

Thu Ba

Những người không được hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá

Cho tôi hỏi những người nào thì sẽ không được hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá? – Thúy My (Tiền Giang)

  • 1. Những người không được hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá
  • 2. Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá hành nghề

Những người không được hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá

Những người không được hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá (Hình từ Internet)

Về vấn đề này,LawNetgiải đáp như sau:

1. Những người không được hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá

Những người không được hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá theo Điều 36 Luật Giá 2012 gồm:

– Người không đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 34 Luật Giá 2012:

+ Có năng lực hành vi dân sự.

+ Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan.

+ Tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá.

+ Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 tháng trở lên sau khi có bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Giá 2012.

+ Có chứng chỉ đã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá do cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Có Thẻ thẩm định viên về giá theo quy định của Bộ Tài chính.

– Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.

– Người đang bị cấm hành nghề thẩm định giá theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, giá, thẩm định giá mà chưa được xóa án tích;

người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đang bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

– Người đã bị kết án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên.

– Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định xử phạt.

– Người đang bị đình chỉ hành nghề thẩm định giá.

2. Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá hành nghề

Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá hành nghề theo Điều 37 Luật Giá 2012 như sau:

– Quyền của thẩm định viên về giá hành nghề:

+ Hành nghề thẩm định giá theo quy định của Luật Giá 2012 và quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;

+ Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến tài sản thẩm định giá và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thẩm định giá;

+ Từ chối thực hiện thẩm định giá nếu xét thấy không đủ điều kiện thực hiện thẩm định giá;

+ Tham gia tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật;

+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

– Nghĩa vụ của thẩm định viên về giá hành nghề:

+ Tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật Giá 2012 và quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Thực hiện đúng và đầy đủ hợp đồng thẩm định giá;

+ Ký báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá về kết quả thẩm định giá;

+ Giải trình hoặc bảo vệ kết quả thẩm định giá do mình thực hiện với khách hàng thẩm định giá hoặc bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá không phải là khách hàng thẩm định giá nhưng có ghi trong hợp đồng thẩm định giá khi có yêu cầu;

+ Tham gia các chương trình bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá do cơ quan, tổ chức được phép tổ chức;

+ Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá;

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trường hợp nào doanh nghiệp thẩm định giá không được thực hiện thẩm định giá?

Ngày 06/8/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 89/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá về thẩm định giá.

Tải về Nghị định 89/2013/NĐ-CP

doanh nghiệp thẩm định giá không được thực hiện thẩm định giá, Nghị định 89/2013/NĐ-CP

Trường hợp nào doanh nghiệp thẩm định giá không được thực hiện thẩm định giá? (Ảnh minh họa)

Theo quy định tại Điều 10Nghị định 89/2013/NĐ-CP, các trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá không được thực hiện thẩm định giá bao gồm:

1.Thực hiện thẩm định giá không đảm bảo tuân thủ các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

2.Mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về danh mục bí mật nhà nước.

3.Có thẩm định viên tham gia thẩm định giá, người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp thẩm định giá là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào tổ chức là khách hàng thẩm định giá.

4.Có thẩm định viên tham gia thẩm định giá, người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp thẩm định giá mà có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột là:

  • Thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào tổ chức là khách hàng thẩm định giá;
  • Người có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành, là kế toán trưởng, thành viên Ban kiểm soát, kiểm soát viên của tổ chức là khách hàng thẩm định giá.

5.Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát, kiểm soát viên của đơn vị được thẩm định giá đồng thời là người mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp thẩm định giá.

6.Doanh nghiệp thẩm định giá và khách hàng thẩm định giá có các mối quan hệ sau:

  • Có cùng một cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức thành lập hoặc tham gia thành lập; hoặc hoạt động trong cùng một tập đoàn, tổng công ty, tổ hợp công ty mẹ – công ty con;
  • Có mối quan hệ điều hành, kiểm soát, góp vốn dưới mọi hình thức giữa hai đơn vị;
  • Cùng trực tiếp hay gián tiếp chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn dưới mọi hình thức của một bên khác;
  • Có thỏa thuận hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng.

7.Doanh nghiệp thẩm định giá đang trong thời gian bị đình chỉ hoặc tạm ngừng hoạt động thẩm định giá.

Chi tiết xem tạiNghị định 89/2013/NĐ-CPcó hiệu ngày 25/9/2013.

Ty Na

Chi phí định giá tài sản theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự

CHI PHÍ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

Kiến thức của bạn:

Chi phí định giá tài sản theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

  • Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015

Nội dung tư vấn

1. Khái niệm chi phí định giá tài sản

Chi phí định giá tài sảnlà số tiền cần thiết, hợp lý phải chi trả cho công việc định giá do Hội đồng định giá, tổ chức định giá tài sản tính căn cứ vào quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản là số tiền Hội đồng định giá, tổ chức định giá tài sản tạm tính để tiến hành việc định giá theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.

2. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản

 Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản được xác định như sau:

  • Người yêu cầu định giá tài sản phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.
  • Trường hợp các bên đương sự không thống nhất được về giá và cùng yêu cầu Tòa án định giá tài sản thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản. Trường hợp có nhiều đương sự, thì các bên đương sự cùng phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản theo mức mà Tòa án quyết định.
  • Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 104 của BLTTDS 2015 thì nguyên đơn, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.

 Cụ thể khoản 3, điều 104 quy định như sau:

Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;

b) Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;

c) Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.”

Chi phí định giá tài sản

Chi phí định giá tài sản

3. Nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản

Điều 165 Bộ luật TTDS 2015 quy định:

Điều 165. Nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, thẩm định giá

Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, thẩm định giá được xác định như sau:

1. Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.

2. Trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí định giá tài sản tương ứng với tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia.

3. Trường hợp Tòa án ra quyết định định giá tài sản quy định tại điểm c khoản 3 Điều 104 của Bộ luật này thì nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản được xác định như sau:

a) Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản quy định tại khoản 1 Điều này nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là có căn cứ;

b) Tòa án trả chi phí định giá tài sản nếu kết quả định giá tài sản chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là không có căn cứ.

4. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 của Bộ luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì nguyên đơn phải chịu chi phí định giá tài sản. Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 289, khoản 3 Điều 296 của Bộ luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí định giá tài sản.

5. Các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Bộ luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người yêu cầu định giá tài sản phải chịu chi phí định giá tài sản.

6. Nghĩa vụ chịu chi phí thẩm định giá tài sản của đương sự được thực hiện như nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều này.

Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, thẩm định giá được xác định như sau:

  • Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.
  • Trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí định giá tài sản tương ứng với tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia.

Trường hợp Tòa án ra quyết định định giá tài sản do các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá thì nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản được xác định như sau:

  • Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là có căn cứ.
  • Tòa án trả chi phí định giá tài sản nếu kết quả định giá tài sản chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là không có căn cứ.

Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt hoặc Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì nguyên đơn phải chịu chi phí định giá tài sản.

Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm do người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị hoặc do người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí định giá tài sản.

Các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của BLTTDS 2015 và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người yêu cầu định giá tài sản phải chịu chi phí định giá tài sản.

Thẩm Định Tài Sản Ngành Định Cư

Theo dòng chảy hội nhập toàn cầu, định cư nước ngoài từ lâu là cái đích hướng tới của rất nhiều người. Một trong những phương án khả thi và dễ dàng nhất chính là định cư theo con đường du học. Nhiều năm trở lại đây, du học định cư đã trở thành xu hướng chủ yếu bởi tính ưu thế lẫn thuận lợi mà nó mang lại.

Vì sao phải chứng minh tài chính khi xin visa du học?

Có thể hiểu chứng minh tài chính là việc xuất trình các loại giấy tờ cho thấy bạn có đủ khả năng tài chính để thực hiện mục đích du học. Ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển, chứng minh tài chính là yêu cầu cần thiết khi bạn nộp hồ sơ xin visa du học nhằm hạn chế tình trạng mượn danh nghĩa du học để sang cư trú, làm việc bất hợp pháp.

Trên thực tế, việc chứng minh tài chính giúp thiết lập sự tin tưởng giữa sinh viên với Lãnh sự quán các nước về khả năng kinh tế của bạn và gia đình. Tiềm lực kinh tế đủ mạnh đồng nghĩa với các khoản chi phí cho suốt quá trình học sẽ được cung cấp đầy đủ. Khi đó bạn có thể tập trung vào việc học thay vì lo lắng những vấn đề khác. Chứng minh tài chính được xem là sự đảm bảo, cam kết rằng bạn sang nước họ chỉ với mục đích học tập nghiêm túc chứ không phải vì bất kỳ lý do hay mục đích nào khác.

Hiện nay có một số quốc gia không yêu cầu chứng minh tài chính (ví dụ như Úc) nhưng thực tế bạn vẫn cần xuất trình hồ sơ tài chính để trường xét, khi trường xét thấy đủ khả năng tài chính và có sự ổn định thì mới quyết định nhận hay không nhận sinh viên.

Hồ sơ chứng minh thu nhập

Hồ sơ chứng minh thu nhập sẽ cho thấy thu nhập hàng tháng, hàng quý, hàng năm của bạn hoặc bố, mẹ, người bảo trợ tài chính cho bạn. Nguồn thu nhập này có thể đến từ tiền lương hàng tháng, lợi nhuận kinh doanh, tiền cho thuê nhà/đất, thu nhập từ cổ phần/cổ phiếu hay góp vốn kinh doanh, thu nhập từ nông – lâm – ngư nghiệp… Các khoản thu nhập phải bắt nguồn từ các hoạt động hợp pháp, có tính ổn định. Đó cũng là nguồn tích lũy để hình thành sổ tiết kiệm, tài sản khác.

Bạn phải có giấy tờ giải trình nguồn gốc thu nhập của bản thân hoặc những người sẽ hỗ trợ tài chính cho bạn trong suốt quá trình du học. Qua đó phải cho thấy tính minh bạch, hợp pháp, hợp lệ.

Ngoài ra, những tài sản sở hữu có giá trị như nhà đất, bất động sản, xe hơi… cũng là yếu tố giúp hồ sơ của bạn đẹp hơn, tăng tỉ lệ thành công trong việc chứng minh tài chính. Dù những tài sản giá trị có thể không phải là nguồn ngân sách để bạn du học nhưng sẽ giúp khẳng định khả năng tài chính vững vàng, có tính ổn định, nhờ đó độ tin cậy sẽ cao hơn và hồ sơ của bạn cũng có khả năng thông qua thuận lợi hơn.