Thẩm Định Dự Án

Liên Hệ : 0909.399.961

Archives Tháng 2 2023

Ngành thẩm định giá: Kỳ vọng khởi sắc cùng kinh tế đất nước trong 2023

Dự kiến Luật Giá sửa đổi sớm được thông qua, các doanh nghiệp thẩm định giá đều kỳ vọng sẽ tạo cơ sở hành lang pháp lý để ngành thẩm định giá hoạt động ổn định, tiếp tục đóng vai trò quan trọng, thiết yếu trong sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước trong năm 2023.

Ngành thẩm định giá: Kỳ vọng khởi sắc cùng kinh tế đất nước trong 2023
Số lượng doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá 2009 – 2022.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa – Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam từng nói: Với cơ chế kinh tế mở, trong đó có cơ chế giá thị trường mà cốt lõi là người mua và người bán thỏa thuận với nhau xác định giá đem lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực đó, thì cơ chế giá thị trường – tự trong lòng nó – luôn chứa đựng tiềm ẩn những yếu tố tác động tự phát điều tiết thị trường làm cho giá thị trường không phải lúc nào cũng hình thành và vận động đúng với giá trị thực của tài sản. Chính vì vậy, các đối tác tham gia thị trường gặp nhiều khó khăn trong việc xác định giá trị thực của tài sản để ra các quyết định đầu tư, mua bán, thực hiện các nghĩa vụ tài chính… phù hợp, ngăn ngừa các rủi ro, các thiệt hại có thể xảy ra.

“Để giải quyết các khó khăn đó, các đối tác tham gia thị trường tài sản đều có nhu cầu cần một tổ chức tài chính trung gian giúp xác định giá thị trường thực của tài sản để tư vấn cho mình thực hiện quá trình giao dịch thuận lợi, thỏa mãn lợi ích theo nguyên tắc thị trường. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thị trường của các loại tài sản được xây dựng và tổ chức hoạt động theo hướng trở thành nơi để các chủ thể kinh tế tham gia tác động lẫn nhau xác định các vấn đề cơ bản của nền kinh tế thì phát sinh nhu cầu xác định giá tài sản – thế giới gọi là thẩm định giá”, ông Nguyễn Tiến Thỏa nhấn mạnh.

Ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, dịch vụ thẩm định giá được đánh giá là có sự “phát triển nóng” trong thời gian gần đây. Nếu như năm 2009 cả nước chỉ có 44 doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động với 184 thẩm định viên hành nghề thì đến 2012 con số này đã tăng lên 98 doanh nghiệp với 535 thẩm định viên hành nghề. Đến cuối năm 2020, số doanh nghiệp thẩm định giá đã tăng gấp hơn 4 lần với 409 doanh nghiệp và 1.723 thẩm định viên hành nghề.

“Thẩm định giá là một loại hình dịch vụ tài chính phức tạp, có ảnh hưởng lớn đến nhiều hoạt động kinh tế khác và ngược lại. Vài năm trở lại đây, nghề này được xã hội biết đến nhiều nhưng không mấy thiện cảm. Hy vọng rằng sau những bài học đắt giá xảy ra trong thời gian qua các thẩm định viên về giá sẽ thận trọng hơn trong nghề, đem đến những dịch vụ có ích cho xã hội. Hy vọng người sử dụng dịch vụ thẩm định giá cũng nhìn nhận và lựa chọn được những doanh nghiệp làm ăn chân chính”, Ths. Dương Thị Mỹ Lạng – Phó Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam chia sẻ.

Trước tình trạng phát triển nóng, cơ quan quản lý đã ban hành thêm một số quy định mang tính “siết chặt” lại việc cấp phép, cấp thẻ hành nghề. Do đó, đến đầu năm 2022 cả nước chỉ có 279 doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động và số thẩm định viên về giá được phép hành nghề là 1.462 người.

Ông Huỳnh Văn Ngoãn – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thẩm định giá Nova nhận định: “Sau 2 năm bị tạm hoãn do tình hình dịch bệnh bùng phát, đầu tháng 12/2022 Bộ Tài chính đã triển khai tổ chức kỳ thi sát hạch cấp Thẻ Thẩm định viên về giá, do vậy, dự kiến số lượng Thẩm định viên và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thẩm định giá sẽ gia tăng trong năm 2023. Tuy nhiên, dự báo sắp tới nguồn nhân lực ngành thẩm định giá tăng nhưng vẫn khan hiếm so với nhu cầu thực tế”.

Nói về kỳ vọng của nghề thẩm định giá trong năm 2023, ông Nguyễn Huy Cường – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Thẩm định giá Quảng Ninh bày tỏ: “Tôi kỳ vọng trong năm 2023 nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP 7%, kiềm chế được lạm phát ở dưới mức 5% đồng thời ổn định được lãi suất ngân hàng, tỷ giá ngoại tệ. Riêng với ngành thẩm định giá, tôi mong muốn Luật Giá sửa đổi sớm được thông qua, Bộ Tài chính ban hành hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá mới giúp cho các doanh nghiệp thẩm định giá hoạt động ổn định và phát triển”.

THẨM ĐỊNH GIÁ GÓP PHẦN TRIỆT TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA “THỊ TRƯỜNG NGẦM”

Ths. Dương Thị Mỹ Lạng – Phó Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam

Kể từ khi nền kinh tế thị trường phát triển ở Việt Nam, các nguồn lực vốn vật tư, lao động, đất đai,… đã trở thành hàng hoá. Nhưng thị trường luôn chứa đựng các yếu tố độc quyền, móc ngoặc, đầu cơ, gian lận thương mại chi phối. Vì thế khi đầu tư, mua bán thì cả hai phía (người mua và người bán) đều muốn có giá thị trường thực để ra quyết định mua – bán, đầu tư có lợi nhất, hạn chế được rủi ro.

duong-thi-my-lang.jpg

Ths. Dương Thị Mỹ Lạng – Phó Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam.

Nhu cầu về thẩm định giá ở nước ta cũng xuất hiện từ những năm 1993-1994, đòi hỏi phải hình thành các tổ chức trung gian tài chính có đủ điều kiện, năng lực cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật góp phần triệt tiêu hoạt động của “thị trường ngầm”, tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh, ngăn ngừa các hành vi tham nhũng, lãng phí qua giá; đề cao trách nhiệm thực hiện, pháp luật của mọi người dân, mọi doanh nghiệp.

Từ đó đến nay, nghề thẩm định giá ở Việt Nam đã tăng mạnh về số lượng cũng như chất lượng. Tuy nhiên với sự phát triển nóng của nghề, Bộ Tài chính đã tăng cường kiểm soát về quy trình, chất lượng dịch vụ, đánh giá chất lượng hoạt động chuyên môn về thẩm định giá của từng doanh nghiệp để kịp thời phát hiện thiếu sót chủ yếu trong việc thực hiện quy trình thẩm định giá, áp dụng phương pháp thẩm định giá. Qua đó, kịp thời chấn chỉnh, có giải đáp, hướng dẫn cụ thể để các đơn vị nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng dịch vụ cũng như có những hình thức xử lý vi phạm đối với các đơn vị không đảm bảo điều kiện kinh doanh, không chấp hành về quy trình, phương pháp thẩm định giá.

Tôi hy vọng với việc gia tăng về số lượng thẩm định viên, sự tăng cường kiểm soát chất lượng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan, chất lượng dịch vụ thẩm định giá cũng được chú trọng hơn, trở thành một ngành dịch vụ được xã hội coi trọng, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế.

CHÍNH PHỦ ĐANG TÌM CÁCH GỠ KHÓ VÀ ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

ThS. Nguyễn Xuân Trường – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Giám định Thẩm định giá Sài Gòn (SAGONAP)

Trong năm 2022 có một số ảnh hưởng đến các doanh nghiệp thẩm định giá:

Thứ nhấtlà ngân hàng siết room tín dụng nên việc mua bán máy thiết bị, bất động sản rất hạn chế.

Thứ hai, các dự án khó giải ngân do vướng các yếu tố chủ quan và khách quan. Doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay, không sử dụng được đòn bẩy tài chính nên ít có nhu cầu sử dụng dịch vụ thẩm định giá: ít mua sắm, khó mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, không thay đổi công nghệ.

Thứ ba,nhu cầu thẩm định giá doanh nghiệp để sáp nhập, tăng vốn… giảm dẫn đến hạn chế sử dụng dịch vụ thẩm định giá tài sản.

nguyen-xuan-truong.jpg
ThS. Nguyễn Xuân Trường – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Giám định Thẩm định giá Sài Gòn.

Với các nỗ lực vừa qua của Chính phủ đang tìm cách gỡ khó và đồng hành cùng doanh nghiệp, hy vọng sang năm 2023 Nhà nước sẽ có những thay đổi chính sách vĩ mô, ngân hàng được nới room tín dụng nên hoạt động cho vay sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực, hoạt động thẩm định giá sẽ có cơ hội nhiều việc làm hơn.

Tâm lý của các đơn vị thẩm định giá đang chờ đợi chính sách vĩ mô của nhà nước trong việc đầu tư công, ban hành hệ số đất, kích cầu cho thị trường bất động sản.

Hy vọng nền kinh tế nói chung và nghề thẩm định giá nói riêng trong năm mới sẽ tích cực và tốt hơn năm vừa qua.

NỖ LỰC ĐỂ KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ CỦA MÌNH TRONG NỀN KINH TẾ

Ông Nguyễn Minh Tâm – Tổng Giám đốc Công ty CP Thẩm định giá Thành Đô

Trong những năm qua, ngành thẩm định giá đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước khi giải quyết được khoảng cách của chức năng quản lý nhà nước trong bình ổn giá, quản lý giá đối với một số mặt hàng một cách khách quan, độc lập. Thẩm định giá là một trong những công cụ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, của nền kinh tế, hạn chế thất thoát, tiêu cực. Với vai trò ngày càng được khẳng định trên thị trường, những năm gần đây quy mô, thị phần của ngành thẩm định giá ngày càng được mở rộng cả về quy mô và chất lượng, khẳng định được chỗ đứng trong việc đóng góp vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế chung của cả nước.

Cùng với sự khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và trong nước, thẩm định giá cũng đối diện với các thử thách trong năm vừa qua khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, giao dịch kinh tế bị đình trệ, một số vụ án phát sinh có liên quan tới hoạt động thẩm định giá,… Theo đó, hoạt động thẩm định giá càng phải nỗ lực trong khẳng định vị thế và chất lượng của ngành.

nguyen-minh-tam-tdg-thanh-do.jpg

Ông Nguyễn Minh Tâm – Tổng Giám đốc Công ty CP Thẩm định giá Thành Đô.

Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, ngành thẩm định giá ngày càng được quan tâm và phát triển. Pháp luật về thẩm định giá sẽ được điều chỉnh chặt chẽ, phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Để ngành thẩm định giá phát triển ổn định và khẳng định được vai trò trên thị trường, các doanh nghiệp thẩm định giá cần đặc biệt tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định của pháp luật và Nhà nước, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, cạnh tranh lành mạnh, cùng nhau góp phần nâng cao vai trò và uy tín của Ngành. Chuyên viên, thẩm định viên về giá cần không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, nhận thức rõ ràng về trách nhiệm của bản thân trong việc đưa ra quyết định định giá, không bị chi phối bởi các yếu tố tiêu cực, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp mình nói riêng và Ngành thẩm định giá nói chung.

Tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, giữ vững đạo đức nghề nghiệp, tôi tin rằng nghành thẩm định giá sẽ có một tương lai tươi sáng và ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong tương lai, cùng đồng hành với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước trong giai đoạn tới.

DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ ĐƯỢC LỢI TỪ SỰ PHỤC HỒI KINH TẾ MẠNH MẼ

Ông Nguyễn Thế Phượng – Trưởng ban Ban Nghiên cứu và Chuyển giao khoa học thẩm định giá, Hội Thẩm định giá Việt Nam.

Sau 2 năm chịu tác động của đại dịch Covid-19 nền kinh tế nước ta trong năm 2022 đã hồi phục và có bước phát triển ngoạn mục và đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp thẩm định giá. Tuy nhiên hoạt động thẩm định giá trên cả nước cũng gặp không ít khó khăn trắc trở do sai phạm của một vài doanh nghiệp thẩm định giá đã đến sự ngộ nhận và dư luận không tốt cả trong bộ máy nhà nước và xã hội với hoạt động thẩm định giá ở nước ta. Bên cạnh đó hành lang pháp lý cho hoạt động thẩm định giá trong đó có Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và các quy định khác có liên quan đến thẩm định giá cũng có nhiều điểm bất cập gây khó khăn, lúng túng thậm chí rủi ro cho hoạt động thẩm định giá.

nguyen-the-phuong-2.jpg

Ông Nguyễn Thế Phượng – Trưởng ban Ban Nghiên cứu và Chuyển giao khoa học thẩm định giá, Hội Thẩm định giá Việt Nam.

Bước sang năm 2023 phát triển kinh tế Việt Nam có thể giảm sút so với tốc độ tăng trưởng của năm 2022 do tác động của kinh tế thế giới phục hồi chậm, cuộc chiến tại Ukraine, chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn còn trục trặc, giá nguyên vật liệu đầu vào vẫn còn bất ổn, ngoài ra còn có tác động tiêu cực từ những bất ổn của thị trường bất động sản, tài chính, ngân hàng phát sinh trong 6 tháng cuối năm 2022, lãi suất tín dụng tăng cao. Tuy nhiên theo nhận định và đánh giá của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 vẫn có thể tăng trưởng trên 6%.

Với đà kinh tế đất nước tiếp tục tăng trưởng, hành lang pháp lý về thẩm định giá sẽ được bổ sung, sửa đổi theo hướng thuận lợi hơn cho hoạt động thẩm định giá, những khó khăn của thị trường bất động sản, tài chính, ngân hàng lại ít nhiều tạo cơ hội cho hoạt động của các doanh nghiệp thẩm định giá, hy vọng hoạt động thẩm định giá nước ta trong năm 2023 sẽ khởi sắc hơn năm trước.

LẤY ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LÀM GỐC

Ông Võ Văn Anh – Hội viên Hội Thẩm định giá Việt Nam

Tôi đặt rất nhiều kỳ vọng cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023. Kỳ vọng đất nước ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát và tăng trưởng kinh tế bền vững, đặc biệt là các vấn đề về thị trường chứng khoán trong đó thị trường cổ phiếu, trái phiếu (nhất là trái phiếu doanh nghiệp), thị trường tiền tệ trong đó lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng và thị trường bất động sản,… được kiểm soát tốt, ổn định và phát triển.

Riêng với nghề thẩm định giá, năm 2023 tôi kỳ vọng sẽ được Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ,… trong đó Cục Quản lý giá – Bộ Tài chính (là cơ quan quản lý trực tiếp) chú trọng quan tâm hơn nữa, có những quyết sách đúng đắn và phù hợp thực tiễn, đặc biệt là hoàn thiện tốt hành lang pháp lý về thẩm định giá (Luật Giá và Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam,…), tạo môi trường minh bạch, lành mạnh cho hoạt động thẩm định giá.

vo-van-anh.jpg

Ông Võ Văn Anh – Hội viên Hội Thẩm định giá Việt Nam.

Tôi cũng kỳ vọng các chủ doanh nghiệp, giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá tiếp tục gắn bó với nghề, yêu nghề, hành nghề, làm nghề và sống với nghề với tinh thần vì một Việt Nam thịnh vượng, và lấy đạo đức nghề nghiệp về thẩm định giá làm gốc, tuân thủ các quy định của pháp luật về thẩm định giá, tiêu chuẩn thẩm định giá Việt nam… và đặt chất lượng của kết quả thẩm định giá lên làm hàng đầu, phát triển kinh doanh lành mạnh, thượng tôn pháp luật để và cùng nhau đoàn kết xây dựng nghề ngày càng uy tín cao trong xã hội, để nghề luôn được coi trọng cao và phát triển nghề luôn ổn định, bền vững, tạo giá trị cao cho xã hội và cũng như đóng góp chung cho sự phát triển lớn của đất nước.

TÔI TIN RẰNG NGÀNH THẨM ĐỊNH GIÁ VẪN PHÁT TRIỂN ỔN ĐỊNH

Ông Huỳnh Văn Ngoãn – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thẩm định giá Nova

Với nền kinh tế chung của đất nước, tôi kỳ vọng nhất là trong năm 2023 Việt nam đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% – 7% theo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đã được Quốc hội thông qua mới đây.

Riêng đối với ngành thẩm định giá, trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua, nhiều doanh nghiệp thẩm định giá gặp khó khăn, nhưng đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tranh thủ thời gian kiện toàn cơ cấu tổ chức về nhân sự, mở rộng thị trường, ứng dụng sáng tạo công nghệ cao để chuyển đổi số nhằm tối ưu hóa chi phí trong sản suất sản phẩm… Trong tiến trình hội nhập và phát triển, nghề thẩm định giá đã và đang chứng minh được vai trò đặc biệt quan trọng và luôn nhận được sự quan tâm ngày càng lớn của các tổ chức, cá nhân. Ngành thẩm định giá dần trở thành một nhân tố cần thiết, gắn liền với xã hội trong quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay. Đây cũng là nghề mới, nhiều tiềm năng, cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn không ít khó khăn, thách thức.

huynh-van-ngoan.jpg

Ông Huỳnh Văn Ngoãn – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thẩm định giá Nova.

Tôi tin rằng ngành thẩm định giá vẫn phát triển ổn định bởi các lí do:

Một là,nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ thẩm định giá của xã hội và của nền kinh tế thì rất lớn, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư công, các loại tài sản giao dịch bảo đảm thông qua các tổ chức tín dụng, các đơn vị ngành tư pháp; các tổ chức, cá nhân cần minh bạch giá trong chuyển nhượng, tính thuế nộp cho nhà nước,…

Hai là,trong cuối năm 2022, Dự thảo Luật Giá được ban hành để lấy ý kiến rộng rãi đã cho thấy vai trò quan trọng, cấp thiết của Luật Giá sửa đổi sắp tới được ban hành, mà trong đó có ngành Thẩm định giá.

Do vậy ngành Thẩm định giá năm 2023 dự báo sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng, thiết yếu trong sự phát triển chung của nền kinh tế cả nước.

CỔ PHẦN HÓA, CƠ HỘI CHO CÁC DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Ông Vũ Xuân Biển – Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC

Ngày 29/11/2022 Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định 1479/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022-2025 theo các hình thức: duy trì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; cổ phần hóa, sắp xếp lại (bao gồm hình thức sáp nhập, giải thể); chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn nhà nước (thoái vốn) giai đoạn 2022-2025.

vu-xuan-bien.png

Ông Vũ Xuân Biển – Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC.

Theo quyết định này, giai đoạn 2022-2025 sẽ duy trì 195 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thực hiện cổ phần hóa 19 doanh nghiệp, sắp xếp lại 5 doanh nghiệp; thực hiện thoái vốn 141 doanh nghiệp; giữ nguyên phần vốn nhà nước tại 126 doanh nghiệp. 21 doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện sắp xếp theo phương án riêng giai đoạn 2022-2025.

Để thực hiện kế hoạch này, Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc có văn bản chấp thuận và chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại giai đoạn 2021-2025 đối với các doanh nghiệp nhà nước, theo quy định tại Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, quyết liệt thực hiện cổ phần hoá, hoàn thành công bố giá trị doanh nghiệp trong giai đoạn 2022-2025 đối với các doanh nghiệp được liệt kê tại Mục 1 Phụ lục II ban hành kèm theo quyết định này; tổ chức thực hiện thoái vốn theo lộ trình và đảm bảo Nhà nước nắm giữ tỷ lệ vốn tại doanh nghiệp, theo khung quy định tại Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 2/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu đến năm 2025 đạt được tỷ lệ như đề xuất đối với các doanh nghiệp nêu tại Mục 1 Phụ lục III ban hành kèm theo quyết định này; chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra về công tác triển khai và kết quả thực hiện.

Trên cơ sở những quyết định được Thủ tướng Chính phủ ban hành nêu trên là một cơ hội lớn trong hoạt động thẩm định giá, xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa của các doanh nghiệp thẩm định giá trong năm 2023 cũng như trong giai đoạn 2022-2025.

Yêu cầu các doanh nghiệp chấp hành quy định pháp luật về thẩm định giá

Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) vừa có văn bản gửi tổng giám đốc/giám đốc các doanh nghiệp thẩm định giá, nhắc nhở các doanh nghiệp chấp hành quy định pháp luật về thẩm định giá.

Theo đó, thực hiện các quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thẩm định giá, năm 2022, Bộ Tài chính đã tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất việc chấp hành pháp luật về thẩm định giá của 15 doanh nghiệp thẩm định giá. Trên cơ sở kết quả việc chấp hành quy định của pháp luật về thẩm định giá của các doanh nghiệp, Bộ Tài chính thấy rằng, về cơ bản, các doanh nghiệp được kiểm tra đã chấp hành các quy định về quản lý hoạt động thẩm định giá và tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

Các doanh nghiệp đã được kiểm tra trong các năm trước đây cũng đã có ý thức chấp hành pháp luật về thẩm định giá tốt hơn, các thiếu sót trước đây cơ bản được khắc phục mặc dù vẫn còn những tồn tại cần tiếp tục khắc phục để nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định giá.

Nhưng trong quá trình kiểm tra, Bộ Tài chính cho biết, một số doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thẩm định giá như không thông báo cho Bộ Tài chính khi thay đổi danh sách thẩm định viên; không thực hiện đúng quy trình thẩm định giá; không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, đồng thời không trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp..

Theo Cục Quản lý giá, nguyên nhân chính của những thiếu sót này chủ yếu là do doanh nghiệp chưa quán triệt tốt việc thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về thẩm định giá, đặc biệt là việc cập nhật kịp thời các quy định mới, mặc dù các thẩm định viên đều đã có Giấy chứng nhận tham gia các lớp cập nhật kiến thức, một số doanh nghiệp chưa thực hiện tốt việc kiểm soát, kiểm tra nội bộ hoạt động thẩm định giá tại doanh nghiệp.

Ngoài ra, một số thẩm định viên còn thiếu kinh nghiệm thẩm định giá, hiểu biết chưa sâu về tài sản thẩm định giá và thị trường của tài sản thẩm định giá nên chưa có những đánh giá, biện luận cần thiết trong quá trình thẩm định giá để có kết luận phù hợp về giá trị của tài sản thẩm định giá.

Về phương pháp thẩm định giá, văn bản cũng chỉ rõ vẫn còn một số thiếu sót, như đối với phương pháp chi phí, số liệu trước khi đưa vào tính toán chi phí thay thế/chi phí tái tạo chưa chi tiết; việc điều chỉnh các chi phí/đơn giá do các cơ quan có thẩm quyền quy định từ các năm trước về thời điểm thẩm định giá còn chưa đầy đủ hoặc chưa nêu cụ thể nguồn thông tin, thời điểm thu thập số liệu về chi phí/đơn giá tại hồ sơ; biện luận sơ sài bằng chứng khi đánh giá tỉ lệ hao mòn của công trình xây dựng; việc minh chứng xác định tuổi đời hiệu quả, tuổi đời kinh tế chưa chi tiết…

Do đó, Bộ Tài chính yêu cầu tổng giám đốc/giám đốc các doanh nghiệp thẩm định giá nhận rõ những tồn tại, thiếu sót trên đối chiếu với tình hình hoạt động Theo đó, phải thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam trong quá trình thực hiện thẩm định giá; tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật, trước hết là Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

Cục Quản lý giá đề nghị các doanh nghiệp đặc biệt lưu ý thực hiện đầy đủ và nghiêm túc quy trình thẩm định giá nhất là việc khảo sát, thu nhập và phân tích thông tin,ập lđầy đủ các biên bản khảo sát thực trạng tài sản thẩm định giá và phiếu thu thập thông tin.

Bộ Tài chính cũng yêu cầu các doanh nghiệp thẩm định giá ban hành quy định về kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Thường xuyên tổ chức đánh giá hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp, kịp thời phát hiện và khắc phục ngay những sai sót trong quá trình thẩm định giá.

Thùy Dương(TTXVN)

Kết quả định giá đất bằng Phương pháp thặng dư có thật sự khách quan ?

Có một thành viên (hiện quản lý bộ phận định giá trong 01 ngân hàng) trong group mình đặt câu hỏi/vấn đề rất hay liên quan tới phương pháp thặng dư:

Trong pp thặng dư, khi dự án nằm trong tay 1 ông lớn (ví dụ VIN, SUN), họ có tiềm lực mạnh hơn hẳn so với chủ đầu tư khác, tiến độ xây dựng và bán hàng của họ nhanh gấp đôi. Vậy khi xác định giá trị thị trường, dòng tiền có bị ảnh hưởng bởi yếu tố này hay không?

Câu hỏi của anh sâu hơn ở chỗ: Nếu như dòng tiền bị ảnh hưởng, giá đất bị ảnh hưởng bởi tiến độ của 1 chủ đầu tư cụ thể, vậy thì phải chăng phương pháp thặng dư không “khách quan” vì chỉ đứng trên góc độ của Chủ đầu tư cụ thể ?

Anh cho rằng: “Nếu đứng trên góc độ thị trường, một lô đất được phê duyệt thì đâu quan tâm ai là chủ dự án”. Nếu có 5-7 NĐT có dòng tiền khác nhau thì giá đất sẽ khác nhau, vậy đâu mới là giá trị thị trường.

Đây là câu hỏi rất hay, lại một lần nữa đòi hỏi chúng ta quay về bản chất của phương pháp thặng dư (residual method). Em không rõ ai dịch Residual thành “thặng dư” cho sang miệng, nhưng dễ gây hiểu lầm, chứ phương pháp này là “phương pháp phần còn lại” thì đúng bản chất hơn. Nhiều người nghe thặng dư lại liên tưởng tới “giá trị thặng dư” trong kinh tế chính trị, có người thì liên tưởng tới “thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất”. Thặng dư trong thuật ngữ “thặng dư tiêu dùng” nó là Surplus, giá trị thặng dư là surplus value, gần với nghĩa của từ khác mà Việt Nam cũng có lúc dịch là Thặng dư (Excess – phần phụ trội), ko phải là Residual (phần còn lại). Trong phương pháp Residual Method, chẳng có bên nào nhận được phần phụ trội, phần thặng dư theo nghĩa Surplus hay Excess cả. Họ chỉ nhận được phần thị trường chấp nhận trả cho họ (đương nhiên ta đang bàn trong điều kiện lý tưởng của phương pháp). Như vậy, những gì đề cập tới “pp thặng dư” (residual method) dưới đây nên được hiểu làphương pháp phần còn lạiđể tránh hiểu sang nghĩa khác. (Trường hợp chủ đất hưởng surplus chỉ khi giá mảnh đất này đã đc ấn định mà pp thặng dư lại cho KQ cao hơn thì phần cao hơn này là surplus)
Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta phải trả lời câu hỏi điều gì giúp công thức tính của phương pháp thặng dư phản ánh được “giá trị thị trường” của tài sản ?
Trước hết chúng ta nhất trí với nhau rằng, chúng ta đang ước tính giá trị thị trường (market value), không phải giá bán trên thị trường (market price).
Câu hỏi đầu tiên: “điều gì giúp công thức tính của phương pháp thặng dư phản ánh được “giá trị thị trường” của tài sản ?”
Để trả lời câu hỏi này, lại đi từ nguyên lý giá cả thị trường, nó lại bắt nguồn từ bản chất của lý thuyết cung cầu và cơ chế giá ở dạng đơn giản nhất (Thực tế để trả lời câu hỏi to, chúng ta phải trả lời rất nhiều câu hỏi nhỏ, đó là lí do tại sao không có nghiên cứu nào là vô dụng, việc nghiên cứu tìm hiểu cơ chế hoạt động của gen nó cũng quan trọng như việc nghiên cứu ra thuốc HIV vậy. Vì thế các bác đừng vội đánh giá dài dòng nhé.)
Chúng ta đều được học giá thị trường là tại điểm cân bằng giữa 2 cái đường chéo cung – cầu. Về mặt trực quan là vậy, nhưng tại sao nó lại cân bằng và điều gì khiến nó là giá thị trường ? Xin phép bỏ qua những cái khô khan, để tóm gọn lại:
Giá thị trường tại điểm cân bằng là mức giá mà ở đó, không có bên nào (buyers & sellers) có động cơ thay đổi hành vi của mình (*). Nếu 1 người bán nào đó thay đổi hành vi của mình: nếu bán giá thấp hơn, sẽ bị thiệt; nếu bán cao hơn, sẽ không ai mua vì người mua sẽ chuyển sang mua của người bán khác rẻ hơn trên thị trường). Ngược lại, nếu người mua nào đó thay đổi hành vi của mình: nếu mua thấp hơn, sẽ không người bán nào sẵn lòng bán; nếu mua cao hơn, sẽ thiệt. Cơ chế giá là cơ chế phân bổ nguồn lực tối ưu trong xã hội (với điều kiện thị trường ko bị méo mó).
Đối với các hàng hóa có giao dịch phổ biến trên thị trường như laptop, điện thoại, ô tô-xe máy (không chuyên dụng), chúng ta có đủ thông tin để sử dụng pp so sánh và đương nhiên lãi vay không ảnh hưởng gì tới ước tính giá thị trường theo phương pháp này. Lãi vay chỉ ảnh hưởng tới ước tính giá trong các phương pháp như phương pháp chi phí, phương pháp thu nhập, phương pháp thặng dư,….
Quay lại với phương pháp thặng dư;tại sao giá đất xác định chỉ bằng tính toán toán học mà lại ra được giá thị trường ?
Mức giá đất được xác định bằng phương pháp residual method phản ánh giá thị trường thông qua việc hài hòa lợi ích các bên (điều kiện lý tưởng), tại mức giá đất này không bên nào có động cơ thay đổi hành vi của mình. (Ở đây đang xét giả định có 3 bên tham gia vào dự án, vì ở VN khi định giá đất dự án bằng pp thặng dư, ông chủ đất thường là nhà nước. Ko phải vì vậy mà chúng ta loại trừ trường hợp chỉ có 1 bên tham gia dự án, trong đó chủ đất, chủ ĐT là 1 người và ko vay ngoài)
– Ông chủ nợ muốn giành phần hơn, nhưng các bên còn lại chỉ cho ông hưởng phần lãi vay theo lãi suất thị trường chấp nhận, hoặc người ta sẽ đi vay chỗ khác.
– Ông chủ đất muốn hạ thấp phần đc nhận của ông chủ đầu tư xuống để giá đất của ông cao lên, nhưng nếu ko đạt lợi nhuận trung bình thì sẽ ko có chủ đầu tư nào mua đất của ông để làm dự án.
– Ông chủ đầu tư muốn bơm lợi nhuận đòi hỏi của mình lên để giảm gía đất (phần ông chủ đất được nhận). Nhưng ông chủ đất sẽ ko đồng ý và chỉ đồng ý cho ông CĐT phần lợi nhuận trung bình ngành vì nếu thấp hơn sẽ không NĐT nào mua đất. Nếu NĐT đòi cao hơn, ông chủ đất sẽ giao cho những NĐT khác trên thị trường đòi hỏi mức LN thấp hơn.
Điểm cân bằng chính là khi các bên tham gia đạt được mức mà thị trường chấp nhận trả cho họ, mà ở đó họ không có cách nào giành phần hơn, và sẽ ko làm nếu không được đáp ứng phần kỳ vọng, do đó họ sẽ đồng ý trao đổi tài sản của mình (đất, vốn bằng tiền,…) để đổi lấy phần lợi ích từ dự án. Hay nói khác, họ không có động cơ thay đổi hành vi của mình. Đạt điểm cân bằng của cơ chế giá trong quan hệ cung cầu, tại đó, bên mua và bên bán không có động cơ thay đổi hành vi của mình.
Qua đó, giá đất theo pp này thể hiện đc giá trị thị trường.

Quay lại câu hỏi của mem, vậy “Trong pp thặng dư, khi dự án nằm trong tay 1 ông lớn (ví dụ VIN, SUN), họ có tiềm lực mạnh hơn hẳn so với chủ đầu tư khác, tiến độ xây dựng và bán hàng của họ nhanh gấp đôi. Vậy khi xác định giá trị thị trường, dòng tiền có bị ảnh hưởng bởi yếu tố này hay không?”

Nếu tiến độ xây dựng nhanh hơn thì thời gian hoàn vốn nhanh hơn. Dòng tiền chi (mà mình vẫn hay ước tính dựa vào chi phí), sẽ ngắn, giảm được nguy cơ đội vốn. Dòng tiền thu sẽ dồn nhiều vào những năm đầu hơn, do tốc độ bán hàng nhanh gấp đôi, (làm cho giá trị hiện tại của dòng tiền thu về sẽ cao hơn nếu cùng một discount rate do giá trị hiện tại của tiền tại tương lai càng xa thì càng thấp, vì công thức chúng ta đã chia cho (1+ tsck)^n.
Nhưng ko phải vì họ làm tốt hơn nên bị “phạt” bằng việc phải mua giá đất cao hơn (vì dòng tiền nhiều hơn). Họ làm tốt, chi phí cơ hội của vốn cao hơn sẽ làm tỷ suất chiết khấu cao, hiện giá của dòng tiền vẫn thấp, vì vậy giá đất ước tính không bị cao hơn các NĐT khác trên TT.
Các NĐT khác (vẫn đảm bảo phát huy được tiềm năng phát triển của đất) nhưng tiến độ chậm hơn, dòng tiền dàn trải ra các năm sau (yếu hơn) nhưng Re thấp nên hiện giá của các dòng tiền tương lai vẫn tương tự.
Kết quả giá đất vẫn sẽ như nhau cho dù NĐT là ai. Vấn đề ở chỗ cách chúng ta xác định discount rate cho phù hợp.

2 cách tra cứu thông tin Sổ đỏ online ngay tại nhà

Sổ đỏ là giấy tờ pháp lý quan trọng chứng minh quyền sử dụng đất, đồng thời là giấy tờ bắt buộc phải có khi thực hiện một số thủ tục hành chính như chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất… Do đó, việc tra cứu Sổ đỏ để nắm rõ thông tin và tình trạng pháp lý Sổ đỏ là điều cần thiết.

2 cách tra cứu thông tin Sổ đỏ online ngay tại nhà

Lợi ích của tra cứu Sổ đỏ online

Khi tra cứu Sổ đỏ online, người dân có thể tránh được những giấy tờ giả mạo khi thực hiện giao dịch mua bán đất. Bên cạnh đó, người dân cũng có thể theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ, qua đó biết được hồ sơ còn thiếu hay cần bổ sung những giấy tờ hay không. Đặc biệt, việc tra cứu Sổ đỏ online giúp tiết kiệm được thời gian và công sức thay vì phải đi đến văn phòng công chứng hay những cơ quan có thẩm quyền để tra cứu thông tin về Sổ đỏ.

Để tra cứu Sổ đỏ online, người dân có thể thực hiện theo 2 cách sau

Cách 1:Tra cứu qua Trang thông tin Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Ví dụ: Tra cứu Sổ đỏ online tại khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu

Bước 1:Truy cập vào trang Thông tin Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thông qua liên kết

2 cách tra cứu thông tin Sổ đỏ online ngay tại nhà - Ảnh 1.

Bước 2:Nhập số Giấy chứng nhận vào ô thông tin sau đó nhấnTra cứu

Trường hợp thông tin mà bạn cung cấp là chính xác, hệ thống sẽ hiển thị đầy đủ thông tin gồm:

+ Số hiệu;

+ Ngày ký;

+ Người ký;

+ Số vào số;

+ Thửa đất (tờ bản đồ);

+ Tên phường/xã.

2 cách tra cứu thông tin Sổ đỏ online ngay tại nhà - Ảnh 2.

Cách 2:Tra cứu qua App tra cứu sổ đỏ dủa Sở Tài Nguyên và Môi Trường các tỉnh thành phố lập ra.

+ App ILand dành cho khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

+ App DNAILIS dành cho khu vực tỉnh Đồng Nai;

Ví dụ App DNAILIS của Đồng Nai

Bước 1: Tải App DNAILIS trên điện thoại di động

Bước 2: Đăng ký tài khoản

Bước 3: Điền thông tin theo yêu cầu

Bước 3: Nhấn mục đồng ý và tiếp tục để thực hiện các bước đăng ký tiếp theo.

Bước 4: Nạp tiền vào để xem chi tiết thông tin đất thửa đất

Bước 5: Bấm vào các ký hiệu trên màn hình điện thoại để hiểu được chức năng của từng ký tự như: Chế độ xem bản đồ; khu vực địa lý; la bàn; tên ký hiệu; …

Bước 6: Chọn thửa đất mà bạn muốn tra cứu

Bước 7: Bấm mục mũi tên chi tiết màu xanh dương để thông tin hiện ra. Các thông tin về thửa đất đã được hiện ra bao gồm: Số tờ; số thửa; diện tích; tình trạng cấp giấy; ngày cấp; mục đích sử dụng đất; tạm dừng giao dịch; nguồn gốc sử dụng đất; quy hoạch sử dụng đất; tình trạng giải quyết hồ sơ; thông tin về nghĩa vụ tài chính…

Lưu ý khi tra cứu Sổ đỏ online

Khi tra cứu Sổ đỏ online, người dân nên lưu ý lựa chọn những website uy tín để tra cứu, tránh các trường hợp tra cứu tại những website không uy tín, trả về những kết quả sai lệch.

Trường hợp có bất kỳ tin nhắn hoặc email mời truy cập để tra cứu thông tin thì cần tìm hiểu kỹ trươ click vào đó vì có thể sẽ ảnh hưởng đến những thông tin cá nhân.

Trọng Trần

Tổ Quốc

Bộ Tài chính mạnh tay chấn chỉnh hoạt động thẩm định giá

Trước sai phạm của hoạt động thẩm định giá gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại ngân sách, Bộ Tài chính vừa có công văn đề nghị lãnh đạo các doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên chấn chỉnh ngay hoạt động…

Hàng loạt đơn vị thẩm định giá có hành vi sai phạm bị phanh phui thời gian qua.
Hàng loạt đơn vị thẩm định giá có hành vi sai phạm bị phanh phui thời gian qua.

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 3855 chấn chỉnh hoạt động kinh doanh thẩm định giá gửi các doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên.

ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ TRỤC LỢI NGÂN SÁCH

Lý do để Bộ này có động thái quyết liệt như vậy là do nạn “ăn không nói có” vốn nhức nhối trong ngành thẩm định giá lâu nay. Từ đầu năm đến nay, Bộ Tài chính đình chỉ hàng loạt doanh nghiệp thẩm định giá và thu hồi hàng chục giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.

Gần đây nhất, tháng 4 vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 619 về việc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá mã số 082/TĐG cấp lại lần thứ 3 ngày 20/11/2020 đối với Công ty Cổ phần Đầu tư và Thẩm định giá HTC Việt Nam kể từ ngày 31/3/2022.

Bộ Tài chính yêu cầu Công ty Cổ phần Đầu tư và Thẩm định giá HTC Việt Nam phải nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá cho Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) chậm nhất trong thời hạn 3 ngày, chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ thẩm định giá kể từ ngày thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thẩm định giá.

Cũng trong tháng 4, hàng loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thẩm định giá cũng bị Bộ Tài chính mạnh tay đình chỉ trong vòng 60 ngày như Công ty cổ phần Đầu tư và Định giá AIC – Việt Nam, Công ty cổ phần Thẩm định giá Hoàng gia…

Nguồn: Bộ Tài chính.
Nguồn: Bộ Tài chính.

Theo đó, doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 89/2013/NĐ-CP.

Các hành vi vi phạm của doanh nghiệp thẩm định giá được mô tả trong nghị định bao gồm: không tuân thủ Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam; tiết lộ thông tin về hồ sơ, khách hàng thẩm định giá và tài sản được thẩm định giá trừ trường hợp được khách hàng thẩm định giá đồng ý hoặc được pháp luật cho phép…

Cùng đó, làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá dẫn đến kết quả thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá cao hơn hoặc thấp hơn 10% đối với tài sản là bất động sản, thiết bị, phương tiện vận tải, 15% đối với tài sản là vật tư, hàng hóa so với kết quả thẩm định giá cuối cùng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng cùng phương pháp thẩm định giá.

CHẤN CHỈNH NGAY HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ

Bộ Tài chính khẳng định, trong thời gian vừa qua, hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và kịp thời cung cấp dịch vụ thẩm định giá đáp ứng nhu cầu xã hội.

Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị, các doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về thẩm định giá, cũng như các pháp luật có liên quan.

Tuy nhiên, trong thực tiễn tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá vẫn còn tồn tại cần phải chấn chỉnh hoạt động. Chính vì vậy, Bộ Tài chính yêu cầu Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá tiếp tục đẩy mạnh việc chấn chỉnh các hoạt động tại đơn vị. Các doanh nghiệp thẩm định giá nghiêm túc rút kinh nghiệm và thực hiện đúng quy định của pháp luật về thẩm định giá.

“Việc tiếp nhận và cung cấp dịch vụ thẩm định giá tài sản, bao gồm cả thẩm định giá tư vấn cho các doanh nghiệp xác định giá trị các tài sản đảm bảo để doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp, doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình thẩm định giá”, Bộ Tài chính chỉ rõ.

Quy trình thẩm định giá được quy định chi tiết tại Điều 30 của Luật giá và được làm rõ tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05, các quy định về các cách tiếp cận và phương pháp trong thẩm định giá được quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08, 09, 10, 11, 12, 13; phát hành Báo cáo kết quả thẩm định giá và Chứng thư thẩm định giá đúng theo Mẫu quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 06.

Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ các tiêu chuẩn chuyên môn, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá, theo đó chú trọng đến tính độc lập, khách quan, trung thực và tuân thủ đúng pháp luật.

Trong quá trình cung cấp dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định tại Điều 37, Điều 42 của Luật giá.

Đồng thời, “tăng cường việc kiểm soát chất lượng thẩm định giá nội bộ; thường xuyên tự tổ chức đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá, kịp thời phát hiện và khắc phục ngay những sai sót trong quá trình thẩm định giá”, Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Chủ động trong việc thu thập thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về giá của doanh nghiệp; thực hiện lưu trữ hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 06.

Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm túc việc cập nhật kiến thức thẩm định giá hàng năm nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp; đặc biệt là những quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động thẩm định giá.

Ngoài ra, báo cáo kịp thời với Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) khi có sự thay đổi thông tin về doanh nghiệp và thẩm định viên theo đúng quy định tại Điều 17 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/8/2013 của Chính phủ.

Chống “thổi giá” đất, TP.HCM sẽ gỡ loạt vướng mắc thủ tục

Tại nhiều địa phương và TP.HCM, các vấn đề liên quan đến nhà ở, quản lý đất đai vẫn đang là “điểm nóng” hiện nay…

Tại buổi “Tiếp xúc cử tri huyện Nhà Bè và quận 7 của Tổ Đại biểu Quốc hội TP.HCM đơn vị 9 trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV” vào sáng 14/5/2022, cử tri nêu ý kiến về các vấn đề của thành phố, như: dự án chống ngập do triều cường đã kéo dài quá lâu, trong khi tình trạng ngập ngày càng nghiêm trọng; cải tạo, mở rộng các tuyến đường kết nối huyện Nhà Bè, quận 7 với khu vực trung tâm TP.HCM đang xuống cấp, hay đường Nguyễn Tất Thành nối các cảng biển thường xuyên ùn tắc…

Tổ Đại biểu Quốc hội đơn vị 9 tiếp xúc cử tri huyện Nhà Bè và quận 7, TP.HCM - Ảnh: ITN.
Tổ Đại biểu Quốc hội đơn vị 9 tiếp xúc cử tri huyện Nhà Bè và quận 7, TP.HCM – Ảnh: ITN.

Cử tri cũng cho rằng cần sửa đổi Luật Đất đai, gỡ vướng mắc trong cấp sổ hồng chung cư, có các chính sách để người lao động, người có thu nhập thấp có cơ hội sở hữu nhà, chính sách phụ cấp người cao tuổi… Cần có giải pháp mạnh tay đối với tình trạng “bơm ““thổi”, tạo “sốt đất” ảo, thông tin sai lệch gây nhiễu loạn thị trường… Điều chỉnh một số quy hoạch dự án không còn phù hợp.

TẬPTRUNG PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI

Cử tri Phạm Thị Mai Thảo, công nhân Công ty TNHH Vĩ Châu (quận 7, TP.HCM), cho biết thu nhập của bản thân là 7,5 triệu đồng/tháng, chồng là lao động tự do thu nhập không ổn định, có 1 con trai đang học đại học. Gia đình phải tiết kiệm mới đủ chi tiêu, vì vậy để có tiền mua nhà là rất khó.

Cử tri Mai Thảo đề nghị, các quận, huyện cần có quỹ đất xây dựng nhà, nhất là nhà ở xã hội. Có thể xây dựng chung cư phù hợp với các hộ gia đình có 2 đến 3, 4 người với mức giá phù hợp với công nhân, người lao động. TP.HCM cũng cần có chính sách mua nhà, đất trả góp cho người lao động và mở rộng đối tượng được vay Quỹ phát triển nhà ở của thành phố.

Trả lời cử tri về nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân, ông Đặng Phú Thành, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, cho biết trong giai đoạn 2016 – 2020, Sở Xây dựng đã phối hợp các đơn vị thực hiện 19 dự án với 15.000 căn hộ nhà ở xã hội. Định hướng nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025, sẽ thực hiện 47 dự án khoảng 2,5 triệu m2, với khoảng 35.000 căn hộ.
Đối với nhà lưu trú công nhân, giai đoạn 2016-2020 đã hoàn thành các dự án với tổng diện tích 4,7ha với 800 hộ, tương ứng 4.600 chỗ ở cho công nhân. Định hướng giai đoạn 2021-2025 sẽ thực hiện 6 dự án nhà lưu trú cho công nhân, quy mô 10ha, khoảng 6.500 phòng, tương ứng 28.000 chỗ ở cho công nhân.

Trong tháng 4/2022, Sở Xây dựng đã phối hợp các đơn vị khởi công 5 dự án nhà ở xã hội và khu lưu trú cho công nhân; phấn đấu trong năm 2022, khởi công 12 dự án nhà ở xã hội, khu lưu trú công nhân.

Cử tri Bùi Anh Phương (quận 7, TP.HCM), cho biết chung cư Kỷ Nguyên trên địa bàn phường Phú Mỹ đã đưa vào sử dụng từ năm 2013 đến nay đã 10 năm, nhưng chưa được cấp sổ hồng. Đề nghị giải quyết dứt điểm.

Về lý do chậm cấp sổ hồng cho các căn hộ chung cư, theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, có 3 nhóm tồn tại. Đó là các dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, dự án xây dựng xong chưa nghiệm thu được và chủ đầu tư chưa giải chấp tài sản nên chưa thể cấp giấy chứng nhận…

Với các dự án mới, hiện nay, các quy định rất chặt chẽ, chỉ khi nào có đầy đủ các điều kiện mới có thể mở bán. TP.HCM hàng năm đều duyệt kế hoạch sử dụng đất của 22 quận, huyện và công khai kế hoạch sử dụng đất để nhân dân nắm thông tin… Thành phố cũng có công cụ kiểm soát giá đất là bảng giá đất và hệ số điều chỉnh việc thu hồi đất, đảm bảo giá trị thật.

“Khi có thông tin dự án rao bán, người dân có thể đối chiếu qua thông tin được công khai về kế hoạch sử dụng đất của địa phương để biết được tình trạng pháp lý của các dự án đó. Chúng tôi tiếp thu ý kiến cử tri là sẽ công khai toàn bộ vi phạm, vướng mắc dẫn đến chưa cấp được giấy chứng nhận cho người dân”, ông Thắng nói.

NĂM 2023, TP.HCM SẼ HẾT NGẬP?

Hiện nay tình trạng ngập nước do triều cường tại Nhà Bè vẫn diễn ra. Trong khi đó, dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu, giai đoạn 1” đã đình trệ khá lâu, dù đến nay đã thi công hoàn thành trên 90% và giải phóng xong mặt bằng.

Theo cử tri Tăng Văn Thông (huyện Nhà Bè, TP.HCM), tổ Đại biểu quốc hội cần kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho dự án này để công trình được vận hành trong thời gian sớm nhất, giảm ngập cho toàn thành phố, vừa chống lãng phí ngân sách nhà nước.

Đối với vấn đề chống ngập, ông Đặng Phú Thành, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, cho biết dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu, giai đoạn 1” có mục tiêu chủ động ứng phó ngập ở bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP.HCM, quy mô 6 cống kiểm soát triều lớn, 43 cống nhỏ. Dự án đã hoàn thành trên 90%. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2023.

Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè Võ Phan Lê Nguyễn thông tin thêm, dự án này đoạn qua Nhà Bè có 3 cống, gồm: Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô và đoạn đê kè khoảng 2,7km, cần di dời giải tỏa khoảng 145 hộ. Huyện đã bàn giao đầy đủ 100% mặt bằng cho nhà đầu tư.

Liên quan đến đường Nguyễn Tất Thành nối các cảng biển đang ùn tắc, ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, cho biết đường Nguyễn Tất Thành hiện chưa có dự án đầu tư. Nhưng các cảng biển đã có kế hoạch di dời về khu vực huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ. Khi các cảng biển chấm dứt hoạt động thì đường Nguyễn Tất Thành sẽ giảm được lưu lượng.

CHẶN“THỔI GIÁ” ĐẤT KHICHUYỂN HUYỆNLÊN QUẬN HOẶC THÀNH PHỐ

Theo ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, qua tiếp xúc cử tri cho thấy, rất nhiều công nhân, kể cả công chức viên chức đều có nhu cầu thuê nhà (chưa đủ tiền mua nhà) vì liên quan đến thu nhập. Vì vậy, TP.HCM sẽ tăng cường nhà lưu trú công nhân, nhà cho thuê để đáp ứng được nhu cầu, phù hợp với thu nhập của người lao động. UBND TP.HCM cũng sẽ chỉ đạo Sở Xây dựng, Quỹ phát triển nhà TP.HCM nghiên cứu cơ chế hỗ trợ lãi vay một số đối tượng được vay để mua nhà, sửa nhà.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng nhà ở là vấn đề lớn, rất quan trọng vì “an cư mới lạc nghiệp”. Nội dung này thành phố sẽ tập trung thực hiện trong thời gian tới, trong đó, triển khai nhiều hơn nữa nhà lưu trú công nhân - Ảnh: ITN.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng nhà ở là vấn đề lớn, rất quan trọng vì “an cư mới lạc nghiệp”. Nội dung này thành phố sẽ tập trung thực hiện trong thời gian tới, trong đó, triển khai nhiều hơn nữa nhà lưu trú công nhân – Ảnh: ITN.

Thành phố cũng sẽ tháo gỡ vướng mắc thủ tục về đất đai, xây dựng, vì đang có hàng chục ngàn hộ dân vướng vấn đề này.

Về sửa đổi Luật đất đai, ông Mãi thông tin, tại hội nghị Trung ương 5, khóa XIII vừa qua đã tổng kết nghị quyết về đất đai và có những chủ trương lớn. Trong đó, làm sao vừa quản lý tốt, vừa sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai, đảm bảo được quyền, lợi ích của các tổ chức, cá nhân trong sử dụng đất đai.

Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM, UBND TP.HCM và các sở, ngành tiếp tục thực hiện tổng hợp ý kiến của các cá nhân, tập thể để tích cực tham gia góp ý cho quá trình sửa đổi Luật Đất đai.

Về thị trường bất động sản, ông Mãi cho biết, sắp tới sẽ có rà soát các quy định pháp luật, hoàn thiện pháp lý để thị trường này minh bạch, hiệu quả, quản lý được tốt hơn.

Tại TP.HCM, UBND thành phố đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của các quận, huyện. Các đơn vị của thành phố cần công khai kế hoạch sử dụng đất, tổ chức tuyên truyền vận động để mọi người biết thực hiện cho đúng và giám sát thực hiện kế hoạch này.

Đối với Đề án chuyển huyện lên quận hoặc thành phố, UBND TP.HCM đã giao Sở Nội vụ phối hợp các đơn vị hoàn thành đề án này, dự kiến thông qua vào giữa năm 2022.

“Đề án này là định hướng tương lai phát triển của TP.HCM, chứ không phải ban hành rồi năm sau huyện sẽ lên quận hay lên thành phố ngay. Việc này phải có kế hoạch, lộ trình, có biện pháp, giải pháp cụ thể. Lãnh đạo các đơn vị quản lý đất đai trên địa bàn thành phố cần tránh trường hợp huyện chưa lên quận, chưa lên thành phố mà giá đất đã tăng nhiều lần. Sau này rất khó quy hoạch, khó thu hồi đất thực hiện các công trình công cộng”, ông Mãi nhấn mạnh.