Thẩm Định Dự Án

Liên Hệ : 0909.399.961

Archives Tháng mười một 30, 2022

Thẩm định giá là gì?

Mọi giá trị của tài sản là vật; giấy tờ có giá; quyền tài sản suy cho cùng cũng được biểu thị qua tài sản là “tiền”; tiền thể hiện sự rõ nhất cho mọi tài sản và dễ tác động tới nhận thức của con người. Vậy nên, hoạt động thẩm định giá ra đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm xác định các giá trị tương đương giữa tiền – vật, thường được áp dụng trong hoạt động thanh lý tài sản, góp vốn doanh nghiệp, thế chấp tài sản,… Cùng tìm hiểu Thẩm định giá là gì cùng Luật sư X.

Lịch tư vấn pháp luật miễn phí

Căn cứ pháp lý

Luật giá 2012

Thẩm định giá là gì?

Thẩm định giá là việc của các cá nhân; tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản có xem xét đến các yếu tố về địa điểm và thời điểm; tiêu chuẩn thẩm định giá nhằm phục vụ cho một mục đích nhất định.

Chủ thể của hoạt động thẩm định giá có thể là cơ quan; tổ chức có chức năng thẩm định giá và chỉ những cơ quan có chức năng thẩm định giá mới được thực hiện việc xác định giá trị tài sản.

Đặc điểm của thẩm định giá

Chủ thể của thẩm định giá là các cá nhân, cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá

Điều này có nghĩa rằng, không phải cơ quan; tổ chức hay cá nhân nào đều có thể thực hiện hoạt động thẩm định giá mà chỉ có những cá nhân; tổ chức có chức năng thẩm định giá mới có quyền được thực hiện việc thẩm định giá. Chúng ta nhận thấy chủ thể tham gia thẩm định giá có chức năng thẩm định giá; có nghĩa là chủ thể phải được công nhận có chức năng thẩm định giá mới được hoạt động thẩm định giá; nếu không có chức năng thì kết quả thẩm định giá không có giá trị về mặt pháp lý.

Nội dung của hoạt động thẩm định giá là xác định giá trị bằng tiền của tài sản.

Thẩm định giá là xác định giá trị của hàng hóa phù hợp với thị trường tại một thời điểm; địa điểm nhất định. Việc xác định giá trị là hoạt động rất khách quan; độc lập thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn về thẩm định giá. Tài sản xuất hiện trên thị trường với rất nhiều đặc tính khác nhau và việc xác định đúng giá trị bằng tiền với đặc tính kỹ thuật được yêu cầu đòi hỏi chủ thể thẩm định giá phải hiểu và nắm bắt đúng thị trường.

Đối tượng của thẩm định giá là tài sản

Tài sản là một khái niệm rất chung chỉ những vật; quyền thuộc sở hữu của một cá nhân; tổ chức nào đó. Như vậy, tài sản ở đây có định nghĩa nhấn mạnh quyền sở hữu hơn là việc xác định nó là cái gì. Tuy nhiên; trên thực tế, có thể xác định đối tượng được hưởng đến chủ yếu là động sản; bất động sản; doanh nghiệp;..như vậy, những gì có thể được định giá thành tiền đều có thể là đối tượng của thẩm định giá. Tuy nhiên những tài sản đó cũng phải đáp ứng những điều kiện nhất định như được phép lưu thông trên thị trường; có thể nhận thức được sự hiện diện của tài sản bằng những cách thức nhất định.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định giá gồm địa điểm; thời điểm, mục đích, tiêu chuẩn thẩm định giá.

Giá thị trường đã trở thành một yếu tố tất yếu của thị trường, bất cứ hàng hóa nào lưu thông trên thị trường đều bị chi phối bởi giá thị trường và không chỉ trong phạm vi một quốc gia, mà còn ảnh hưởng bởi giá thị trường thế giới. Thẩm định giá bị ảnh hưởng bởi địa điểm và thời điểm do giá thị trường biến đổi nhanh chóng tại thời điểm này, giá trị bằng tiền của tài sản có thể rất thấp nếu như nhu cầu của người mua giảm nhưng có thể thay đổi chỉ trong một thời gian ngắn nếu lại có sự biến đổi về nhu cầu hay sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp.

Bên cạnh đó, giá tài sản tại nơi có giao thông thuận lợi hoặc giữa vùng này với vùng khác cũng có những sự khác nhau nhất định. Cho nên, khi xác định giá trị của tài sản cần phải quan tâm đến yếu tố về thời điểm và địa điểm.

Mục đích của thẩm định giá

– Làm cơ sở xét duyệt chi nguồn vốn ngân sách Nhà Nước.

– Mua bán, chuyển nhượng, mua bán xử lý nợ, xử lý tài sản thế chấp, tài sản tồn đọng;

– Thế chấp vay vốn Ngân hàng;

-Góp vốn liên doanh, giải thể, sáp nhập, chia tách, mua bán doanh nghiệp;

– Thành lập Doanh nghiệp; Mua bán sáp nhập (M&A)

– Cổ phần hóa Doanh nghiệp hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp;

– Bán đấu giá Tài sản, xét thầu các dự án

– Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại, giải quyết, xử lý tài sản tranh chấp trong các vụ án;

– Hoạch toán kế toán, tính thuế;

– Tư vấn và lập dự án đầu tư, duyệt dự toán các dự án, công trình;

– Làm cơ sở tính tiền sử dụng đất để nộp ngân sách Nhà nước khi nhận giao đất hay thuê đất

– Chứng minh tài sản, du học, du lịch, đầu tư nước ngoài….;

Vai trò của thẩm định giá

Đất nước ta đã và đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với tốc độ ngày càng nhanh hơn, mạnh mẽ hơn và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong nền kinh tế quốc dân. Do đó nhu cầu về dịch vụ thẩm định giá tài sản đã trở nên thiết yếu đối với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các cá nhân… Vì vậy vai trò thẩm định giá tài sản là đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế thị trường. Dưới đây là một số vai trò của dịch vụ thẩm định giá:

– Thẩm định giá đúng giá trị thị trường góp phần làm minh bạch thị trường, thúc đẩy phát triển thị trường tài sản trong nước cũng như trên toàn thế giới

– Tạo điều kiện thuận lợi cho toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế khu vực, thế giới

– Tư vấn về giá trị tài sản, giá cả tài sản và các bên liên quan và công chứng đầu tư đưa ra các quyết định liên quan đến việc mua bán, đầu tư, đánh thuế, bảo hiểm, cho vay tài sản

– Định giá đúng giá thị trường của các nguồn lực góp phần để cơ chế thị trường tự động phân bổ tối ưu các nguồn lực và nền kinh tế đạt hiệu quả Pareto.

– Bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công dân, đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của các thành phần trong xã hội trong thời kỳ hội nhập Quốc tế.

Quy định chung về hoạt động thẩm định giá theo pháp luật

Hoạt động thẩm định giá

Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

Chỉ có những tổ chức đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật này được hoạt động thẩm định giá. Và cá nhân không được hoạt động thẩm định giá độc lập.

Nguyên tắc hoạt động thẩm định giá

– Tuân thủ pháp luật, tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

– Chịu trách nhiệm về hoạt động thẩm định giá theo quy định của pháp luật.

– Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, tính trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá và kết quả thẩm định giá.

– Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.

Quy trình thẩm định giá tài sản

Qúa trình thẩm định giá được tiến hành theo quy trình quy định tại Điều 30 Luật giá 2012. Bao gồm:

1. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.

2. Lập kế hoạch thẩm định giá.

3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.

4. Phân tích thông tin.

5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.

6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.

Câu hỏi thường gặp

Thẩm định giá là gì?

Thẩm định giá là việc của các cá nhân; tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản có xem xét đến các yếu tố về địa điểm và thời điểm; tiêu chuẩn thẩm định giá nhằm phục vụ cho một mục đích nhất định.

Đặc điểm của thẩm định giá là gì?

– Chủ thể của thẩm định giá là các cá nhân, cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá
– Nội dung của hoạt động thẩm định giá là xác định giá trị bằng tiền của tài sản.
– Đối tượng của thẩm định giá là tài sản
– Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định giá gồm địa điểm; thời điểm, mục đích, tiêu chuẩn thẩm định giá.

03 cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp

Tiêu chuẩn thẩm định giá doanh nghiệp (Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12) ban hành kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BTC ngày 07/4/2021 của Bộ Tài chính quy định cụ thể các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp.

Theo đó, các cách tiếp cận áp dụng trong thẩm định giá doanh nghiệp bao gồm: cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập.

Doanh nghiệp thẩm định giá cần lựa chọn các cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá trên cơ sở hồ sơ, tài liệu được cung cấp và thông tin tự thu thập để thẩm định giá doanh nghiệp.

Trong cách tiếp cận từ thị trường, giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua giá trị của doanh nghiệp so sánh với doanh nghiệp cần thẩm định giá về các yếu tố: quy mô; ngành nghề kinh doanh chính; rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính; các chỉ số tài chính hoặc giá giao dịch đã thành công của chính doanh nghiệp cần thẩm định giá. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ thị trường để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tỷ số bình quân và phương pháp giá giao dịch.

Trong cách tiếp cận từ chi phí, giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua giá trị các tài sản của doanh nghiệp. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ chi phí để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tài sản.

Trong cách tiếp cận từ thu nhập, giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua việc quy đổi dòng tiền thuần trong tương lai có thể dự báo được về thời điểm thẩm định giá. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ thu nhập để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp, phương pháp chiết khấu dòng cổ tức và phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu.

Khi xác định giá trị doanh nghiệp bằng cách tiếp cận từ thu nhập cần cộng giá trị của các tài sản phi hoạt động tại thời điểm thẩm định giá với giá trị chiết khấu dòng tiền có thể dự báo được của các tài sản hoạt động tại thời điểm thẩm định giá.

Trong trường hợp không dự báo được một cách đáng tin cậy dòng tiền của một số tài sản hoạt động thì thẩm định viên có thể không dự báo dòng tiền của tài sản hoạt động này và xác định riêng giá trị của tài sản hoạt động này để cộng vào giá trị doanh nghiệp. Riêng phương pháp chiết khấu cổ tức thì không cộng thêm phần tài sản phi hoạt động là tiền mặt và tương đương tiền.

Hoạt động thẩm định giá là gì? Điều kiện hoạt động thế nào?

Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết về hoạt động thẩm định giá cũng như điều kiện và thực trạng hiện này của ngành, nghề này trong nền kinh tế thị trường.

Thẩm định giá là gì? Có vai trò thế nào?

Khoản 15 Điều 4 Luật Giá năm 2012 định nghĩa thẩm định giá như sau:

15. Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

Theo đó, thẩm định giá hiện là một dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu về việc xác định giá trị tài sản trong nên kinh tế thị trường. Đây cũng là yếu tố góp phần làm minh bạch, thúc đẩy sự phát triển hiệu quả của thị trường. Đồng thời, khi thẩm định giá đúng thì sẽ bảo vệ tốt nhất quyền lợi của công dân.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã đình chỉ hàng loạt doanh nghiệp thẩm định giá và thu hồi hàng chục giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 89/2013/NĐ-CP như:

– Không đảm bảo một trong các điều kiện tương ứng loại hình doanh nghiệp trong 03 tháng liên tiếp.

– Có sai phạm nghiêm trọng về chuyên môn hoặc tiêu chuẩn thẩm định giá: Không tuân thủ Tiêu chuẩn thẩm định Việt Nam, tiết lộ thông tin về hồ sơ, khách hàng, tài sản; thông đồng với chủ tài sản, khách hàng làm sai lệch kết quả thẩm định giá…

Về đánh giá vai trò của thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường, Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng phòng tranh tụng, Công ty Luật TNHH TGS (Thuộc đoàn luật sư thành phố Hà Nội) nêu rõ:

Thẩm định giá là một dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, xuất phát từ nhu cầu khách quan về việc xác định giá trị tài sản; trên cơ sở các bên tham gia giao dịch có thể thoả thuận với nhau về tài sản, giúp các giao dịch về tài sản thành công, đảm bảo lợi ích chính đáng của các bên. Thẩm định giá góp phần làm minh bạch thị trường, thúc đẩy sự phát triển hiệu quả của thị trường. Thẩm định giá viên về giá có vai trò xác định giá trị tài sản của nhiều đối tượng chính xác, độc lập, khách quan, và có đạo đức nghề nghiệp phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Việc thẩm định giá đúng giá trị tài sản giúp cho các hoạt động kinh tế trở nên hiệu quả và mang lại lợi ích cho các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế.

Như vậy, có thể hiểu, thẩm định giá là một loại dịch vụ mà trong đó thẩm định giá viên thực hiện việc thẩm định giá trị của các loại tài sản bằng tiền so với giá trị thị trường.

Điều kiện để được hoạt động thẩm định giá

Theo Điều 38 Luật Giá năm 2012, điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá gồm:

– Được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

– Hoạt động khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.

Trong đó,điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhậnnêu tại Điều 39 Luật Giá như sau:

STT

Loại hình công ty

Điều kiện

1

Công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên

– Có giấy đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc chứng nhận đầu tư;

– Có ít nhất 03 thẩm định viên đăng ký hành nghề, trong đó phải có thành viên là chủ sở hữu;

– Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.

2

Công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên

– Có giấy đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc chứng nhận đầu tư;

– Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề trong đó tối thiểu có 02 thành viên góp vốn;

– Người đại diện hoặc giám đốc hoặc tổng giám đốc phải là thẩm định viên về giá.

– Người góp vốn là tổ chức thì phần vốn góp của thành viên không vượt quá mức vốn góp quy định và người đại diện của tổ chức này phải là thẩm định viên về giá

3

Công ty hợp danh

– Có giấy đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc chứng nhận đầu tư;

– Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề trong đó tối thiểu có 02 thành viên hợp danh;

– Người đại diện hoặc giám đốc hoặc tổng giám đốc phải là thẩm định viên về giá.

4

Doanh nghiệp tư nhân

– Có giấy đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc chứng nhận đầu tư;

– Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề trong đó chủ doanh nghiệp là thẩm định viên đã đăng ký hành nghề.

5

Công ty cổ phần

– Có giấy đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc chứng nhận đầu tư;

– Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề trong đó có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập.

– Nười đại diện hoặc giám đốc hoặc tổng giám đốc phải là thẩm định viên về giá.

– Người góp vốn là tổ chức thì phần vốn góp của thành viên không vượt quá mức vốn góp quy định và người đại diện của tổ chức này phải là thẩm định viên về giá.

Như vậy, pháp luật có quy định cụ thể và rõ ràng về điều kiện để thành lập doanh nghiệp hành nghề thẩm định giá trong đó có quy định về điều kiện về số lượng thẩm định viên. Theo đó, các loại hình doanh nghiệp thường phải có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đã đăng ký hành nghề.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động thẩm định giá, Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng phòng tranh tụng, Công ty Luật TNHH TGS (Thuộc đoàn luật sư thành phố Hà Nội) đề xuất:

– Cần phải hoàn thiện thêm các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo hướng chuyên môn hoá theo lĩnh vực;

– Xử lý chồng chéo, vương mắc đồng thời phân ngành theo chuyên môn, nghiệp vụ để hướng đến tính chuyên nghiệp, phù hợp thông lệ quốc tế.

– Rà soát lại hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá để hoàn thiện hơn đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và khu vực.

Trên đây là quy định vềhoạt động thẩm định giá là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 0909.399.961 để được hỗ trợ, giải đáp.

Tại sao DN phải thuê thẩm định giá tài sản bảo đảm?

Theo ý kiến của cử tri TP Hà Nội, hiện nay các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng, có trường hợp giá trị thực của tài sản thế chấp lớn hơn nhiều lần số vốn vay, nhưng DN vẫn phải thuê 1 đơn vị độc lập thẩm định giá trị tài sản của DN dẫn đến phát sinh chi phí và thời gian.

Cử tri TP Hà Nội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng nghiên cứu có giải pháp khắc phục tình trạng trên.

Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời cử tri TP. Hà Nội như sau:

Theo quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 23/1/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể phải được định giá, xác định giá trị bởi tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp (trừ các tài sản bảo đảm có giá trị được xác định trên thị trường chính thức như vàng, trái phiếu Chính phủ được niêm yết, chứng khoán doanh nghiệp đã được niêm yết):

– Tài sản bảo đảm có giá trị từ 50 tỷ đồng trở lên đối với khoản nợ của khách hàng là người có liên quan của TCTD và các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định tại Điều 127 Luật các TCTD;

– Tài sản bảo đảm có giá trị từ 200 tỷ đồng trở lên, trừ những trường hợp quy định tại điểm nêu trên.

Quy định nêu trên làm phát sinh thêm chi phí cho các TCTD và khách hàng vay nhưng đây là quy định cần thiết nhằm đảm bảo các TCTD xác định chính xác giá trị thị trường của tài sản bảo đảm khi tính dự phòng phải trích và hạn chế việc TCTD định giá tài sản bảo đảm cao hơn giá trị thực tế, làm giảm số tiền phải trích lập dự phòng và phản ánh không xác thực kết quả kinh doanh.

Nhằm tiết giảm chi phí và thời gian cho các TCTD cũng như khách hàng vay trong việc định giá tài sản bảo đảm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN cho phép TCTD được sử dụng kết quả định giá của tổ chức thẩm định giá trong thời hạn tối đa 12 tháng.

Ngoài ra, theo quy định tại Luật các TCTD năm 2010, TCTD và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD theo quy định của pháp luật.

Do vậy, trên tinh thần hỗ trợ cùng tháo gỡ khó khăn, khách hàng và TCTD có thể thỏa thuận thống nhất việc chia sẻ nghĩa vụ trả phí cho tổ chức thẩm định giá tài sản bảo đảm.

TheoChinhphu.vn

Tài sản nếu muốn được thẩm định giá có bắt buộc phải có giá trị tối thiểu là bao nhiêu hay không?

Sản phẩm, hàng hóa như thế nào thì phải được Nhà nước thẩm định giá? Phạm vi thẩm định giá của Nhà nước là gì? Nhà nước tiến hành thẩm định giá với những yêu cầu nào? Tôi có nghe thông tin tài sản phải có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên thì mới được đăng ký thẩm định giá. Vậy có trường hợp nào dưới 100 triệu vẫn có thể thẩm định giá hay không

Nhà nước phải tiến hành thẩm định đối với loại tài sản nào?

Căn cứ Điều 31 Luật Giá 2012 có quy định về tài sản thẩm định giá như sau:

“Điều 31. Tài sản thẩm định giá

1. Tài sản của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá.

2.Tài sản mà Nhà nước phải thẩm định giátheo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Theo đó, Nhà nước phải tiến hành thẩm định giá đối với tài sản trong trường hợp có quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Phạm vi hoạt động thẩm định giá của Nhà nước được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 44 Luật Giá 2012 có quy định về phạm vi hoạt động thẩm định giá của Nhà nước như sau;

“Điều 44. Phạm vi hoạt động thẩm định giá của Nhà nước

Hoạt động thẩm định giá của Nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện trong các trường hợp sau:

1. Mua, bán, thanh lý, cho thuê tài sản nhà nước hoặc đi thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

2. Không thuê được doanh nghiệp thẩm định giá;

3. Mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước;

4. Mua, bán tài sản nhà nước có giá trị lớn mà sau khi đã thuê doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan hoặc người có thẩm quyền phê duyệt thấy cần thiết phải có ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Như vậy, Nhà nước có thể thực hiện hoạt động thẩm định giá của mình trong phạm vi nêu trên.

Nhà nước thẩm định giá đối với những yêu cầu thẩm định giá tài sản nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định 89/2013/NĐ-CP có quy định cụ thể về yêu cầu thẩm định giá tài sản như sau:

“Điều 23. Yêu cầu thẩm định giá tài sản

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản theo yêu cầu hoặc đề nghị (sau đây gọi chung là yêu cầu) bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao mua, bán, thanh lý, cho thuê, đi thuê tài sản nhà nước trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 31 và Điều 44 của Luật giá, cụ thể như sau:

a) Mua, bán, thanh lý, cho thuê tài sản nhà nước hoặc đi thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

b) Không thuê được doanh nghiệp thẩm định giá đối với tài sản nhà nước trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao mua, bán, thanh lý, cho thuê, đi thuê tài sản nhà nước đã đăng công khai thông tin sau 15 (mười lăm) ngày mời cung cấp dịch vụ thẩm định giá nhưng không có doanh nghiệp thẩm định giá tham gia, trừ trường hợp đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

c) Mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về danh mục bí mật nhà nước;

d) Mua, bán tài sản nhà nước có giá trị lớn mà sau khi đã thuê doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan hoặc người có thẩm quyền phê duyệt thấy cần thiết phải có ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp thẩm định giá tài sản nhà nước quy định tại Điểm n Khoản 2, Điểm b Khoản 3 và Điểm b Khoản 4 Điều 5 Nghị định này.”

Đồng thời, khoản 2, khoản 3 Điều này quy định những nội dung chính cần có trong văn bản yêu cầu thẩm định giá tài sản gồm:

“2. Văn bản yêu cầu thẩm định giá tài sản phải có các nội dung chính sau đây:

a) Tên cơ quan yêu cầu thẩm định giá;

b) Nội dung yêu cầu thẩm định giá;

c) Thông tin về tài sản cần thẩm định giá kèm theo tài liệu có liên quan; chứng thư giám định tình trạng kinh tế-kỹ thuật, chất lượng của tài sản cần thẩm định giá; chứng thư, báo cáo kết quả thẩm định giá (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan.

3. Trường hợp cần thiết phải có ý kiến thẩm định giá của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này thì trong văn bản yêu cầu phải ghi rõ lý do yêu cầu có ý kiến thẩm định giá.”

Tài sản nếu được Nhà nước thẩm định giá có bắt buộc phải có giá trị tối thiểu là bao nhiêu hay không?

Tài sản nếu được Nhà nước thẩm định giá có bắt buộc phải có giá trị tối thiểu là bao nhiêu hay không? (Hình từ Internet)

Về thông tin “tài sản mua từ 100 triệu mới phải thẩm định giá” trước đây thuộc Điều 15 Nghị định 170/2003/NĐ-CP với nội dung cụ thể như sau:

“Điều 15. Tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá

[…]

2. Tài sản của Nhà nước tại khoản 1 Điều này có giá trị dưới đây phải thẩm định giá:

a) Có giá trị đơn chiếc từ 100 triệu đồng trở lên hoặc mua một lần cùng một loại tài sản với số lượng lớn có tổng giá trị từ 100 triệu đồng trở lên đối với tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước;

[…]”

Tuy nhiên hiện tại trong văn bản thay thế là Nghị định 177/2013/NĐ-CP không có quy định về vấn đề này. Do đó, trường hợp giá trị tài sản dưới 100 triệu nhưng nếu đáp ứng những quy định của pháp luật hiện hành thì vẫn có thể do Nhà nước thẩm định giá.

hẩm Định Giá Là Gì ? Mục Đích Của Hoạt Động Thẩm Định Giá

Mọi tài sản hữu hình hay là vô hình đều cần phải được xác định giá trị theo một quy chuẩn chung để có thể dễ dàng biểu thị cho con người. Do đó hoạt động thẩm định giá ra đời để xác định được giá trị của tài sản đang có. Vậythẩm định giá là gìvà các phương pháp thẩm định giá nào hiện nay đang sử dụng. Hãy cùng kiểm toán Việt Úc chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

I. Thẩm định giá là gì? Đặc trưng và đối tượng của thẩm định giá?

1.Thẩm định giá là gì ?

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay hoạt động thẩm định giá là một hoạt động tư vấn tài chính không thể thiếu. Nó xuất phát từ nhu cầu xác định giá trị của loại tài sản mà khách hàng đang có. Qua đó họ có thể xác định được giá trị của tài sản và các bên tham gia giao dịch sẽ có những quyết định thỏa thuận phù hợp về tài sản. Hoạt động thẩm định giá giúp cho các bên liên quan đảm bảo được lợi ích chính đáng của mình và giao dịch trở nên thành công hơn.
Trong các nghiên cứu vềthẩm định giá là gì. Trên thế giới các nhà nghiên cứu khác nhau đưa ra các định nghĩa khác nhau vềthẩm định giá là gì. Ở đây chúng tôi sẽ chỉ nhắc đến dựa theo điều 4 luật giá.
Thẩm định giá là hoạt động của cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định nhằm xác định giá trị bằng tiền của loại tài sản được thẩm định. Hoạt động thẩm định phải theo quy định của Bộ luật dân sự và phù hợp với giá trị thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định.

2. Đặc trưng của thẩm định giá là gì ?

Hoạt động thẩm định giá có những đặc trưng riêng. Đó là quá trình kết hợp giữa quá trình tìm kiếm, điều tra và thu thập thông tin của thị trường tại thời điểm địa điểm nhất định, các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thẩm định liên quan, với sự đánh giá, phân tích thận trọng và chặt chẽ đó của cơ quan thẩm định giá. Những kiến thức và kinh nghiệm của thẩm định viên đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thẩm định.

3. Đối tượng thẩm định giá

Đối tượngthẩm định giá là gì?Đối tượng thẩm định giá bao gồm các đối tượng về: Tài sản hữu hình, tài sản vô hình, động sản, bất động sản, doanh nghiệp và lợi ích của doanh nghiệp, thẩm định giá tài nguyên, tài sản chính, công cụ tài chính, thẩm định giá thương hiệu…

II. Mục đích của hoạt động thẩm định giá là gì?

Vậy khi nào chúng ta cần đến hoạt động thẩm định giá. Sau đây là một số mục đích của hoạt động thẩm định giá tài sản:

  • Thẩm định giá tài sản để cho hoạt động mua bán, chuyển nhượng, xử lý các tài sản tồn đọng, tài sản thế chấp.
  • Thẩm định giá để làm cơ sở chi xét duyệt nguồn ngân sách nhà nước.
  • Mục đích cho hoạt động vay vốn ngân hàng.
  • Mục đích thẩm định giá cho việc góp vốn, sáp nhập, giải thể, chia tách và mua bán doanh nghiệp.
  • Thẩm định giá để bán đấu giá tài sản, đấu thầu.
  • Chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp.
  • Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
  • Xử lý các tranh chấp, đền bù tài sản, giải quyết các khiếu nại, bảo hiểm.
  • Định giá mục đích hạch toán,tính thuế.
  • Duyệt toán các công trình, dự án tư vấn đầu tư và lập dự án.
  • Mục đích chứng minh tài sản, đầu tư nước ngoài.

III. Các phương pháp thẩm định giá là gì.

Trong hoạt động thẩm định giá các thẩm định viện có 3 cách tiếp cận để đi đến kết luận giá trị cho tài sản: cách tiếp cận trừ chi phí, cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ thu nhập, cách tiếp cận hỗn hợp giữa tiếp cận chi phí và tiếp cận thị trường. Tương ứng với các cách tiếp cận đó thì sẽ cócác phương pháp thẩm địnhgiá khác nhau:

  • Phương pháp so sánh: ứng với cách tiếp cận từ thị trường.
  • Phương pháp chi phí thay thế, phương pháp chi phí tái tạo: ứng với cách tiếp cận từ chi phí.
  • Phương pháp chiết từ, phương pháp thặng dư: ứng với cách tiếp cận hỗn hợp.

Mỗi cách tiếp cận vàcác phương pháp thẩm định giásẽ có những phù hợp riêng và các thẩm định viên cần xem xét căn cứ vào: Mục đích của việc thẩm định giá tài sản, Mức độ tin cậy của thông tin, số liệu thu thập từ thị trường và đặc điểm của loại tài sản cần thẩm định giá.
Mỗi một loại tài sản có nhiều cách định giá khác nhau và cho ra một mức giá chỉ dẫn hoặc các mức giá chỉ dẫn. Các thẩm định viên sẽ xem xét mức giá chỉ dẫn rồi phân tích thống nhất để tìm ra một mức giá ước tính cho tài sản được định giá.

Nếu như cá nhân, đơn vị và doanh nghiệp bạn đang cần đến một đơn vị thẩm định giá tài sản cho mình và tìm hiểu thêm vềthẩm định giá là gì thì hãy tin tưởng và sử dụng dịch vụ thẩm định giá của chúng tôi. Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho bạn tốt nhất và mang lại lợi ích tối ưu nhất cho tài sản của bạn. Các phương pháp thẩm định giá phù hợp cho tài sản của bạn mong muốn. Liên hệ ngay với hotline 0909.399.961 để chúng tôi tư vấn trực tiếp và miễn phí cho bạn.