Thẩm Định Dự Án

Liên Hệ : 0909.399.961

Archives 2015

Khi thiết kế gian bếp tại sao phải sáng sủa, màu sắc hài hoà?

Gam màu trong gian bếp nên nhạt làm chính, như màu trắng làm cho không gian thêm thoáng đãng, màu xám nhũ bạc hiện đại cũng có thể sử dụng, màu xám hoặc màu mật ông nhạt cũng trang nhã, nhưng hay nhất sáng sủa nhất là màu nâu nhạt.
Nhưng, sắc màu gian bếp cũng không nên có cảm giác thiên về âm quá. Bởi gian bếp là nơi luôn dùng tới nước (thuỷ) mà nước thuộc âm, tuy chưa đủ ép dương khí, nhưng màu sắc gian bếp vẫn nên sáng sủa, mát mẻ.
Gian bếp nên lựa chọn màu ấm điểm xuyết, cũng làm tăng không khí ấm áp, tốt lành cho gia đình. Ví như màu lam da trời tăng tính thoáng đãng lãng mạn, có cảm giác nhẹ nhõm mát mẻ; màu xanh lục tăng tính hoạt bát tiến lên, màu vàng tràn đầy ấm áp trong nhiệt tình, màu phớt hồng cũng được nhiều người ưa thích, tóm lại là làm thế nào chọn được màu sắc hài hoà hợp với con mắt người nội trợ đầu bếp thường xuyên làm việc nơi bếp núc.
Nếu phần cứng của gian bếp đã hình thành, thì về phần mềm cần trang trí bằng những màu sắc đẹp, như về mùa xuân, mùa hạ có thể chọn màu lam nhạt trang nhã, mềm mại, khăn trải bàn, rèm che cửa sổ … nên chọn màu này, các đồ điện gia dụng như tủ lạnh, nồi cơm điện, lò vi sóng … cũng nên mang màu sắc tương tự, trông sẽ thanh thoát, nhẹ nhõm hơn. Mùa thu, mùa đông nên chọn màu hồng nhạt ấm áp, như rèm cửa, khăn trải bàn kẻ ca rô màu hồng.
Về chiếu sáng trong gian bếp, phong thuỷ học cũng rất chú trọng về mặt này. Gian bếp nói chung là u ám ẩm thấp, không phù hợp với phong thuỷ học, và cũng không phù hợp với nguyên tắc vệ sinh hiện đại là gian bếp phải thoáng đãng, sạch sẽ. Vậy nên gian bếp nên được chiếu sáng bằng đèn ống mang ánh sáng tự nhiên.
Trong gian bếp ngoài chiếu sáng cơ bản, còn cần có đèn chiếu sáng cục bộ, không nên tạo hiện tượng “sấp bóng” ở bất kỳ chỗ nào, nếu cần còn phải bố trí đèn chiếu sáng cục bộ, dùng xong tắt ngay.
Những phòng chứa thực phẩm dụng cụ ăn như kho lạnh, chạn bát cũng cần lắp bóng đèn nhỏ chiếu sáng bên trong theo nguyên tắc mở cánh cửa đèn tự động sáng lên, đóng lại đèn tự động tắt.
Ngoài ra, trong bố trí gian bếp không tránh khỏi tồn tại những góc chết, góc tối, ví như: nóc chạn treo, góc tường phía dưới bể nước và các ngóc ngách khác. Trong phong thuỷ học, gian bếp nên tuân theo nguyên tắc thoáng đãng sáng sủa, mà những chỗ thường ngày mắt không trực tiếp nhìn thấy được thường rất dễ bỏ qua. Bởi đó là nơi tích bụi bặm, gián chuột và là nơi nuôi dưỡng khuẩn bệnh, ảnh hưởng tới sức khoẻ của mọi người trong gia đình.
Bởi vậy trong gian bếp không nên tạo nhiều góc khuất tủ, chạn cần bịt kín và định kỳ dọn dẹp quét tước, đảm bảo luôn thuông thoáng sạch sẽ, gọn gàng, mỹ quan.

Tại sao phải luôn được giữ sạch sẽ, thông thoáng trong nhà bếp

Nếu bạn là người thích ăn thức ăn nhanh, hãy đảm bảo rằng nhà bếp của bạn luôn sạch sẽ và không có mùi hôi do thức ăn thiu, cá thịt sống bốc mùi phát ra.
Lau sạch tủ lạnh: Làm sạch tủ lạnh một tháng một lần, không để cho thức ăn còn sót lại vương vãi trong tủ lạnh để tránh khí độc hại xâm nhập vào những thức ăn mới. Ví dụ, chúng ta thường có thói quen bỏ quên thực phẩm đóng hộp rất lâu trong tủ lạnh đến nỗi chúng trở nên hư thối và bốc mùi khó chịu. Tương tự như vậy đối với nước sốt, gia vị nếu chúng ta ăn vào rất có thể bị ngộ độc.
Bạn phái dọn dẹp nhà bếp thường xuyên để tránh khí âm độc hại tích tụ. Sau đây là một số cách dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ:
Kiểm tra đồ dùng trong nhà bếp: Trong nhà bếp, các loại rác đều có hại vì vậy phải đem bỏ hàng ngày. Rác trong nhà bếp không chỉ là thức ăn thừa, ôi, thiu, mà còn là ly, tách, chén, dĩa vỡ. Nồi niêu xoong chảo nếu không còn sử dụng được thì phải bỏ đi. Không nên để đồ dùng nhà bếp mới mua chung một chỗ với đồ dùng hư cũ.
Kiểm tra thùng rác: Thường xuyên đổ rác và thực phẩm hư thối. Rửa sạch dĩa đựng thức ăn của chó mèo. Trong sô các phòng trong nhà, nhà bếp là nơi dễ tích tụ năng lượng âm nhất, vì vậy thường xuyên quét dọn nhà bếp và vứt bỏ những rác sinh hoạt hàng ngày.

Điều tối kỵ cần lưu ý khi bố trí cửa bếp, cửa phòng vệ sinh và cửa chính

Cửa bếp và cửa phòng vệ sinh tối kỵ kẹp ở hai bên cửa chính

Trong thực tế có rất nhiều căn nhà thiết kế cửa phòng bếp và cửa phòng vệ sinh kẹp ở hai bên cửa chính, tức là ở hai bên khoảng không gian Huyền quan, đó là điều rất không nên.
Vị trí đặt bếp theo phong thủy nên tránh tình trạng cửa chính kẹp giữa cửa bếp và cửa nhà vệ sinh.
Cách hóa giải là thay đổi hướng cửa phòng vệ sinh.

Nếu cửa phòng bếp và cửa phòng vệ sinh đối diện nhau, cho dù gia chủ có ý thức giữ gìn vệ sinh tốt như thế nào thì cũng không thể hoàn toàn loại bỏ hết được uế khí trong phòng vệ sinh, uế khí thoát ra ngoài, trộn lẫn với những mùi đặc trưng thoát ra từ phòng bếp sẽ tạo nên một hỗn hợp mùi rất không tốt cho sức khỏe. Mặt khác, phòng bếp và phòng vệ sinh tượng trưng cho “đầu vào” và “đầu ra” của con người, “đầu vào” và “đầu ra” đối nhau chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa, dễ dẫn đến những chứng bệnh về đường ruột, dạ dày, gan, thận. Tốt nhất nên thay đổi hướng cửa của một trong hai phòng chức năng đó.

Cửa chính tối kỵ trực xung với cửa bếp

Đẩy cửa bước vào nhà nhìn thấy ngay cửa phòng bếp là rất không nên. Không gian bếp nên được bố trí ngoại vi của căn nhà, ở nơi kín gió nhưng tuyệt đối không nên bố trí tại vị trí đối diện với cửa chính. Cửa chính đối diện với cửa phòng bếp sẽ dễ gây nên hiện tượng kết sỏi ở gan và thận. Nếu việc thay đổi hướng cửa khó thực hiện thì có thể treo một tấm mành che dạng hạt tròn ở cửa bếp để hóa giải.

6 điểm không nên đặt phòng ngủ cần lưu ý

1. Giường ngủ dưới trần dốc

Khi nằm trên một chiếc giường ở phía trên là trần dốc, năng lượng của bạn sẽ bị đè nén nặng nề và phải chịu áp lực liên tục. Ban đêm là khoảng thời gian duy nhất để cơ thể có cơ hội phục hồi và tái tạo năng lượng. Ngủ dưới trần dốc sẽ kìm hãm hoạt động này, do đó sức khỏe của bạn có thể bị ảnh hưởng lâu dài. Ngoài ra, ngủ dưới dạng trần như vậy cũng gây ra sự bất ổn cảm xúc và gây ra năng lượng thấp.

Hạn chế kê đầu giường ngay dưới cửa sổ. Nếu không có lựa chọn khác, bạn nên sử dụng mành rèm dày để che cửa sổ.

2. Giường ngủ gần cửa phòng

Giường ngủ gần với cửa phòng ngủ bị xem là đại kỵ trong phong thủy, bởi cửa ra vào thường dẫn những luồng năng lượng mạnh nhất vào phòng. Nguồn năng lượng này có thể vượt mức năng lượng cơ thể cần có khi nằm nghỉ ngơi trên giường. Để tạo phong thủy tốt trong phòng ngủ, bạn cần nguồn năng lượng bổ dưỡng, thư giãn xung quanh giường.

3. Treo đồ vật phía trên giường

Theo các chuyên gia phong thủy, thứ duy nhất được phép đặt phía trên giường là chăn màn. Tuyệt đối không để các vật nặng, chuông gió, đèn chùm, quạt trần ngay phía trên giường vì nó sẽ tạo ra các nguồn sát khí rất lớn và không an toàn.

4. Giường ngủ đối diện với cửa ra vào

Giường ngủ có đầu giường hoặc chân giường kê đối diện với cửa phòng được đánh giá là những vị trí rất xấu. Vị trí này không những ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn gây cảm giác bất an, khiến bạn dễ gặp ác mộng và mất đi nguồn năng lượng vào sáng hôm sau.

5. Kê giường đối diện với gương

Một tấm gương đối diện với giường sẽ trực tiếp làm cạn kiệt năng lượng cơ thể khi ngủ. Ban đêm, khi con người ngủ là lúc khí năng yếu nhất, mà gương lại là vật có lực phản chiếu mạnh mẽ, dễ đẩy năng lượng của cơ thể ra ngoài. Hơn nữa, bạn còn có thể gặp ác mộng khi nằm đối diện với gương.

6. Giường ngủ dưới cửa sổ

Theo phong thủy, kê giường dưới cửa sổ, đặc biệt là phần đầu giường kê sát vào cửa sổ thì không tốt cho sức khỏe. Ban đêm là lúc cơ thể con người cần được bù lại năng lượng và được bảo vệ để tái tạo sinh lực. Do đó, thành đầu giường cần phải chắc chắn, phía sau đầu giường cũng phải có bức tường vững chắc. Nếu ngủ ngay dưới cửa sổ, bạn sẽ không có sự hỗ trợ cũng như bảo vệ nào.

Lưu ý về bố trí phong thủy cho góc làm việc tại nhà

Tổ chức góc làm việc
Phòng làm việc tại nhà hiện nay xét về phong thủy là không gian dung hợp giữa thư phòng theo kiểu phương Đông (nơi đọc sách, lưu trữ sách vở… thuộc hành Mộc) và văn phòng theo kiểu phương Tây với các vật dụng tiện nghi (máy tính, trang thiết bị chuyên môn… thuộc hành Kim). Hai hành đối lập này tưởng chừng xung khắc nhau nhưng thực ra mang tính bổ sung tương hỗ lẫn nhau.

Hiện nay, nhiều gia chủ có điều kiện kinh tế đang quay về cách thức tổ chức thư phòng theo dạng truyền thống để phát huy tốt các thuận lợi cũng như hạn chế những ảnh hưởng xấu đến các không gian khác.
Như vậy, về mặt phong thủy, không gian làm việc tại nhà không những phải đảm bảo sự yên tĩnh, riêng tư (tĩnh, âm) mà còn luôn cần sự thông thoáng, bố trí thiết bị hợp lý và khả năng kích thích năng lực làm việc (động, dương). Cách bố trí mang tính kết hợp truyền thống – hiện đại cần được quan tâm đúng mức. Có như vậy mới phát huy hiệu quả.

Kết nối trong ngoài

Thông thường những góc làm việc ở nhà, yếu tố kết nối được ưu tiên hàng đầu. Vị trí thuận lợi của góc này là có thể để được điện thoại, máy scan, máy in, kết nối internet và gần đấy là tủ đựng tài liệu, hồ sơ cá nhân. Nếu rộng rãi hơn, chủ nhân có thể bố trí thêm kệ sách hoặc thư viện cho riêng mình.
Ngày nay, việc trang bị máy tính xách tay khiến cho bàn làm việc không còn chiếm quá nhiều diện tích. Thói quen làm việc, đọc, xem thời sự, nghe đài, tra cứu tài liệu… và thư giãn sau khi làm việc của một số người khiến cho căn phòng đa chức năng hoàn toàn có thể đáp ứng theo yêu cầu của chủ nhân.

Góc làm việc luôn đảm bảo thông thoáng, đầy đủ ánh sáng tự nhiên. Nếu không, gia chủ dùng ánh sáng đèn điện để bổ sung.

Nhiều máy móc thiết bị sử dụng làm tăng tính Kim của phòng làm việc, gây xung khắc với các không gian thuộc Mộc như phòng ngủ hoặc phòng ăn. Nếu đặt chỗ làm việc trong các không gian này vừa không hợp vệ sinh vừa ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ và bữa ăn.
Vì Thổ sinh Kim nên hình thể lý tưởng của phòng làm việc là hình vuông hoặc gần vuông, có thể có góc bo tròn, bầu dục hoặc bát giác, lục giác với nhiều cửa sổ mở ra các tầm nhìn thoáng đãng. Cần tránh bố trí chỗ làm việc tại phòng hình thang hoặc góc nhọn.
Cửa phòng làm việc có thể thông sang phòng khách (dễ liên hệ đối ngoại); hoặc sang phòng ngủ và vệ sinh (để tiện cho làm việc về khuya). Tuy nhiên, cửa phòng làm việc tránh gần bếp vì sẽ bị ảnh hưởng đến người làm việc trong phòng.
Không nên mở nhiều cửa tại phòng làm việc gây nhiễu luồng khí, mất tập trung. Nếu kết hợp chỗ làm việc với phòng ngủ lớn thì phải có vách lửng, tủ ngăn hoặc rèm che để tránh làm trường khí của 2 phần Kim – Mộc ảnh hưởng lẫn nhau.
Màu sắc và bố trí vật dụng

Theo nguyên tắc ngũ hành, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy. Vì vậy, các màu sắc dùng trong phòng làm việc nên là vàng (Thổ), trắng (Kim), đen (Thủy) hoặc sắc độ xanh để tạo dáng mạnh mẽ và sự sạch sẽ, dịu mát. Nếu dùng gam màu chói dễ gây cảm giác căng thẳng, hoặc màu tối tăm gây u buồn, thụ động.

Đối với người trẻ tuổi, có thể bổ sung các màu nóng và đường nét vui tươi để kích thích tư duy sáng tạo. Trang trí và sắp xếp vật dụng trong phòng làm việc cũng cần phù hợp ngũ hành. Ví dụ, bàn ghế phù hợp là dạng tròn (Kim), vuông hoặc chữ nhật (Thổ), có thể bo góc để giảm va chạm khi đi lại.
Bố trí thêm bể cá cảnh hay chậu cây cũng rất có ích trong việc tạo không khí sống động cho nơi làm việc. Cần tránh ngồi làm việc dưới quạt trần, đèn chùm hay dầm nhà vì các chỗ này thường hay đóng bụi, thổi gió hoặc ánh sáng gay gắt trên đầu, khuấy động trường khí, tác động xấu tới sức khỏe và năng lực làm việc.

Lưu ý về bố trí phong thủy cho góc làm việc tại nhà

Tổ chức góc làm việc

Phòng làm việc tại nhà hiện nay xét về phong thủy là không gian dung hợp giữa thư phòng theo kiểu phương Đông (nơi đọc sách, lưu trữ sách vở… thuộc hành Mộc) và văn phòng theo kiểu phương Tây với các vật dụng tiện nghi (máy tính, trang thiết bị chuyên môn… thuộc hành Kim). Hai hành đối lập này tưởng chừng xung khắc nhau nhưng thực ra mang tính bổ sung tương hỗ lẫn nhau.


Hiện nay, nhiều gia chủ có điều kiện kinh tế đang quay về cách thức tổ chức thư phòng theo dạng truyền thống để phát huy tốt các thuận lợi cũng như hạn chế những ảnh hưởng xấu đến các không gian khác.

Như vậy, về mặt phong thủy, không gian làm việc tại nhà không những phải đảm bảo sự yên tĩnh, riêng tư (tĩnh, âm) mà còn luôn cần sự thông thoáng, bố trí thiết bị hợp lý và khả năng kích thích năng lực làm việc (động, dương). Cách bố trí mang tính kết hợp truyền thống – hiện đại cần được quan tâm đúng mức. Có như vậy mới phát huy hiệu quả.


Kết nối trong ngoài


Thông thường những góc làm việc ở nhà, yếu tố kết nối được ưu tiên hàng đầu. Vị trí thuận lợi của góc này là có thể để được điện thoại, máy scan, máy in, kết nối internet và gần đấy là tủ đựng tài liệu, hồ sơ cá nhân. Nếu rộng rãi hơn, chủ nhân có thể bố trí thêm kệ sách hoặc thư viện cho riêng mình.

Ngày nay, việc trang bị máy tính xách tay khiến cho bàn làm việc không còn chiếm quá nhiều diện tích. Thói quen làm việc, đọc, xem thời sự, nghe đài, tra cứu tài liệu… và thư giãn sau khi làm việc của một số người khiến cho căn phòng đa chức năng hoàn toàn có thể đáp ứng theo yêu cầu của chủ nhân.


Góc làm việc luôn đảm bảo thông thoáng, đầy đủ ánh sáng tự nhiên. Nếu không, gia chủ dùng ánh sáng đèn điện để bổ sung.



Nhiều máy móc thiết bị sử dụng làm tăng tính Kim của phòng làm việc, gây xung khắc với các không gian thuộc Mộc như phòng ngủ hoặc phòng ăn. Nếu đặt chỗ làm việc trong các không gian này vừa không hợp vệ sinh vừa ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ và bữa ăn.

Vì Thổ sinh Kim nên hình thể lý tưởng của phòng làm việc là hình vuông hoặc gần vuông, có thể có góc bo tròn, bầu dục hoặc bát giác, lục giác với nhiều cửa sổ mở ra các tầm nhìn thoáng đãng. Cần tránh bố trí chỗ làm việc tại phòng hình thang hoặc góc nhọn.

Cửa phòng làm việc có thể thông sang phòng khách (dễ liên hệ đối ngoại); hoặc sang phòng ngủ và vệ sinh (để tiện cho làm việc về khuya). Tuy nhiên, cửa phòng làm việc tránh gần bếp vì sẽ bị ảnh hưởng đến người làm việc trong phòng.

Không nên mở nhiều cửa tại phòng làm việc gây nhiễu luồng khí, mất tập trung. Nếu kết hợp chỗ làm việc với phòng ngủ lớn thì phải có vách lửng, tủ ngăn hoặc rèm che để tránh làm trường khí của 2 phần Kim – Mộc ảnh hưởng lẫn nhau.

Màu sắc và bố trí vật dụng

Theo nguyên tắc ngũ hành, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy. Vì vậy, các màu sắc dùng trong phòng làm việc nên là vàng (Thổ), trắng (Kim), đen (Thủy) hoặc sắc độ xanh để tạo dáng mạnh mẽ và sự sạch sẽ, dịu mát. Nếu dùng gam màu chói dễ gây cảm giác căng thẳng, hoặc màu tối tăm gây u buồn, thụ động.



Đối với người trẻ tuổi, có thể bổ sung các màu nóng và đường nét vui tươi để kích thích tư duy sáng tạo. Trang trí và sắp xếp vật dụng trong phòng làm việc cũng cần phù hợp ngũ hành. Ví dụ, bàn ghế phù hợp là dạng tròn (Kim), vuông hoặc chữ nhật (Thổ), có thể bo góc để giảm va chạm khi đi lại.

Bố trí thêm bể cá cảnh hay chậu cây cũng rất có ích trong việc tạo không khí sống động cho nơi làm việc. Cần tránh ngồi làm việc dưới quạt trần, đèn chùm hay dầm nhà vì các chỗ này thường hay đóng bụi, thổi gió hoặc ánh sáng gay gắt trên đầu, khuấy động trường khí, tác động xấu tới sức khỏe và năng lực làm việc.