Thẩm Định Dự Án

Liên Hệ : 0909.399.961

Archives Tháng 5 2015

Sân vườn không nên lát đá kín

Sân vườn không nên lát đá kín

Nhiều gia chủ thường bổ sung khu sân vườn một lớp cỏ xanh mềm len giữa các phiến đá và lối mòn lát đá mát lạnh. Màu gạch đá trắng kết hợp với màu xanh non đầy sức sống của cỏ và đất nâu làm cho sân vườn mộc mạc hơn. Tuy nhiên, theo chuyên gia xem phong thuy, trang trí sân vườn bằng cách lát đá này chưa phải là tốt bởi có thể làm cho khu vườn có nhiều âm khí.
Sân vườn không nên lát đá kín

Thông thường cả trong phong thủy nhà ở hay trong kiến trúc hiện đại thì sử dụng bất cứ chất liệu gì thái quá cũng không tốt. Phong thủy thường hướng con người ta đến sự cân bằng.” Như vậy, việc sử dụng chất liệu đá quá nhiều trong sân vườn có thể làm cho các chất liệu khác ít được sử dụng.

Vì lát đá nên đất trồng cây sẽ bị thu hẹp; đồng thời diện tích đất cho những vi sinh vật phát triển cũng sẽ không còn nhiều. Những dương khí, thổ khí tốt sẽ vì thế mà không phát huy tác dụng. Điều này trong thuật phong thuy nha o sẽ làm cho khu vườn mang nhiều âm khí. Đây cũng là một điều không có lợi. Lát đá sân vườn khiến khu vườn trở nên lạnh lẽo hơn vào mùa đông.

Ngoài ra, xét về tính chất vật lý, chất liệu đá là chất liệu hấp thụ nhiệt rất cao. Về mùa hè, khi nhiệt độ lên đến 39 – 40 độ C, dưới ánh nắng mặt trời, nhiệt độ những hòn đá này có thể lên tới 90 độ C. Đến đêm, những hòn đá đã được tích tụ nhiệt ban ngày sẽ toả hơi nóng khiến không khí mát mẻ xung quanh bị ảnh hưởng rất nhiều. Về mùa đông thì ngược lại, những hòn đá này làm cho khu vườn trở nên lạnh lẽo hơn. Vì thế, các gia đình không nên sử dụng chất liệu đá tràn lan trong sân vườn, vừa lãng phí vừa không hiệu quả. Nếu được, hãy xen kẽ đá và cỏ cây để tạo ra sự cân bằng cho không gian. Đây cũng là xu hướng đang được kiến trúc hiện đại áp dụng.

Ý nghĩa của bức tranh Phúc Lộc Thọ

Bộ tượng Tam đa “Phúc Lộc Thọ” và bức đại tự chữ Hán “Phúc Lộc Thọ” đã hiện diện ở khắp nơi trong các gia đình, cửa hiệu, nhà hàng và doanh nghiệp ở Việt Nam.

Ý nghĩa của bức tranh Phúc Lộc Thọ

Trong phong thủy thì dù là treo, trưng bày cho đẹp hay để thờ như một tín ngưỡng để cầu mong những điều Phúc Lộc Thọ thường đến với mình trong cuộc đời.

Ý nghĩa của tượng ba tiên ông Phúc Lộc Thọ

Ba Tiên ông Phúc Tinh, Lộc Tinh, Thọ Tinh trong thuật xem phong thủy tiêu biểu cho 3 hạnh phúc lớn nhất của con người là Phúc là con cháu đầy đủ ngoan hiền. Lộc là tài lộc dồi dào và Thọ là sống lâu không bệnh tật.
 

Ý nghĩa của tượng ông Phúc.

Từ đời nhà Minh (1368 – 1644), theo phong tục và thuật phong thủy nhà ở người ta thường khắc trên cánh cửa chính một chữ phúc lớn tượng trưng thay cho ông Phúc như để đón đợi hạnh phúc tới nhà, đúng như lời cầu mong của người Trung Quốc, phúc tinh cao chiếu, nghĩa là sao phúc từng cao chiếu xuống hay câu: đa phúc đa thọ, nghĩa là nhiều may nhiều tuổi thọ, thường dùng để chúc nhau. Ngoài hình con dơi tượng trưng cho chữ phúc, người ta còn dùng trái phật thủ hay tranh ảnh vị phúc thần và vị môn thần dán trên cửa hay khắc trên mặt cửa vào đình chùa dinh thự.

Ý nghĩa của tượng ông Lộc

Lộc tức là Quan Lộc, có thứ của Vua ban, có loại của Dân biếu. Vua ban để ghi nhận công lao của bầy tôi đã chí công vô tư, thay Vua cai quản, chăn dắt đám dân chúng dưới quyền! Còn dân kính biếu Quan, để bầy tỏ lòng biết ơn về một công việc gì đó, quan đã vì quyền lợi chính đáng của dân, mà làm. Như vậy hoàn toàn có thể nói: Lộc chính là sự ghi nhận công lao các Quan: công lao với Dân và công lao với Vua, với Nước. Có công lao thì có Lộc ! Vậy nên mọi người thường xem ngày tốt xấu để chọn một bức tượng hay tranh ảnh của ông Lộc được ứng dụng rất nhiều trong đời sống nhằm mưu cầu về tài lộc và may mắn.

Ý nghĩa của tượng ông Thọ

Thọ có nghĩa là sống lâu trăm tuổi, ước mong có một cuộc sống hạnh phúc. Thọ còn có nghĩa là nhận lãnh. Tức là càng sống lâu thì càng nhận lãnh được nhiều.
Bộ Tam Tiên “Phúc Lộc Thọ” mang nguyên khí của sao Lục Bạch Kim Tinh có tác dụng rất lớn trong vận 8. Cát khí đem lại cho chủ nhà nhiều phúc lộc và công danh, tiền tài tăng tiến, thường dùng gia tăng cát khí cho sao Lục Bạch, Nhất Bạch chủ về phúc lộc, công danh, học hành hoặc gia tăng tuổi thọ, sức khoẻ và cầu sinh thêm con cái…

Sử dụng đèn ngũ hành trong việc hóa giải khí xấu

Đèn ngũ hành trong thuật xem phong thuy chính là một pháp khí trong có vai trò lớn trong việc ngăn chặn khí xấu ảnh hưởng đến ngôi nhà và người sinh sống ở đó, hóa giải được sao Ngũ Hoàng đại sát (ngôi sao này mang lại bất hạnh, bi kịch và rủi ro).

Cấu tạo của đèn ngũ hành
Đèn ngũ hành gồm 4 phần chính: phần nắp vặn hình chóp, phần miệng hình bình bát, phần như chiếc đèn ngủ và phần chân đế vuông. Bên trong miệng bình và chân đế rỗng. một ít trà được cho vào miệng bình, gạo và muối, phần chân thân đế sẽ chứa một ít đất lấy trong sân nhà.

Sử dụng đèn ngũ hành trong việc hóa giải khí xấu

Ý nghĩa của việc dùng đèn ngũ hành

Đại diện cho đèn ngũ hành là Kim. Trông hình dáng, đèn ngũ hành giống với chiếc tháp gồm đủ 5 yếu tố ngũ hành trong xem tu vi đó là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, được thể hiện qua 5 phần của đèn: vuông, tròn, tháp nhọn, ống dài.
Chiếc đèn ngũ hành phổ biến nhất có chiều cao khoảng 13cm, làm bằng đồng rỗng, gồm 3 phần: phần đầu (có tác dụng như chiếc lư hương), phần giữa và chân đèn.
Trên thân đèn có thể sẽ có một câu thần chú được khắc vào đồng. Đồng thời, nó chứa đựng những mảnh đá dạng hình cầu, thường là tinh thể như hematite, sắt, pyrite (một loại khoáng chất) và đồng. Những tinh thể đi kèm này sẽ có tác dụng đẩy lùi năng lượng xấu. Có thể gắn thêm một dây ruy băng màu đỏ hoặc quả tua lên đèn để tăng cường sức mạnh bảo vệ.
Theo trường phái phong thủy Phi Tinh, nên đặt đèn ngũ hành ở vị trí của sao Ngũ Hoàng để đẩy lùi tác động xấu. Trong phong thuy nha o thì sao Ngũ Hoàng là ngôi sao đáng sợ nhất trong bảng Phi Tinh vì nó mang lại bất hạnh, bi kịch và rủi ro cho người sống trong nhà. Ngôi sao này sẽ mang đến mất mát trong thu nhập và có thể gây ra biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.
Cũng có thể dùng chuông tháp ngũ hành, có hình tháp gồm 5 yếu tố ngũ hành rất giống đèn ngũ hành nhưng phần đế là chiếc chuông thay thế nếu bạn không có đèn ngũ hành.

Cách cải vận cho ngôi nhà để trống lâu ngày

Xua đuổi khí xấu cho ngôi nhà mà bạn chuẩn bị chuyển về cũng đồng nghĩa với việc mang theo của cải may mắn… sẽ khởi tạo sự phấn khởi cho những người sống trong nhà.

Cách xua khí xấu cho nhà đất để trống lâu ngày
1. Trấn nhà
Công việc trấn cho nhà đất trong xem phong thủy được coi là cách để xua tà khí
xấu, cầu mong tiền bạc đầy đủ. Thông thường người ta trấn nhà từ khi
còn đang xây nhà, gia chủ dùng tiền xu chôn ở 4 góc nhà vừa để trấn nhà
và ngụ ý tiền vào tứ phương. Tuy nhiên, việc này còn được thực hiện khi
gia chủ làm trước lúc lát gạch cho sàn nhà. Đấy là đối với gia chủ tự
xây nhà, còn nếu nhà có sẵn thì có thể thực hiện theo cách là bỏ đồng xu
vào túi và treo ở góc nhà hoặc cửa cũng là cách làm ý nghĩa.

Một
không gian trống hoàn toàn sẽ là một nền tảng phong thuỷ tốt nhất. Sau
khi đã xua đuổi khí xấu, bạn có thể chuyển đến ở, nghiên cứu để sắp xếp
đồ đạc, bố trí để dẫn các nguồn năng lượng tốt theo đường mình muốn. Tuy
nhiên, cũng cần phải chú ý một số vấn đề sau.

Điều đầu tiên quan trọng hơn tất cả chính là chọn ngày lành tháng tốt để chuyển nhà. Ngày này phải được tính dựa
theo 2 yếu tố chính là lịch âm và ngày tháng năm sinh của người trụ cột
gia đình để lấy kết quả tốt nhất. Việc chuyển tới nhà mới phải thực hiện
chính xác theo ngày giờ đã chọn sẵn và chỉ duy nhất người trong nhà mới
được có mặt vào thời điểm này. Tránh mời thêm bạn bè, khách khứa vì đây
không phải là tiệc tân gia

Khi đã xem ngày tốt xấu chọn dược ngày thì vào ngày chuyển nhà, luôn luôn nói những
điều tốt đẹp, an lành và tuyệt đối tránh nói đến bất kỳ điều gì không
hay, tiêu cực. Tránh cãi vã, tranh luận, gây gổ, mắng mỏ trẻ nhỏ….bởi
vì toàn bộ những hành động này tượng trưng cho sự bất hạnh và mối bất
hòa trong gia đình. Cũng không nên ngủ trưa trong ngôi nhà mới của bạn
vào đúng ngày chuyển nhà vì nó tượng trưng cho sự lười biếng và bệnh
tật.

Đặt 1 túi vải nhỏ màu đỏ dưới đáy thùng gạo hoặc đồ trữ gạo. Đổ
gạo vào túi đến khi đầy tràn miệng, hành động này có ý nghĩa gia đình
luôn đầy đủ, sung túc. Bên cạnh đó, không được bước vào nhà mới với hai
bàn tay trắng. Bạn có thể mang theo thứ gì đó có giá trị như vàng, trang
sức, sổ tiết kiệm và bất cứ thứ gì tượng trưng cho sự may mắn.


điều quan trọng, vào ngày đầu tiên, bạn bắt buộc phải “nổi lửa” và nấu
một thứ gì đó mang tính tượng trưng, chẳng hạn như đun nước pha trà…

2. Dọn nhà sạch sẽ

Cũng giống như con người, mỗi ngôi nhà đều có những kỉ niệm. Nguồn năng lượng của tất cả các sự kiện xảy ra trong không gian nhà đất đó đều sẽ vẫn lưu lại trong một thời gian nhất định. Đa phần những nguồn năng lượng đó đều không tốt vì nó có tính ảm ảnh và tù đọng, vì vậy bạn nên loại bỏ một cách triệt để.

Dọn nhà sạch sẽ để cải vận cho nhà đất lâu ngày để trống

Cách tốt nhất để thực hiện công việc này cần phải làm sạch, dọn dẹp ngôi nhà mới đó trước khi bạn chuyển đến. Để ngôi nhà trống hoàn toàn trong một khoảng thời gian ngắn, có thể là một ngày hoặc vài tiếng đồng hồ để các nguồn năng lượng mới có thể tràn vào nhà, thanh lọc và thay thế cho các nguồn khí tích tụ lâu ngày.

3. Đốt nến

Trước hết ứng dụng theo thuật phong thủy nhà ở, bạn hãy đốt một cây nến, đặt ở góc Đông Nam trong nhà và theo dõi ánh lửa. Khi ấy, người dùng phải khép kín cửa, tránh gió lùa. Nếu nhà để quá lâu, độ ẩm cao và nhiều nấm mốc, khí xấu, độc hại thì ánh lửa sẽ lập lòe chứ không cháy đứng ngọn. Đốt nến sẽ giúp xác định tình trạng của ngôi nhà cũng như kiểm soát được khí lưu trong nhà.

Đốt nến để kiểm soát được khí lưu trong nhà

4. Dùng hương liệu xông nhà

Nhà để lâu ngày có ẩm mốc, hôi hám, nhiều thứ tích tụ cho nên để giúp loại bỏ điều này bạn có thể dùng các loại hương liệu, bột thơm như bột trầm hương, nhang, các loại rễ cây có mùi thơm để xông nhà. Dùng một chiếc ấm đất, đốt các loại nguyên liệu trên trong đó rồi đem xông toàn bộ ngôi nhà theo hướng từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài, chú ý đến các góc tường nơi ẩm thẩm, tối tăm, nhiều bụi bặm và côn trùng. Khi xông nên mở các cửa ra để khí được thông thoáng, khí xấu bay ra khỏi căn nhà, bật điện để tăng thêm năng lượng… 

5. Treo chuông gió
Khi dương khí đã vượng, bạn hãy treo chuông gió ở một số nơi. Phong linh là công cụ dẫn dắt khí luân chuyển trong nhà, thường được treo ở các cửa ra vào hay cửa sổ. Bạn nên chọn chuông gió bằng kim loại, phát ra âm vực cao, ứng với cung Thương của ngũ âm cổ. Loại chuông gió này thuộc hành Kim, mang ý nghĩa tiền tài theo gió vào nhà.

Cung Thương trong âm nhạc cổ xưa ứng với nốt sol trong âm nhạc thất âm Tây phương hiện đại. Khi nghe âm điệu này, tâm trạng con người sẽ vui tươi, hưng phấn và hướng thiện. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý,phong linh là con dao hai lưỡi. Nếu khí của khu vực xung quanh hay bản thân căn nhà là khí xấu, chuông gió sẽ làm chúng phát tán khắp nơi, ảnh hưởng không tốt đến gia chủ.

Và điều quan trọng, vào ngày đầu tiên, bạn bắt buộc phải “nổi lửa” và nấu một thứ gì đó mang tính tượng trưng, chẳng hạn như đun nước pha trà.